Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ THỪA CÂN,<br />
BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH MẪU GIÁO TỪ 4-6 TUỔI TẠI QUẬN 5<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2006<br />
Phùng Đức Nhật*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Béo phì trẻ em đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới nảy sinh tại các thành phố lớn. Xác định<br />
các yếu tố nguy cơ và mức độ tác động của các yếu tố này là cần thiết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mối liên quan của các yếu tố nguy cơ này<br />
với tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, có 198 trẻ béo phì và 198 trẻ nhóm chứng được<br />
chọn cùng trường cùng lớp với trẻ bệnh được đưa vào nghiên cứu.<br />
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống nhanh và thời gian hoạt động tĩnh tại cao là các yếu tố<br />
nguy cơ với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo mầm non. Trong nhà trường<br />
trẻ thừa cân có thói quen ăn nhanh hơn nhóm chứng 2,7 lần và tại nhà trẻ thừa cân háu ăn hơn nhóm chứng 5,3<br />
lần. Trẻ thừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường. Trẻ thừa cân có thời gian hoạt động tĩnh<br />
tại trung bình (xem ti vi, chơi vi tính, học tập) là 178 phút/ngày cao hơn so với trẻ nhóm chứng (156 phút/ngày).<br />
Kết luận: Chương trình can thiệp tại trường học là cần thiết nhằm tránh sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở<br />
trẻ em trong các trường mẫu giáo mầm non tại các thành phố lớn, đang có khuynh hướng tăng nhanh trong thời<br />
gian gần đây.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CASE CONTROL STUDY ON RISK FACTORS RELATED TO OVERWIGHT<br />
IN KINDERGARTEN CHILDREN 4 TO 6 YEARS OLD IN DISTRICT 5,<br />
HO CHII MINH CITY, IN 2006<br />
Phung Duc Nhat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 158 - 161<br />
Introduction: Overweight and obesity in kindergarten children is an emerging health issue in big cities<br />
recently. Determine risk factors of the disease is necessary.<br />
Objectives: Determine risk factors and their relation with obesity and overweight in kindergarten children<br />
from 4 to 6 years old in district 5, Ho Chi Minh city.<br />
Methodology: Case-control study, recruiting 198 overweight children and 198 controls in the same<br />
kindergarten and the same classes.<br />
Results: Fast eating habit and longer sedentary time are main risk factors for overweight in kindergarten<br />
children 4 to 6 years old. In school, overweight children have fast eating habit 2.7 times higher than controls; at<br />
home, overweight children have voracious appetite 5.3 times more than controls. Cases are more likely to eat fatty<br />
food 2.3 times than controls. Cases have longer sedentary time every day than controls (178 minutes/day vs 156<br />
minutes/day).<br />
Conclusion: Intervention to prevent overweight in kindergarten is necessary to reduce the fastly increase in<br />
proportion of overweight in kindergarten children in big cities.<br />
<br />
* Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trên<br />
toàn thế giới có khoảng 1 tỉ người thừa cân,<br />
trong đó ít nhất 300 triệu người bị béo phì. Sự<br />
gia tăng số người béo phì từ 200 triệu năm 1995<br />
lên 300 triệu năm 2000 và 400 triệu năm 2005(9)<br />
cho thấy đây là một gánh nặng y tế trong tương<br />
lai. Thừa cân, béo phì là một nguyên nhân quan<br />
trọng của các bệnh không lây và ngày càng gia<br />
tăng cùng với quá trình toàn cầu hóa, phát triển<br />
kinh tế của các nước đang phát triển. Thừa cân,<br />
béo phì có nguy cơ trên các bệnh như tiểu đường<br />
type 2, bệnh lý tim mạch, đột quị, và một số ung<br />
thư tại túi mật, tuyến vú, đại tràng, tiền liệt<br />
tuyến và thận(6).<br />
Riêng trẻ em, theo ước tính của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới 22 triệu trẻ dưới 5 tuổi đang bị thừa cân<br />
trên thế giới. Ở Thái lan, tỉ lệ béo phì ở trẻ 5 - 12<br />
tuổi tăng từ 12,2% đến 15,6% trong 2 năm(6). Tác<br />
giả Hà Huy Khôi, Viện Dinh dưỡng, nhận xét ở<br />
Nhật tỉ lệ trẻ em học sinh thừa cân tăng từ 5%<br />
lên 10% trong 20 năm từ 1973 đến 1993. Nghiên<br />
cứu ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ béo phì ở trẻ tại các<br />
thành phố lớn là khá cao. Năm 2000 điều tra tại<br />
các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân ở lứa<br />
tuổi học sinh tiểu học Hà nội là 10%, thành phố<br />
Hồ Chí Minh là 12%. Riêng tại thành phố Hồ Chí<br />
Minh, điều tra của Nguyễn Thị Kim Hưng qua<br />
các năm cho thấy tỉ lệ thừa cân 4-5 tuổi vào các<br />
năm 1995, 2000, 2001 tương ứng là 2,5%; 3,1% và<br />
3,3%(5). Điều tra năm 2006 tại thành phố Hồ Chí<br />
Minh của tác giả Huỳnh Thị Thu Diệu cho thấy<br />
ở lứa tuổi tiền học đường tỉ lệ thừa cân là 20,5%<br />
và béo phì là 16,3%(3).<br />
Các yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì<br />
được ghi nhận là: thời gian xem tivi nhiều (trên 2<br />
giờ/ngày), mức hoạt động thể chất thấp, tính<br />
thích ăn vặt, thích ăn các loại thực phẩm nhiều<br />
năng lượng như thức ăn nhanh, nước ngọt, có<br />
tiền sử cha mẹ béo phì.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và sở thích ăn uống, hoạt động và nghỉ ngơi của<br />
trẻ, kiến thức về dinh dưỡng, thái độ đối với tình<br />
trạng béo phì, thừa cân của cha mẹ trẻ với tình<br />
trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Ðối tượng<br />
Học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5<br />
thành phố Hồ Chí Minh. Cha mẹ, người chăm<br />
sóc, nuôi dưỡng trẻ.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu bệnh chứng<br />
<br />
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên<br />
cứu bệnh chứng:<br />
n=<br />
<br />
{z(1−α / 2) * 2* P2 *(1− P2 ) + z(1−β ) * P1(1− P1) + P2 (1− P2 )}2<br />
(P1 − P2 )2<br />
<br />
Trong đó,<br />
n = cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi nhóm<br />
α = 0,05 (độ tin cậy 95%), z (α-1/2) = 1,96<br />
β = 0,2 (xác suất sai lầm loại 2), z(1- β) = 0,84<br />
Tỉ số bệnh chứng lựa chọn là 1:1<br />
P2 = ước lượng tỉ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ<br />
nhóm chứng<br />
P2 = 9% (P2 = 0,09)<br />
P1 = ước lượng tỉ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ<br />
nhóm bệnh<br />
P1 = 18% (P1 = 0,18)<br />
Ước lượng tỉ số số chênh OR = 2,5<br />
Số mẫu phải khảo sát, n = 176, cho mỗi<br />
nhóm.<br />
Kích thước cả hai nhóm: 2 x 176 = 352. Trên<br />
thực tế, khảo sát 2 x 198 = 396 trẻ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(2005), với trẻ dưới 9 tuổi chỉ tiêu đánh giá thừa<br />
cân trẻ em là cân nặng/chiều cao (CN/CC) so<br />
sánh với quần thể tham khảo WHO 2005.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
> + 2 SD đến + 3SD : thừa cân độ 1<br />
<br />
Xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mối<br />
liên quan của các yếu tố nguy cơ như thói quen<br />
<br />
> + 3 SD đến + 4 SD: thừa cân độ 2<br />
<br />
2Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
<br />
> + 4 SD<br />
<br />
: thừa cân độ 3.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
Thừa cân độ 2 và thừa cân độ 3 được xem<br />
như béo phì.<br />
<br />
Nhập và xử lý số liệu<br />
Kết quả nghiên cứu sẽ được nhập và xử lý<br />
trên các phần mềm: EpiData 3.0, SPSS 10.0, Stata<br />
8.0. Giá trị p