YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu biến chứng CMV tái hoạt động sau ghép tế bào gốc đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu TW (2015-2019)
6
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
CMV (Cytomegalovirus) tái hoạt động là một trong những biến chứng thường gặp nhất và có thể ảnh hưởng đến kết quả ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm CMV tái hoạt động và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của CMV tái hoạt động sau ghép tế bào gốc đồng loài.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu biến chứng CMV tái hoạt động sau ghép tế bào gốc đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu TW (2015-2019)
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG CMV TÁI HOẠT ĐỘNG SAU GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐỒNG LOÀI TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW (2015 - 2019) Nguyễn Thị Nhung, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Bá Khanh, Nguyễn Mạnh Linh, Đỗ Thị Thúy, Trần Thị Hồng, Nguyễn Thị Duyên, Bạch Quốc Khánh(*) TÓM TẮT 5 đặc điểm và yếu tố nguy cơ của CMV tái hoạt CMV (Cytomegalovirus) tái hoạt động là một động giúp chúng ta có chiến lược theo dõi và trong những biến chứng thường gặp nhất và có điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả của ghép. thể ảnh hưởng đến kết quả ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm CMV SUMMARY tái hoạt động và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của CMV REACTIVATION AFTER CMV tái hoạt động sau ghép tế bào gốc đồng ALLOGENEIC HEMATOPOIETIC loài. Đối tượng: 120 bệnh nhân được ghép tế STEM CELL TRANSPLANTATION IN bào gốc đồng loài tại Khoa Ghép tế bào gốc Viện NATIONAL INSTITUTE OF Huyết học – Truyền máu TW từ 01/2015 – HEMATOLOGY AND BLOOD 12/2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu TRANSFUSION (2015 - 2019) mô tả, theo dõi dọc, hồi cứu và tiến cứu. Kết Object: Study characteristics and risk factors quả: Tỉ lệ CMV tái hoạt động là 59,2%, thời of CMV reactivation after allogeneic điểm chẩn đoán trung bình là 27,9 ngày sau hematopoietic stem cell transplantation. ghép, ghép máu dây rốn có CMV tái hoạt động Patients: 120 patients who undergone allogeneic sớm hơn các kiểu ghép khác. Tử vong liên quan stem cell transplantation from 2015 – 2019 in CMV tái hoạt động có 3 bệnh nhân chiếm 4,2%, National Institute of Hematology and Blood nguyên nhân đều do tổn thương phổi. Bệnh nhân Transfusion. Results: The rate of CMV được điều trị thành công bằng Ganciclovir chiếm reactivation is 59.2%, diagnosed at a median of 53,5%, bệnh nhân sử dụng cả Ganciclovir và 27.9 days post transplant. Death related CMV Foscavir chiếm 38,1%. Thời gian điều trị trung reactivation has 3 patients (4.2%), the cause is bình là 18,3 ngày (7 - 35 ngày). Các yếu tố nguy due to lung damage. Patients successfully treated with Ganciclovir are 53.5%, patients use both cơ của CMV tái hoạt động bao gồm: ghép máu Ganciclovir and Foscavir are 38.1%. The average dây rốn hoặc ghép nửa hòa hợp, điều kiện hóa duration of treatment is 18.3 days (7 - 35 days). bằng các thuốc ức chế miễn dịch mạnh, bệnh The risk factors for CMV reactivation include: ghép chống chủ cấp và mạn tính có điều trị ức cord blood or haploidentical transplant, chế miễn dịch toàn thân. Kết luận: Hiểu được conditioning with intensive immunosuppressants, acute and chronic Graft versus Host Disease (GVHD) with systemic immunosuppressive (*)Viện Huyết học – Truyền máu TW therapy. Conclusion: Understanding the Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Nhung characteristics and risk factors of CMV Email: nhungnt.nihbt@gmail.com reactivation helps us to have an appropriate Ngày nhận bài: 24/8/2020 monitoring and treatment strategy, improving the Ngày phản biện khoa học: 28/8/2020 efficiency of stem cell transplantation. Ngày duyệt bài: 07/10/2020 860
- Y HỌC VIỆT NAM TẬP 496 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CMV (Cytomegalovirus) tái hoạt động là 2.1. Đối tượng nghiên cứu: một trong những biến chứng thường gặp nhất 120 bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo và có thể ảnh hưởng đến kết quả ghép tế bào máu đồng loài tại Khoa Ghép tế bào gốc gốc tạo máu đồng loài. Bệnh có thể xuất hiện Viện Huyết học – Truyền máu TW từ tháng ở cả giai đoạn sớm và muộn sau ghép. Tỉ lệ 01/2015 đến hết tháng 12/2019. CMV tái hoạt động sau ghép có thể tới trên 2.2. Phương pháp nghiên cứu 50% khi cả bệnh nhân và người hiến có 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu CMV-IgG huyết thanh dương tính. CMV tái mô tả, theo dõi dọc, hồi cứu và tiến cứu. hoạt động có thể không biểu hiện thành 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn bệnh, hoặc có thể biểu hiện thành bệnh ở mẫu thuận tiện nhiều cơ quan như phổi, đường tiêu hóa, thần 2.2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: kinh trung ương, võng mạc. Nguy cơ CMV Bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loài tái hoạt động sau ghép gồm nhiều yếu tố, cùng huyết thống hoặc không cùng huyết trong đó có yếu tố liên quan tuổi bệnh nhân thống tại Viện từ 01/2015 – 12/2019. ghép, mức độ phù hợp HLA, kiểu ghép, loại 2.2.4. Các tiêu chuẩn nghiên cứu: hóa chất điều kiện hóa, tình trạng nhiễm ❖ Tiêu chuẩn CMV tái hoạt động (theo CMV của bệnh nhân và người hiến trước Viện sức khỏe Hoa Kỳ 2008 và bản sửa đổi ghép, mức độ GVHD,… 2014): Năm 2019, tác giả Châu Thanh Thảo và • Với ghép máu dây rốn: cộng sự nghiên cứu trên 69 bệnh nhân được + Kết quả PCR CMV - DNA > 250 bản ghép đồng loài tại bệnh viện Truyền máu – sao/ml; Huyết học TP HCM (2011 – 2018) cho thấy + Hai lần kết quả PCR liên tiếp dương tỉ lệ CMV tái hoạt động là 81,16% [1]. Tại tinh nhưng < 250 bản sao/ml; Viện Huyết học – Truyền máu TW, ghép tế + Kết quả PCR một lần < 250 bản sao/ml, bào gốc đồng loài đã được thực hiện từ năm nhưng có triệu chứng lâm sàng gợi ý CMV 2008. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện gần hoạt động: tiêu chảy, tổn thương phổi, sốt, 200 ca ghép tế bào gốc đồng loài điều trị bất thường các xét nghiệm về chức năng gan bệnh máu lành tính và ác tính. Tuy nhiên, và giảm các tế bào máu không rõ nguyên chưa có nghiên cứu nào thực sự đi sâu tìm nhân. hiểu vấn đề CMV tái hoạt động sau ghép. Vì • Với các kiểu ghép khác: vậy, nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn đặc ✓ Kết quả PCR CMV - DNA > 1000 điểm và yếu tố nguy cơ của biến chứng bản sao/ml CMV tái hoạt động sau ghép; từ đó có chiến ✓ Hai lần kết quả PCR liên tiếp trong lược trong dự phòng và điều trị, góp phần khoảng từ 250 -1000 bản sao/ml. nâng cao hiệu quả của ghép tế bào gốc đồng ✓ Kết quả PCR một lần < 1000 bản loài. Đề tài gồm 2 mục tiêu nghiên cứu: sao/ml, nhưng có triệu chứng lâm sàng gợi ý 1. Mô tả đặc điểm CMV tái hoạt động sau CMV hoạt động ghép tế bào gốc đồng loài; ❖ Tiêu chuẩn về mọc mảnh ghép: Đánh 2. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của CMV giá về tế bào máu dựa trên xét nghiệm tổng tái hoạt động sau ghép tế bào gốc đồng loài. phân tích tế bào máu ngoại vi với tiêu chuẩn 861
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU cho mỗi loại tế bào như sau: III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU • Số lượng bạch cầu đoạn trung tính ≥ 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 0,5 G/l trong 3 ngày liên tiếp. nghiên cứu • Số lượng tiểu cầu ≥ 20 G/l trong 3 Trong nghiên cứu có 120 bệnh nhân, tuổi ngày liên tiếp (không truyền tiểu cầu). trung bình là 30 ± 14,6 tuổi, dao động từ 3 ❖ Bệnh ghép chống chủ: đến 60 tuổi. Các bệnh nhân đa dạng về mặt • Bệnh ghép chống chủ cấp (aGVHD): bệnh, trong đó Lơ xê mi cấp chiếm tỉ lệ cao Sử dụng bảng điểm Gluckberg nhất (47,5%), sau đó đến suy tủy xương • Bệnh ghép chống chủ mạn (cGVHD): (19,2%) và rối loạn sinh tủy (13,3%). Ghép Theo tiêu chuẩn của Viện sức khỏe Hoa Kỳ từ người hiến là anh chị em ruột phù hợp 2014 hoàn toàn HLA chiếm tỉ lệ cao nhất (67,5%). 2.2.5. Các thông số nghiên cứu: Phần lớn các phác đồ điều kiện hóa sử dụng ▪ Đặc điểm chung: tuổi, giới, chẩn trong ghép đều bao gồm các thuốc ức chế đoán, kiểu ghép, mức độ phù hợp HLA, miễn dịch mạnh như Fludarabin (Flu), Anti nguồn tế bào gốc, tình trạng nhiễm CMV thymoglobulin (ATG), chiếm tỉ lệ 69,2%. trước ghép của bệnh nhân và người hiến, Hầu hết các bệnh nhân đều có mọc mảnh phác đồ điều kiện hóa,… ghép (88,3%), 14 trường hợp không mọc ▪ Đặc điểm quá trình ghép: Mọc mảnh mảnh ghép đều là các bệnh nhân ghép máu ghép, bệnh ghép chống chủ,… dây rốn. Thời gian hồi phục bạch cầu trung ▪ Đặc điểm CMV tái hoạt động sau tính (BCTT) trung bình là 14,2 ± 4,5 ngày. ghép: thời gian xuất hiện, triệu chứng lâm Tỉ lệ bệnh ghép chống chủ cấp là 38,7% sàng và xét nghiệm, thuốc điều trị, thời gian (tính trong 106 bệnh nhân có mọc mảnh điều trị, kết quả điều trị…. ghép). Tỉ lệ bệnh ghép chống chủ mạn là ▪ Tình trạng tái phát, tử vong sau ghép. 41,1% (tính trong 95 bệnh nhân có mọc 2.2.6. Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 16.0 mảnh ghép và sống trên 3 tháng sau ghép). Bảng 3.1: Đặc điểm chung Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Tuổi 30 ± 14,6 (3 - 60) Ghép phù hợp HLA 10/10 81 67,5 Ghép máu dây rốn 26 21,6 Kiểu ghép Ghép nửa hòa hợp 11 9,2 Ghép nửa hòa hợp + 2 1,7 máu dây rốn Ức chế miễn dịch mạnh (Flu, ATG) 83 69,2 Điều kiện hóa Khác 37 30,8 Có 106 88,3 Mọc mảnh ghép Không 14 11,7 Bệnh ghép Cấp (n=106) 41 38,7 chống chủ Mạn (n=95) 39 41,1 Thời gian hồi phục BCTT (ngày) 14,2 ± 4,5 862
- Y HỌC VIỆT NAM TẬP 496 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu theo thể bệnh Chú thích: LXM- Lơ xê mi, STX - Suy tủy xương, RLST - Rối loạn sinh tủy, HST - Huyết sắc tố, ULP - U lympho 3.2. Đặc điểm CMV tái hoạt động sau ghép 2 lần từ người hiến phù hợp HLA hoàn ghép và điều trị toàn. CMV tái hoạt động sau ghép gặp ở 71 Có 3 bệnh nhân tử vong liên quan CMV bệnh nhân, chiếm 59,2%. Hầu hết các bệnh tái hoạt động không đáp ứng điều trị, nguyên nhân (78,9%) gặp biến chứng này 1 lần, chỉ nhân tử vong do viêm phổi nặng. Trong số 3 có 2 bệnh nhân có CMV tái hoạt động 3 lần. bệnh nhân này, 2 bệnh nhân có bệnh ghép Đây là 2 bệnh nhân có biến chứng ghép chống chủ mạn ở phổi với biểu hiện là viêm chống chủ nặng, điều trị các thuốc ức chế tiểu phế quản tắc nghẽn (BOS) mức độ nặng, miễn dịch đường toàn thân kéo dài; 1 bệnh điều trị thuốc ức chế miễn dịch toàn thân liều nhân ghép máu dây rốn và 1 bệnh nhân được cao và trong thời gian dài. Bảng 3.2: Đặc điểm CMV tái hoạt động Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ % Tỉ lệ CMV tái hoạt động 71 59,2 1 56 78,9 Số lần CMV tái hoạt động 2 13 18,3 3 2 2,8 Tử vong liên quan CMV tái hoạt động 3 4,2 Thời gian xuất hiện CMV tái hoạt động trung bình là 27,9 ± 11,9 ngày (dao động từ 8 đến 54 ngày). Ghép máu dây rốn có CMV tái hoạt động sớm hơn các kiểu ghép khác, trung bình 23,8 ngày. Bảng 3.3: Thời điểm và số lượng bản sao virus tái hoạt động Thời điểm CMV tái hoạt Kiểu ghép Số lượng bản sao virus/ml động lần đầu (ngày) Trung bình 27,9 ± 11,9 (8 – 54) Ghép phù hợp HLA 29,4 ± 11,2 (12 – 50) 1280 ± 1120 (450 – 5400) 863
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU 10/10 Ghép máu dây rốn 23,8 ± 14,7 (8 – 54) 850 ± 985 (200 – 3200) Ghép nửa hòa hợp 27,3 ± 8,3 (18 – 46) 1350 ± 1411 (500 – 4500) Khi xét nghiệm máu khẳng định có CMV tái hoạt động, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng virus. Bệnh nhân được điều trị thành công bằng Ganciclovir chiếm tỉ lệ cao nhất (53,5%), bệnh nhân phải sử dụng cả Ganciclovir và Foscavir chiếm 38,1%. Thời gian điều trị trung bình là 18,3 ngày (dao động từ 7 đến 35 ngày). Bảng 3.4: Điều trị CMV tái hoạt động Thuốc điều trị Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ % Ganciclovir 38 53,5 Foscavir 6 8,4 Cả 2 loại 27 38,1 Thời gian điều trị trung bình (ngày): 18,3 ± 7,1 (7 - 35) 3.3. Một số yếu tố nguy cơ của CMV tái hoạt động Ghép nửa hòa hợp và ghép máu dây rốn có tỉ lệ CMV tái hoạt động rất cao (trên 80%). Nhóm bệnh nhân được điều kiện hóa bằng phác đồ ức chế miễn dịch mạnh có tỉ lệ CMV tái hoạt động cao hơn nhóm còn lại (62,6% so với 51,3%). Bảng 3.5: Tỉ lệ CMV tái hoạt động theo kiểu ghép và điều kiện hóa Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ % Ghép phù hợp HLA 47/81 58 Theo kiểu Ghép máu dây rốn có mọc mảnh ghép 10/12 83,3 ghép Ghép nửa hòa hợp 9/11 81,8 Ghép nửa hòa hợp + máu dây rốn 2/2 100 Theo phác đồ Ức chế miễn dịch mạnh (Flu, ATG) 52/83 62,6 điều kiện hóa Khác 19/37 51,3 Bệnh nhân có biến chứng ghép chống chủ được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đường toàn thân có tỉ lệ CMV tái hoạt động cao hơn nhóm không điều trị. Trong số 41 bệnh nhân có aGVHD, 15 bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đường toàn thân, 5 bệnh nhân có CMV tái hoạt động sau đó (chiếm 33,3%). Trong số 39 bệnh nhân có cGVHD, 23 bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đường toàn thân, 8 bệnh nhân có CMV tái hoạt động sau đó (chiếm 34,8%). Tỉ lệ này cao hơn rõ rệt nhóm bệnh nhân không điều trị thuốc ức chế miễn dịch đường toàn thân, kết quả có ý nghĩa thống kê với p
- Y HỌC VIỆT NAM TẬP 496 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 IV. BÀN LUẬN Thảo[1]. Kết quả này cũng phù hợp với các Ghép tế bào gốc đồng loài làm cho hệ nghiên cứu trên thế giới, virus thường tái miễn dịch của người bệnh bị suy giảm hoạt động sau mọc mảnh ghép sớm (tính từ nghiêm trọng bởi việc sử dụng các hóa chất, sau khi bạch cầu trung tính hồi phục đến tia xạ toàn thân, các loại thuốc ức chế miễn ngày thứ 100). Hầu hết các bệnh nhân có dịch mạnh và kéo dài trong phác đồ điều CMV tái hoạt động một lần (78,9%), trường kiện hóa, dự phòng và điều trị bệnh ghép hợp tái hoạt động lần hai, lần ba ít gặp. chống chủ. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho Điều trị được tiến hành ngay khi chẩn các nhiễm trùng cơ hội phát triển. Khi xem đoán CMV tái hoạt động được khẳng định xét các tác nhân nhiễm trùng thường gặp sau bằng kỹ thuật PCR định lượng (điều trị chặn ghép, các nhà nghiên cứu đã chia thời gian trước), nhằm giảm nguy cơ CMV tổn thương sau ghép thành ba giai đoạn: trước mọc cơ quan đích. Đối với bệnh nhân ghép máu mảnh ghép (từ ngày ghép đến khi bạch cầu dây rốn, việc điều trị được bắt đầu sớm hơn trung tính hồi phục), sau mọc mảnh ghép so với ghép từ người hiến phù hợp hoàn toàn sớm (từ ngày mọc mảnh ghép đến ngày thứ HLA, có thể khởi động điều trị ngay khi 100) và sau mọc mảnh ghép muộn (từ sau PCR định lượng cho kết quả dương tính. ngày thứ 100). Biến chứng CMV tái hoạt Ganciclovir là thuốc điều trị hàng đầu và có động thường gặp nhất ở giai đoạn sau mọc đến 91,6% bệnh nhân trong nghiên cứu của mảnh ghép sớm. Trước khi có các thuốc điều chúng tôi sử dụng thuốc này, tác dụng phụ trị dự phòng (prophylaxis) và điều trị chặn thường gặp nhất là độc tính với tủy xương, trước (pre-emptive), tỉ lệ CMV tái hoạt động gây giảm tế bào máu. Foscavir không ức chế có thể tới 70 – 80% và một phần ba những tủy xương nên được ưu tiên sử dụng ở các bệnh nhân này tiến triển thành bệnh bệnh nhân có tế bào máu chưa hồi phục, CMV[2]. hoặc bệnh nhân bị giảm tế bào máu nặng sau Một trong những yếu tố nguy cơ quan khi dùng Ganciclovir. Việc thay đổi giữa hai trọng nhất của CMV tái hoạt động là tình thuốc trong quá trình điều trị được thực hiện trạng nhiễm CMV trước ghép của bệnh nhân khi xuất hiện tác dụng phụ ở mức độ nặng và người hiến. Bệnh nhân có CMV-IgG hoặc bệnh nhân có biểu hiện kháng điều trị. dương tính có nguy cơ cao virus tái hoạt Chúng ta nên nghi ngờ CMV kháng thuốc động sau ghép[3]. Tất cả bệnh nhân trong khi bản sao virus trong máu tăng lên hoặc nghiên cứu đều có CMV-IgG dương tính. Vì không giảm sau 2 tuần điều trị tấn công; tổn vậy, tỉ lệ CMV tái hoạt động trong nghiên thương cơ quan đích nặng lên hoặc xuất hiện cứu của chúng tôi khá cao (chiếm 59,2%). tổn thương mới trong khi bệnh nhân đang Nghiên cứu đa trung tâm của Nhật Bản 2015 điều trị thuốc kháng virus. Khi nghi ngờ trên 5632 bệnh nhân ghép đồng loài cho thấy kháng thuốc, bệnh nhân nên được đổi thuốc, tỉ lệ CMV tái hoạt động chung là 43%, nhóm làm xét nghiệm phát hiện đột biến gen kháng bệnh nhân có CMV-IgG dương tính trước thuốc, đồng thời giảm liều thuốc ức chế miễn ghép tỉ lệ CMV tái hoạt động là 65%[4]. dịch nếu có thể. Thời điểm virus tái hoạt động trung bình Thời gian điều trị CMV tái hoạt động là 27,9 ngày sau ghép. Kết quả của chúng tôi trung bình là 18,3 ngày. Như vậy, phần lớn tương tự nghiên cứu của tác giả Châu Thanh bệnh nhân đều đáp ứng tốt với phác đồ điều 865
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU trị tấn công chúng tôi đang sử dụng. Kết quả giảm nặng lympho T sau ghép, làm tăng này tương tự nghiên cứu của tác giả Châu nguy cơ CMV tái hoạt động[9]. Theo bảng Thanh Thảo[1]. Trong nghiên cứu có 3 3.5, bệnh nhân có biến chứng ghép chống trường hợp tử vong liên quan CMV tái hoạt chủ nặng và được điều trị bằng thuốc ức chế động không đáp ứng điều trị, nguyên nhân tử miễn dịch đường toàn thân có nguy cơ cao vong đều do viêm phổi nặng, suy hô hấp. Có CMV tái hoạt động. Thuốc ức chế miễn dịch 2 trong số 3 bệnh nhân này có biểu hiện bệnh điều trị bệnh ghép chống chủ hàng đầu chính ghép chống chủ mạn tính mức độ nặng ở là corticoid, sử dụng đơn trị hoặc phối hợp phổi, điều trị ức chế miễn dịch toàn thân liều với cyclosporin, tacrolimus. Việc sử dụng cao và kéo dài. Sau đó xuất hiện CMV tái liều cao và kéo dài corticoid dẫn đến suy hoạt động kháng với điều trị, tổn thương giảm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế phổi nặng hơn và dẫn đến tử vong. Theo bào của cơ thể. Cyclosporin và Tacrolimus là nhiều nghiên cứu trên thế giới, khi chưa có các tác nhân ức chế hoạt động của lympho T. thuốc dự phòng virus, tỉ lệ viêm phổi do Như vậy, các bệnh nhân sử dụng thuốc ức CMV sau ghép đồng loài khoảng 20 – 30% chế miễn dịch kéo dài cần được làm xét và tỉ lệ tử vong có thể tới 100[5, 6]. Hiện nghiệm CMV định kỳ để phát hiện sớm virus nay, điều trị dự phòng và điều trị chặn trước tái hoạt động, tiến hành điều trị chặn trước sẽ đã giúp giảm tỉ lệ viêm phổi do CMV xuống giúp giảm biểu hiện thành bệnh ở các cơ còn 6 – 15%. Phối hợp Ganciclovir hoặc quan. Foscavir và IVIG (gammaglobulin miễn V. KẾT LUẬN dịch) trong điều trị giúp tăng tỉ lệ sống của Nghiên cứu 120 bệnh nhân ghép tế bào gốc bệnh nhân 50 – 70%[7-9]. đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu Các yếu tố làm tăng nguy cơ CMV tái TW trong thời gian 01/2015 đến 12/2019, hoạt động sau ghép bao gồm: tình trạng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: nhiễm CMV trước ghép, sử dụng liều cao + Tỉ lệ CMV tái hoạt động là 59,2%, thời corticoid, ghép loại bỏ lympho T, bệnh ghép điểm virus tái hoạt động trung bình là 27,9 chống chủ, ghép không phù hợp HLA, người ngày sau ghép. Hầu hết các bệnh nhân hiến không cùng huyết thống, sử dụng (78,9%) gặp biến chứng này 1 lần, chỉ có 2 Alemtuzumab…[7, 9]. Bảng 3.4 cho thấy bệnh nhân có CMV tái hoạt động 3 lần. Tử ghép từ anh chị em ruột phù hợp HLA có tỉ vong liên quan CMV tái hoạt động có 3 bệnh lệ CMV tái hoạt động thấp hơn các kiểu nhân chiếm 4,2%, nguyên nhân đều do tổn ghép khác. Nhóm ghép máu dây rốn và ghép thương phổi. nửa hòa hợp có tỉ lệ CMV tái hoạt động trên + Ganciclovir là thuốc điều trị chủ yếu và 80%. Kết quả của chúng tôi tương tự nhiều hiệu quả cao, có 91,6% bệnh nhân CMV tái nghiên cứu trên thế giới[10, 11]. Nhóm bệnh hoạt động sử dụng thuốc này. Foscavir là lựa nhân điều kiện hóa sử dụng các thuốc ức chế chọn ưu tiên khi bệnh nhân có giảm tế bào miễn dịch mạnh cũng có tỉ lệ CMV tái hoạt máu ở giai đoạn trước mọc mảnh ghép hoặc động cao hơn. Ghép máu dây rốn sử dụng do độc tính tủy xương của Ganciclovir. ATG, ghép nửa hòa hợp sử dụng + Các yếu tố nguy cơ của CMV tái hoạt Cyclophosphamide sau truyền tế bào gốc; động bao gồm: ghép máu dây rốn hoặc ghép đây là hai tác nhân chính gây ra tình trạng nửa hòa hợp, điều kiện hóa bằng các thuốc 866
- Y HỌC VIỆT NAM TẬP 496 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 ức chế miễn dịch mạnh, bệnh ghép chống prevention and therapy. . Transpl Infect Dis, chủ cấp và mạn tính có điều trị ức chế miễn 1999. 1:165-178. dịch toàn thân. 6. Machado CM, D.F., CMV pneumonia in allogeneic BMT recipients undergoing early TÀI LIỆU THAM KHẢO treatment of pre-emptive ganciclovir therapy. 1. Châu Thị Thanh Thảo và cs. Đánh giá tình . Bone Marrow Transplant, 2000. 26:413-417. trạng tái hoạt và hiệu quả điều trị tái hoạt 7. Per Ljungman, M., PhD, Cytomegalovirus CMV sau ghép tế bào gốc đồng loài tại bệnh in Hematopoietic Stem Cell Transplant viện Truyền máu Huyết học. Y học Việt Nam, Recipients. Hematol Oncol Clin North Am., 2019. 477: p. 38-45. 2011. 25(1): 151-169. 2. Gluckman E, T.R., Devergie A,, Prevention 8. Reed EC, B.R., Dandliker PS, Treatment of and treatment of CMV infection after cytomegalovirus pneumonia with ganciclovir allogeneic bone marrow transplant. Ann and intravenous cytomegalovirus Hematol, 1992. 64 Suppl:A158. immunoglobulin in patients with bone 3. Per Ljungman, M., PhD, Prevention and marrow transplants. . Ann Intern Med, 1988. treatment of CMV infection after allogeneic 109:783-788. bone marrow transplant. Hematol Oncol Clin 9. Ella J. Ariza-Heredia, L.N., Roy F. North Am. , 2011. 25(1): 151–169. Chemaly, Cytomegalovirus diseases after 4. Takenaka, K., Cytomegalovirus Reactivation hematopoietic stem cell transplantation: A af ter Allogeneic Hematopoietic Stem Cell mini-review. Cancer Letters 2014. 342: 1-8. Transplantation is Associated with a Reduced 10. Albano MS, T.P., Pass RF, et al., Umbilical Risk of Relapse in Patients with Acute cord blood transplantation and Myeloid Leukemia Who Survived to Day 100 cytomegalovirus: posttransplantation after Transplantation: The Japan Society for infection and donor screening. Blood. , 2006. Hematopoietic Cell Transplantation. Biol 108(13):4275-82. Blood Marrow Transplant, 2015. 21 2008 - 11. Takami A, M.K., Asakura H, et al., High 2016. incidence of cytomegalovirus reactivation in 5. Boeckh M et al. Current antiviral strategies adult recipients of an unrelated cord blood for controlling cytomegalovirus in transplant. Haematologica, 2005. 90(9):1290-2. hematopoietic stem cell transplant recipients: 867
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn