Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÂY CHO ĐỊNH TUYẾN PHÂN CẤP<br />
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VỚI ĐỊNH TUYẾN<br />
ĐA ĐƯỜNG ĐA TRUYỀN PHÁT<br />
Nguyễn Thành Long1*, Nguyễn Đức Thuỷ2, Phạm Huy Hoàng3*<br />
Tóm tắt: Hiện tại vấn đề định tuyến hướng dịch vụ là cấp thiết, trong đó, vấn đề<br />
phân cụm trong định tuyến được đặt ra nhưng thường được giải quyết chưa tổng<br />
quát. Thường các tác giả chỉ đặt ra số cố định các mức, như là hai hoặc ba mức phân<br />
cấp. Vì vậy, giải pháp đưa ra thường là khó phát triển khi mạng trở nên phức tạp. Bài<br />
báo đề cập đến mô hình định tuyến phân cụm phân cấp tổng quát và một số cách để<br />
tối ưu việc phân cụm và tìm đường đi trong hệ thống mạng. Tương tự như định tuyến<br />
hướng nội dung, trong định tuyến hướng dịch vụ thì thông tin sẽ được tổ chức theo<br />
lớp, hoặc theo dịch vụ. Tuy nhiên, định tuyến lớp trên dựa trên định tuyến từ các lớp<br />
dưới để đưa ra quyết định. Bài báo sẽ tập trung nghiên cứu và đánh giá: (i) Áp dụng<br />
cây R để quản lý cấu hình mạng theo mô hình phân cụm phân cấp với các bộ điều<br />
khiển mạnh tại các điểm nút quản lý nhóm; (ii) Tạo cây đa truyền phát từ nút quản lý<br />
nhóm đến các nút thành viên tăng hiệu suất truyền; (iii) Tạo các tuyến tối ưu sử dụng<br />
thuật toán ACO (tối ưu hóa đàn kiến); (iv) Sử dụng mạng neuron nhân tạo để tối ưu<br />
phân cụm mạng. Mạng neuron là một kỹ thuật mới thuộc ngành trí tuệ nhận tạo, được<br />
sử dụng nhiều trong khoa học để phân cụm và nhận dạng.<br />
Từ khoá: MANET, , Dịch vụ, Định tuyến, Đa đường, Băng thông, Cụm, tree, Multicast, QOS, Overhead,<br />
Mạng nơ ron.<br />
<br />
1. MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CỤM PHÂN CẤP<br />
Quản lý mạng phân cụm phân cấp trong mạng di động với các nút thường xuyên thay<br />
đổi vị trí, các thủ tục để chấp nhận nút vào mạng và các nhóm phải thực hiện nhanh và<br />
hiệu quả. Các nút phải trao đổi thông tin định kỳ, hoặc khi có yêu cầu. Để phân cụm ta<br />
phải đưa ra điều kiện, trong bài viết sử dụng mạng Neuron để đánh giá nút có thuộc cụm<br />
và chọn trưởng cụm. Các cụm được hình thành ban đầu là tại mức lá của cây R, với nút<br />
trưởng cụm là nút lá. Để tạo nên mô hình phân cấp, các nút lá được gom lại thành các<br />
nhóm cũng như cách trên để hình thành các cụm cấp trên, mỗi nhóm có trưởng cụm là<br />
các nút trong của cây. Cứ hình thành dần lên trên ta có nút gốc cây sẽ quản lý mạng lớp<br />
trên cùng. Để đánh giá liên kết và tuyến trong mạng ta sử dụng thuật toán tối ưu lập cụm<br />
đàn kiến (ACO). Mỗi liên kết và tuyến sẽ có 1 xác suất tồn tại được xác định. Xác suất<br />
này được tính toán theo ACO. Khi xác suất nhỏ thì khả năng tồn tại thấp, do vậy, phải<br />
tìm nhiều tuyến giữa mỗi cặp nút (nguồn, đích). Khi cần truyền từ 1 nút đến 1 tập các<br />
nút ta hình thành cây đa truyền phát giữa nút cần truyền và tập các nút đích từ tập các<br />
tuyến tìm được bằng ACO. Khi đó có thể truyền đồng thời trên các tuyến có đảm bảo<br />
chất lượng để tăng hiệu suất.<br />
Để quản lý mạng phân cụm phân cấp hiệu quả có nhiều cách các tác giả đã đề ra.<br />
Nhưng các giải pháp này còn chưa giải quyết triệt để vấn đề cập nhật mạng và tìm<br />
đường đi tối ưu. Bài báo đề nghị dùng cấu trúc cây R để quản lý mô hình mạng này. Cây<br />
R là cây cân bằng và có số nút trên mỗi nhánh con là khá ổn định. Ngoài ra, các thuật<br />
toán để tìm kiếm và hình thành cây khá dễ dàng và đã có sẵn. Thời gian tìm kiếm trên<br />
cây này gần như không tăng khi số mức của cây tăng dựa trên kết quả thực nghiệm của<br />
các bài báo trước đây. Tuy nhiên, cây R luôn duy trì tính ổn định nội tại, khi thêm bớt<br />
nút cây sẽ được điều chỉnh lại để giữ cân bằng. Việc thêm nút vào cây luôn được thực<br />
<br />
<br />
106 N. T. Long, N. Đ. Thủy, P. H. Hoàng, “Nghiên cứu cây R+… đa đường đa truyền phát.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hiện tại nút lá, nút lá là nút tại mức cuối cùng trong cây để quản lý toàn bộ các phần tử<br />
cần quản lý đó là các nút mạng hay các thiết bị viễn thông di động. Các phần tử cần<br />
quản lý là bất kỳ thứ gì trong thực tế như nút mạng, dữ liệu thông thường, quá trình các<br />
nút được chấp nhận vào mỗi cụm theo các thuật toán sẽ được trình bày trong phần tiếp<br />
theo … Vậy dùng cây R để quản lý mạng ta sẽ có: nút lá quản lý các phần tử mạng, các<br />
nút lá tiếp tục lập cụm và chọn ra phần tử quản lý nhóm hình thành nhóm lớp trên. Hệ<br />
thống các nút trong quản lý phân cấp, phần tử mạng cấp trên quản lý các phần tử mạng<br />
cấp dưới. Cứ như vậy cho đến nút gốc quản lý toàn bộ cây. Tuy nhiên, nút gốc của nhiều<br />
cây R hợp tác lại để quản lý các hệ thống mạng lớn hơn. Trong bài viết không đưa ra<br />
khái niệm nút trìu tuợng mà sử dụng luôn các nút mạng làm nút quản lý điều này rất phù<br />
hợp với môi trường mạng phân cấp. Tuy vậy, chọn nút quản lý phải tuân theo các điều<br />
kiện nhất định và phải được tối ưu như sử dụng logic mờ, như đã đề cập trong bài viết<br />
[6]. Ví dụ: ban đầu chỉ có 1 nút thì nút sẽ có mọi chức năng, gốc, lá, thành phần, nút<br />
trong, quản lý nhóm. Vì là quản lý nhóm nên nút sẽ phát ra thông điệp cho phép tham<br />
gia nhóm. Khi có một nút nào đó đến gần cũng phát ra thông điệp HELLO, hai bên sẽ<br />
bắt tay và nút mới sẽ gia nhập mạng có 2 nút. Lúc này 2 nút đàm phám tìm ra trưởng<br />
nhóm mới. Do nút mới có thể đạt được tiêu chí làm trưởng nhóm hơn. Lúc đó trưởng<br />
nhóm mới sẽ phát ra thông điệp mời gia nhập, nút thành viên có kết nối với trưởng<br />
nhóm. Khi số thành viên của nhóm ban đầu đạt được ngưỡng quy định nhóm sẽ phân<br />
đôi. Số thành viên của mạng lúc này được tìm theo công thức:<br />
N= + +3 (1)<br />
và lá số phần tử của 2 nhóm con vừa hình thành. , đều thuộc khoảng<br />
[m, M] là số nút có thể trong mỗi nhóm. Các nút khi kết nạp dần vào 2 nhóm con khi<br />
đạt đến ngưỡng M sẽ lại được tách ra thành 2 nhóm. Do vậy, giá trị m phải thuộc<br />
khoảng [0, ]. Khi số phần tử trong nhóm bằng m-1, nhóm sẽ bị huỷ để thêm các nút<br />
của cụm vào cây theo thuật toán thêm nút. Cứ như vậy lên mức trên lá tiếp tục tạo các<br />
cụm của các nút quản lý nhóm, các nút quản lý nhóm có 2 liên kết: i) Liên kết đến các<br />
nút con cấp dưới, có nhiều liên kết và phải thường xuyên cập nhật trạng thái; ii) Một<br />
liên kết lên nút quản lý nhóm cấp trên nó. Do vậy, một nút trong hay nút lá chỉ cần<br />
quản lý nhiều nhất là: M+1 liên kết. Mỗi nút thành viên của nhóm mức lá chỉ lưu một<br />
liên kết lên nút lá. Có nghĩa là nút chỉ bị quản lý, không tham gia quản lý. Nút gốc chỉ<br />
quản lý tối đa M liên kết.<br />
Thuật toán mạng Neural cũng có thể dùng để luyện với dữ liệu ban đầu là các<br />
trưởng cụm để tìm ra các ma trận trọng số. Sau đó, các nút mạng sẽ được đưa vào cụm<br />
nào cho kết quả gần với trưởng cụm nhất.<br />
2. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CẤU TRÚC CÂY CHO QUẢN LÝ MẠNG<br />
Cây R là bộ gồm các thành phần: (M, m, R, {F}).<br />
M, m là cận trên và dưới của số thành viên của mỗi cụm. R là gốc cây, {F} là tập<br />
các hàm tạo cây, cập nhật, thêm, xoá nút, điều chỉnh.<br />
Cây có thể được định nghĩa định nghĩa đệ quy theo biểu thức:<br />
= ( ) ( ) … ( ). (2)<br />
Một cách tự nhiên mạng sẽ có cấu trúc phân cấp theo nhiều mức như một cây phân<br />
cấp chức năng trong các hệ thống lớn. Như hình 1 cho thấy mỗi nút trong là gốc của<br />
một cây con của cây ban đầu. Tại mỗi mức có số nút con khá ổn định, giả sử tại độ<br />
cao h, số nút tại mức này là thuộc khoảng:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 107<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
[ … ] (3)<br />
Do vậy, với cây có độ cao H số nút mạng chịu sự quản lý của một nút quản trị<br />
mạng (CH) nào đó ở mức lá:<br />
[ … ] (4)<br />
Ngược lại, khi biết số nút mạng là N bao gồm<br />
cả nút mạng được quản lý và các nút quản lý tại<br />
mọi cấp. Độ cao của cây sẽ thuộc khoảng:<br />
[ (N)-1 … (N)-1] (5)<br />
Dễ thấy cây đa truyền phát mặc định được tạo<br />
ra để truyền thông tin điều khiển hay dữ liệu từ<br />
một nút quản lý đến các nút con rồi đến các nút lá<br />
và đến các nút mạng được quản lý. Trong cây các<br />
nút tại một mức nào đó thuộc một cụm thường có<br />
các thuộc tính chung với nút trưởng cụm CH. Sự Hình 1. Cây có cấu trúc 2<br />
hình thành cấu trúc phân cấp một cách tự nhiên mức với số nút trong 1 cụm<br />
của cây sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. thuộc khoảng [2 .. 3].<br />
Nút CH thường phải có năng lượng lớn hoạt động<br />
liên tục và quản lý hoạt động trao đổi giữa các nút trong cụm và của cụm với mạng<br />
bên ngoài. Mạng của các nút quản lý mạng CH hình thành khung của mạng như mạng<br />
xương sống (backbone) tạm thời giúp quản lý trao đổi thông tin nhanh và hiệu quả. Ký<br />
hiệu mạng nút quản trị phân cấp theo biểu thức đệ quy:<br />
NETWORK({CH}) = … (6)<br />
Như hình trên ta thấy, các CH mức trên quản<br />
lý các CH mức dưới, đồng thời nó lại thuộc sự<br />
quản lý của CH lớp trên tiếp theo. Theo quy định<br />
số CH được quản lý trong 1 cụm cũng phải thuộc<br />
khoảng [m, M]. Cứ tiến dần đến nút gốc của cây,<br />
số nút của 1 mức ít dần, đến gốc cây là nút có cấu<br />
hình thường là mạnh nhất, khả năng xử lý nhanh<br />
nhất, ít di chuyển so với tâm của mạng và gần tâm<br />
của cả mạng nhất. Nút gốc phải hoạt động bền bỉ<br />
và duy trì được trạng thái ổn định nhất. Tuy nhiên,<br />
nút nào là gốc sẽ phải được chọn lựa từ mức lá<br />
Hình 2. Cây với mô hình<br />
theo mô hình Bottom – Up sử dụng các thuật toán<br />
trí tuệ nhân tạo hoặc logic mờ. quản trị phân cấp.<br />
<br />
<br />
3. PHÂN TÍCH CÁC THUẬN LỢI KHI SỬ DỤNG CÂY<br />
CHO ĐỊNH TUYẾN PHÂN CẤP<br />
Các thủ tục xây dựng và cập nhật cây đã được trình bày khá kỹ trong các bài<br />
viết trước đây của chúng tôi [1-2-6]. Cây sẽ được hình thành theo mô hình Bottom –<br />
Up, do vậy rất dễ kiểm soát và điều chỉnh. Trong bài viết này trình bày về chi phí điều<br />
khiển mạng phân cấp sử dụng cây . Như trên đã định nghĩa cấu trúc cây dạng<br />
đệ quy:<br />
(Root) = ( ) R+( ) … R+( ) (7)<br />
<br />
<br />
108 N. T. Long, N. Đ. Thủy, P. H. Hoàng, “Nghiên cứu cây R+… đa đường đa truyền phát.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Gốc của cây truyền thông điệp điều khiển xuống các nút con là các nút quản trị cấp<br />
dưới hoặc các nút mạng khi mạng mới được hình thành chỉ có một nút quản trị và 1 số<br />
nút con: , , …, . Đến lượt mình các nút trưởng cụm cấp dưới Childi<br />
tiếp tục truyền thông điệp điều khiển các nút con trong cụm của nó quản lý. Dễ thấy<br />
toàn bộ các nút trong, các nút lá và nút gốc của cây đều là nút quản trị. Các nút không<br />
quản trị là các nút mạng chịu sự kiểm soát của một nút lá nào đó. Nút trong có hai vai<br />
trò (i) là nút quản trị, (ii) là nút chịu sự quản trị. Nút gốc chỉ có vai trò quản trị. Sự<br />
quản lý này tạo nên mô hình phân cụm phân cấp. Tương tự như truyền trong cây<br />
Multicast. Do vậy, chi phí truyền thông tin điều khiển từ nút gốc đến tận các nút mạng<br />
được quản lý là:<br />
Overhead(control) = (8)<br />
Ni là số nút con trung bình của mỗi cụm trong mỗi tầng của mạng. Ban đầu là là<br />
số con của nút gốc, mỗi con của nút gốc có trung bình là , … Cho đến mức lá mỗi<br />
cụm có trung bình con. Giả sử mạng có n tầng phân cấp. Thông thường khi một nút<br />
khi được thêm vào mạng tại một nút quản trị mạng nào đó thì thông tin điều khiển sẽ<br />
phát sinh từ nút đó. Thông tin nút được thêm phải truyền đến gốc cây để đánh giá và<br />
thêm vào cây. Nút sẽ đánh giá sự phù hợp của nút trong nhánh con nào thì truyền<br />
thông tin điều khiển cho nút con đó. Đến nút con lại tiếp tục tính toán cho đến tận nút<br />
lá. Rồi nút mới sẽ được bổ sung vào nhóm con mức lá. Do vậy, chi phí điều khiển<br />
cũng khá nhỏ. Chi tiết việc này sẽ được trình bày trong phần sau. Tuy nhiên, do mạng<br />
có cấu trúc phân cấp nên các việc sẽ được thực hiện đồng thời nên trong mỗi mức gần<br />
như các nút sẽ xử lý đồng thời nên tốc độ sẽ nhanh. Ngoài ra do việc truyền Multicast<br />
[1] trên một cây R+ có số mức phân cấp thường không nhiều cho chọn khoảng [m, M]<br />
hợp lý, làm cho thông tin điều khiển hay dữ liệu sẽ được truyền rất nhanh đến các nút<br />
lá hay nút mạng được quản lý. Khá dễ đảm bảo băng thông và độ trễ. Tuy nhiên, do<br />
mạng dễ dàng có kết nối giữa các nút CH nên vẫn có thể tạo các cây multicast giữa các<br />
nút trong trực tiếp.<br />
4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG SỬ DỤNG CÂY<br />
4.1. Tuyển chọn nút<br />
Như đã trình bày, cây R+ được hình thành từ quá trình tự nhiên. Xuất phát từ gốc,<br />
nút sẽ được kiểm tra điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn như khoảng cách từ nút đến tâm<br />
của nhóm. Như vậy, ta phải chia khoảng không gian mạng làm nhiều vùng. Mỗi vùng<br />
tương ứng với 1 cụm, các vùng sẽ được đánh giá đến tâm mạng theo khoảng cách .<br />
Mỗi nút sẽ có toạ độ trong không gian nhận được từ vệ tinh GPS. Khoảng cách đến<br />
gốc của cây dễ dàng tính được. Từ đó, ta sẽ đánh giá để đưa nút vào nhóm con nào.<br />
Sau đó đến nhóm con cấp dưới lại tiếp tục đánh giá để đưa nút vào nhóm con nào như<br />
đánh giá trên. Cứ như vậy đến nút lá, bổ sung vào nhóm lá phù hợp nhất. Do khoảng<br />
cách gần thì năng lượng tiêu hao sẽ rất nhỏ làm cho hiệu suất mạng sẽ cao. Ngoài ra có<br />
thể tối ưu hơn cùng điều kiện về công suất phát thu. Gọi P(x, y, z) là toạ độ của gốc<br />
cây, ( , , ) là toạ độ của 1 nút bất kỳ, khoảng cách giữa hai nút được tính theo<br />
công thức:<br />
= (9)<br />
Từ toạ độ GPS tính ra toạ độ trong không gian 3 chiều khá dễ dàng. Chỉ cần chọn 1<br />
điểm làm gốc, có toạ độ O(0, 0, 0).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 109<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
Quy định mức trên cùng một nhóm thì gốc hay CH là gốc toạ độ. Nếu cùng khoảng<br />
cách thì dùng phép chọn ngẫu nhiên (random).<br />
Việc chọn này rất phù hợp với các mạng ngang hàng như mạng các bộ cảm biến<br />
sensor. Đối với các mạng khác ta nên xét thêm các yếu tố liên quan rồi tối ưu theo<br />
logic mờ. Xây dựng hàm phù hợp Fitness:<br />
F( , , …, ) = (10)<br />
Trong đó, Wi là trọng số tương ứng với Pi để đánh giá đúng tầm quan trọng của mỗi<br />
tham số. Pi được làm mờ rồi có giá trị trong khoảng [0 .. 1]. Cùng với điều kiện:<br />
=1 (11)<br />
Do vậy, giá trị hàm F cũng có giá trị thuộc khoảng [0 .. 1]. Dùng đánh giá theo các<br />
chuyên gia, cùng các phép suy diễn thích hợp tìm ra cụm nào nút thuộc vào. Tối đa<br />
F=1 khi mỗi =1. Tiếp đó đến cụm cấp dưới lại áp dụng như cấp trên cho đến cụm<br />
cấp lá. Do tiến hành đồng thời nên cũng khá nhanh tìm ra mạng cơ sở để thêm nút.<br />
Chẳng hạn như khi hình thành cây từ đầu. Mỗi cấp tiến hành đồng thời sẽ giảm thời<br />
gian đáng kể.<br />
4.2. Tuyển chọn trưởng cụm<br />
Trưởng cụm được chọn dựa trên các tiêu chí độ mạnh về khả năng xử lý, năng<br />
lượng dự trữ. Tất cả các yếu tố này được làm mờ và cũng như trên dùng lô gíc mờ để<br />
đánh giá theo suy diễn và tri thức của mạng nơ ron hay chuyên gia. Xây dựng mạng nơ<br />
ron đánh giá theo hàm chuẩn sẽ chọn đúng yêu cầu đề ra rất nhanh và dễ dàng. Cũng<br />
như lô gíc mờ xây dựng hàm phù hợp, mạng nơ ron xây dựng hàm kernel - hàm lõi để<br />
đánh giá theo các tiêu chí đưa ra. Thiết lập các tham số đánh giá trưởng cụm theo<br />
chuyên gia và các điều kiện mạng cụ thể. Xây dựng hàm lõi:<br />
( , , …, ) = + (12)<br />
Trong đó, W0 là trọng số điều chỉnh, Wi là trọng số tương ứng với các tham số Pi.<br />
Các tham số được đo hay nhận được từ các thông điệp phát hiện cấu hình mạng. Tất cả<br />
các tham số của các nút sẽ được tập hợp tính toán tại nút trưởng cụm, nút nào cho kết<br />
quả hàm F lớn nhất sẽ được chọn là gốc cây. Các cụm cấp dưới được chọn theo các<br />
khoảng giá trị của kết quả của hàm. được điều chỉnh tuỳ thuộc tình trạng mạng cụ<br />
thể để khoảng chọn giá trị hàm lớn. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuật toán GIEN để tối<br />
ưu việc chọn trưởng cụm, trong thuật toán GIEN cũng phải thiết lập hàm phù hợp, trên<br />
cơ sở các tham số cấu hình. Khi tìm ra mạng các trưởng cụm theo mô hình phân cấp<br />
như đã phân tích gọi là 1 solution của GIEN. Tiến hành nhiều lần để có nhiều solution<br />
gọi là một quần thể population trong GIEN. Áp dụng GIEN cho các solution này sẽ<br />
tìm ra mạng các trưởng cụm tối ưu.<br />
5. SỬ DỤNG MẠNG NEURON ĐỂ PHÂN CỤM MẠNG<br />
5.1. Giới thiệu<br />
Mạng nơ ron nhân tạo (ANN) được sử dụng nhiều trong khoa học để giải quyết các<br />
bài toán khoa học kỹ thuật có độ phức tạp cao, với các điều kiện đầu vào phức tạp.<br />
Mạng neuron có nhiều dạng, mỗi dạng thích hợp với các loại bài toán khác nhau.<br />
Trong đó, mạng có điều chỉnh trọng số bằng thuật toán lan truyền ngược để điều chỉnh<br />
trọng số được sử dụng rộng rãi để nhận dạng và phân loại dữ liệu.<br />
Một số tính chất quan trọng của ANN:<br />
Kết hợp với các đầu vào thuộc vector đầu vào là vector trọng số.<br />
<br />
<br />
<br />
110 N. T. Long, N. Đ. Thủy, P. H. Hoàng, “Nghiên cứu cây R+… đa đường đa truyền phát.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Mỗi neuron có hàm chuyển hay hàm kích hoạt để tạo ra kết quả.<br />
Các vector trọng số được sinh ra ngẫu nhiên ban đầu, sau đó được điều chỉnh sau<br />
mỗi bước huấn luyện.<br />
5.2. Cấu tạo mạng Neuron<br />
Mạng ANN có cấu trúc nhiều lớp, trong đó có 1 lớp vào, nhiều lớp ẩn và 1 lớp ra:<br />
ANN = (I, {H}, O) (13)<br />
Mục tiêu của mạng Neuron là tìm ma trận trọng số cho các lớp để cho với mỗi mẫu<br />
dữ liệu vào cho trước sẽ cho ra kết quả mong muốn:<br />
ANN( ) = (14)<br />
Trong đó: ( , ) là 1 cặp vector vào và kết quả mong muốn.<br />
Lớp vào I nhận dữ liệu là 1 vector, mỗi thành phần của vector được nhân với 1<br />
trọng số, ban đầu được chọn ngẫu nhiên. Lấy tổng của tất cả các thành phần của vector<br />
ra của lớp hiện tại nhân với trọng số tương ứng là đầu vào cho lớp tiếp theo:<br />
= (15)<br />
Sau đó tín hiệu đầu vào được xử lý bởi hàm chuyển hay kích hoạt để cho ra kết quả:<br />
= Transfer_Function( ) (16)<br />
Để quá trình cập nhật trọng số nhanh ta chọn hàm chuyển là hàm có thể lấy đạo<br />
hàm được<br />
Sau khi tìm được các trưởng cụm theo như đã phân tích ở trên, ta sử dụng các thông<br />
số của trưởng cụm để luyện 1 mạng Neural tương ứng. Sau khi luyện thu được ma trận<br />
trọng số tương ứng.<br />
5.3. Huấn luyện mạng Neuron<br />
Tại lớp ra kết quả của mạng được so sánh với kết quả mong muốn để cập nhật ma<br />
trận trọng số của các lớp trước gồm các lớp ẩn và vào.<br />
Lỗi được tính theo công thức (OVE - output value error)<br />
Ký hiệu, là sai lệch của kết quả mong ước và kết quả thực.<br />
[OVE] = [Desired Output Value] – [Calculated Output Result] (17)<br />
Tại lớp cuối cùng ta có:<br />
= - (18)<br />
Sau đó, tại các lớp tiếp theo theo hướng về đầu, tính gia số theo công thức:<br />
= (19)<br />
Trong đó: là gia số của kết quả của neuron k thuộc lớp i+1, là trọng<br />
số thứ k của neuron thứ j thuộc lớp i.<br />
Tiếp theo là tính trọng số mới theo trọng số mới và gia số:<br />
= + * * (20)<br />
Trong đó, n là số neuron của lớp i+1, là trọng số thứ k của neuron j của lớp thứ<br />
i. là tốc độ học của neuron, là gia số của neuron thứ k của lớp i+1.<br />
là kết quả đầu ra của neuron.<br />
Ta cập nhật vector trọng số cho bias của mỗi lớp theo công thức:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 111<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
= + * * (21)<br />
Trong đó, là bias của lớp I, n là số neuron của lớp, là số gia của neuron<br />
thứ k của lớp i, là tốc độ học của neuron k trong lớp n.<br />
5.4. Ứng dụng cho phân cụm<br />
Hình thành mạng Neuron cho để chọn các trưởng cụm, với các tiêu chí đầu vào là 1<br />
vector các tham số dùng để chọn trưởng cụm. Mỗi mạng này sẽ được huấn luyện theo<br />
phân tích trên. Với mỗi nút để kiểm tra có thỏa mãn là trưởng cụm không ta phải thực<br />
hiện như sau:<br />
Đo các thông số của nút, đưa vector thông số làm đầu vào cho các mạng neuron<br />
đã huấn luyện.<br />
Mạng neuron nào cho kết quả gấn nhất với vector đầu ra của mạng sẽ được chấp<br />
nhận là trưởng cụm của cụm đó.<br />
Sai số của vector đầu ra mong muốn và vector kết quả được tính bằng khoảng<br />
cách Euclid giữa 2 vector.<br />
Sau đó trong quá trình hoạt động của mạng, định kỳ đo các thông số này của các<br />
nút trong cụm, nút nào cho ra kết quả sau lệch ít nhất so với phần đầu ra của<br />
mẫu sẽ được chọn làm trưởng cụm.<br />
Sau khi đã có các trưởng cụm rồi, đánh giá các nút còn lại để xác định thuộc cụm<br />
nào theo cách sau đây:<br />
Với mỗi nút mạng còn lại đưa thông tin vào mạng Neuron tương ứng với mỗi<br />
trưởng cụm, nút sẽ thuộc vào cụm cho kết quả gần trưởng cụm nhất của cụm.<br />
6. TỐI ƯU MẠNG PHÂN CẤP DÙNG ANT COLONY OPTIMIZATION<br />
Một số đặc tính của thuật toán ACO:<br />
Hoạt động phân tán: sử dụng tham số pheromone có thay đổi theo thời gian để<br />
đánh giá liên kết. Mặc định tham số này sẽ giảm theo thời gian khi các nút 2 đầu<br />
liên kết không nhận được gói tin của nhau.<br />
Không có vòng lặp: Mỗi nút đăng ký 1 số trật tự duy nhất để cho cặp gói tìm<br />
tuyến Ant_Route_Request và Ant_Route_Reply.<br />
Hoạt động theo yêu cầu: On demand protocol, các tuyến chỉ được thiết lập khi<br />
có yêu cầu. Các tuyến được hình thành bởi việc đánh giá thông số pheromone.<br />
Hoạt động có nghỉ khi đạt được yêu cầu: Các nút sẽ chuyển sang chế độ nghỉ<br />
(sleep) khi thông số pheromone đạt được 1 giá trị ngưỡng theo quy định.<br />
Có tính cục bộ: Bảng định tuyến và các thong tin thống kê của mỗi nút là cục bộ.<br />
Đa đường: Mỗi nút đều duy trì nhiều tuyến đến mỗi đích.<br />
Giảm được chi phí thông tin điều khiển: Bởi vì mỗi nút không trao đổi thông tin<br />
bảng định tuyến với các nút khác trên mạng.<br />
Do mạng di động nên các yếu tố chọn để tính toán đều có xác suất đúng do vậy gán<br />
cho các kết nối rồi đến các tuyến, cụm đều có xác suất tồn tại. Xác suất này sẽ được<br />
các trưởng cụm tính toán ngầm phía dưới. Nếu xác suất chọn không đủ yêu cầu, cụm<br />
sẽ tự động được hình thành lại, dựa trên thông tin nhận được từ các thông điệp<br />
HELLO. Trong định tuyến proactive, các thông điệp HELLO được trao đổi để phát<br />
hiện mạng nên dùng các thông điệp này để đánh giá xác suất là hợp lý. Tiến hành đo<br />
tần suất nhận các gói tin này trong các khoảng thời gian xác định, rồi đánh giá xác suất<br />
tồn tại các kết nối.<br />
<br />
<br />
112 N. T. Long, N. Đ. Thủy, P. H. Hoàng, “Nghiên cứu cây R+… đa đường đa truyền phát.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
7. ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN<br />
Trên cơ sở phân tích như trên cùng với các mô phỏng áp dụng cây trong phân<br />
cụm dữ liệu, như để quản lý các logic vị từ trong quản lý các thông điệp trong mạng<br />
hướng nội dung hay hướng dịch vụ cho thấy cây rất phù hợp quản lý dữ liệu lớn có<br />
cấu trúc [6]. Tốc độ thực hiện gần như không phụ thuộc kích thước dữ liệu mà chỉ phụ<br />
thuộc vào các điều kiện chọn hàm đánh giá. Trừ trường hợp hình thành lại toàn bộ<br />
mạng. Tuy nhiên, tốc độ vẫn tăng đáng kể khi các tiến trình được thực hiện song song<br />
trên các hệ thống máy chủ lớn như Main frame. Do vậy, tốc độ được đánh giá theo<br />
hàm logarit của dữ liệu. Ngoài ra còn có thể phát triển mạng theo hướng kết nối các<br />
cây theo kiểu nối tiếp hoặc hình sao để tránh tính ràng buộc của cây. Hay có thể<br />
hình thành các cây Multicast từ các trưởng cụm từ các thông điệp overhear giữa các<br />
nút có cường độ thu phát mạnh. Theo cách này tận dụng càng hiệu quả băng thông và<br />
năng lực của nút. Trong tương lai gần nhóm nghiên cứu sẽ nghiên các mô hình mạng<br />
kết hợp các mô hình này để đưa ra kết quả tốt hơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyen Thanh Long, Nguyen Duc Thuy, Pham Huy Hoang, “Research on<br />
Applying Hierachical Clustered Based Routing Technique Using Artificial<br />
Intelligence Algorithms for Quality of Service of Service Based Routing, Internet<br />
of Things and Cloud Computing”. Special Issue: Quality of Service of Service<br />
Based Routing. Vol. 3, No. 6-1, 2015, pp. 1-8. doi:<br />
10.11648/j.iotcc.s.2015030601.11.<br />
[2]. Nguyen Thanh Long, Nguyen Duc Thuy, Pham Huy Hoang, “Research on<br />
Innovating and Applying Evolutionary Algorithms Based Hierarchical Clustering<br />
and Multiple Paths Routing for Guaranteed Quality of Service on Service Based<br />
Routing, Internet of Things and Cloud Computing”. Special Issue:Quality of<br />
Service of Service Based Routing. Vol. 3, No. 6-1, 2015, pp. 9-15. doi:<br />
10.11648/j.iotcc.s.2015030601.12.<br />
[3]. Kartheek Srungaram, Dr. MHM Krishna Prasad, “Enhanced cluster based<br />
routing protocol for MANETS”. Department of Information Technology,<br />
JNTUK-UCEV, Vizianagaram, A.P, India.<br />
[4]. Candida Ferreira, Departamento de Ciências Agrárias, “Gene Expression<br />
Programming: A New Adaptive Algorithm for Solving Problems”, Universidade<br />
dos Açores, 9701-851 Terra-Chã, Angra do Heroísmo, Portugal<br />
[5]. Bibhash Roy, “Ant Colony based Routing for Mobile Ad-Hoc Networks towards<br />
Improved Quality of Services”. Tripura Institute of Technology, Tripura, India.<br />
[6]. Nguyen Thanh Long, Nguyen Duc Thuy, Pham Huy Hoang, “Innovating R Tree<br />
to Create Summary Filter for Message Forwarding Technique in Service-Based<br />
Routing”, Springer, ISBN: 978-3-642-41773-3, LNICST 121, p. 178, 2013.<br />
[7]. Long Thanh Nguyen, Tam Nguyen The, Chien Tran, Thuy Nguyen Duc.<br />
“Applying Multiple Paths Routing Technique Based on Fuzzy Logic and Genetic<br />
Algorithm for Routing Messages in Service - Oriented Routing”: Research on<br />
Innovating, Journal of Scalable Information Systems EAI.<br />
[8]. Kui-Ting Chen, Ke Fan, Yijun Dai and Takaaki Baba, “A Particle Swarm<br />
Optimization with Adaptive Multi-Swarm Strategy for Capacitated Vehicle Routing<br />
Problem”.Research Center and Graduate School of Information, Production and<br />
Systems, Waseda University, 2-7 Hibikino, Kitakyushu, Fukuoka, Japan.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 46, 12 - 2016 113<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
[9]. Anjum A. Mohammed, “Optimal Routing In Ad-Hoc Network Using Genetic<br />
Algorithm”. Information Technology Department, College of Computer and<br />
Information Sciences, King Saud University, KSA,<br />
[10]. Sajid Hussain and Abdul W. Matin, Jodrey, “Hierarchical Cluster-based Routing<br />
in Wireless Sensor Networks”. School of Computer Science, Acadia University<br />
Wolfville, Nova Scotia, Canada,<br />
[11]. Bibhash Roy, “Ant Colony based Routing for Mobile Ad-Hoc Networks towards<br />
Improved Quality of Services”. Tripura Institute of Technology, Narsingarh,<br />
Tripura, India<br />
ABSTRACT<br />
INNOVATING TREE AND MULTICAST ROUTING TO MAKE QoS<br />
MULTIPLE PATHS FOR SERVICE BASED ROUTING<br />
As the content based routing, in the service based routing protocol, the<br />
information can be classified by categories or service classes. However the<br />
upper routing must be based on lower layers to make routing decisions. The<br />
paper aims at purpose to increate QOS of routing by hierarchical clustering<br />
routing by using tree in addition with some advanced techniques multicast<br />
routing, multiple paths, use GENETIC / BEE / ACO to optimize routes to<br />
transmit data. In tree model, the network’s nodes are managed by Bottom-<br />
Up model from leaf nodes to root of the tree. The paper analyzes and assesses:<br />
(i) Setup hierarchical clustering network by using R tree structure; (ii) Making<br />
multicast tree from some cluster heads for fast routing; (iii) Making optimized<br />
route by Ant Colony Optimization; (iv) The paper also mentions the Artificial<br />
Neural Network (ANN) to cluster network. ANN is commonly used in data<br />
clustering and image recognization.<br />
Keywords: MANET, , Service, Routing, Multi-Paths, Bandwidth, Cluster, Tree, Multicast, QOS,<br />
Overhead, Ant, ACO, ANN, Neuron, Network.<br />
<br />
Nhận bài ngày 28 tháng 10 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 01 tháng 11 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2016<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: 1Trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn Thông Hà Nội; *Email: Ntlptpm1@yahoo.com;<br />
2<br />
Viện kỹ thuật Bưu điện, Học Viện Bưu chính Viễn thông;<br />
3<br />
Viện Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: Hoangph@soict.hut.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114 N. T. Long, N. Đ. Thủy, P. H. Hoàng, “Nghiên cứu cây R+… đa đường đa truyền phát.”<br />