6. Nguyễn Mạnh Tề, Lê Diên Hồng, Võ Việt Hà và<br />
cộng sự (2000), "Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi<br />
của phạm nhân và việc quản lý, chăm sóc người nhiễm<br />
HIV/AIDS trong một số trại giam do Bộ Công an quản<br />
lý", Y học thực hành: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa<br />
học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr. 190 - 195.<br />
7. Nguyễn Chí Phi, Đỗ Ánh Nguyệt, Lê Ngọc Yến<br />
và cộng sự (2000), "Khảo sát đặc điểm Y xã hội học và<br />
Y sinh học trên các đối tượng NCMT nhiễm HIV ở các<br />
<br />
tỉnh phía Bắc", Y học thực hành: Kỷ yếu công trình<br />
nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr.<br />
148 - 158. 28<br />
8. UNAIDS (2008). Report on the global AIDS<br />
epidemic. Geneva.<br />
9. WHO, UNAIDS, UNICEF (2007). Towards<br />
universal access: scaling up priority HIV/AIDS<br />
interventions in the health sector: progress report. April.<br />
Geneva. ISBN 978 92 4 159<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN CHOLESTEATOMA TAI TIỀM ẨN QUA NỘI SOI,<br />
CẮT LỚP VI TÍNH, ĐỐI CHIẾU VỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT<br />
NGUYỄN TÂN PHONG<br />
Bộ môn TMH ĐHYHN<br />
TÓM TẮT<br />
Cholesteatoma tai có hai loại bẩm sinh và tích<br />
luỹ. Loại cholesteatoma bẩm sinh (Derlacki 1829)[1]<br />
thường không có triệu chứng viêm, không thủng nhĩ,<br />
nên loại này rất khó phát hiện trước mổ.<br />
Mục tiêu : Đối chiếu lâm sàng, nội soi , CLVT với<br />
phẫu thuật cholesteatma để rút ra kinh nghiệm chẩn<br />
đoán.<br />
Đối tượng: 34 bệnh nhân cholesteatoma không<br />
thủng màng nhĩ được khám nội soi đo thính giác,<br />
phẫu thuật lấy cholesteatoma.<br />
Phương pháp : Đối chiếu kết quả thính lực, lâm<br />
sàng nội soi với CLVT dút ra kinh nghiệm chẩn đoán.<br />
Kết quả: CLVT có 3 vị trí cholesteatomas: ống tai,<br />
hòm nhĩ và đỉnh xương đá (Bảng 3) mỗi vị trí có triệu<br />
chứng lâm sàng và nội soi và thính lực riêng biệt.<br />
Kết luận: Sẹo hẹp ống tai là nguyên nhân của<br />
cholesteatoma ống tai. Cholesteatoma hòm nhĩ<br />
thường điếc dẫn truyền một tai do xương con gián<br />
đoạn đôi khi chóng mặt.<br />
Từ khoá: Cholesteatoma, chụp cắt lớp vi tính<br />
(CLVT)<br />
SUMMARY<br />
Diagnosing<br />
the<br />
cholesteatoma<br />
without<br />
tympanic membrane perforation by endoscopy<br />
and CT Scan compare with the results of surgery<br />
Backgrounds: Cholesteatmas are classified as<br />
congenital or acquired. Congenital cholesteatomas<br />
are defined by Derlacki as an embryonic rest of<br />
epithelial tissue in the ear without tympanic<br />
membrane perforetion and without history of ear<br />
infection. Congenital cholesteatomas may be found<br />
in the middle ear or in the petrous apex .<br />
Objectives: 34 patients with cholesteatomas<br />
without tympanic membrance perforation frome 5 to<br />
44 ages<br />
Methods: Diagnosing cholesteatoma without<br />
tympanic membrane perforation by endoscopy,<br />
Audiometre comper with CT scane.<br />
Results: There are 3 groups defferall symptoms<br />
for 3 positions of the cholesteatomas.<br />
Conclusion: Cholesteatomas located in the<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
tympanic cavity always has the conductive hearing<br />
loss. Cholesteatomas presented in the ear canal<br />
coming from congenital atresia<br />
Keywords: cholesteatoma, CT scan.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù cholesteatom đã được phát hiện từ 1829<br />
bởi nhà bệnh lý học người Pháp Cruveihier với tên<br />
gọi là “U lóng lánh” [3] đến nay sinh bệnh học của<br />
loại u này vẫn còn tồn tại dưới dạng các giả thuyết.<br />
Các nhà bệnh học Tai hiện nay đều thừa nhận cách<br />
phân ra hai loại cholesteatmas nguyên phát và<br />
cholesteatom tích luỹ. Loại cholesteatoma nguyên<br />
phát do Derlacki [4] phát hiện là loại được tạo thành<br />
do sót một mảnh biểu bì trong tai giữa thời kỳ bào<br />
thai. Loại cholesteatoma tai này không có triệu chứng<br />
thủng màng nhĩ cũng như bất cứ triệu chứng viêm tai<br />
nào. Trên lâm sàng thường chỉ phát hiện được loại<br />
cholesteatom có lỗ thủng màng nhĩ. Loại<br />
cholesteatoma không thủng màng nhĩ thường không<br />
có bất cứ một triệu chứng viêm nhiễm nào ở tai nên<br />
rất khó phát hiện, thực tế chỉ phát hiện được sau<br />
phẫu thuật. Hai phần ba trong tổng số cholesteatom<br />
nguyên phát của tai giữa [5] thường có biểu hiện<br />
bằng một khối trắng mờ phía sau màng nhĩ, góc một<br />
phần tư trước trên. Loại cholesteatoma nguyên phát<br />
không chi khu trú trong tai giữa mà còn nằm sâu<br />
trong đỉnh xương đá nữa Trong nghiên cứu này<br />
chúng tôi tập trung nghiên cứu loại Cholesteatom tai<br />
không thủng màng nhĩ hay còn gọi là cholesteatoma<br />
tiềm ẩn chỉ có những dấu hiệu mơ hồ như đau đầu, ù<br />
tai, suy giảm sức nghe [2].<br />
Mục tiêu nghiên cứu:<br />
1) Nghiên cứu lâm sàng, thăm dò chức năng<br />
thính giác, chẩn đoán hình ảnh cholesteatomas tai<br />
tiềm ẩn được xác định qua phẫu thuật và mô bệnh<br />
học.<br />
2) Đối chiếu kết quả thính giác, chụp cắt lớp vi<br />
tính(CLVT) với kết quả phẫu thuật để rút ra kinh<br />
<br />
75<br />
<br />
nghiệm đoán và chỉ định đường vào phẫu thuật loại<br />
cholesteatoma tai này.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
37 bệnh nhân cholesteatoma tai tiềm ẩn gặp tại<br />
khoa TMH - Bệnh viện TMHTW và Việt Nam-Cuba đã<br />
được phẫu thuật<br />
2.Trình tự nghiên cứu<br />
- 37 bệnh nhân nghe kém dẫn truyền hoặc tiếp<br />
nhận một bên tai không rõ nguyên nhân, được khám<br />
lâm sàng, nội soi tai, đo thính lực trước phẫu thuật.<br />
<br />
Ảnh 3. Cholesteatoma hòm tai (CT)<br />
<br />
Ảnh 1. Nội soi tai<br />
<br />
Ảnh 4. Cholesteatoma hòm tai<br />
<br />
Ảnh 2. Thính lực và nhĩ lượng<br />
- Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương tư thế<br />
Coronal và Axial có mở cửa sổ xương ( WW > 1700<br />
H) với lát cắt 1mm để xác định vị trí khối choán chỗ<br />
trong xương thái dương thuộc vị trí tai ngoài, tai<br />
giữa hoặc tai trong. Kết hợp MRI trong chẩn đoán<br />
phân biệt.<br />
- Đối chiếu kết quả chẩn đoán hình ảnh với<br />
thăm dò chức năng tai để xác định vị trí khối u và<br />
những tổn thương đến những chức năng tai do u<br />
gây ra từ đó đề xuất đường vào phẫu thuật thích<br />
hợp<br />
- Đối chiếu kết quả phẫu thuật, mô bệnh học<br />
với lâm sàng và CLVT rút ra kinh nghiệm chẩn đoán<br />
xác định, vị trí và biến chứng của khối<br />
cholesteatoma.<br />
<br />
76<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Các triệu chứng<br />
Triệu chứng<br />
Nghe kém<br />
Đau tai<br />
Liệt mặt<br />
Chóng mặt<br />
Chít hẹp ống tai<br />
N<br />
<br />
n<br />
37<br />
8<br />
3<br />
3<br />
4<br />
37<br />
<br />
Bảng 2. Nội soi tai<br />
Màng nhĩ<br />
Bị che lấp<br />
Đục trắng<br />
Dày đục đỏ<br />
Túi co lõm<br />
<br />
n<br />
9<br />
16<br />
8<br />
4<br />
<br />
Bảng 3. Vị trí cholesteatoma trên CLVT<br />
Vị trí<br />
Ống tai<br />
Hòm tai<br />
Xương chũm<br />
N<br />
<br />
n<br />
7<br />
19<br />
11<br />
37<br />
<br />
Bảng 4. Vị trí cholesteatoma trong các ngăn hòm<br />
tai<br />
Vị trí<br />
Thượng nhĩ<br />
Trung - hạ nhĩ<br />
Toàn bộ<br />
N<br />
<br />
n<br />
3<br />
4<br />
<br />
Trong<br />
Ngoài<br />
19<br />
11<br />
37<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Triệu chứng bệnh cholesteatom tai màng nhĩ<br />
đóng kín rất nghèo nàn và mơ hồ như ù tai, nghe<br />
kém đây là hai triệu chứng sớm và thường xuyên có<br />
mặt nhưng người bệnh rất ít đến khám vào giai đoạn<br />
này. Đại đa số đến khám vào giai đoạn đã huỷ hoại<br />
chuỗi xương con gây điếc dẫn truyền nặng hoặc điếc<br />
tiếp nhận do bệnh tích lan vào tai trong. Thậm chí<br />
một số khám vào giai đoạn đã biến chứng liệt mặt<br />
hoặc chóng mặt do dò ống bán khuyên (Bảng1).<br />
Trường hợp soi tai thấy khối mờ trắng đục sau<br />
màng nhĩ hoặc ống tai bị chít hẹp dù là bẩm sinh<br />
hay sau chấn thương hoặc lỗ dò sàn ống tai ngay<br />
cạnh phải nghĩ đến khối cholesteatoma nằm ngay<br />
sau đó.<br />
2. CLVT có thể khẳng định khối u là<br />
cholesteatoma những trường hợp sau: Thứ nhất<br />
khối u nằm ở ngay trong vị trí chít hẹp ống tai.<br />
Trường hợp này cholesteatom hình thành từ phần<br />
da ống tai không được thông khí phía trong vị trí chít<br />
hẹp theo thuyết chôn vùi [4]. Thứ hai u nằm ngay<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
dưới ống tai sụn phồng sàn ống tai , trên đỉnh chỗ<br />
phồng có lỗ dò thì khối u này là cholesteatoma hình<br />
thành từ biểu bì lợp trong lòng đường dò tai- cổ bẩm<br />
sinh. Những u xương chũm, tai giữa hoặc đỉnh<br />
xương đá cần chụp thêm MRI [6] nếu là<br />
cholesteatom thì sẽ thấy ảnh rất rõ nét ở giai đoạn<br />
T2 (95% trường hợp). Những trường hợp chóng mặt<br />
hoặc điếc tai trong CLVT có thể giúp xác định<br />
nguyên nhân và vị trí tổn thương thành ngoài mê đạo<br />
từ khối cholesteatom hòm nhĩ hoặc thành trong mê<br />
đạo từ khối cholesteatom đỉnh xương đá. CLVT<br />
không những giúp xác định vị trí khối u mà còn giúp<br />
lựa chọn đường phẫu thuật thích hợp.<br />
3. Vai trò thính lực đồ rất có giá trị trong chẩn<br />
đoán khu trú vị trí khối u đặc biệt là khối u hòm nhĩ .<br />
Khối cholesteatoma hòm nhĩ thường gây tổn thương<br />
chuỗi xương con nên thính lực đồ thường có điếc<br />
dẫn truyền với khoảng cách giữa đường khí và<br />
đường xương (ABG) trên 40dB [2].<br />
4. Đối với khối cholesteatoma ống tai<br />
ngoài,xương chũm hoặc xương đá chúng tôi sử dụng<br />
đường rạch trước tai để vào xương chũm lấy u trái lại<br />
loại u chỉ khu trú trong hòm nhĩ chúng tôi sử dụng kỹ<br />
thuật nội soi xuyên ống tai mở màng nhĩ lấy u mà<br />
không cần mở xương chũm.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Những trường hợp nghe kém tiếp nhận một tai<br />
cần chụp CLVT xương thái dương ,nếu có hình ảnh<br />
khối ở đỉnh xương đá thì MRI sẽ đóng vai trò quyết<br />
định chẩn đoán hoặc loại trừ Cholesteatoma.<br />
2. Triệu chứng chức năng như điếc dẫn truyền,<br />
chóng mặt hoặc liệt mặt rất có giá trị chẩn đoán vị trí<br />
cholesteatoma hòm nhĩ nhất là khi đối chiếu với<br />
CLVT.<br />
3. Trường hợp chít hẹp ống tai không hoàn toàn<br />
bẩm sinh hay mắc phải thì khối mờ ở phần ống tai<br />
xương phía trong đoạn chít hẹp trên CLVT chắc chắn<br />
là khối cholesteatoma.<br />
“Công trình nghiên cứu được thông qua tại Hội<br />
đồng Khoa học Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương<br />
tháng 11/2006”<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Byron J., Bailley J.B.: Otitis media with<br />
effusion. Head and neck surgery. Otolaryngology.<br />
Lippincot company, Philadelphia, 1993.<br />
2. Byrol J., Bailley J.B.: Auditory function test.<br />
Head and neck surgery. Otolaryngology. Lippincot<br />
company, Philadelphia. 1994.<br />
3. Sheehy, J.L.: Acquired cholesteatoma in aduls.<br />
Otolaryngol Clin North Am.. 1989.<br />
4. Eric E. Smouha, M., FACS. Cholesteatoma.<br />
Thieme Medical Publishers, Inc. 333 Seventh Ave,<br />
New York, NY 10001. 2012.<br />
5. Louw L. (2010), Acquered cholesteatoma<br />
pathogenesis: stepwise explanation. J Laryngol Otol.<br />
124[6]: p. 587-93<br />
6. Nguyễn Tấn Phong, Điện quang trong tai mũi<br />
họng, Nhà xuất bản Y học. 2005.<br />
<br />
77<br />
<br />