Nghiên cứu chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu gene ureA từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày - tá tràng
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày việc so sánh phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA và xét nghiệm nhanh urease (RUT) trong chẩn đoán nhiễm H. pylori từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày, xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng bằng hai phương pháp PCR và RUT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu gene ureA từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày - tá tràng
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Nghiên cứu chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu gene ureA từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày - tá tràng Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Thị Mai Ngân, Nguyễn Duy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Mục tiêu: (1) So sánh phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA và xét nghiệm nhanh urease (RUT) trong chẩn đoán nhiễm H. pylori từ mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày; (2) Xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng bằng hai phương pháp PCR và RUT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 106 bệnh nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng được lấy mẫu mô sinh thiết qua nội soi dạ dày để thực hiện RUT, rồi tách chiết DNA và thực hiện PCR với mồi đặc hiệu gene ureA của H. pylori. Kết quả: PCR đặc hiệu gene ureA và RUT tương đồng cao trong chẩn đoán nhiễm H. pylori (κ = 0,885; 95%CI: 0,796 – 0,974). Tuy nhiên, PCR phát hiện thêm 5 (10,4%) ca nhiễm H. pylori trong số RUT âm tính; và chỉ 1 (1,7%) ca RUT dương tính có kết quả PCR âm tính. Tỷ lệ nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng kết hợp cả hai phương pháp là 53,7%. Tỷ lệ này cao nhất ở nhóm loét dạ dày – tá tràng, 75% (p = 0,015) và nhóm không biết về tiền sử nhiễm và điều trị, 63,5% (p = 0,029). Kết luận: Phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA có thể giúp phát hiện nhiều trường hợp nhiễm H. pylori bị bỏ sót khi chẩn đoán bằng RUT. Tỷ lệ nhiễm H. pylori còn khá cao, đặc biệt ở nhóm loét dạ dày – tá tràng, và nhóm không biết về tiền sử nhiễm và điều trị H. pylori của bản thân. Từ khoá: Gene ureA, H.pylori, bệnh lý dạ dày - tá tràng Abstract Diagnosis of Helicobacter pylori in gastric biopsy specimens of patients with gastroduodenal diseases by polymerase chain reaction using ureA gene-specific primers Ha Thi Minh Thi, Nguyen Thi Mai Ngan, Nguyen Duy Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Objectives: (1) To compare PCR method using ureA gene-specific primers and rapid urease test (RUT) for the diagnosis of H. pylori infection in gastric biopsy specimens; and (2) to determine the prevalence of H. pylori infection among patients with gastroduodenal diseases by the combination of both methods. Materials and method: Gastric biopsy specimens were collected from by endoscopy from 106 patients with gastroduodenal diseases. H. pylori infection was determined by the rapid urease test (RUT), followed by the PCR using ureA gene-specific primers. Results: This study reveals a high-level concordance (κ = 0.885; 95%CI: 0.796 – 0.974) between PCR and RUT for the diagnosis of H. pylori infection. However, PCR detected H. pylori in 5 (10.4%) of RUT-negative patients; and only 1 (1.7%) of RUT-positive cases were PCR-negative. The prevalence of H. pylori infection diagnosed by both PCR and RUT methods was 53.7%. The H. pylori infection was prevalent in gastroduodenal ulcers and patients with unknown medical history, 75% (p = 0.015) and 63.5% (p = 0.029), respectively. Conclusion: PCR using ureA gene-specific primers can detect several cases with H. pylori infection overlooked by RUT. The prevalence of H. pylori infection was still high, particularly in gastroduodenal ulcers and patients with an unknown medical history. Key words: rapid urease test (RUT), H. pylori, ureA gene-specific primers 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thư quốc tế (IARC) đã xác nhận H. pylori là tác nhân Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại xoắn gây ung thư dạ dày nhóm I [2]. Vi khuẩn này có thể khuẩn, vi hiếu khí gây bệnh ở người. Khoảng 80% nhiễm ở mọi lứa tuổi, với tỷ lệ ở các khu vực thay loét dạ dày và 95% loét hành tá tràng là do nhiễm đổi từ 20–80% [1], tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam khoảng H. pylori [1]. Từ năm 1994, Cơ quan nghiên cứu ung 55,5–74,6% [3]. Việc chẩn đoán nhiễm H. pylori để Địa chỉ liên hệ: Hà Thị Minh Thi, email: htmthi@huemed-univ.edu.vn DOI: 10.34071/jmp.2020.2.7 Ngày nhận bài: 16/3/2020; Ngày đồng ý đăng: 22/4/2020 43
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 điều trị tiệt trừ là hết sức cần thiết, đóng vai trò chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng kỹ thuật PCR với quan trọng trong dự phòng ung thư dạ dày. cặp mồi đặc hiệu gene ureC và bước đầu cho kết Ngày nay, các kỹ thuật chẩn đoán nhiễm H. pylori quả đáng tin cậy [8]. Một số tác giả cho rằng bất kỳ đang được sử dụng chủ yếu dựa trên mẫu sinh thiết một mẫu mô sinh thiết nào có kết quả dương tính niêm mạc dạ dày như nuôi cấy, mô bệnh học, xét với hai phản ứng PCR khuếch đại hai đoạn gene đích nghiệm nhanh urease (RUT: Rapid urease test) và kỹ có trình tự bảo thủ khác nhau đều có thể cho phép thuật PCR (Polymerase chain reaction); hoặc chẩn chẩn đoán có nhiễm H. pylori [9]. Vì vậy, việc tối ưu đoán bằng kỹ thuật không xâm nhập như test thở, hóa thêm một quy trình PCR chẩn đoán nhiễm H. phát hiện kháng thể trong huyết thanh, phát hiện pylori từ mẫu sinh thiết là điều cần thiết. Để nâng kháng nguyên trong phân... [1]. cao chất lượng chẩn đoán phục vụ điều trị bệnh, Việc nuôi cấy H. pylori đòi hỏi môi trường đặc chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau: hiệu, mất nhiều thời gian, tỷ lệ thành công phụ (1) So sánh phương pháp PCR đặc hiệu gene thuộc nhiều vào từng phòng xét nghiệm, vì vậy ít ureA và xét nghiệm nhanh urease trong chẩn đoán được sử dụng trong thực hành lâm sàng để chẩn nhiễm Helicobacter pylori từ mẫu mô sinh thiết niêm đoán nhiễm H. pylori, mà thường chỉ được sử dụng mạc dạ dày. khi cần chẩn đoán đề kháng kháng sinh [4]. Mô bệnh (2) Xác định tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở học được xem có độ nhạy và đặc hiệu cao, tuy nhiên bệnh nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng bằng phương nhiều nhà khoa học tỏ ra hoài nghi việc chỉ khảo sát pháp PCR đặc hiệu gene ureA kết hợp xét nghiệm hình thái vi khuẩn mà có thể khẳng định đó là H. nhanh urease. pylori [1]. Test thở tuy có điểm thuận tiện cho bệnh nhân là không xâm nhập nhưng chi phí quá cao (giá 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thành đắt hơn cả nội soi chẩn đoán bệnh lý dạ dày – 2.1. Đối tượng nghiên cứu tá tràng) vì vậy thường ưu tiên sử dụng để theo dõi Bệnh nhân được nội soi dạ dày – tá tràng tại hiệu quả điều trị sau một liệu trình tiệt trừ H. pylori. Trung tâm Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Trường Đại Xét nghiệm nhanh urease (RUT) nhằm phát hiện học Y Dược Huế vì các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh enzyme urease của vi khuẩn H. pylori là loại enzyme lý dạ dày tá tràng (như đầy bụng, khó tiêu, đau, nóng giúp vi khuẩn này sống được trong môi trường acid rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn…), với kết quả nội dạ dày do phân hủy urea thành carbon dioxide và soi có thương tổn niêm mạc dạ dày–tá tràng và có ammonia. RUT được thực hiện đơn giản và nhanh chỉ định sinh thiết niêm mạc dạ dày để chẩn đoán chóng tại phòng nội soi, tuy nhiên độ nhạy có thể nhiễm H. pylori bằng RUT. Thời gian từ tháng 6 đến giảm khi mật độ vi khuẩn thấp, ở bệnh nhân bị tháng 10 năm 2019. xuất huyết, hoặc có sử dụng các thuốc ức chế bơm Tiêu chuẩn loại trừ: Có điều trị kháng sinh và/ proton, bismuth, kháng sinh [5]… hoặc bismuth trong vòng 4 tuần trước khi nội soi, Với sự ra đời và phát triển không ngừng của các điều trị kháng thụ thể H2 histamin và/hoặc ức chế kỹ thuật sinh học phân tử, việc chẩn đoán nhiễm bơm proton trong vòng 2 tuần trước khi nội soi. H. pylori có thể được thực hiện bằng kỹ thuật PCR Cỡ mẫu: N = 106 khuếch đại gene đặc hiệu của vi khuẩn này như 2.2. Phương pháp nghiên cứu ureA, ureC, 16S rRNA, hpaA [6]. Kỹ thuật PCR được Bước 1: Chọn mẫu tại Trung tâm Nội soi Tiêu hóa thực hiện dựa trên DNA được chiết tách từ mẫu sinh - Ghi nhận thông tin chung của bệnh nhân, thăm thiết niêm mạc dạ dày, thậm chí là mẫu sinh thiết khám lâm sàng, kết quả nội soi. đã được thực hiện RUT. Chẩn đoán nhiễm H. pylori - Thu thập mẫu mô sinh thiết niêm mạc dạ dày. bằng kỹ thuật PCR có thể khắc phục được một số Bước 2: Xét nghiệm nhanh urease (RUT) nhược điểm nói trên của RUT [7]. - Thực hiện RUT trên các mẫu sinh thiết niêm Mỗi kỹ thuật chẩn đoán đều có ưu nhược điểm mạc dạ dày của bệnh nhân bằng bộ kit Urease N.S nhất định và không có kỹ thuật đơn độc nào được VA.A01–001A (Việt Á). xem là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán xác định - Kết quả dương tính được xác định nếu chất thử nhiễm H. pylori. Vì vậy việc phối hợp ít nhất hai chuyển từ màu vàng sang đỏ trong vòng 30 phút sau phương pháp là biện pháp được khuyến cáo trong khi đặt mẫu mô sinh thiết vào ống thử; kết quả âm thực hành lâm sàng [1]. tính nếu chất thử không đổi màu. Tại Trung tâm Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện trường - Những mẫu mô sinh thiết sau khi đọc kết quả Đại học Y Dược Huế, chẩn đoán nhiễm H. pylori đã RUT được chuyển vào ống đựng dung dịch TE, rồi được thực hiện thường quy bằng phương pháp RUT. chuyển lên Bộ môn Di truyền Y học, Trường Đại học Năm 2017, chúng tôi đã khảo sát giá trị của việc Y Dược Huế để lưu trữ ở -20oC và phân tích DNA. 44
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Bước 3: Tách chiết DNA từ mẫu mô sinh thiết đã - Thành phần phản ứng: 12,5 µl GoTaq Green được thực hiện RUT MasterMix (Promega), 10 pmol mỗi mồi, 100 ng - Mẫu mô sinh thiết được nghiền nhỏ trong DNA khuôn mẫu và nước cất cho đủ 25 µl. dung dịch TE, sau đó tách DNA bằng bộ sinh phẩm - Điều kiện nhiệt độ: Biến tính ban đầu 95oC, 5 Wizard Genomic DNA Purification (Promega), theo phút; 30 chu kỳ 95oC 1 phút, 62oC 1 phút, 72oC 1 protocol chuẩn. phút; kéo dài cuối cùng 72oC 8 phút (Máy Applied - Dung dịch DNA sau khi tách chiết được đo nồng Biosystems 2720). độ và đánh giá độ tinh sạch bằng máy NanoDrop, rồi - Đọc kết quả: Sản phẩm PCR được điện di trên lưu trữ ở -20oC cho đến khi phân tích. gel agarose 1% có bổ sung Red view (thuốc nhuộm Bước 4: Chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng kỹ thuật DNA), hiệu điện thế 80V, 30 phút, kèm thang chuẩn PCR đặc hiệu gene ureA 100 bp. Xem hình ảnh điện di dưới đèn cực tím. - Hóa chất thực hiện PCR: GoTaq Green Master- Mix (Promega) Kích thước sản phẩm là 279 bp. Đọc kết quả chỉ - Cặp mồi đặc hiệu gene ureA của H. pylori được khi sản phẩm PCR xuất hiện ở mẫu chứng dương thiết kế bởi Vinette [10] với trình tự mồi như sau: và không có ở mẫu chứng âm. Có sản phẩm PCR: HpF1: 5’- GATAAGTTGATGCTCCACTACGCTG -3’ nhiễm H. pylori, không có sản phẩm PCR: không HpB25: 5’- CTCAATAGGGGTATGCACGGTTAC -3’ nhiễm H. pylori. 3. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Đặc điểm Số Tỷ lệ % Tuổi ( ± SD = 41,2 ± 14,1) < 40 51 48,1 ≥ 40 55 51,9 Giới Nam 54 50,9 Nữ 52 49,1 BMI (*) Gầy 9 8,5 Bình thường 69 65,1 Tiền béo phì 23 21,7 Béo phì 5 4,7 TỔNG 106 100 (*): BMI được phân nhóm theo tiêu chuẩn dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO). Tỷ lệ các nhóm tuổi, giới tính tương đương nhau. Phần lớn các bệnh nhân có BMI bình thường. Bảng 2. Đặc điểm bệnh lý dạ dày – tá tràng Đặc điểm lâm sàng Số Tỷ lệ % Bệnh lý dạ dày – tá tràng Viêm dạ dày (n = 75) 70,8 Viêm hang-thân vị 36 48,0 Viêm hang vị 35 46,7 Viêm thân vị 4 5,3 Loét dạ dày – tá tràng (n = 28) 26,4 Loét dạ dày-tá tràng 4 14,3 Loét thân vị 1 3,6 Loét hang vị 7 25,0 Loét bờ cong nhỏ 1 3,6 Loét tá tràng 15 53,6 Khó tiêu chức năng (FD) (n = 3) 3 2,8 45
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Tiền sử nhiễm và điều trị H. pylori H. pylori (+), có điều trị thành công 38 35,8 H. pylori (-) 5 4,7 Không biết 63 59,4 TỔNG 106 100 Đa số các bệnh nhân thuộc nhóm viêm dạ dày. Khoảng một phần ba số bệnh nhân có tiền sử điều trị H. pylori thành công. Hơn một nửa số bệnh nhân không biết tiền sử bệnh lý. 3.2. Kết quả chẩn đoán nhiễm H. pylori Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR chẩn đoán nhiễm H. pylori M: thang chuẩn 100 bp; làn 17 chứng dương; làn 18 chứng âm. Làn 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14: kết quả PCR âm tính. Làn 6, 8, 10, 15, 16: kết quả PCR dương tính. Bảng 3. So sánh độ tương đồng giữa hai phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori RUT (%) Phương pháp chẩn đoán Dương tính Âm tính Tổng Dương tính 57 (98,3) 5 (10,4) 62 (58,5) PCR Âm tính 1 (1,7) 43 (89,6) 44 (41,5) Tổng 58 (54,7) 48 (45,3) 106 (100) Hệ số Cohen’s Kappa: κ = 0,885 (95%CI: 0,796 – 0,974); p (McNemar test) = 0,219 Hai phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA và RUT tương đồng trong chẩn đoán nhiễm H. pylori. 10,4% ca RUT (-) có kết quả PCR (+); và chỉ 1,7% ca RUT (+) có PCR (-). Tỷ lệ nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng PCR cao hơn RUT 3,8%, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (kiểm định McNemar). 3.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân dạ dày–tá tràng được chẩn đoán bằng kết hợp cả hai phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA và RUT Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng kết hợp cả hai phương pháp Đặc điểm nhóm nghiên cứu Số ca (+) Tỷ lệ % p Tuổi < 40 (n = 51) 29 56,9 0,538 (*) ≥ 40 (n = 55) 28 50,9 Giới Nam (n = 54) 33 61,1 0,123 (*) Nữ (n = 52) 24 46,2 BMI Gầy (n = 9) 5 55.6 Bình thường (n = 69) 36 52,2 0,983 (**) Tiền béo phì (n = 23) 13 56,5 Béo phì (n = 5) 3 60,0 TỔNG (n = 106) 57 53,7 (*): Kiểm định Chi bình phương; (**): Kiểm định Fisher’s exact 46
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 Tỷ lệ nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng kết hợp cả hai phương pháp là 53,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giữa các nhóm khi xét theo theo tuổi, giới và BMI. Bảng 5. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori và bệnh lý dạ dày – tá tràng Đặc điểm lâm sàng Số ca (+) Tỷ lệ % p (Fisher’s exact) Bệnh lý dạ dày – tá tràng 0,015 Viêm (n = 75) 35 46,7 Loét (n = 28) 21 75,0 Khó tiêu chức năng (n =3) 1 33,3 Tiền sử nhiễm và điều trị H. pylori 0,029 H. pylori (+), có điều trị (n = 38) 16 42,1 H. pylori (-) (n = 5) 1 20,0 Không biết (n = 63) 40 63,5 TỔNG (n = 106) 57 53,7 Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao nhất ở nhóm loét dạ dày – tá tràng và nhóm không biết về tiền sử nhiễm và điều trị, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 4. BÀN LUẬN Tuy nhiên, phương pháp PCR tỏ ra ưu thế hơn khi 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu phát hiện thêm 5 (10,4%) trường hợp nhiễm H. Nghiên cứu này được thực hiện trên 106 bệnh pylori nhưng kết quả RUT âm tính, trong khi đó PCR nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng được nội soi chẩn chỉ âm tính ở 1 (1,7%) trường hợp có RUT dương đoán tại Trung tâm Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện tính (Bảng 3). Do đó, tỷ lệ nhiễm H. pylori được phát Trường Đại học Y Dược Huế. Tuổi trung bình của hiện bằng phương pháp PCR là 58,5%, cao hơn 3,8% nhóm nghiên cứu là 41,2 ± 14,1, trong đó nhóm so với phương pháp RUT (chỉ 54,7%). Tuy nhiên, dưới 40 tuổi chiếm 48,1%, nhóm từ 40 tuổi trở lên kiểm định McNemar cho thấy sự khác biệt này chưa chiếm 51,9%. Tỷ lệ nam và nữ trong nhóm nghiên có ý nghĩa thống kê, có lẽ do cỡ mẫu khảo sát còn cứu không có sự khác biệt, lần lượt là 50,9% và nhỏ (n = 106). 49,1%. Phần lớn các bệnh nhân có BMI ở mức bình Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thường, 65,1% (Bảng 1). sự khác biệt trong phát hiện nhiễm H. pylori giữa Về các bệnh lý dạ dày – tá tràng, đa số trong hai phương pháp PCR và RUT, với ưu thế thuộc về nhóm nghiên cứu là viêm dạ dày, với phần lớn là phương pháp PCR, như nghiên cứu của Oktem- viêm hang vị có hoặc không có kèm viêm thân vị, Okullu trên 109 bệnh nhân cho thấy PCR phát hiện chiếm 70,8%. Bệnh loét dạ dày – tá tràng chiếm được 28 trường hợp nhiễm H. pylori âm tính với 26,4%, trong đó hơn một nửa là loét tá tràng. Chỉ có RUT, trong khi PCR chỉ âm tính ở 6 trường hợp có 3 trường hợp, chiếm 2,8% là bệnh lý khó tiêu chức RUT dương tính, hệ số Kappa trong nghiên cứu của năng (FD). Trong số các bệnh nhân thuộc nhóm tác giả là 0,34 (tương đồng yếu) [11]. Nghiên cứu nghiên cứu, 35,8% có tiền sử nhiễm H. pylori và đã của Lage trên 104 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ nhiễm được điều trị, có 4,7% đã từng nội soi chẩn đoán H. pylori được phát hiện bằng PCR và RUT lần lượt bệnh dạ dày–tá tràng và xác định không nhiễm H. là 38,5% và 34,6%, chênh lệch 3,9% tương tự như pylori. Đặc biệt, có đến 59,4% bệnh nhân không biết nghiên cứu của chúng tôi [12]. Nghiên cứu của rõ tiền sử bệnh lý và tình trạng nhiễm H. pylori cũng Nevoa trên 85 mẫu cho thấy tỷ lệ phát hiện nhiễm như các phác đồ điều trị (Bảng 2). H. pylori của RUT chỉ 17,6%, trong khi của PCR là 4.2. Kết quả chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng 83,4% [13]. PCR và RUT Trong chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng phương Kết quả điện di sản phẩm PCR đặc hiệu gene pháp RUT, khả năng âm tính giả có thể cao vì sự sử ureA ở Hình 1 cho thấy các băng phù hợp kích thước dụng kháng sinh, bismuth hoặc ức chế bơm proton 279 bp, không có băng sản phẩm không đặc hiệu. trước đó, đây cũng là lý do dẫn đến sự chênh lệch Chứng dương và chứng âm đạt tiêu chuẩn. cao về tỷ lệ dương tính giữa hai phương pháp chẩn Kết quả so sánh độ tương đồng giữa hai phương đoán trong nghiên cứu của Nevoa, tác giả đã không pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori cho thấy hệ số loại trừ các bệnh nhân sử dụng thuốc trước đó 2-4 Cohen’s Kappa: κ = 0,885 (95%CI: 0,796–0,974). tuần. Ngược lại, nghiên cứu của chúng tôi đã loại Như vậy, hai phương pháp của nghiên cứu này có độ trừ những bệnh nhân dùng kháng sinh hoặc bismuth tương đồng cao trong chẩn đoán nhiễm H. pylori. trong vòng 4 tuần, ức chế bơm proton trong vòng 2 47
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 tuần trước khi xét nghiệm, nên những trường hợp cho thấy nhóm BMI > 23,1 có tỷ lệ nhiễm H. pylori âm tính với RUT nhưng dương tính với PCR là do yếu cao hơn nhóm còn lại, với OR = 2,91 (95% CI: 2,01 – tố khác. Những nguyên nhân lý giải trong trường 4,20) [18]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hợp này là độ nhạy của RUT có thể bị ảnh hưởng nhiễm H. pylori ở nhóm gầy và bình thường là 55,6% bởi số lượng và khả năng sống của vi khuẩn trong và 52,2%, trong khi ở nhóm tiền béo phì và béo phì mẫu mô sinh thiết [13]. Vì vậy, việc chẩn đoán nhiễm là 56,5% và 60,0%; tuy nhiên sự khác biệt không có H. pylori bằng phương pháp PCR có thể khắc phục ý nghĩa thống kê. được hạn chế này của RUT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi còn khảo sát 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân dạ dày mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm H. pylori và các nhóm – tá tràng được chẩn đoán bằng kết hợp cả hai bệnh lý dạ dày – tá tràng, cũng như các nhóm có phương pháp PCR đặc hiệu gene ureA và RUT và không có tiền sử điều trị H. pylori. Kết quả ở Kết quả ở Bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ nhiễm H. pylori cao nhất ở khi chẩn đoán bằng kết hợp cả hai phương pháp PCR nhóm loét dạ dày – tá tràng, lên đến 75%; trong đặc hiệu gene ureA và RUT là 53,7%. Tỷ lệ nhiễm H. khi ở nhóm viêm dạ dày tỷ lệ nhiễm là 46,7%; và pylori này nằm trong phạm vi tỷ lệ nhiễm chung ở đặc biệt ở nhóm khó tiêu chức năng chỉ 33,3%; sự các bệnh nhân dạ dày – tá tràng ở Việt Nam, 55,5– khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,015. Theo 74,6% [3]. Một nghiên cứu cắt ngang trên 270 bệnh y văn, khoảng 80% loét dạ dày và 95% loét hành tá nhân được nội soi dạ dày – tá tràng tại các bệnh viện tràng là do nhiễm H. pylori [1], trong khi đó viêm dạ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2010 có tỷ lệ dày và khó tiêu chức năng có thể do nhiều nguyên nhiễm H. pylori là 65,6% [14]. nhân tiềm tàng khác ngoài yếu tố H. pylori nên tỷ lệ Một khảo sát năm 2014 – 2015 tại miền Trung nhiễm H. pylori trong nhóm loét cao hơn nhóm viêm trên 412 bệnh nhân viêm dạ dày mạn có tỷ lệ nhiễm và khó tiêu chức năng là hoàn toàn hợp lý. Khó tiêu H. pylori là 59,5%, tương đương tỷ lệ nhiễm hiện chức năng là một rối loạn của dạ dày mà có thể do nay. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các bệnh nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là do yếu tố nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng tại Việt Nam hầu như tâm thần như stress, trầm cảm, trạng thái lo lắng; trên 50%. Thực trạng này đặt ra một gánh nặng về hoặc lối sống, chế độ ăn...[19]. Vì vậy, khá nhiều y tế cũng như kinh tế trong việc điều trị tiệt trừ vi bệnh nhân rối loạn khó tiêu chức năng bị bỏ sót xét khuẩn H. pylori. Do phác đồ điều trị H. pylori khá nghiệm chẩn đoán nhiễm H. pylori. Tuy nhiên theo phức tạp, phối hợp nhiều thuốc vừa kháng sinh vừa Suzuki, điều trị tiệt trừ H. pylori cho bệnh nhân khó ức chế bơm proton, đồng thời phác đồ này có nhiều tiêu chức năng có nhiễm vi khuẩn này đã cải thiện tác dụng phụ cho bệnh nhân như mệt mỏi, mất ngủ, triệu chứng kể, đặc biệt là ở các nước châu Á, nơi buồn nôn... nên tỷ lệ không tuân thủ phác đồ điều trị mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này khá cao, thì hiệu quả khá cao. Ngoài ra, do tình hình sử dụng kháng sinh ở điều trị càng gia tăng đáng kể [20]. Việt Nam khá tùy tiện làm gia tăng tỷ lệ đề kháng của Đối với các bệnh nhân dạ dày – tá tràng có nhiễm H. pylori với các kháng sinh thuộc các phác đồ điều H. pylori thì ý thức tuân thủ liệu trình điều trị là hết trị như clarithromycin, levofloxacine, tetracycline và sức quan trọng, ngoài ra cần phải có kế hoạch theo metronidazole [15], [16]. Đó là những lý do làm cho dõi lâu dài cho bệnh nhân, đề phòng tái nhiễm cũng tỷ lệ nhiễm H. pylori hầu như không hề giảm, mặc dù như kháng trị. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân đủ để áp dụng tỷ lệ tái nhiễm trong nhóm đã có tuân thủ phác đồ các phác đồ điều trị tiêu chuẩn. điều trị là 42,1%. Điều này cho thấy yếu tố sinh hoạt Kết quả ở Bảng 4 còn cho thấy sự khác biệt về gia đình và cộng đồng đóng vai trò khá quan trọng. tỷ lệ nhiễm H. pylori theo tuổi, giới và BMI trong Những thói quen không tốt trong ăn uống của người nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê. Hầu hết Việt Nam như dùng đũa, muỗng lấy thức ăn chung, các nghiên cứu về nhiễm H. pylori ở các vùng khác dùng chung nước chấm thức ăn... là những yếu tố nhau của Việt Nam đều cho thấy không có sự khác nguy cơ cần tránh. Ngoài ra, trong nghiên cứu này biệt về tuổi giới trong tỷ lệ nhiễm [8]. Nghiên cứu có đến 63 bệnh nhân (chiếm 59,4%) không hề biết của Aftab tại Bangladesh trên 133 bệnh nhân dạ dày bản thân đã có nhiễm H. pylori và điều trị hay chưa. – tá tràng cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ Trong số này, có thể có nhiều người bị nhiễm và đã lệ nhiễm H. pylori giữa các nhóm tuổi và giới [17]. điều trị mà không biết. Việc không có ý thức về bệnh Trong khi đó, một nghiên cứu của Siddiqui ở Pakistan tình của bản thân cho thấy nhóm này có thể có tỷ lệ trên 698 bệnh nhân dạ dày – tá tràng cho thấy tỷ lệ khá cao không tuân thủ phác đồ điều trị. Đây cũng nhiễm H. pylori nổi trội ở nhóm tuổi 31 – 50 tuổi là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ đề [18]. Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Siddiqui còn kháng kháng sinh của H. pylori. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm H. 48
- Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 2, tháng 4/2020 pylori hiện nay tăng cao ở nhóm bệnh nhân không 5.1. Chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng phương biết tiền sử nhiễm và điều trị H. pylori là điều hợp lý. pháp PCR đặc hiệu gene ureA thực hiện từ mẫu mô Tỷ lệ nhiễm ở nhóm này lên đến 63,5%, cao hơn so sinh thiết có tỷ lệ tương đồng cao với xét nghiệm với nhóm có điều trị mà tái nhiễm (42,1%) và nhóm nhanh urease (RUT), tuy nhiên phương pháp chẩn tiền sử âm tính nhưng nay dương tính (20%), với sự đoán bằng PCR có thể giúp phát hiện nhiều trường khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,029. hợp bị bỏ sót khi chẩn đoán đơn thuần bằng RUT. 5.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân dạ dày 5. KẾT LUẬN – tá tràng còn khá cao, đặc biệt ở nhóm bệnh loét dạ Qua nghiên cứu trên 106 bệnh nhân bệnh lý dạ dày – tá tràng được chẩn đoán bằng nội soi, chúng dày – tá tràng, và nhóm không biết về tiền sử nhiễm tôi rút ra một số kết luận như sau: và điều trị H. pylori của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Patel SK, Pratap CB, Jain AK, Gulati AK, Nath G, from Gastric Biopsy Specimens and Comparison of (2014), Diagnosis of Helicobacter pylori: What should be Multiplex - Urease PCR Results with Rapid Urease Test and the gold standard?. World J Gastroenterol, 20(36), 12847– Histopathology. Clin Microbiol, 6(2), 3–6. 12859. 12. Lage AP, Godfroid E, Fauconnier A, Burette A, 2. IARC Helicobacter pylori Working Group, (2014), Butzler JP, Bollen A, Glupczynski Y, (1995), Diagnosis of Helicobacter pylori eradication as a strategy for preventing Helicobacter pylori infection by PCR: Comparison with gastric cancer. International Agency for Research on other invasive techniques and detection of cagA gene in Cancer 150 cours Albert Thomas Lyon Cedex 08, France. gastric biopsy specimens. J Clin Microbiol, 33(10), 2752– Lyon, France, 1–59. 2756. 3. Ha TMT, Le TNU, Nguyen VN, Tran VH, (2019), 13. Nevoa R, Menezes G, Lopes A, Hemelly F, Morelli Association of TP53 gene codon 72 polymorphism with M, Barbosa M, (2017), Molecular technique for detection Helicobacter pylori-positive non-cardia gastric cancer in and identification of Helicobacter pylori in clinical Vietnam. J Infect Dev Ctries, 13(11), 984–991. specimens : a comparison with the classical diagnostic 4. Megraud F, (1997), How should Helicobacter pylori method. J Bras Patol e Med Lab, 53(February), 13–19. infection be diagnosed?. Gastroenterology, 113(6 SUPPL.). 14. Nguyen T., Uchida T, Tsukamoto Y, Trinh DT, Ta L, 5. Lerang F, Moum B, Mowinckel P, Haug JB, Mai BH, Le SH, Thai KD, Ho DD, Hoang HH, Matsuhisa T, Ragnhildstveit E, Berge T, Bjørneklett A, (1998), Accuracy Okimoto T, Kodama M, Murakami K, Fujioka T, Yamaoka of seven different tests for the diagnosis of Helicobacter Y, Moriyama M, (2010), Helicobacter pylori infection and pylori infection and the impact of H2-receptor antagonists gastroduodenal diseases in Vietnam: A cross-sectional, on test results. Scand J Gastroenterol, 33(4), 364–369. hospital-based study. BMC Gastroenterol, 10, no 6. Khalifehgholi M, Shamsipour F, Ajhdarkosh H, pagination. Daryani NE, Reza Pourmand M, Hosseini M, Ghasemi A, 15. Phan TN, Santona A, Tran VH, Tran TNH, Le VA, Hasan Shirazi M, (2013), Comparison of five diagnostic Cappuccinelli P, Rubino S, Paglietti B, (2015), High rate of methods for Helicobacter pylori. Iran J Microbiol, 5(4), levofloxacin resistance in a background of clarithromycin- 396–401. and metronidazole-resistant Helicobacter pylori in 7. Wahab H, Khan T, Ahmad I, Jan A, (2015), Detection Vietnam. Int J Antimicrob Agents, 45(3), 244–248. of H . pylori by PCR method using ureA and ureC gene 16. Tran VH, Ha TMT, Le PTQ, Phan TN, Tran TNH, in gastric biopsy sample Detection of H . pylori By PCR (2019), Characterisation of point mutations in domain Method using UreA and UreC Gene in Gastric Biopsy V of the 23S rRNA gene of clinical Helicobacter pylori Sample. J Pure Appl Microbiol ·, 9(January), 50–55. strains and clarithromycin-resistant phenotype in central 8. Hà TMT, Trần VH, (2017), Chẩn đoán nhiễm Vietnam. J Glob Antimicrob Resist, 16, 87–91. Helicobacter pylori bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain 17. Aftab H, Yamaoka Y, Ahmed F, Khan AKA, reaction) ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Tạp Chí Nội Khoa, Subsomwong P, Miftahussurur M, Uchida T, Malaty HM, 4, 274–282. (2018), Validation of diagnostic tests and epidemiology of 9. Cirak MY, Yilmaz D, Turet S, Ozdek A, Bayiz U, Helicobacter pylori infection in Bangladesh. J Infect Dev Samim E, (2003), Detection of Helicobacter pylori and Its Ctries, 12(5), 305–312. CagA Gene in Tonsil and Adenoid Tissues by PCR. Arch 18. Siddiqui B, Yakoob J, Abbas Z, Azmat R, Fatima Otolaryngol - Head Neck Surg, 129(11), 1225–1229. SS, Awan S, (2018), Distribution of Helicobacter pylori 10. Vinette KMB, Gibney KM, Proujansky R, Fawcett infection and abnormal body-mass index (BMI) in a PT, (2004), Comparison of PCR and clinical laboratory tests developing country. J Infect Dev Ctries, 12(5), 342–346. for diagnosing H. pylori infection in pediatric patients. 19. Madisch A, Andresen V, Enck P, Labenz J, Frieling BMC Microbiol, 4, 1–7. T, Schemann M, (2018), The diagnosis and treatment of 11. Oktem-Okullu S, Tiftikçi A, Saruc M, Cicek B, functional dyspepsia. Dtsch Arztebl Int, 115(13), 222–232. Vardareli E, Tozun N, Kocagöz T, Sezerman U, Yavuz A-S, 20. Suzuki H, Moayyedi P, (2013), Helicobacter pylori Sayi-Yazgan A, (2017), A Multiplex - UreasePCR Assay infection in functional dyspepsia. Nat Rev Gastroenterol for Detection of Helicobacter pylori Infection Directly Hepatol, 10(3), 168–174. 49
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VỊ TRÍ SINH THIẾT DẠ DÀY THÍCH HỢP TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG THỬ NGHIỆM UREASE NHANH
16 p | 148 | 14
-
Nghiên cứu gen cagA và VacA trên các chủng Helicobacter Pylori kháng kháng sinh phân lập từ bệnh nhi tại Việt Nam
10 p | 67 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi, hội chứng ruột kích thích theo ROME IV ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng nhiễm Helicobacter pylori
7 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan gây thiếu máu ở trẻ em nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
7 p | 9 | 3
-
Đánh giá giá trị của nội soi NBI trong chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính
7 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori kháng clarithromycin bằng sinh học phân tử
7 p | 34 | 3
-
Giá trị của xét nghiệm urea hơi thở trong chẩn đoán nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em trên 5 tuổi đau bụng tái diễn
8 p | 47 | 3
-
Giá trị của xét nghiệm kháng nguyên HP trong phân trong chẩn đoán nhiễm helicobacter pylori có triệu chứng ở trẻ em
7 p | 72 | 3
-
Mối liên quan giữa helicobacter pylori và chuyển sản ruột ở dạ dày
5 p | 42 | 2
-
Rối loạn chuyển hóa sắt ở bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori
5 p | 20 | 2
-
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori và mối liên quan với bệnh dạ dày tăng áp cửa ở bệnh nhân xơ gan
6 p | 9 | 2
-
Chẩn đoán và theo dõi sau điều trị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em bằng xét nghiệm HpSA
5 p | 68 | 1
-
Đánh giá giá trị thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính
4 p | 2 | 1
-
Giá trị của thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi
7 p | 11 | 1
-
Mối liên quan phối hợp của đa hình codon 72 gene TP53 và nhiễm helicobacter pylori với ung thư dạ dày
6 p | 53 | 1
-
Thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm Helicobacter pylori tại ba bệnh viện quận trong thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
6 p | 42 | 1
-
So sánh giá trị của thử nghiệm hơi thở 13C, thử nghiệm urease và huyết thanh trong chẩn đoán nhiễm helicobacter pylori
8 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn