intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chế độ khử trùng và môi trường nuôi cấy khởi động mẫu củ cây hoa huệ (Poliant tuberosa L)

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẫu củ cây hoa huệ được khử trùng bằng các hoá chất chính là HgCl2 và javen ở các nồng độ và thời gian khác nhau. Sau khi khử trùng, mẫu được cấy trên môi trường tạo chồi (có bổ sung saccaroza và BAP với hàm lượng khác nhau) và được cấy trên môi trường tạo mô sẹo (có bổ sung auxin với các loại và nồng độ khác nhau).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chế độ khử trùng và môi trường nuôi cấy khởi động mẫu củ cây hoa huệ (Poliant tuberosa L)

Nguyễn Thị Thu Huyền và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 93(05): 123 - 126<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ KHỬ TRÙNG VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY KHỞI<br /> ĐỘNG MẪU CỦ CÂY HOA HUỆ (Polianthes tuberosa L)<br /> Nguyễn Thị Thu Huyền*, Vũ Thanh Sắc, Bùi Thị Hoạt<br /> Trường Đại học Khoa học- ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mẫu củ cây hoa huệ được khử trùng bằng các hoá chất chính là HgCl2 và javen ở các nồng độ và<br /> thời gian khác nhau. Sau khi khử trùng, mẫu được cấy trên môi trường tạo chồi (có bổ sung<br /> saccaroza và BAP với hàm lượng khác nhau) và được cấy trên môi trường tạo mô sẹo (có bổ sung<br /> auxin với các loại và nồng độ khác nhau). Các kết quả thu được như sau: 1. Chế độ khử trùng thích<br /> hợp nhất cho mẫu củ hoa huệ là HgCl2 0,2% trong 15 phút kết hợp với javen 15% trong vòng 10<br /> phút; 2. Môi trường có bổ sung 30g/l saccaroza và 5mg/l BAP là thích hợp cho tái sinh chồi trực<br /> tiếp từ các mắt ngủ; 3. Môi trường có bổ sung 1,5 mg/l2,4D là thích hợp nhất cho tạo mô sẹo từ<br /> mẫu củ cây hoa huệ.<br /> Từ khoá: Cây hoa huệ, khử trùng, nuôi cấy khởi động, mẫu củ, mô sẹo<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Từ xa xưa con người đã biết đến tác dụng<br /> chữa bệnh của hoa huệ, củ hoa huệ được dùng<br /> làm thuốc trị liệu và chế ra các loại dầu thơm.<br /> Bên cạnh đó, giá trị thẩm mỹ của hoa huệ<br /> được nhiều người quan tâm, hoa huệ tượng<br /> trưng cho sự trong sạch và thanh tao nên rất<br /> được ưa chuộng trong các dịp lễ tết [1] [4]. Ở<br /> nước ta, cây hoa huệ được trồng chủ yếu tại<br /> miền Bắc và Nam Trung bộ. Hoa huệ là cây<br /> trồng chính và đem lại thu nhập khá cao cho<br /> người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần<br /> đây, bệnh hại trên cây hoa huệ xuất hiện<br /> nhiều, đặc biệt trong đó có một bệnh rất khó<br /> trị là bệnh chai bông. Tác nhân gây bệnh hiện<br /> vẫn chưa xác định được. Bệnh xuất hiện trên<br /> diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất và<br /> phẩm chất hoa [2].<br /> Hiện nay, nhân giống cây hoa huệ chủ yếu là<br /> phương pháp truyền thống, sủ dụng phương<br /> pháp này rất dễ lây lan các mầm bệnh có sẵn<br /> trong củ, làm cho năng suất và diện tích trồng<br /> hoa huệ hàng năm không ổn định, phẩm chất<br /> hoa kém, giống ngày càng thoái hóa [2] [4].<br /> Nhằm góp phần khắc phục những khó khăn<br /> trong sản xuất giống hoa huệ, chúng tôi đã<br /> tiến hành nghiên cứu môi trường nuôi cấy in<br /> vitro cây hoa huệ làm cơ sở bước đầu cho<br /> việc hình thành quy trình nhân giống in vitro.<br /> Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một<br /> *<br /> <br /> Tel: 0984 373161<br /> <br /> số kết quả nghiên cứu bước đầu về chế độ<br /> khử trùng, môi trường tái sinh trực tiếp chồi<br /> và môi trường tạo mô sẹo từ mẫu củ của cây<br /> hoa huệ.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Vật liệu: Cây hoa huệ (Polianthes tuberosa<br /> L.) do Trung tâm Giống cây trồng Thái<br /> Nguyên cung cấp.<br /> Phương pháp khử trùng mẫu: Củ hoa huệ<br /> được rửa sạch, ngâm trong nước xà phòng<br /> loãng 30 phút rồi rửa lại dưới vòi nước chảy 5<br /> phút. Trong box cấy, mẫu được tráng bằng<br /> cồn 70% thời gian 1 phút rồi khử trùng với<br /> HgCl2, javen ở các nồng độ và khoảng thời<br /> gian khác nhau. Cuối cùng, mẫu được tráng<br /> lại bằng nước cất vô trùng 3 lần sau đó cắt<br /> thành các mảnh nhỏ và cấy lên môi trường.<br /> Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí<br /> nghiệm được tiến hành trên môi trường MS<br /> có cải tiến, bổ sung 6,5 g/l aga.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Ảnh hưởng của HgCl2, javen đến hiệu quả<br /> khử trùng củ hoa huệ<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả khử<br /> trùng của HgCl2 với nồng độ là 0,1% và 0,2%<br /> ở các mức thời gian khác nhau đối với mẫu củ<br /> của hoa huệ. Ngoài ra, để tăng hiệu quả khử<br /> trùng mẫu, chúng tôi tiến hành khử trùng kết<br /> hợp giữa HgCl2 và javen ở các nồng độ khác<br /> nhau với các mức thời gian khác nhau. Sau 3<br /> tuần theo dõi kết quả thể hiện ở bảng 1.<br /> 123<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Huyền và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy, HgCl2<br /> ở các nồng độ và thời gian khác nhau cho<br /> hiệu quả khử trùng là khác nhau rõ rệt. Do<br /> mẫu củ hoa huệ nằm dưới đất nên có chứa<br /> nguồn nấm bệnh và vi khuẩn rất nhiều. Vì<br /> vậy, khử trùng HgCl2 ở nồng độ 0,1% cho tỷ<br /> lệ nhiễm rất cao (từ 50,8% đến 92,15 %).<br /> Tăng nồng độ HgCl2 lên 0,2% thì thấy tỉ lệ<br /> mẫu nhiễm giảm rõ rệt (từ 20,82% đến<br /> 73,23%) nhưng nếu thời gian khử trùng quá<br /> lâu làm tăng tỉ lệ mẫu chết. Như vậy, sử dụng<br /> HgCl2 0,2 % cho hiệu quả khử trùng tốt hơn<br /> HgCl2 ở nồng độ 0,1 %.<br /> Để tăng hiệu quả khử trùng, chúng tôi kết hợp<br /> HgCl2 0,2% trong 15 phút với javen ở các<br /> nồng độ và các mức thời gian khác nhau. Sau<br /> 3 tuần theo dõi, kết quả cho thấy hiệu quả khử<br /> trùng tăng lên rõ rệt. Ở tất cả các công thức<br /> thí nghiệm đều cho tỉ lệ mẫu sống cao hơn so<br /> với các công thức chỉ sử dụng HgCl2. Tuy<br /> nhiên nếu sử dụng javen nồng độ cao và thời<br /> gian kéo dài cũng làm tăng tỉ lệ mẫu chết.<br /> Như vậy, chế độ khử trùng phù hợp với mẫu<br /> củ hoa huệ là phối hợp HgCl2 0,2% trong 15<br /> phút và javen 15% trong 10 phút cho tỉ lệ mẫu<br /> sống cao nhất đạt 50,91%. Kết quả này không<br /> chênh lệch nhiều so với nghiên cứu của<br /> <br /> 93(05): 123 - 126<br /> <br /> Nguyễn Thị Thanh Y, 2009 [3], khử trùng<br /> bằng HgCl2 0,1% trong 15 phút kết hợp với<br /> Ca(OCl)215% trong 20 phút cho tỉ lệ mẫu<br /> sống cao nhất đạt 58,33%.<br /> Ảnh hưởng của hàm lượng saccaroza tới<br /> quá trình phát sinh hình thái (PSHT) mẫu<br /> Mẫu củ sau khi khử trùng, được cấy trên môi<br /> trường MS có bổ sung saccarose với các nồng<br /> độ: 10; 20; 30; 40mg/l, sau 4 tuần theo dõi kết<br /> quả được thể hiện ở bảng 2.<br /> Từ kết quả bảng 2 chúng tôi thấy hàm lượng<br /> đường ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mẫu PSHT,<br /> số chồi trung bình (TB) TB/mẫu và chiều cao<br /> TB của chồi. Khi tăng hàm lượng đường từ<br /> 10g/l lên 30g/l thì tỷ lệ mẫu PSHT tăng lên rõ<br /> rệt, cụ thể tỷ lệ mẫu PSHT đạt cao nhất ở hàm<br /> lượng saccaroza là 30g/l (86,67%), hình thái<br /> mẫu xanh, mập, phát triển tốt nhất trong các<br /> công thức thí nghiệm. Đồng thời, chiều cao<br /> TB chồi đạt 1,27cm; số chồi TB/mẫu đạt cao<br /> nhất 3,78 chồi. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng<br /> hàm lượng đường lên 40g/l thì sẽ ức chế mẫu<br /> PSHT, tỷ lệ mẫu PSHT giảm xuống rõ rệt còn<br /> 62,5%. Đồng thời, chiều cao TB chồi và số<br /> chồi TB/mẫu thấp.<br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của HgCl2, javen đến hiệu quả khử trùng củ hoa huệ<br /> HgCl2<br /> <br /> Javen<br /> <br /> 0,1 %<br /> <br /> -<br /> <br /> 0,2 %<br /> <br /> -<br /> <br /> 10%<br /> 0,2 %<br /> trong 15<br /> phút<br /> <br /> 15 %<br /> <br /> 20 %<br /> <br /> Thời gian<br /> (phút)<br /> 5<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 5<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm (% )<br /> <br /> Tỷ lệ chết (%)<br /> <br /> Tỷ lệ sống (%)<br /> <br /> 92,15±3,21<br /> 80,16±2,12<br /> 60,25±1,56<br /> 50,80±1,54<br /> 73,23±2,32<br /> 55,36±1,87<br /> 36,51±2,01<br /> 20,82±1,78<br /> 24,79±1,45<br /> 20,52±2,31<br /> 17,37±2,36<br /> 16,01±1,42<br /> 10,23±0,57<br /> 8,87±0,23<br /> 8,49±1,02<br /> 6,25±0,89<br /> 3,21±0,15<br /> <br /> 2,15±1,56<br /> 10,64±0,32<br /> 24,44±0,23<br /> 30,88±1,10<br /> 8,82±2,02<br /> 12,43±0,67<br /> 21,21±2,45<br /> 38,88±0,83<br /> 29,59±1,34<br /> 31,97±3,05<br /> 33,82±1,39<br /> 33,08±1,25<br /> 42,20±2,89<br /> 45,50±2,56<br /> 42,98±2,46<br /> 46,72±3,12<br /> 59,29±3,27<br /> <br /> 5,7±1,15<br /> 9,20±0,68<br /> 15,31±2,31<br /> 18,32±2,25<br /> 17,95±1,14<br /> 32,21±1,20<br /> 42,28±3,13<br /> 40,20±1,54<br /> 45,62±2,89<br /> 47,69±2,65<br /> 48,81±2,09<br /> 50,91±1,35<br /> 47,57±1,45<br /> 45,63±2,36<br /> 48,53±1,48<br /> 46,76±2,42<br /> 37,50±0,57<br /> <br /> 124<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Huyền và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 93(05): 123 - 126<br /> <br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của hàm lượng saccaroza tới quá trình phát sinh hình thái mẫu<br /> Hàm lượng<br /> saccaroza (g/l)<br /> 0<br /> 10<br /> 20<br /> 30<br /> 40<br /> Nồng độ<br /> BAP (mg/l)<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> Chiều cao TB<br /> Số chồi<br /> Hình thái mẫu phát sinh<br /> PSHT (%)<br /> của chồi (cm)<br /> TB/mẫu<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> 0<br /> Mẫu không PSHT<br /> 60,43±2,02<br /> 0,45±0,00<br /> 2,52±0,01<br /> Xanh, phát triển chậm<br /> 73,57±2,51<br /> 0,66±0,01<br /> 2,96±0,00<br /> Xanh, phát triển tốt<br /> 86,67±1,22<br /> 1,27±0,01<br /> 3,78±0,02<br /> Xanh, mập, phát triển tốt<br /> 62,5±2,01<br /> 1,03±0,02<br /> 2,92±0,01<br /> Xanh, phát triển tốt<br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của BAP tới quá trình phát sinh hình thái mẫu<br /> <br /> Chiều cao TB<br /> Số chồi<br /> Tỷ lệ mẫu<br /> Hình thái mẫu phát sinh<br /> chồi (cm)<br /> TB/mẫu<br /> PSHT (%)<br /> 0,00<br /> 0<br /> 0,00<br /> Mẫu không PSHT<br /> 0,23±0,01<br /> 1,58±0,02<br /> 25,3 ± 2,14<br /> Kém, phát triển chậm<br /> 0,78±0,02<br /> 1,97±0,01<br /> 45,7 ± 0,48<br /> Xanh, phát triển chậm<br /> 0,96±0,02<br /> 2,54±0,01<br /> 60,2 ± 2,67<br /> Xanh, phát triển chậm<br /> 1,38±0,03<br /> 3,78±0,00<br /> 86,67 ± 1,95<br /> Xanh, mập<br /> 2,01±0,02<br /> 3,84±0,01<br /> 91,87 ± 2,35<br /> Xanh, mập, phát triển nhanh<br /> 1,59±0,01<br /> 2,78±0,02<br /> 58,35 ± 1,78<br /> Xanh nhạt, mảnh, phát triển chậm<br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của nhóm auxin tới quá trình tạo mô sẹo ở củ hoa huệ<br /> <br /> Nồng độ<br /> (mg/l)<br /> NAA<br /> 0,2<br /> <br /> 30 ngày<br /> 41,35±1,56<br /> <br /> Nồng độ<br /> (mg/l)<br /> 2,4 D<br /> 0,2<br /> <br /> 20 ngày<br /> 33,05±0,67<br /> <br /> 20 ngày<br /> 40,00±0,94<br /> <br /> 30 ngày<br /> 60,23±1,13<br /> <br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> 50,53±1,01<br /> 62,58±1,82<br /> <br /> 67,51±2,53<br /> 82,78±1,98<br /> <br /> 1<br /> 1,5<br /> <br /> 60,68±1,64<br /> 80,35±2,31<br /> <br /> 79,15±2,15<br /> 97,77±2,26<br /> <br /> 2,5<br /> 3,5<br /> <br /> 71,98±1,23<br /> 63,95±1,91<br /> <br /> 90,25±2,04<br /> 70,71±2,35<br /> <br /> 2,5<br /> 3,5<br /> <br /> 77,35±1,78<br /> 65,01±1.01<br /> <br /> 70,12±1,25<br /> 50,34±1,35<br /> <br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)sau<br /> <br /> Ảnh hưởng của hàm lượng BAP tới quá<br /> trình phát sinh hình thái mẫu<br /> Sử dụng môi trường MS bổ sung 30 g/l<br /> saccarose, 6,5 g/l agar và BAP ở các nồng độ<br /> khác nhau. Kết quả thu được ở bảng 3.<br /> Kết quả cho thấy nồng độ BAP ảnh hưởng rõ<br /> rệt đến tỷ lệ mẫu PSHT, chiều cao chồi và số<br /> chồi/ mẫu. Khi tăng nồng độ BAP từ 1 mg/l<br /> lên 5 mg/l thì tỷ lệ mẫu PSHT, chiều cao chồi<br /> và số chồi TB/mẫu tăng dần. Tuy nhiên, khi<br /> tăng nồng độ BAP lên 6 mg/l thì tỷ lệ mẫu<br /> PSHT giảm xuống, mẫu phát triển chậm,<br /> không mập. Vậy, nồng độ BAP phù hợp cho<br /> tái sinh trực tiếp chồi là 5mg/l.<br /> Ảnh hưởng của nhóm auxin tới quá trình<br /> tạo mô sẹo ở củ hoa huệ<br /> Mẫu củ sau khi khử trùng được cấy trên môi<br /> trường tạo mô sẹo có bổ sung kích thích sinh<br /> trưởng thuộc nhóm auxin là NAA và 2,4D ở<br /> các nồng độ: 0,2; 1; 1,5; 2,5, 3,5 mg/l kết quả<br /> thu được thể hiện ở bảng 4.<br /> <br /> Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)sau<br /> <br /> Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thuộc<br /> nhóm auxin, chúng tôi nhận thấy mẫu đã cảm<br /> ứng tạo mô sẹo ở các vết cắt sau 20 ngày. Tuy<br /> nhiên, kết quả tạo mô sẹo có sự sai khác giữa<br /> NAA và 2,4D. Khi bổ sung 2,4-D vào môi<br /> trường, chúng tôi nhận thấy mô sẹo hình<br /> thành sớm hơn, đều và đẹp hơn các công thức<br /> bổ sung NAA ở cùng nồng độ. Về hình thái,<br /> khối mô sẹo có màu vàng hoặc trắng sùi lên<br /> tại các mép cắt, kích thước của khối mô sẹo<br /> ngày càng tăng và lan rộng vào trong mẫu<br /> cấy. Sau 30 ngày, tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo cao<br /> nhất đạt 97,77% trên môi trường bổ sung 1,5<br /> mg/l 2,4 D.<br /> <br /> 125<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Huyền và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 93(05): 123 - 126<br /> <br /> - Môi trường có bổ sung 30g/l sacaroza và<br /> 5mg/l BAP là thích hợp cho tái sinh chồi trực<br /> tiếp từ các mắt ngủ.<br /> - Môi trường có bổ sung 1,5 mg/l2,4D là thích<br /> hợp nhất cho tạo mô sẹo từ mẫu củ cây hoa huệ.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - Chế độ khử trùng thích hợp nhất cho mẫu củ<br /> hoa huệ là HgCl2 0,2% trong 15 phút kết hợp<br /> với javen 15% trong vòng 10 phút<br /> <br /> [1]. Phạm Văn Hiển, Nguyễn Văn Thuận, Phạm<br /> Kim Mãn, (1998), “Kết quả bước đầu nghiên cứu<br /> di thực cây Dioscorea floribunđa”, Tạp chí dược<br /> học, số 1, trang 8-10.<br /> [2]. Huỳnh Thị Huế Trang, Lê Hồng Giang, Nguyễn<br /> Bảo Toàn, (2007), “Phục hồi giống hoa huệ trắng<br /> (Polianthes tuberosa L) nhiễm bệnh chai bông bằng<br /> nuôi cấy phân sinh mô chồi”, Báo cáo khoa học, Hội<br /> nghị khoa học–Công nghệ sinh học thực vật trong<br /> công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa.<br /> [3]. Nguyễn Thị Thanh Y, (2009), “ Nghiên cứu<br /> xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa<br /> huệ hương”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp,<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.<br /> [4]. http:www.thaythuoccuaban.vn<br /> <br /> SUMMARY<br /> STUDY ON STERILIZED REGULATION AND INITIAL CULTURE MEDIUM<br /> OF TUBEROSE BULB SAMPLE OF Polianthes tuberosa L<br /> Nguyen Thi Thu Huyen*, Vu Thanh Sac, Bui Thi Hoat<br /> College of Sciences – Thai Nguyen University<br /> <br /> Bulb samples were sterilized mainly by HgCl2 and javen in different experiments of concentration<br /> and time. After sterilized, the samples were cultured in bud creation medium (medium was added<br /> with different mount of saccharose and BAP) and in callus creation medium adding different<br /> concentration of auxin. The result showed 3 main conclusions. The first, best tuberose sterilized<br /> regulation is 0.2 percent of HgCl2 in 15 minutes combined with 15 percent javen in 10 minutes.<br /> The second, medium, added with 30g/l of saccharose and 5mg/l BAP is the most suitable for direct<br /> bud regeneration from sleep node. The last, medium with 1.5 mg/ml of 2,4D is the most suitable<br /> for callus creation from bulb tuberose samples.<br /> Key words: tuberose, sterilization, initial culture, bulb sample, callus.<br /> <br /> Ngày nhận bài: , ngày phản biện: , ngày duyệt đăng:<br /> *<br /> <br /> Tel: 0984 373161<br /> <br /> 126<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2