Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CỤM ĐIỀU KHIỂN PHỤ TẢI VÀ<br />
KẾT NỐI MÁY TÍNH CHO LIÊN HỢP DIESEL - MÁY PHÁT<br />
PHỤC VỤ KHẢO NGHIỆM ĐỘNG CƠ<br />
RESEARCHS TO MANUFACTURING OF LOAD CONTROL BOX AND PC CONNECTION FOR COMPLEX UNIT OF DIESEL-GENERATOR, WITH THE AIM<br />
OF TESTING THE ENGINE<br />
Lê Bá Khang<br />
Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha Trang<br />
TÓM TẮT<br />
Nhằm nâng cao độ chính xác, tin cậy cho số liệu đo trên liên hợp diesel-máy phát đáp ứng yêu cầu đào<br />
tạo và nghiên cứu khoa học, chúng tôi thiết kế, chế tạo cụm điều khiển phụ tải kiểu cơ - điện, đồng thời chế tạo<br />
board mạch với các linh kiện điện tử đặc dụng để thu nhận tín hiệu từ các cảm biến và xử lý, truyền dữ liệu<br />
thông qua cổng Com kết nối với máy tính. Chương trình giao tiếp viết trên nền Visual Basic cho phép đọc các<br />
tín hiệu và hiển thị lên màn hình máy tính các thông số tính năng cần thiết của liên hợp khi thiết bị hoạt động.<br />
Thiết bị làm việc ổn định, số liệu chính xác, tin cậy. Liên hợp có khả năng đáp ứng yêu cầu cho việc<br />
nghiên cứu và dạy - học về máy động lực tại Bộ môn Kỹ thuật ô tô, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang.<br />
Từ khóa: Điều khiển, linh kiện điện tử, kết nối<br />
ABSTRACT<br />
This project has an aim to enhanc the accuracy and reliability for measurement data on the Complex<br />
Unit of Diesel-Generator in order to meet the demand for training & study; we research and produce the<br />
Control Box with mechanical-electrical type to control the load, we also produce the electrical board with<br />
special electrical components for receiving the signals from sensors and processing, transmission of data<br />
through the port COM which is connected to the PC.<br />
Based on the Visual Basic program will read the signal and display the parameters on the PC’s screen<br />
when complex unit of Diesel-Generator is operated.<br />
The data are settlet, accurate, reliable. The complex unit of diesel-generator and control box has<br />
the capacity of responding the requirements of the research and training aboar engine at the Automotive<br />
Enginneering Departement Faculty of Mechanics, Nha Trang University.<br />
Keywords: Control Box, PC connected componnents<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu, dầu mỡ bôi<br />
<br />
Liên hợp động cơ diesel - máy phát (hình<br />
<br />
trơn... Tuy nhiên, phương pháp gia tải và thu<br />
<br />
1) tại Bộ môn Kỹ thuật ô tô, khoa Cơ khí dùng để<br />
<br />
nhận số liệu còn đơn giản, nhiều hạn chế. Nhằm<br />
<br />
khảo sát thông số tính năng, xây dựng đường<br />
<br />
nâng cao độ chính xác, tin cậy cho số liệu đo<br />
<br />
đặc tính thực nghiệm… phục vụ giảng dạy và<br />
<br />
đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo và nghiên<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 53<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
cứu khoa học, chúng tôi chế tạo cụm điều khiển<br />
phụ tải và kết nối, hiển thị dữ liệu cho liên hợp<br />
với sự trợ giúp của máy tính và linh kiện điện<br />
tử. Phần nghiên cứu được trình bày sau đây là<br />
nhằm tới mục đích trên.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, THIẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP VÀ<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Cụm điều khiển<br />
phụ tải, board mạch điện tử, phần mềm cho<br />
board mạch, cho máy tính.<br />
- Thiết bị phục vụ nghiên cứu: máy tính PC,<br />
liên hợp động cơ diesel - máy phát…<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng<br />
hợp lý thuyết, chế tạo, thử nghiệm và điều chỉnh.<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
- Nội dung nghiên cứu:<br />
+ Kết cấu, nguyên lý làm việc của liên hợp<br />
động cơ diesel lai máy phát.<br />
+ Phân tích, chọn phương án và thiết kế,<br />
chế tạo cụm điều khiển phụ tải.<br />
+ Thiết kế, chế tạo và viết phần mềm cho<br />
board mạch thu nhận, xử lý, truyền dữ liệu.<br />
+ Thiết kế giao diện, viết phần mềm cho<br />
máy tính, chạy thử và điều chỉnh.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Liên hợp động cơ diesel dẫn động máy<br />
phát<br />
Sơ đồ cấu tạo nguyên lý của liên hợp động<br />
cơ diesel lai máy phát trình bày trên hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Liên hợp động cơ diesel lai máy phát<br />
1- Động cơ diesel;<br />
2- Đồng hồ đo nhiệt độ khí xả;<br />
3- Đồng hồ đo áp lực dầu bôi trơn;<br />
4- Cảm biến nhiệt độ nước vào (đặt trên đường vào) làm mát động cơ;<br />
5- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ra (đặt trên đường ra);<br />
6- Cảm biến nhiệt độ không khí;<br />
7- Máy tính;<br />
8- Bảng táp lô điện;<br />
9- Cụm thu nhận và xử lý dữ liệu;<br />
10- Đồng hồ chỉ báo;<br />
<br />
11- Núm điều chỉnh tải;<br />
12- Áp tô máp;<br />
13- Két làm mát;<br />
14- Quạt làm mát;<br />
15- Bơm nước;<br />
16- Thùng nước;<br />
17- Điện trở;<br />
18- Đinamô;<br />
19- Dây đai;<br />
20- Cảm biến tốc độ động cơ;<br />
21- Đế máy.<br />
<br />
làm thay đổi dòng điện trong mạch điều khiển và<br />
<br />
Nguyên lý hoạt động:<br />
Khi động cơ (1) hoạt động, thông qua bộ<br />
truyền đai (19) dẫn động, máy phát xoay chiều<br />
<br />
dòng điện đi qua các điện trở (17), dẫn đến thay<br />
đổi phụ tải động cơ.<br />
<br />
một pha 10kW, điện áp 220 (18) phát điện.<br />
<br />
Tín hiệu từ các cảm biến truyền đến bộ<br />
<br />
Dòng điện sinh ra được tiêu thụ trên 6 điện trở<br />
<br />
phận thu nhận (9), tại đây tín hiệu được xử lý<br />
<br />
thuần (17) đặt cố định trong thùng nước (16).<br />
<br />
rồi truyền đến cổng Com kết nối với máy tính<br />
<br />
Khi thay đổi vị trí của núm điều chỉnh (11), sẽ<br />
<br />
và trên cơ sở phần mềm được viết, cài đặt sẵn<br />
<br />
v<br />
<br />
54 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
trong máy PC sẽ hiển thị lên màn hình máy tính<br />
giá trị của các thông số cần đo.<br />
Để đảm bảo sự truyền nhiệt ra ổn định của<br />
các điện trở trong thùng nước (16), ngoài việc<br />
lựa chọn loại điện trở, giữ không đổi lượng nước<br />
trong thùng, chúng tôi còn sử dụng bơm (15)<br />
vận chuyển nước và quạt gió (14) giải nhiệt cho<br />
nước khi nó được bơm chuyển lên két (13) rồi<br />
đổ về thùng chứa (16).<br />
2. Thiết kế, chế tạo cụm điều khiển phụ tải<br />
Chúng tôi dựa vào các luận cứ khoa học<br />
phân tích và kết hợp tính hợp lý, chọn ra phương<br />
án thiết kế, chế tạo cụm điều khiển phụ tải cho<br />
liên hợp là loại cơ - điện, có thể điều chỉnh liên<br />
tục phụ tải. Chọn giải pháp giữ không đổi điện<br />
áp, thay đổi dòng điện đến biến trở đến tụ và<br />
Triac để điều chỉnh phụ tải cho động cơ. Mạch<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
điều khiển phụ tải bao gồm 6 TRIAC (loại dùng<br />
cho dòng xoay chiều), 1 DIAC (giữ ổn định tín<br />
hiệu điều khiển TRIAC), 6 điện trở 50kW, 6 điện<br />
trở 1kW, 1 biến trở 1MΩ, 2 tụ điện 0,1mF và 0,01<br />
mF, 6 điện trở Rd, được mắc như sơ đồ tại hình 2.<br />
<br />
Khi hoạt động, dòng điện đi qua điện trở 50k<br />
<br />
đến biến trở, đến tụ C (xoay chiều) và đi qua<br />
TRIAC làm thông mạch các điện trở (Rd).<br />
<br />
Sử dụng cơ cấu xoay - núm vặn (11) để thay<br />
<br />
đổi điện trở của biến trở và dòng nạp vào tụ C,<br />
làm thay đổi thời điểm để kích Triac thông mạch<br />
dẫn đến thay đổi phụ tải (biến trở cùng với tụ C<br />
quyết định độ mở sớm hoặc muộn góc pha điện<br />
áp). Khi xoay núm vặn theo chiều KĐH thì điện<br />
trở của biến trở sẽ giảm, góc mở Triac sẽ sớm<br />
do đó phụ tải sẽ tăng và ngược lại.<br />
<br />
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo nguyên lý mạch điều khiển phụ tải (D-DIAC; T-TRIAC)<br />
<br />
Ở một chế độ cố định (không xoay núm<br />
vặn) điện trở của biến trở không đổi, dòng đi<br />
qua nạp vào tụ không đổi, lúc này TRIAC được<br />
thông dẫn đến dòng đi qua các điện trở trong<br />
một chu kỳ không thay đổi, do đó phụ tải không<br />
<br />
1- Board mạch điều<br />
khiển<br />
2- Dây nối đến cơ<br />
cấu cơ - điện<br />
điều khiển phụ<br />
tải, am pe kế và<br />
vôn kế<br />
3- Ống chứa dây<br />
nối đến 6 điện<br />
trở Rd<br />
4- Biến thế<br />
5- Quạt làm mát<br />
<br />
đổi.<br />
Chúng tôi lắp đặt đồng hồ vôn kế và am<br />
pe kế để theo dõi sự thay đổi các thông số U,<br />
I của đinamô (kiểm tra cho kết quả tổn thất<br />
điện trên dây nối nhỏ không đáng kể). Cụm<br />
điều khiển được chế tạo có khả năng thay đổi<br />
và ổn định liên tục phụ tải với dòng điện từ 5<br />
đến 38 A.<br />
<br />
Hình 3. Cụm điều khiển phụ tải<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 55<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
3. Thiết kế, chế tạo và viết phần mềm cho<br />
<br />
qua các giai đoạn sau: Từ cảm biến tín hiệu<br />
<br />
board mạch thu nhận, xử lý, truyền dữ liệu<br />
<br />
dạng Analog được chuyển thành tín hiệu số AD.<br />
<br />
Board mạch thu nhận, xử lý và truyền dữ<br />
<br />
Tín hiệu số này được xử lý nhờ lập trình tại IC<br />
<br />
liệu đến máy tính được thiết kế, chế tạo trình<br />
<br />
89C51, sau đó truyền qua cổng Com đến máy<br />
<br />
bày trên hình 4. Ở đây, cấu trúc board mạch với<br />
<br />
tính và một lần nữa chương trình tại máy tính sẽ<br />
<br />
các linh kiện được chọn dựa trên tính ứng dụng<br />
<br />
đọc và hiển thị lên màn hình. Cụ thể:<br />
<br />
cao và hợp lý, gồm 3 cụm: Vi điều khiển chính<br />
<br />
Nguồn điện cấp ban đầu cho mạch là điện<br />
<br />
IC 89C51; khối AD có: IC 7406 (đảo tín hiệu), IC<br />
<br />
xoay chiều U = 220V, do biến áp đặt ở ngay đầu<br />
<br />
0809 (biến đổi sang tín hiệu số), IC 74LS 254<br />
<br />
vào mà điện áp được hạ xuống 12VAC, và nhờ<br />
<br />
(đọc giá trị tín hiệu số), IC 7474 (tạo xung dao<br />
<br />
4 diode nắn dòng và ổn áp 7805 mà dòng điện<br />
<br />
động cho AD hoạt động); khối OPTO khử nhiễu<br />
và truyền tín hiệu quang, ngoài ra còn có linh<br />
kiện LT 072 tạo điện áp chuẩn và giữ ổn định<br />
điện áp cho IC 0809 hoạt động.<br />
<br />
xoay chiều được chuyển đổi sang dòng điện<br />
1 chiều 5V cấp cho mạch (chân số 20 của IC<br />
89C51 được nối với masse, chân 40 nối với<br />
nguồn + 5V).<br />
Tín hiệu từ cảm biến được chuyển đến IC<br />
<br />
Phần kết nối với máy tính thông qua cổng<br />
<br />
7406 đến IC 0809 để chuyển thành tín hiệu số<br />
<br />
tiếp nối chuẩn RS 232 (cổng Com) với sự trợ<br />
<br />
AD (đọc cổng nào là do IC 89C51 quyết định qua<br />
<br />
giúp của IC Max 232.<br />
<br />
3 chân địa chỉ của IC 0809) sau đó nó được gửi<br />
qua IC 74LS254 để đọc (giá trị) và ổn định lại rồi<br />
cho ra qua các ngõ của IC này đến OPTO khử<br />
nhiễu trước khi đến IC 89C51.<br />
Phần mềm viết, cài đặt cho board mạch<br />
dưới dạng Assembler. Và tại IC 89C51 nhờ có<br />
trình dịch này nó sẽ xử lý tín hiệu rồi truyền tới<br />
cổng Com của máy tính.<br />
Với sự hỗ trợ của IC Max 232 sẽ chuyển<br />
đổi mức tín hiệu 5V của IC 89C51 thành ± 12V<br />
cuả máy tính. Và nhờ lập trình viết trên nền<br />
Visual Basic được cài vào máy tính PC mà nó sẽ<br />
đọc các tín hiệu (giá trị và địa chỉ) từ IC 89C51<br />
chuyển qua để gán giá trị đó đúng ô hiển thị lên<br />
<br />
Hình 4. Bo mạch thu nhận tín hiệu, xử lý<br />
và truyền dẫn kết nối với máy tính<br />
1- Cụm chuyển đổi điện áp 220V xuống 5V;<br />
2- Khối AD;<br />
3- IC 89C51;<br />
4- Đầu ra kết nối với cổng Com máy tính;<br />
<br />
5- Khối OPTO;<br />
6- Biến áp nguồn;<br />
7- Điện trở lấy dòng.<br />
<br />
màn hình.<br />
Trên board mạch sử dụng 2 linh kiện IC<br />
7805 có nhiệm vụ cấp điện 5V cho 2 khu vực:<br />
biến đổi AD và khu vực xử lý dữ liệu của IC<br />
89C51.<br />
4. Thiết kế giao diện, viết phần mềm cho máy<br />
<br />
Nguyên lý chung:<br />
<br />
tính, chạy thử và điều chỉnh<br />
<br />
Tín hiệu thu nhận được từ các cảm biến khi<br />
<br />
Giao diện được thiết kế khá đơn giản.<br />
<br />
chuyển đến máy tính hiện trên màn hình phải<br />
<br />
Chương trình khảo sát thông số tính năng cuả<br />
<br />
56 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
liên hợp (n, Ne, Gnl, ge, Tm, Tx ...) được viết dựa<br />
vào phần mềm Visual Basic và cài đặt vào<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
liên hợp động cơ diesel dẫn động máy phát khi<br />
hoạt động trình bày trên hình 5.<br />
<br />
máy tính.<br />
Sau khi chạy thử và điều chỉnh, giao diện<br />
của phần mềm và các thông số tính năng của<br />
<br />
Và giá trị các thông số có độ chính xác cao<br />
hơn so với khi sử dụng thiết bị, đồng hồ đo cầm<br />
tay.<br />
<br />
Hình 5 Thông số tính năng của liên hợp diesel - máy phát hiển thị trên giao diện tại màn hình máy tính<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
- Cụm điều khiển phụ tải thiết kế, chế tạo<br />
<br />
nâng cao độ chính xác, tin cậy cho số liệu đo khi<br />
khảo nghiệm động cơ.<br />
<br />
làm việc ổn định, tin cậy, khắc phục được nhược<br />
<br />
- Liên hợp có khả năng đáp ứng yêu cầu<br />
<br />
điểm của phương pháp cơ khí, gia tải theo nấc<br />
<br />
của việc nghiên cứu và dạy - học về máy động<br />
<br />
trước đây.<br />
<br />
lực tại Khoa Cơ khí. Và nếu được, có thể tiếp<br />
<br />
- Sử dụng board mạch linh kiện điện tử để<br />
<br />
tục trang bị nâng cấp liên hợp với các thiết bị<br />
<br />
thu nhận, xử lý, dẫn truyền, kết nối và hiển thị<br />
<br />
đo hiện đại có độ chính xác cao như thiết bị đo<br />
<br />
thông số tính năng của liên hợp lên màn hình<br />
<br />
nhiên liệu (Gnl), thiết bị đo áp suất cháy (pz,), thiết<br />
<br />
máy tính, đã loại bỏ cơ bản yếu tố chủ quan,<br />
<br />
bị đo lọt khí v.v...<br />
<br />
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Vương Khánh Hưng, 2007. Chuyên đề Vi điều khiển họ MSC-51- ứng dụng và lập trình với IC đơn phiến<br />
AT 89C51. Nhà xuất bản Hồng Đức.<br />
2. Đậu Quang Tuấn, 2006. Tự học lập trình Visual Basic 6.0. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.<br />
3. Ngô Diên Tập, 2005. Lập trình ghép nối máy tính trong Windows, NXB Khoa học kỹ thuật.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 57<br />
<br />