Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO BẠC/ĐÁ ONG<br />
ỨNG DỤNG CHO XỬ LÝ VI KHUẨN TRONG NƯỚC<br />
Nguyễn Viết Hùng1, Công Tiến Dũng1, Nguyễn Hoàng Nam2,*, Nguyễn Mạnh Hà1<br />
Tóm tắt: Vật liệu nano bạc/đá ong được điều chế bằng phương pháp phủ nano<br />
bạc (thu được bằng phương pháp phương pháp polyol với tác nhân khử glucozơ<br />
trong môi trường kiềm từ chất đầu AgNO3) lên đá ong. Hạt bạc có kích thước nano<br />
(12 - 26 nm) đã bám dính tốt trên đá ong. Vật liệu nano bạc/đá ong có khả năng<br />
tiêu diệt tốt vi khuẩn trong nước, đặc biệt là E.coli và Colifom. Hiệu suất xử lí<br />
E.Coli ở nồng độ 1,7.105 MPN/100 mL và Colifom ở nồng độ khoảng 2,6.105<br />
MPN/100 mL đạt 100% sau 30 phút.<br />
Từ khóa: Đá ong; Nano Ag; Vi khuẩn; E.coli; Glucozơ.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cùng với việc bảo vệ và cung cấp nguồn nước sạch việc xả thải và xử lý nước thải bị ô<br />
nhiễm trước khi đưa vào môi trường tự nhiên là một vấn đề cấp bách đối với con người.<br />
Ion bạc có khả năng tiêu diệt 650 chủng vi sinh vật gây bệnh cho người [1], do bạc ức<br />
chế quy trình chuyển hóa hô hấp và vận chuyển chất qua màng tế bào vi sinh vật. Bạc có<br />
khả năng phá hủy enzyme vận chuyển chất dinh dưỡng của tế bào vi khuẩn [2], làm rối<br />
loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn. Mặt khác, nguyên tố bạc không có<br />
hại đối với cơ thể con người với liều lượng tương đối cao (theo tổ chức môi trường Mỹ, cơ<br />
thể con người có thể tiếp nhận liên tục 0,3÷0,4 mg Ag+ trong cuộc đời mà không ảnh<br />
hưởng đến sức khỏe) [1-6].<br />
Gần đây, các kết quả nghiên cứu về tính sát khuẩn của bạc đã khẳng định bạc ở kích<br />
thước nano có hiệu quả sát khuẩn cao hơn bạc ở kích thước micro nhiều lần [7, 8]. Để tối<br />
ưu hóa khả năng tiếp xúc với vi khuẩn, nano bạc thường được đưa lên các chất mang có bề<br />
mặt riêng lớn giúp các hạt bạc phân bố đều trên chất mang. Các chất mang thường được sử<br />
dụng trong thực tế là các loại vật liệu như than hoạt tính, polyme và các loại vật liệu có<br />
cấu trúc mao quản khác [8-10].<br />
Đá ong phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới, là loại đất axit có màu đỏ, có cấu trúc rỗng<br />
gồm nhiều lỗ với vách của khung là một khối gồm khoáng sét và các hydroxyt sắt và<br />
nhôm hoặc các oxit ngậm nước của chúng và một lượng nhỏ các hợp chất mangan, titan,<br />
… tạo thành những tâm hấp phụ các hạt mang điện tích bề mặt dương nên nó hứa hẹn là<br />
chất mang hiệu quả với chi phí thấp.<br />
Trong nghiên cứu này, nano bạc được điều chế theo phương pháp polyol, sau đó được<br />
phủ lên đá ong nhằm xử lý vi khuẩn có trong nước.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất<br />
Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu: AgNO3, NaOH, NH4OH có độ tinh khiết PA của<br />
Merck (Đức). C6H12O6 (glucozơ), C17H33COOH (axit oleic) của Trung Quốc.<br />
Chủng sinh vật E. coli, Coliform và môi trường đều ở dạng đông khô được nhập khẩu<br />
trực tiếp từ hãng Merck (Đức).<br />
2.2. Điều chế nano bạc<br />
Nano Ag được điều chế bằng cách: Cho từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào 100 mL dung<br />
dịch AgNO3 0,1 M đến khi xuất hiện kết tủa. Thêm tiếp dung dịch NH3 0,4 % đến khi dung<br />
dịch trong suốt trở lại. Cho PVA vào và khuấy ở nhiệt độ thường trong 1 h. Tiếp tục khuấy<br />
và đun nóng dung dịch đến 70oC rồi thêm một lượng glucozơ xác định khác nhau.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 53<br />
Hóa học & Môi trường<br />
2.3. Chế tạo vật liệu nano Ag phủ lên đá ong<br />
Vật liệu đá ong sau khi đã được đập nhỏ với kích thước 1 – 4 mm, đem nung ở nhiệt độ<br />
600°C trong thời gian 3 h. Rửa sạch bằng nước và sấy khô ở 120°C trong thời gian 8 h.<br />
Dung dịch nano bạc được điều chế ở trên, cho vào đá ong (tỉ lệ thể tích rắn và lỏng là<br />
bằng nhau) và tiếp tục khuấy bằng máy khuấy có cánh ở nhiệt độ 90°C trong 24 h, hỗn<br />
hợp thu được đem sấy khô và nung ở nhiệt độ 350°C trong 3 h.<br />
2.4. Khảo sát khả năng diệt khuẩn của vật liệu<br />
Bước 1: Pha chế môi trường và thu hồi sinh khối vi khuẩn<br />
Môi trường và chủng gốc ATCC để nuôi cấy E. coli và Coliform sử dụng cho mục đích<br />
nghiên cứu là môi trường đông khô được nhập khẩu trực tiếp từ Merck.<br />
Nuôi cấy sinh khối ở 37oC trong 24 h gạt sinh khối trên bề mặt môi trường vào 100 mL<br />
nước cất vô trùng. Lượng sinh khối thu được khoảng 106 – 108 MPN/100 mL.<br />
Bước 2: Khảo sát khả năng diệt khuẩn của vật liệu<br />
Cho 0,1 g vật liệu Ag/đá ong vào 100 mL nước cất vô trùng, lắc nhẹ và đều trong 30<br />
giây. Pha loãng dịch thu được 50 lần. Lấy 1 mL dịch đã pha loãng trên cho vào ống<br />
nghiệm vô trùng rồi bổ sung 0,1 mL dịch canh trường E. coli hoặc Coliform vào để trong<br />
10 phút. Sau đó thêm vào hỗn hợp 5 mL nước muối để trung hòa rồi phân tích lượng vi<br />
sinh vật còn lại.<br />
2.5. Phương pháp và thiết bị sử dụng trong phân tích<br />
Chỉ tiêu Phương pháp/tiêu chuẩn phân tích Thiết bị máy móc sử dụng<br />
pH TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Điện cực đo pH (E01581 Thermo)<br />
COD TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Khối gia nhiệt DRB200<br />
NH4+-N TCVN 6620–2000 (ISO 6778:1984) Điện cực đo amoni (E0581<br />
Thermo)<br />
DO TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815- Máy YSI – 5000<br />
2:2003)<br />
Độ đục TCVN 6184:2008 Máy đo độ đục HI 98703<br />
Coliform, TCVN6187-1:2009 Màng lọc, bộ kit xác định vi sinh<br />
E .coli (ISO 9308-1:2000/Cor 1:2007)<br />
[Ag+] Phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Máy AAS Zeenit 700P - Hãng sản<br />
xuất: Analytik Jena/Đức<br />
Kích thước - Phổ UV-Vis - Máy Optizen 2120 UV/Vis<br />
nano bạc - SEM spectrophotometer<br />
- TEM - Jeol 5410 LV<br />
- Máy LIBRA120<br />
Nano Phổ huỳnh quang tia X Máy EDX-LE<br />
bạc/đá ong<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Điều chế nano bạc<br />
3.1.1 Ảnh hưởng của lượng glucozơ<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của glucozơ đến sự hình thành nano bạc, hàm lượng glucozơ<br />
được thay đổi từ 0,05 – 0,3 g. Các thành phần khác có lượng xác định là 100 mL AgNO3<br />
10-3 M, 26 mL NaOH 0,1 M, 2,5 mL NH3 0,4 %, 1 g PVA, nhiệt độ là 70°C.<br />
<br />
<br />
54 N. V. Hùng, …, N. M. Hà, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano … xử lý vi khuẩn trong nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Kết quả quét bước sóng hấp thụ cực đại trên phổ UV-Vis (hình 1) của dung dịch nano<br />
bạc trong khoảng 400-500 nm cho thấy các pic hấp phụ có λmax xuất hiện tại các giá trị<br />
431,10 nm; 446,45 nm; 437,45 nm, điều đó cho thấy có sự tạo thành các hạt nano bạc. Cũng<br />
từ kết quả đo UV-Vis, ta thấy khi tăng hàm lượng glucozơ cường độ đỉnh hấp thụ tăng. Điều<br />
này là do số lượng hạt nano bạc tạo thành tăng khi tăng lượng chất khử glucozơ. Mặt khác,<br />
vị trí đỉnh hấp thụ chuyển dịch về phía bước sóng dài khi đi từ G1 sang G2 có thể cũng là do<br />
mẫu có kích thước hạt tăng khi tăng lượng chất khử trong vùng khảo sát.<br />
Bảng 1. Kết quả UV-Vis ở các hàm lượng glucozơ khác nhau.<br />
Mẫu G1 G2 G3<br />
Glucozơ (g) 0,05 0,10 0,3<br />
<br />
Kết quả đo λmax 431,10 446,10 437,45<br />
UV-Vis<br />
Imax 0,8 1,13 1,23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Kết quả đo UV-Vis của nano bạc theo hàm lượng glucozơ.<br />
Các ảnh SEM trên hình 2 cho thấy mẫu G1 có hạt chủ yếu nhỏ hơn hoặc bằng 50 nm;<br />
rất ít hạt lớn và chỉ có vài hạt lớn từ 100 – 200 nm. Mẫu G2 chủ yếu là các hạt lớn 100 –<br />
500 nm. Mẫu G3 có khoảng 50% các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 50 nm nhưng<br />
có nhiều màng hạt kết tụ hơn 500 nm. Ảnh SEM cũng cho thấy kích thước hạt nano bạc<br />
phân bố không đồng đều do đó dẫn đến λmax giảm khi đi từ G2 sang G3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Ảnh SEM của dung dịch nano bạc điều chế được<br />
khi dùng hàm lượng glucozơ khác nhau.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 55<br />
Hóa học & Môi trường<br />
Hiện tượng trên có thể là do khi tăng hàm lượng glucozơ, lượng bạc tạo ra cũng tăng<br />
lên nên các hạt nano bạc dễ dàng kết tụ lại với nhau tạo ra kích thước hạt lớn, không đồng<br />
đều và phân tán không tốt trong dung dịch. Như vậy, glucozơ có vai trò như một nguồn<br />
chất khử, nó ảnh hưởng đến kích thước hạt nano bạc được tạo thành.<br />
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng PVA<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của PVA đến sự hình thành nano bạc hàm lượng PVA được<br />
thay đổi từ 0,2 – 1,5 g. Các thành phần khác là 100 mL AgNO3 10-3M, 26 mL NaOH<br />
0,1M, 2,5 mL NH3 0,4%, 0,3 gam glucozơ, nhiệt độ là 70°C. Kết quả khảo sát thu được<br />
trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả đo UV-Vis với hàm lượng PVA khác nhau.<br />
Mẫu P1 P2 P3<br />
PVA (g) 0,2 0,5 1,5<br />
<br />
Kết quả đo λmax 440,56 437,26 431,40<br />
UV-Vis<br />
Imax 1,40 1,35 0,32<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả đo UV-Vis của các mẫu nano bạc điều chế được<br />
khi dùng hàm lượng PVA khác nhau.<br />
Kết quả quét bước sóng hấp thụ cực đại trên phổ UV-Vis (hình 3) của dung dịch nano<br />
bạc trong khoảng 400-500 nm cho thấy, pic hấp thụ có λmax xuất hiện tại 440,56 nm;<br />
437,26 nm; 431,40 nm, chứng tỏ có sự tạo thành nano bạc. Khi tăng lượng chất PVA<br />
cường độ đỉnh hấp thụ giảm mạnh chứng tỏ mật độ hạt giảm. Đồng thời, λmax dịch chuyển<br />
về phía sóng ngắn nên có thể dự đoán kích thước hạt giảm dần khi tăng lượng PVA trong<br />
vùng khảo sát.<br />
Dự đoán này phù hợp với kết quả chụp SEM (hình 4): mẫu P1 chủ yếu có các hạt có<br />
kích thước 40 – 70 nm, tuy nhiên, có nhiều màng hạt kết tụ có kích thước lớn 200 – 400<br />
nm. Mẫu P2 phần lớn các hạt có kích thước 30 – 40 nm nhưng không nhiều như mẫu P3,<br />
rải rác các hạt có kích thước 50 – 70 nm và có vài hạt có kích thước 100 – 200 nm. Mẫu<br />
P3 có nhiều hạt nhỏ hơn hoặc bằng 100 nm, trong đó, chủ yếu là các hạt có kích thước 30<br />
– 40 nm và một số ít các hạt có kích thức 10 – 20 nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
56 N. V. Hùng, …, N. M. Hà, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano … xử lý vi khuẩn trong nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Ảnh SEM của dung dịch nano bạc theo hàm lượng PVA.<br />
Kết quả trên được giải thích là do khi hàm lượng PVA tăng, thì các hạt nano bạc tạo<br />
thành sau phản ứng được PVA bao bọc tốt hơn, ngăn không cho các hạt kết hợp lại với<br />
nhau nên kích thước hạt nhỏ. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy glucozơ và PVA ảnh<br />
hưởng đến việc điều chế nano bạc. Bảng 3 chỉ ra điều kiện tối ưu cho quá trình điều chế<br />
nano bạc.<br />
Bảng 3. Thành phần và tỉ lệ tối ưu của các chất cho việc điều chế nano bạc.<br />
AgNO3 0,1 M NaOH 0,1 M NH4 4 % PVA Glucozơ Nhiệt độ<br />
100 mL 26 mL 2,5 mL 1,5 g 0,05 70oC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Ảnh TEM dung dịch nano Ag trong điều kiện tối ưu.<br />
Kết quả từ ảnh TEM (hình 5) cho thấy kích cỡ các hạt Ag thu được đạt kích thước nano<br />
chủ yếu khoảng 12 – 26 nm.<br />
3.2. Điều chế vật liệu nano Ag/đá ong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Phổ nhiễu xạ EDX của vật liệu nano Ag phủ trên đá ong.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 57<br />
Hóa học & Môi trường<br />
Phổ nhiễu xạ EDX (hình 6) của vật liệu nano Ag phủ trên đá ong cho thấy: trong thành<br />
phần của vật liệu, pic của Ag xuất hiện rất rõ rệt và có tỉ lệ tương đối cao, điều này cho<br />
thấy, việc phủ vật liệu nano Ag trên đá ong bằng phương pháp này khá tốt. Sử dụng<br />
phương pháp này đơn giản mà rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra độ gắn kết của<br />
nano Ag được mang trên vật liệu.<br />
3.3. Khả năng diệt khuẩn của vật liệu<br />
3.3.1. Đối với khuẩn E. coli trong điều kiện tia cực tím<br />
Bảng 4. Khả năng diệt khuẩn E. coli của vật liệu khi chiếu tia cực tím.<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
Thông số<br />
0 phút 60 phút 45 phút 30 phút<br />
Cột lọc 1,7.105 0 0 0<br />
chứa Ag/đá ong MPN/100 mL MPN/100 mL MPN/100 mL MPN/100 mL<br />
Hiệu suất diệt<br />
0 100 100 100<br />
khuẩn (%)<br />
Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy khả năng diệt khuẩn E. coli của vật liệu Ag/đá ong<br />
là rất tốt. Với nồng độ vi khuẩn đầu vào là 1,7.105, thời gian lưu là<br />
60 phút, 45 phút và 30 phút thì đều không phát hiện thấy vi khuẩn E.coli ở đầu ra. Kết quả<br />
này cho thấy, vật liệu Ag/đá ong có khả năng diệt khuẩn E. coli đạt hiệu quả cao.<br />
3.3.2. Đối với khuẩn Coliform<br />
Kết quả trong bảng 5 cho thấy ở các nồng độ vi khuẩn Coliform 2,6.105 MNP/100 mL<br />
và thời gian lưu khác nhau thì hiệu suất diệt vi khuẩn của vật liệu đều đạt 100%.<br />
Bảng 5. Khả năng diệt khuẩn coliform của vật liệu khi chiếu tia cực tím.<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
Thông số<br />
0 phút 60 phút 45 phút 30 phút<br />
5<br />
Cột lọc 2,6.10 0 0 0<br />
chứa Ag/đá ong MPN/100 mL MPN/100 mL MPN/100 mL MPN/100 mL<br />
Hiệu suất diệt<br />
0 100 100 100<br />
khuẩn (%)<br />
3.3.3. Khả năng diệt khuẩn của vật liệu trong điều kiện ánh sáng khác nhau<br />
Bảng 6. Khả năng diệt E.coli trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và bóng tối.<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
Thông số<br />
0 phút 60 phút 45 phút 30 phút<br />
1,7.105 0 0 0<br />
Cột lọc chứa Ag/đá ong MPN/100 MPN/100 MPN/100 MPN/100<br />
mL mL mL mL<br />
Hiệu suất diệt khuẩn (%)<br />
0 100 100 100<br />
(ánh sáng tự nhiên)<br />
Hiệu suất diệt khuẩn (%)<br />
0 100 100 100<br />
(bóng tối)<br />
Bảng 7. Khả năng diệt Coliform trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và bóng tối.<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
Thông số<br />
0 phút 60 phút 45 phút 30 phút<br />
2,6.105 0 0 0<br />
Cột lọc chứa Ag/đá ong MPN/100 MPN/100 MPN/100 MPN/100<br />
mL mL mL mL<br />
<br />
<br />
<br />
58 N. V. Hùng, …, N. M. Hà, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano … xử lý vi khuẩn trong nước.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hiệu suất diệt khuẩn (%)<br />
0 100 100 100<br />
(ánh sáng tự nhiên)<br />
Hiệu suất diệt khuẩn (%)<br />
0 100 100 100<br />
(bóng tối)<br />
Kết quả được thể hiện ở bảng trên chứng tỏ khả năng diệt vi khuẩn E. coli và Coliform<br />
của vật liệu nano Ag/đá ong không phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng có thể xử lí hiệu quả<br />
cả trong điều kiện bóng tối.<br />
3.4. Khảo sát hàm lượng bạc phôi ra khỏi vật liệu<br />
Trong quá trình sử dụng vật liệu, hàm lượng nano bạc gắn kết trên vật liệu sẽ bị rửa trôi<br />
một phần. Việc nghiên cứu xác định hàm lượng bạc phôi ra được tiến hành như mục 2.5.<br />
Kết quả thể hiện trong bảng 3-9.<br />
Bảng 8. Hàm lượng bạc bị phôi ra theo thời gian.<br />
Thời gian Thể tích Hàm lượng bạc bị thôi Hàm lượng bạc bị phôi<br />
(giờ) (mL) ra (mg) ra (mg/L)<br />
2 20650 0,102 0,004939<br />
4 21250 0,093 0,004376<br />
6 22250 0,075 0,003371<br />
8 19450 0,043 0,002211<br />
10 21360 0,030 0,001404<br />
12 21450 0,013 0,000606<br />
14 21600 0,014 0,000648<br />
16 21120 0,012 0,000568<br />
18 20160 0,013 0,000645<br />
20 21250 0,013 0,000612<br />
22 20640 0,012 0,000581<br />
Kết quả thu được ở bảng 8 cho thấy khả năng gắn kết của nano bạc lên vật liệu đá ong<br />
là rất tốt. Hàm lượng bạc phôi ra sau 22 giờ rất thấp, chỉ là 0,000581 mg/L. Theo chỉ tiêu<br />
an toàn được công bố bởi Tổ chức y tế thế giới thì nồng độ cho phép trong nước uống của<br />
Ag là 5 mg/L. Như vậy, hàm lượng bạc phôi ra như trên không gây ảnh hưởng đến sức<br />
khỏe người dùng.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã điều chế được nano bạc có kích thước 12 – 26 nm và phủ trên chất mang đá ong.<br />
Nano Ag có khả năng gắn kết tốt trên vật liệu đá ong. Vật liệu nano Ag/đá ong điều chế<br />
được có thể diệt hoàn toàn các vi khuẩn E. coli và Coliform có trong nước với thời gian<br />
lưu 30 phút ở các điều kiện được chiếu ánh sáng tia cực tím, ánh sáng tự nhiên hay ngay<br />
cả trong bóng tối.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Viện Công nghệ sinh học - Viện<br />
Công nghệ Môi trường Viện hàn lâm Khoa học Việt nam; Trung tâm xử lý môi trường -<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật quân sự; Bộ môn Hoá – Khoa Khoa học cơ bản – Trường đại học<br />
Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Q.L. Feng, J. Wu, G.Q. Chen, F.Z. Cui, T.N. Kim, J.O. Kim, "A mechanistic study of<br />
the antibacterial effect of silver ions on Escherichia coli and Staphylococcus aureus",<br />
Journal of Biomedical Materials Research, Vol. 52, No. 4 (2000), pp. 662 – 668.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 59<br />
Hóa học & Môi trường<br />
[2]. K.A. Bogle, S.D. Dhole, V.N. Bhoraskar, "Silver nanoparticles: synthesis and size<br />
control by electron irradiation", Nanotechnology, Vol. 17, No. 13 (2006), pp. 3204-<br />
3208.<br />
[3]. A. Gautam, G.P. Singh, S. Ram, "A simple polyol synthesis of silver metal nanopowder<br />
of uniform particles", Synthetic metals, Vol. 157, No. 1 (2007), pp. 5-10.<br />
[4]. Arnim Henglein, "Colloidal silver nanoparticles: photochemical preparation and<br />
interaction with O2, CCl4, and some metal ions", Chemistry of Materials, Vol. 10,<br />
No. 1 (1998), pp. 444 – 450.<br />
[5]. Prashant Jain, T. Pradeep, "Potential of silver nanoparticle-coated polyurethane foam<br />
as an antibacterial water filter", Biotechnology and bioengineering, Vol. 90, No. 1<br />
(2005), pp. 59-63.<br />
[6]. Bingsheng Yin, Houyi Ma, Shuyun Wang, Shenhao Chen, "Electrochemical<br />
synthesis of silver nanoparticles under protection of poly (N-vinylpyrrolidonc)”. The<br />
Journal of Physical Chemistry B, Vol. 107, No. 34 (2003), pp. 8898-8904.<br />
[7]. Hoàng Anh Sơn, Võ Thanh Phong, Trần Anh Tuấn, “Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm<br />
màng lọc có tính sát khuẩn cao sử dụng trong xử lí nước thải sinh hoạt hộ gia đình từ<br />
compozit polyuretan/nano bạc”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh, Số 12, Tập 4<br />
(2007), tr. 3-7.<br />
[8]. P.K. Khanna, R. Gokhale, V.V.V.S. Subbarao, "Poly (vinyl pyrolidone) coated silver<br />
nano powder via displacement reaction", Journal of materials science, Vol. 39, No.<br />
11 (2004), pp. 3773-3776.<br />
[9]. Yu Chieh Lu, Kansen Chou, "A simple and emective route for the synthesis of nano-<br />
silver colloidal dispersions". Journal of the Chinese Institute Chemical Engineers,<br />
Vol. 39, No. 6 (2008), pp. 673-678.<br />
[10]. Lê Huy Chính , “Vi sinh vật y học”. Nhà xuất bản y học (2007).<br />
ABSTRACT<br />
PREPARATION OF NANO Ag/LATERITE MATERIAL<br />
FOR TREATING BACTERIA IN WATER<br />
Nano Ag/laterite materials were prepared by coating nano silver particles<br />
(obtained from AgNO3 by polyol synthesis method with glucose as a reducing agent<br />
in alkaline solution) on laterite substrate. Silver particles with the size of 12 – 26<br />
nm were highly attached on the surface of laterite material. The obtained materials<br />
could remove bacteria such as E.coli and Coliform in water. The removal efficiency<br />
of E.coli with concentration of 1.7x105 MPN/100 mL and Coliform with<br />
concentration of 2.6x105 MPN/100 mL was 100% after 30 min of duration time.<br />
Keywords: Laterite; Nano Ag; Bacteria; E.coli; Glucose.<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 12 tháng 03 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 04 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Khoa Khoa học cơ bản, Trường đại học Mỏ - Địa chất;<br />
2<br />
Khoa Môi trường, Trường đại học Mỏ - Địa chất.<br />
*<br />
Email: nguyenhoangnam@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60 N. V. Hùng, …, N. M. Hà, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano … xử lý vi khuẩn trong nước.”<br />