Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH KHÔNG ĐẶT THÔNG JJ<br />
SAU TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC CHIỀU<br />
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Trung Hiếu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi niệu quản<br />
nội soi không đặt thông JJ ở một số bệnh nhân chọn lọc, từ đó góp phần đưa ra các chỉ định cụ thể của tán sỏi niệu<br />
quản nội soi không cần đặt thông JJ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu tất cả các bệnh nhân nhập viện tại khoa<br />
Niệu A và B bệnh viện Bình Dân được chẩn đoán sỏi niệu quản có chỉ định tán sỏi niệu quản nội soi từ tháng<br />
4/2011 đến 5/2012 với những đặc điểm sau: Vị trí: sỏi niệu quản đoạn bụng, đoạn chậu hông; Kích thước sỏi ≤ 15<br />
mm; Số lượng sỏi: một viên; Độ ứ nước thận: từ độ I đến độ II trên siêu âm và/hoặc UIV/CT. Tất cả bệnh nhân<br />
được tán sỏi niệu quản ngược chiều bằng máy tán soi bán cứng Karl Storz® 9,5 F và máy tán sỏi laser Holmium.<br />
Sau tán sỏi không đặt thông JJ, chỉ đặt thông niệu đạo. Đánh giá kết quả sau mổ ở thời kỳ hậu phẫu: thời gian rút<br />
thông tiểu, nằm viện sau mổ, ghi nhận các biến chứng sau mổ, làm phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu vào ngày<br />
hậu phẫu 2. Tái khám sau mổ 1 tháng: khám lâm sàng, phân tích nước tiểu, siêu âm, chụp KUB.<br />
Kết quả: Có 70 bệnh nhân (35 nam, 35 nữ) được tán sỏi niệu quản ngược chiều bằng laser Holmium và<br />
không đặt thông JJ sau tán. Kích thước sỏi trung bình: 8,49 ± 1,62 mm (4 – 12). Sỏi bên trái: 32/70 (45,7%), sỏi<br />
bên phải: 38/70 (54,3%). Thời gian phẫu thuật: 21,56 ± 4,95 phút. Triệu chứng sau tán sỏi: không có triệu chứng:<br />
60/70 (85,7%), đau nhẹ hông lưng: 4/70 (5,7%), tiểu máu nhẹ: 2/70 (2,9%), đau hạ vị: 3/70 (4,3%), đau quặn<br />
thận phải đặt thông JJ: 1/70 (1,4%), không có trường hợp nào có triệu chứng kích thích bàng quang. Thời gian<br />
nằm viện sau mổ trung bình: 2 ngày (1-5). Kết quả tái khám sau mổ 1 tháng: tỉ lệ sạch sỏi là 100%, cải thiện tình<br />
trạng ứ nước sau tán sỏi ở cả hai nhóm thận ứ nước độ I và độ II (p< 0,0001).<br />
Kết luận: Tán sỏi nội soi ngược chiều bằng laser cho sỏi niệu quản kích thước không lớn, không khảm, thận<br />
ứ nước nhẹ hoặc trung bình mà không đặt thông JJ lưu là phương pháp khả thi, có kết quả sạch sỏi tốt và có nhiều<br />
ưu điểm, nhất là không có triệu chứng kích thích bàng quang sau mổ do thông JJ lưu.<br />
Từ khóa: Tán sỏi nội soi niệu quản ngược chiều, Laser holmium, Thông JJ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STENTLESS URETEROSCOPIC LITHOTRIPSY WITH HOLMIUM LASER: A PILOT STUDY<br />
Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Trung Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 66 - 70<br />
Introduction and objective: Determine the success rate, intraoperative incidents, and complications of the<br />
stent less holmium laser ureteroscopic lithotripsy in selected patients in order to recommend some specific<br />
indications of stent less ureteroscopic lithotripsy.<br />
Materials and methods: All patients admitted to Department of Urology A and B of Bind Dan hospital for<br />
holmium laser ureteroscopic lithotripsy from April 2011 to May 2012 with the following profile: Stone site: mid<br />
and distal ureteral stones, Stone size ≤ 15 mm, Stone unique, Mild to moderate hydronephrosis on ultrasound<br />
and/or KUB/CT. All patients had a holmium laser ureteroscopic lithotripsy using a semi-rigid Karl Storz®<br />
*Khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh,<br />
** Đại học Y Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng<br />
ĐT: 0913719346<br />
Email: Npchoang@gmail.com<br />
<br />
66<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ureteroscope 9.5F. All procedures were without stents placement. Postoperative outcome was assessed in the<br />
recovery period: time to urethral catheter removal, postoperative hospital stay, postoperative complications, and<br />
urinalysis and urine culture on day 2 postop. Patient review after one month: clinical exam, urinalysis,<br />
ultrasound, KUB of control.<br />
Results: There were 70 patients (35 males, 35 females) undergoing stent less holmium laser ureteroscopic<br />
lithotripsy. Mean stone size: 8.49 ± 1.62 mm (4 – 12). Left side stone: 32/70 (45.7%), Right side stone: 38/70<br />
(54.3%). Operative time: 21.56 ± 4.95 minutes, Postoperative morbidity: asymptomatic: 60/70 (85.7%), mild<br />
flank pain 4/70 (5.7%), mild hematuria: 2/70 (2.9%), suprapubic pain: 3/70 (4.3%), right renal colic necessitating<br />
placement of DJ stent: 3/70 (4.3%), no cases with bladder irrigative symptoms documented. Mean postoperative<br />
hospital stay: 2 days (1-5). Stone treatment outcome one month postoperatively: stone-free rate: 100%,<br />
amelioration of hydronephrosis in both mild and moderate group (p< 0.0001).<br />
Conclusion: Stent less laser ureteroscopic lithotripsy for moderate-size, non-impacted ureteral stone, with<br />
mild to moderate hydronephrosis is feasible, good stone-free outcome and have many advantages, especially the<br />
absence of postoperative bladder irrigative symptoms due to indwelling stents.<br />
Keywords: Ureteroscopic lithotripsy, Holmium laser, Double-J stent<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Tán sỏi nội soi ngược chiều là phương pháp<br />
điều trị ít xâm hại sỏi niệu quản được ưa chuộng<br />
vì tính an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ, bệnh nhân<br />
giảm được đau đớn và thời gian hậu phẫu được<br />
rút ngắn đáng kể. Thông thường, sau tán sỏi<br />
bệnh nhân thường được đặt thông JJ lưu nhằm<br />
phòng ngừa sót sỏi nhỏ, tránh phù nề do tổn<br />
thương niêm mạc niệu quản sau tán sỏi. Bên<br />
cạnh đó, thông JJ gây ra những triệu chứng<br />
phiền toái như kích thích bàng quang cùng<br />
những biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiết<br />
niệu, tạo sỏi do quên rút thông, thông tuột khỏi<br />
bàng quang chạy lên niệu quản cần phải nội soi<br />
để lấy ra…Bài báo này báo cáo một lọat bệnh<br />
nhân chọn lọc được tán sỏi niệu quản ngược<br />
chiều mà không đặt thông JJ lưu được thực hiện<br />
trong thời gian vừa qua.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Xác định tỉ lệ thành công, tai biến, biến<br />
chứng của phương pháp tán sỏi niệu quản nội<br />
soi ngược chiều không đặt thông JJ ở một số<br />
bệnh nhân chọn lọc, từ đó góp phần đưa ra các<br />
chỉ định cụ thể của tán sỏi niệu quản nội soi<br />
không cần đặt thông JJ.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Từ tháng 4/2011 đến 5/2012, tất cả bệnh nhân<br />
nhập viện tại Khoa Niệu A và Niệu B bệnh viện<br />
Bình Dân với chẩn đoán sỏi niệu quản có chỉ<br />
định tán sỏi niệu quản nội soi với đặc điểm (1)<br />
Kích thước sỏi ≤ 15 mm. (2) Số lượng: một viên<br />
sỏi (3) Độ ứ nước thận từ độ I đến độ II trên siêu<br />
âm, và/hoăc UIV/CT.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có từ hai viên sỏi niệu quản ở một bên, thận<br />
ứ nước độ III- IV, có hẹp niệu quản đi kèm, bệnh<br />
nhân đã mổ tạo hình niệu quản, sỏi khảm, có<br />
gập góc niệu quản trên sỏi trên UIV và/hoặc CT,<br />
thời gian phẫu thuật > 60 phút, còn mảnh sỏi<br />
chạy lên thận sau khi tán sỏi, nước tiểu đục phát<br />
hiện trong khi mổ, có tổn thương niêm mạc niệu<br />
quản trong lúc mổ, bệnh nhân suy thận với<br />
creatinin máu > 140 µmol/l..<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực<br />
hiện ở Khoa Niệu A và B bệnh viên Bình Dân từ<br />
đầu tháng 4/2011 đến cuối tháng 11/2012.<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Xét nghiệm tiền phẫu<br />
Tổng phân tích nước tiểu, công thức máu,<br />
chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng<br />
thận, ion đồ máu, điện tim, XQ tim phổi.<br />
Chẩn đoán hình ảnh<br />
Chẩn đoán sạn<br />
+ Siêu âm hệ tiết niệu: xem kích thước, vị trí<br />
sỏi, đánh giá mức độ ứ nước của thận và tình<br />
trạng dãn nở của NQ.<br />
+ KUB/UIV: đánh giá vị trí, kích thước, số<br />
lượng, bề mặt sỏi, tình trạng dãn nỡ niệu quảnthận, tình trạng phân tiết của thận, gập góc niệu<br />
quản,…<br />
+ CT/MSCT: khi nghi ngờ có bệnh lý kết hợp<br />
(bướu thận, dị dạng bẩm sinh đường tiểu…), sỏi<br />
niệu quản kém cản quang.<br />
<br />
Kháng sinh dự phòng<br />
Nếu xét nghiệm nước tiểu có nhiễm khuẩn<br />
niệu thì điều trị kháng sinh trước mổ tối thiểu 2<br />
ngày, sau mổ dùng tiếp kháng sinh điều trị. Nếu<br />
không có nhiễm khuẩn niệu trên lâm sàng và xét<br />
nghiệm nước tiểu âm tính, thì tiêm TM kháng<br />
sinh dự phòng từ ngay sau mổ đến sau khi rút<br />
thông tiểu 5 ngày, kháng sinh sử dụng là<br />
Aminopenicillin/BLI (Augmentin®, Curam®)<br />
hay Cephalosporin thế hệ III.<br />
Dụng cụ<br />
Máy soi niệu quản bán cứng Karl Storz®,<br />
9.5F, dây dẫn, rọ bắt sỏi (basket), máy tán sỏi<br />
Holmium laser (Dornier®)<br />
<br />
Hình 2: Máy tán sỏi laser<br />
<br />
Các bước phẫu thuật<br />
Vô cảm: tê tủy sống. Bệnh nhân nằm ở tư thế<br />
tán sỏi nội soi.<br />
Đặt máy soi vào bàng quang, đặt dây dẫn<br />
vào niệu quản cần soi. Dây dẫn này được lưu lại<br />
trong niệu quản như một dây an toàn. Tán sỏi<br />
nội soi (TSNS) bằng laser. Trong lúc TSNS, sẽ<br />
quan sát màu sắc nước tiểu, tổn thương niêm<br />
mạc niệu quản sau tán sỏi, mảnh sỏi vụn…. Sau<br />
tán sỏi không đặt thông JJ chỉ đặt thông tiểu lưu.<br />
<br />
Đánh giá kết quả sau mổ<br />
Thời kỳ hậu phẫu: thời gian rút thông tiểu,<br />
nằm viện sau mổ. Ghi nhận các triệu chứng:<br />
đau, sốt, tiểu máu, nhiễm khuẩn đường tiết<br />
niệu….Làm tổng phân tích nước tiểu và cấy<br />
nước tiểu làm kháng sinh đồ vào ngày hậu<br />
phẫu 2.<br />
Tái khám sau mổ 1 tháng: Ghi nhận triệu<br />
chứng đau hông lưng (nếu có). Làm tổng phân<br />
tích nước tiểu, siệu âm, chụp KUB. Chụp UIV<br />
khi độ ứ nước thận trên siêu âm tăng so với<br />
trước mổ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Hình 1: Máy soi niệu quản, rọ bắt sỏi<br />
<br />
68<br />
<br />
Có 70 bệnh nhân được nội soi tán sỏi<br />
ngược chiều sỏi niệu quản bằng laser không<br />
đặt thông JJ.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giới: Nam: 35 (50%); Nữ: 35 (50%).<br />
Tuổi trung bình: 42 (20-71).<br />
Kích thước sỏi (mm): 8,49 ± 1,62 (4 - 12).<br />
Bên: Sỏi bên trái: 32 (45,7%); Sỏi bên phải: 38<br />
(54,3%).<br />
Vị trí sỏi: Sỏi niệu quản chậu: 64 (91,4%); Sỏi<br />
niệu quản lưng: 6 (8,6%).<br />
Độ ứ nước của thận (SÂ, UIV): Không ứ<br />
nước: 10 (14,3%); Ứ nước độ I: 46 (65,7%); Ứ<br />
nước độ II: 14 (20%).<br />
Chức năng thận (UIV): Có phân tiết: 66<br />
(94,3%); Không phân tiết: 4 (5,7%).<br />
Creatinin / máu trước mổ (µmol/L): 82,34 ±<br />
18,72 (53-140).<br />
Thời gian phẫu thuật (phút): 21,56 ± 4,95<br />
(14-36).<br />
<br />
Triệu chứng hậu phẫu<br />
Không triệu chứng<br />
Đau nhẹ hông lưng<br />
Tiểu máu nhẹ<br />
Đau hạ vị<br />
Đau quặn thận (đặt lại JJ)<br />
Triệu chứng kích thích bàng quang<br />
<br />
N<br />
60<br />
4<br />
2<br />
3<br />
1<br />
0<br />
<br />
%<br />
85,7<br />
5,7<br />
2,9<br />
4,3<br />
1,4<br />
0<br />
<br />
Có 4 trường hợp than đau nhẹ vùng hông<br />
lưng bên tán sỏi, dùng giảm đau bằng<br />
paracetamol dạng uống thì giảm đau. Có 1<br />
trường hợp đau quặn thận phải đặt lại JJ và giảm<br />
đau bằng Paracetamol TM. Có 2 trường hợp tiểu<br />
máu nhẹ sau tán, được dùng kháng sinh tiêm<br />
TM, chống co thắt cơ trơn, thuốc cầm máu<br />
(Tranxenamic acid). Có 3 trường hợp đau tức hạ<br />
vị, khó chịu ở lỗ tiểu do mang ống thông niệu<br />
đạo. Không gặp trường hợp có triệu chứng kích<br />
thích bàng quang sau mổ.<br />
Kết quả cấy nước tiểu sau mổ: Cấy âm tính:<br />
68 (97,1%); Nấm men (+): 2 (2,9%)<br />
Thời gian nằm viện sau mổ: 2 ngày (1-5)<br />
Tái khám sau mổ 1 tháng<br />
Độ ứ nước thận trên siêu âm sau tán sỏi<br />
(N=70).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Không<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
<br />
N<br />
10<br />
46<br />
14<br />
<br />
Trước tán<br />
%<br />
14,3<br />
65,7<br />
20<br />
<br />
N<br />
37<br />
26<br />
7<br />
<br />
Sau tán<br />
%<br />
52,9<br />
37,1<br />
10<br />
<br />
Chụp KUB kiểm tra (N=70): sạch sỏi: 70<br />
(100%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong loạt này, kích thước sỏi niệu quản<br />
trung bình là 8,49 mm, lớn nhất là 12 mm, tính<br />
theo đường kính lớn nhất của viên sỏi, đo trực<br />
tiếp trên siêu âm hoặc KUB. Sau tán sỏi nội soi<br />
không đặt thông JJ, phần lớn bệnh nhân (85,7%)<br />
không có triệu chứng sau mổ, chỉ có 8 trường<br />
hợp (11,4%) có đau sau mổ, trong đó có 4 trường<br />
hợp (5,7%) đau nhẹ hông lưng và 1 trường hợp<br />
đau nặng (đau quặn thận) phải đặt lại thông JJ<br />
sau mổ (tỉ lệ thất bại = 1/70=1,4%). Trường hợp<br />
này chụp KUB, siêu âm kiểm tra trước khi đặt lại<br />
thông JJ thì không thấy mảnh sỏi sót, có lẽ do<br />
phù nề niêm mạc niệu quản sau mổ. Abdul(1) có<br />
tỉ lệ đặt lại thông JJ là 1/109, Borborglu(2) là 2/54,<br />
Chen(4) là 1/30.<br />
Theo Hollenbeck(7) trên 219 bệnh nhân sau<br />
tán sỏi laser không đặt thông JJ, có 16% bệnh<br />
nhân đau sau mổ. Hussein(8) có 4,9% trong nhóm<br />
bệnh nhân không đặt ống thông JJ có đau hông<br />
lưng nhẹ sau ngày hậu phẫu đầu tiên.<br />
Theo Chen(4): với sỏi kích thước 6–10mm,<br />
không có polyp niêm mạc niệu quản và sau tán<br />
sỏi không tổn thương niệu quản thì không cần<br />
đặt thông JJ và nghiên cứu của ông cho thấy có<br />
tới hơn 83,3% bệnh nhân trong nhóm đặt thông<br />
JJ có triệu chứng kích thích bàng quang so với<br />
13,3% nhóm không đặt thông JJ. Cheung(5) cũng<br />
khuyên không nên đặt thông JJ khi kích thước<br />
sỏi 9,6 ± 4,7mm, không có polyp niệu quản,<br />
không hẹp niệu quản và sau tán sỏi không có tổn<br />
thương niệu quản vì thông JJ làm tăng nguy cơ<br />
đau và các triệu chứng đường tiết niệu dưới sau<br />
mổ. Nghiên cứu của Hussein(8) với kích thước<br />
sỏi: 13,1 ± 9mm, nghiên cứu của Borboroglu(2) với<br />
kích thước sỏi: 6,6 ± 1,7 mm và của Abdul(1) với<br />
kích thước sỏi 0,6 - 1,3cm, các tác giả đều kết<br />
<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
luận rằng kích thước sỏi không ảnh hưởng đến<br />
đau sau phẫu thuật, nếu sau tán sỏi không gây<br />
tổn thương phù nề niêm mạc niệu quản, không<br />
hẹp niệu quản thì không cần thiết phải đặt thông<br />
JJ vì dễ gây triệu chứng đường tiểu dưới, đau và<br />
tiểu máu.<br />
Tiểu máu nhẹ chiếm 2,9% trong loạt này.<br />
Chúng tôi không gặp trường hợp nào sốt sau tán<br />
sỏi, tất cả các trường hợp cấy nước tiểu sau tán<br />
sỏi đều âm tính. Loạt này có 4,3% đau hạ vị sau<br />
tán sỏi. Theo Borboroglu(2), đau hạ vị gặp nhiều ở<br />
nhóm bệnh nhân có đặt thông JJ sau tán sỏi laser<br />
và có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng này<br />
giữa 2 nhóm có đặt thông JJ và nhóm không đặt<br />
thông JJ. Chen(4) cũng cho kết luận tương tự.<br />
Loạt này có ngày nằm viện trung bình là 2<br />
ngày. Nghiên cứu của Cevik(3) cho thấy không có<br />
sự khác biệt về số ngày nằm viện giữa giữa 2<br />
nhóm bệnh nhân có và không đặt thông JJ sau<br />
mổ (p=0,45).<br />
Loạt này: thận ứ nước độ I trước mổ là 65,7%<br />
và sau mổ là: 37,1%, thận ứ nước độ II trước mổ<br />
là 20% và sau mổ là: 10%, không ứ nước trước<br />
mổ là: 14,3% và sau mổ là: 52,9%, và không có<br />
trường hợp nào gia tăng độ ứ nước của thận trên<br />
siêu âm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
mức độ ứ nước thận trước và sau mổ (p