T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH DẠ DÀY TĂNG ÁP CỬA<br />
Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN<br />
Phayvanh Chanthasouk*; Hoàng Văn Quân**; Dương Quang Huy**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định một số đặc điểm bệnh dạ dày tăng áp cửa (BDDTAC) ở bệnh nhân (BN)<br />
xơ gan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 60 BN xơ gan<br />
tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Chẩn đoán và phân loại mức độ BDDTAC theo<br />
Hội nghị Đồng thuận Baveno III. Kết quả: tỷ lệ BDDTAC ở BN xơ gan 73,3%, trong đó chủ yếu<br />
là BDDTAC mức độ nhẹ (68,2%). BDDTAC phân bố chính ở thân vị (68,3%), phình vị (60,0%)<br />
và gặp nhiều hơn ở nhóm BN xơ gan Child-Pugh B và C so với BN xơ gan Child-Pugh A<br />
(82,6% và 90,9% so với 33,3%, p < 0,05). Kết luận: BDDTAC là biến chứng thường gặp ở BN<br />
xơ gan, tổn thương chủ yếu ở thân phình vị và có liên quan đến tình trạng suy chức năng gan.<br />
* Từ khóa: Xơ gan; Dạ dày tăng áp cửa; Đặc điểm.<br />
<br />
Study on Portal Hypertensive Gastropathy in Patients with Cirrhosis<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate portal hypertensive gastropathy (PHG) in cirrhotic patients. Subjects<br />
and methods: A prospective, cross-sectional descriptive study was carried out on 60 patients<br />
with cirrhosis in Digestive Department of 103 Hospital. The diagnosis and determination of<br />
degree of PHG were based on the Baveno III consensus workshop. Results: Prevalence of<br />
PHG was 73.3%, mainly mild degree (68.2%). PHG was observed frequently in the body<br />
(68.3%) and the fundus (60.0%), being more in Child-Pugh's B and C patients than Child-Pugh's<br />
A patients (82.6% vs. 90.9% vs. 33.3%, p < 0.05). Conclusion: PHG was common in patients<br />
with cirrhosis and correlated with liver dysfunction.<br />
* Key words: Cirrhosis; Portal hypertensive gastropathy; Characteristics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xơ gan là bệnh lý khá phổ biến, căn<br />
nguyên chủ yếu do nhiễm virut viêm gan<br />
B, C và lạm dụng rượu quá mức với tỷ lệ<br />
tử vong tương đối cao ở hầu hết các<br />
quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do<br />
xơ gan có thể gây nhiều biến chứng<br />
nặng, nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa<br />
do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh não<br />
gan, hội chứng gan thận, hội chứng gan<br />
<br />
phổi và là tiền đề của ung thư biểu mô tế<br />
bào gan [1]. Ngoài ra, xơ gan ảnh hưởng<br />
đến chức năng của nhiều cơ quan khác<br />
trong cơ thể, mặc dù không trực tiếp đe<br />
dọa đến tính mạng nhưng cũng là yếu tố<br />
cộng hưởng làm bệnh diễn biến nặng<br />
hơn như gây cường lách, ảnh hưởng đến<br />
cơ quan nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng<br />
thận…) và gây biến chứng lên đường tiêu<br />
hóa.<br />
<br />
* Bệnh viện 107 (Lào)<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy (huyduong@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/09/2017<br />
<br />
71<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Tác động của xơ gan lên ống tiêu hóa,<br />
cụ thể là lên niêm mạc dạ dày đã được<br />
ghi nhận hơn 30 năm qua cùng với sự<br />
phát triển của Ngành Nội soi Tiêu hóa.<br />
Cho đến nay, tổn thương dạ dày đã được<br />
xác định bao gồm BDDTAC, giãn mạch<br />
máu vùng hang vị (GAVE), vết trợt niêm<br />
mạc, loét dạ dày - tá tràng trong đó hay<br />
gặp nhất là BDDTAC [5, 6]. Hiện nay, ở<br />
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh<br />
giá bệnh lý niêm mạc dạ dày ở BN xơ<br />
gan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm: Tìm hiểu một số đặc điểm BDDTAC<br />
ở BN xơ gan.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- 60 BN xơ gan điều trị tại Khoa Nội<br />
Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng<br />
9 - 2016 đến 6 - 2017.<br />
- Chẩn đoán xơ gan khi lâm sàng và<br />
xét nghiệm có đủ các hội chứng: suy<br />
chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch<br />
cửa và thay đổi hình thái gan.<br />
- Không đưa vào nghiên cứu các BN<br />
xơ gan đang chảy máu tiêu hóa hoặc<br />
đang dùng thuốc dự phòng vỡ giãn tĩnh<br />
mạch thực quản, BN từ chối hoặc có<br />
chống chỉ định nội soi...<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Tất cả BN chọn vào nghiên cứu được<br />
khám lâm sàng và chỉ định các xét<br />
nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác<br />
định hội chứng suy chức năng gan và<br />
tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Trong đó, xét<br />
72<br />
<br />
nghiệm chỉ số sinh hóa máu đánh giá<br />
chức năng gan (albumin, bilirubin) dựa<br />
trên nguyên lý đo quang bằng máy phân<br />
tích hóa sinh tự động Olympus AU640<br />
(Hertfordshire, Anh) tại Khoa Sinh hóa,<br />
Bệnh viện Quân y 103; xét nghiệm đông<br />
máu (tỷ lệ prothrombin) trên máy xét<br />
nghiệm đông máu tự động ACL Elitte Pro<br />
(Italia) tại Khoa Huyết học Truyền máu,<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Phân loại mức độ xơ gan theo thang<br />
điểm Child-Pugh (1973).<br />
- Thực hiện nội soi dạ dày tại phòng<br />
Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103<br />
trên máy nội soi ống mềm Olympus EVIS<br />
EXTRA II CV180 do các bác sỹ chuyên<br />
khoa tiêu hóa tiến hành. Định nghĩa và<br />
phân loại BDDTAC theo tiêu chuẩn của<br />
Hội nghị đồng thuận Baveno III (2000) [3]:<br />
+ BDDTAC: tổn thương là các hình đa<br />
giác dạng khảm được bao quanh bằng<br />
đường trắng mờ, phẳng.<br />
+ BDDTAC mức độ nhẹ: niêm mạc<br />
giữa các núm dạng khảm không có màu<br />
đỏ.<br />
+ BDDTAC mức độ nặng: các núm<br />
dạng khảm được bao phủ bởi niêm mạc<br />
màu đỏ phù nề hay có xuất hiện bất kỳ<br />
dấu đỏ nào trên bề mặt niêm mạc dạ dày.<br />
Chẩn đoán và đánh giá mức độ<br />
BDDTAC theo từng vị trí hang vị, thân vị<br />
và phình vị. Chẩn đoán BDDTAC khi có<br />
tổn thương đặc trưng tại ít nhất một trong<br />
3 vị trí nêu trên. Khi có 1 vị trí chẩn đoán<br />
BDDTAC mức độ nặng, BN được chẩn<br />
đoán BDDTAC nặng [1, 3].<br />
* Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần<br />
mềm thống kê y học SPSS 18.0.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
X ± SD hoặc n (%)<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
57,5 ± 9,7<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Mức độ xơ gan<br />
<br />
Nam<br />
<br />
56 (93,3%)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
4 (6,7%)<br />
<br />
Child-Pugh A<br />
<br />
15 (25,0%)<br />
<br />
Child-Pugh B<br />
<br />
23 (38,3%)<br />
<br />
Child-Pugh C<br />
<br />
22 (36,7%)<br />
<br />
60 BN nghiên cứu có tuổi trung bình 57,5 ± 9,7; nam chiếm đa số (93,3%). Mức độ<br />
xơ gan chủ yếu ở mức Child-Pugh B (38,3%) và Child-Pugh C (36,7%). Kết quả của<br />
chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước, cho thấy bệnh xơ gan thường gặp<br />
ở lứa tuổi trung niên, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ và thường nhập viện điều trị ở giai<br />
đoạn bệnh nặng, đã có biến chứng [1].<br />
Bảng 2: Tỷ lệ và mức độ BDDTAC ở BN xơ gan.<br />
BDDTAC<br />
<br />
Số lượng (n = 60)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Không có BDDTAC<br />
<br />
16<br />
<br />
26,7<br />
<br />
Có BDDTAC<br />
<br />
44<br />
<br />
73,3<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
30<br />
<br />
68,2<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
14<br />
<br />
31,8<br />
<br />
Mức độ BDDTAC<br />
(n = 44)<br />
<br />
73,3% BN xơ gan trong nghiên cứu có BDDTAC phát hiện trên nội soi, trong đó<br />
BDDTAC mức độ nhẹ 68,2% và BDDTAC mức độ nặng 31,8%. Thực tế đã có rất<br />
nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trên thế giới về BDDTAC ở BN xơ gan, kết quả<br />
cho thấy tần suất BDDTAC dao động từ 4 - 98% (trung bình 53%), trong đó BDDTAC<br />
mức độ nhẹ chiếm đa số, dao động 20 - 57% (trung bình 49%), BDDTAC mức độ nặng<br />
chiếm tỷ lệ thấp hơn (7 - 41%) (trung bình 14%) [5]. Có khác biệt lớn về tần suất cũng<br />
như mức độ BDDTAC giữa các nghiên cứu là do không đồng nhất về nhóm đối tượng<br />
BN xơ gan được lựa chọn (khác biệt về mức độ suy gan, mức độ tăng áp lực tĩnh<br />
mạch cửa, nguyên nhân xơ gan...) cũng như các nhà nghiên cứu chưa thống nhất<br />
trong cách chẩn đoán và phân loại mức độ BDDTAC trên nội soi [5, 6].<br />
73<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Bảng 3: Phân bố và mức độ BDDTAC trên nội soi.<br />
Vị trí<br />
Hang vị<br />
<br />
Thân vị<br />
<br />
Phình vị<br />
<br />
Số lượng (n = 60)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Không có<br />
<br />
55<br />
<br />
91,7<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
5<br />
<br />
8,3<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Không có<br />
<br />
19<br />
<br />
31,7<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
28<br />
<br />
46,6<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
13<br />
<br />
21,7<br />
<br />
Không có<br />
<br />
24<br />
<br />
40,0<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
24<br />
<br />
40,0<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
12<br />
<br />
20,0<br />
<br />
BDDTAC chủ yếu gặp ở thân vị dạ dày (68,3%) (trong đó mức độ nhẹ 46,6%, mức<br />
độ nặng 21,7%) và ở phình vị (60,0%) (trong đó mức độ nhẹ 40,0%, mức độ nặng<br />
20,0%). Nghiên cứu của Trần Phạm Chí (2014) ghi nhận tỷ lệ BDDTAC gặp chính ở<br />
thân vị (89,2%) và phình vị (90,2%) so với hang vị (4,9%) [1]; nghiên cứu của Iwao T<br />
thấy tần suất xuất hiện BDDTAC ở thân và phình vị cao hơn hẳn so với ở hang vị<br />
(p < 0,01) [6].<br />
Bảng 4: So sánh một số chỉ số đánh giá chức năng gan và mức độ xơ gan ở nhóm<br />
xơ gan không và có BDDTAC.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Không có BDDTAC<br />
<br />
Có BDDTAC<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
(n = 44)<br />
<br />
p<br />
<br />
Albumin (g/l)<br />
<br />
33,8 ± 7,2<br />
<br />
28,6 ± 5,8<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Bilirubin toàn phần (µmol/l)<br />
<br />
33,2 ± 19,2<br />
<br />
75,2 ± 83,9<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ prothrombin (%)<br />
<br />
73,9 ± 18,3<br />
<br />
58,1 ± 14,7<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Child-Pugh A (n = 15)<br />
<br />
10 (66,7%)<br />
<br />
5 (33,3%)<br />
<br />
pB-A < 0,001<br />
<br />
Child-Pugh B (n = 23)<br />
<br />
4 (17,4%)<br />
<br />
19 (82,6%)<br />
<br />
pC-A < 0,001<br />
<br />
Child-Pugh C (n = 22)<br />
<br />
2 (9,1%)<br />
<br />
20 (90,9%)<br />
<br />
pC-B > 0,05<br />
<br />
Nhóm BN xơ gan có BDDTAC phát hiện trên nội soi có tình trạng suy chức năng<br />
gan (thể hiện qua các chỉ số albumin, bilirubin toàn phần và tỷ lệ prothrombin máu)<br />
nặng hơn so với nhóm không có BDDTAC (p < 0,01). Đồng thời tần suất BDDTAC<br />
xuất hiện ở nhóm BN xơ gan Child-Pugh B và C cao hơn so với BN xơ gan Child-Pugh<br />
A (82,6% và 90,9% so với 33,3%, p < 0,05). Kết quả này cho thấy suy chức năng là<br />
một trong những yếu tố góp phần làm xuất hiện BDDTAC, phù hợp với nghiên cứu của<br />
Sarin S.K và CS (1992) [7]; Dong L và CS (2003) [4] và Bang C.S và CS (2016) [2].<br />
74<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đặc điểm BDDTAC ở<br />
60 BN xơ gan, chúng tôi nhận thấy:<br />
- Tỷ lệ BDDTAC ở BN xơ gan 73,3%,<br />
trong đó chủ yếu là BDDTAC mức độ nhẹ<br />
(68,2%).<br />
- Bệnh dạ dày tăng áp cửa phân bố<br />
chính ở thân vị (68,3%) và phình vị<br />
(60,0%).<br />
- Tần suất BDDTAC nhóm BN xơ gan<br />
Child-Pugh B và C cao hơn so với BN xơ<br />
gan Child-Pugh A (82,6% và 90,9% so<br />
với 33,3%, p < 0,05).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Phạm Chí. Nghiên cứu hiệu quả<br />
thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp<br />
propranolol trong dự phòng xuất huyết tái<br />
phát và tác động lên BDDTAC do xơ gan.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y<br />
Dược Huế. 2014.<br />
<br />
2. Bang C.S, Kim H.S, Suk K.T et al. Portal<br />
hypertesive gastropathy as a prognostic index<br />
in patients with liver cirrhosis. BMC<br />
Gastroenterology. 2016, 16:p.93.<br />
3. De Franchis R. Updating consensus in<br />
portal hypertension: Report of Baveno III.<br />
Consensus<br />
workshop<br />
on<br />
definitions,<br />
methodology and therapeutic strategies in<br />
portal hypertension. Journal of Hepatology.<br />
2000, 33, pp.846-852.<br />
4. Dong L, Zhang Z.N, Fang P, Ma S.Y.<br />
Portal hypertensive gastropathy and its<br />
interrelated factors. Hepatobiliary & Pancreatic<br />
Diseases International. 2003, 2 (2), pp.226-229.<br />
5. Eleftheriadis E. Portal hypertensive<br />
gastropathy. Annals of Gastroenterology.<br />
2001, 14 (3), pp.196-204.<br />
6. Iwao T. Portal hypertensive gastropathy<br />
in patients with cirrhosis. Gastroenterology.<br />
1992. 102 (6), pp.2060-2065.<br />
7. Sarin S.K. Factors influencing development<br />
of portal hypertensive gastropathy in patients<br />
with portal hypertension. Gastroenterology.<br />
1992, 102 (3), pp.994-999.<br />
<br />
75<br />
<br />