Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện phổi Hải Phòng 2018-2019
lượt xem 5
download
Tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất trong lao ngoài phổi và các bệnh gây tràn dịch màng phổi. Chẩn đoán xác định khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi hoặc có tổn thương lao qua sinh thiết màng phổi. Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng 2018-2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện phổi Hải Phòng 2018-2019
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HẢI PHÒNG 2018-2019 Nguyễn Đức Thọ1, Phạm Trung Kiên2 , Nguyễn Thị Quyên2 1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 2 Bệnh Viện Phổi Hải Phòng TÓM TẮT Tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất trong lao ngoài phổi và các bệnh gây tràn dịch màng phổi. Chẩn đoán xác định khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi hoặc có tổn thương lao qua sinh thiết màng phổi. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng 2018-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 60 bệnh nhân TDMP do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/2018 đến 7/2019. Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân TDMP do lao có độ tuổi trung bình là 48,6 ± 21,5; từ 40 tuổi trở lên chiếm 58,3%. Các triệu chứng chính là sốt chiếm 81,7%; gầy sút cân 71,7%; đau ngực 98,3%; khó thở 88,3%; ho khan 78,3%. Dịch màng phổi có màu vàng chanh chiếm 94,4%; protein > 30 g/l chiếm 100%. Số lượng tế bào trong dịch màng phổi trên 500 tế bào/1mm3 chiếm 96,2%; tỷ lệ Lympho bào ≥ 80% chiếm 90,7%. Tỷ lệ dày dính màng phổi là 56,7%. Bệnh nhân có thời gian nhập viện và thời gian hết dịch màng phổi trong vòng 2 tuần điều trị ít bị dày dính màng phổi. Kết luận: Tuổi mắc lao màng phổi có xu hướng tăng lên. Triệu chứng tràn dịch màng phổi do lao thường là sốt, gầy sút, đau ngực, khó thở, ho khan. Dịch màng phổi thường có màu vàng chanh và tế bào dịch màng phổi chủ yếu là Lympho. Tỷ lệ dày dính màng phổi khá cao và liên quan đến thời gian nhập viện muộn và thời gian hết dịch màng phổi chậm. Từ khóa: tràn dịch màng phổi do lao, Bệnh lao, Bệnh viện Phổi Hải Phòng. STUDY THE CLINICAL AND SUB-CLINICAL CHARACTERISTICS OF TUBERCULOUS PLEURAL EFFUSION AT HAI PHONG LUNG HOSPITAL FROM 2018 – 2019 Tho Nguyen Duc1*Kien Pham Trung2Quyen Nguyen Thi2 1 HaiPhong University of Medicine and Pharmacy HaiPhong Lung Hospital 2 Tuberculous pleural effusion (TPE) is one of the most common forms of extrapulmonary tuberculosis and pleural effusions. The diagnosis of TPE remains the detection of Mycobacterium tuberculosis in pleural fluid or pleural biopsy specimens. Objectives: Describe the clinical and sub-clinical characteristics of tuberculous pleural effusion in HaiPhong Lung Hospital from 2018-2019. Material and methods: We used a cross-sectional study and convenient sampling collection of 60 tuberculous pleural effusion patients in HaiPhong Lung Hospital from 2018-2019. Results: the means ages of tuberculous pleural effusion patients was 48.6 ± 21.5, the ages of 40 and older accounted for 58.3%. The main symptoms of TPE were fever accounting for 81.7%, loss weight 71.7%, chest pain 98.3%, dyspnea 88.3%, dry cough 78.3%. The pleural effusion was lemon yellow accounting for 94.4%, protein > 30g/l accounting for 100%. Total of cells in pleural fluid 101
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII over 500 cells/1mm3 accounted for 96.2%, the proportion of lymphocyte ≥ 80% accounted for 90.7%. Thickness and adhesion of pleural was 56.7%. Patients had the time of hospitalizing and pleural liquid empty in 2 weeks of treatment time was less thickness and adhesion of pleural. Conclusions: The ages of tuberculous pleural effusion tended to increase. The common symptoms of tuberculous pleural effusion were usually fever, loss weight, chest pain, dyspnea, dry cough. The pleural liquid often had a lemon yellow color and lymphocytes. The proportion of thickness and adhesion of pleural was rather high and related to admission late and pleural liquid empty slow. Keywords: Tuberculous pleural effusion, Tuberculosis, HaiPhong Lung Hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO năm 2017 toàn cầu có khoảng 10 (9,0-11,1) triệu người mới mắc lao, tử vong 1,6 triệu người, số ca nhiễm lao lên tới 1,7 tỉ người. Có 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, chiếm 87% tổng số ca mắc lao trên thế giới [10]. Tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao là thể bệnh hay gặp trong các loại tràn dịch nói chung và lao ngoài phổi nói riêng [2] [5] [8] [9]. Chẩn đoán TDMP do lao hiện nay ngoài các yếu tố lâm sàng thì sinh thiết màng phổi hoặc tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi là các phương pháp xác định chẩn đoán [8] [9]. Chẩn đoán và điều trị sớm tràn dịch màng phổi do lao sẽ giảm các di chứng, biến chứng của bệnh vì vậy nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao là cần thiết. Mục tiêu của đề tài: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng 2018-2019. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu: gồm 60 bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao nằm điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/2018 đến hết 7/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn không xác suất với mẫu thuận tiện. Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao từ 16 tuổi trở lên, không mắc lao các cơ quan khác, không mắc các bệnh như suy tim, tiểu đường, HIV. Tiêu chuẩn loại trừ: không nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn. Chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao. - Triệu chứng lâm sàng: sốt, mệt mỏi, gầy sút, đau ngực, khó thở, hội chứng 3 giảm. Dịch màng phổi màu vàng chanh, protein > 30g/l, tế bào tăng cao, chủ yếu là lympho. Kết quả điều trị lao có tiến triển tốt trên lâm sàng và Xquang ngực. - Xác định chẩn đoán khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng một trong những phương pháp như: nuôi cấy, PCR, HOMO hoặc giải phẫu bệnh màng phổi có thấy tổn thương nang lao. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư. - Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi nhập viện, lý do vào viện. - Triệu chứng: sốt, mệt mỏi kém ăn, gầy sút cân, màu sắc da, niêm mạc, ho, đau ngực, khó thở, hội chứng 3 giảm… 102
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 - Màu sắc dịch màng phổi, xét nghiệm dịch màng phổi: định lượng protein, đếm số lượng và tính tỷ lệ các tế bào trong dịch màng phổi. - Hình ảnh Xquang ngực, xét nghiệm máu ngoại vi. - Thời gian hết dịch màng phổi, số lần chọc dịch và số lượng dịch màng phổi. 2.4. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học, trên phần mềm spss 21.0 bằng thuật toán: tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, tìm mối liên quan. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao Tuổi n=60 % Giới n=60 % Nghề n=60 % 16 - 19 3 5,0 Nam 35 58,3 Nông dân 10 16,7 20 - 29 9 15,0 Nữ 25 41,7 Công nhân 10 16,7 30 - 39 13 21,7 Tổng 60 100 Viên chức 3 5,0 40 - 49 11 18,3 Địa dư n % Hưu trí 6 10,0 50 - 59 6 10,0 Thành thị 31 51,7 Tự do 26 43,3 ≥ 60 18 30,0 Nông thôn 29 48,3 HS, SV 5 8,3 Tổng 60 100 Tổng 60 100 Tổng 60 100 Nhận xét: TDMP do lao gặp nhiều nhất ở người ≥ 60 tuổi, trung bình 48,6 ± 21,5 tuổi nam nhiều hơn nữ, chủ yếu làm nghề tự do. Bảng 2. Lý do vào viện và thời gian từ khi có triệu chứng bệnh đến khi nhập viện của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao Lý do n = 60 % Thời gian nhập viện n = 60 % Đau ngực 52 86,7 Trước 15 ngày 34 56,7 Khó thở 26 43,3 Từ 15 đến 30 ngày 21 35,0 Sốt 9 15,0 Từ 30 ngày trở lên 5 8,3 Ho 5 8,3 Trung bình 20,5 ± 15,5 Nhận xét: Người bệnh chủ yếu vào viện vì đau ngực (86,7%), khó thở (43,3%); thời gian đến viện trong vòng 2 tuần đầu của bệnh, trung bình là 20,5 ± 15,5 ngày. Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao Toàn thân n =60 % Cơ năng và thực thể n = 60 % Da BT 52 86,7 Ho khan 47 78,3 Da xanh 4 6,7 Ho đờm 7 11,7 Da xạm 5 8,3 Khó thở 53 88,3 Sốt 49 81,7 Đau ngực 59 98,3 Sốt nhẹ 30 50,0 Lồng ngực vồng 23 38,3 103
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Toàn thân n =60 % Cơ năng và thực thể n = 60 % Sốt về chiều 24 40,0 Lồng ngực lép 4 6,7 Sốt thất thường 25 41,7 Lồng ngực BT 33 55,0 Phù 3 5,0 Hội chứng 3 giảm 100 100 Gầy sút cân 43 71,7 Ran ẩm, ran nổ 2 3,3 Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp trong TDMP do lao là sốt (81,7%) chủ yếu là sốt nhẹ, gầy sút cân, đau ngực, khó thở, ho khan và khám phổi có hội chứng 3 giảm. Bảng 4. Vị trí, mức độ tràn dịch và dày dính màng phổi trên Xquang ngực thẳng Vị trí n=60 % Mức độ n=60 % Dày dính n=60 % Trái 17 28,3 Ít 19 31,7 Có 34 56,7 Phải 40 66,7 TB 31 50,0 Không 26 43,3 2 bên 3 5,0 Nhiều 11 18,3 Tổng 60 100 Tổng 60 100 Tổng 60 100 Nhận xét: TDMP do lao hay gặp ở khoang màng phổi phải (66,7%); lượng dịch trung bình chiếm 50%; có 56,7% trường hợp đã có biểu hiện dày dính màng phổi. Bảng 5. Màu sắc, số lần chọc dịch và thời gian hết dịch màng phổi Màu sắc n=54 % Số lần n=52 % Thời gian n=52 % Vàng chanh 51 94,4 5 8 15,4 > 4 tuần 7 13,5 Tổng 54 100 Mean: 3,31±1,9 lần Mean: 15,2±12,5 ngày Nhận xét: TDMP do lao 94,4% có dịch màu vàng chanh, số lần chọc dịch màng phổi 1 đến 5 lần chiếm 84,6%; trung bình 3,31±1,9 lần. Thời gian hết dịch trong vòng 4 tuần chiếm 86,6%; trung bình 15,2±12,5 ngày. Xét nghiệm sinh hóa và tế bào trong dịch màng phổi: 100% các trường hợp có protein trên 30 g/l. Tỷ lệ tế bào trong dịch màng phổi trên 500 tế bào/mm3 chiếm 96,2%. Tỷ lệ Lympho ≥ 80% có 49/54 trường hợp, chiếm 90,7%. Bảng 6. Liên quan giữa thời gian vào viện, thời gian hết dịch với dày dính màng phổi Thời gian vào viện (tuần) Thời gian hết dịch (tuần) ≤ 2 tuần > 2 tuần p < 2 tuần ≥ 2 tuần p Dày dính n % n % (OR) n % n % (OR) Có 12 35,3 22 84,6 P < 0,001 11 45,8 21 75,0 p < 0,05 Không 22 64,7 4 15,4 OR=10,1 13 54,2 7 25,0 OR = 3,5 Tổng 34 100 26 100 (2,8-36,) 24 100 28 100 (1,1-11,5) 104
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Nhận xét: Hiện tượng dày dính màng phổi trong TDMP do lao liên quan đến thời gian phát hiện bệnh và thời gian hết dịch màng phổi trong vòng 2 tuần. Xét nghiệm máu: Số lượng hồng cầu bình thường 51/60 bệnh nhân chiếm 85%; chỉ 15% các trường hợp hồng cầu giảm nhẹ, trung bình 4,67 ± 0,7 T/L. Số lượng bạch cầu bình thường 51/60 bệnh nhân, chiếm 85%; có 1,7% bệnh nhân có bạch cầu dưới 4 G/l; 13,3% có tăng bạch cầu; trung bình 7,5 ± 3,3 G/l. IV. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc lao của bệnh nhân ≥ 40 tuổi là 58,3%; lứa tuổi hay gặp nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 30%; trung bình là 48,6 ± 21,5 tuổi. Nam có tỉ lệ mắc 58,3% cao hơn nữ (41,7%). Người lao động tự do có tỷ lệ mắc lao cao nhất chiếm 43,3%. Trước đây thấy tuổi mắc TDMP do lao đa số dưới 40 tuổi như Trần Văn Sáu (60,5%) [4]; Hoàng Thị Phượng (59,6%) [3]. Phạm Ngọc Vượng (81,5% nam giới) [7]. Tuổi mắc bệnh gần đây có xu hướng tăng lên [8] [9]. TDMP do lao với tổn thương giải phẫu bệnh giai đoạn sớm là những hạt lao giống như đầu những chiếc đinh ghim trên bề mặt màng phổi, khi hô hấp hai lá thành và lá tạng trơn trượt lên nhau khiến người bệnh đau ngực, khi dịch ở khoang màng phổi nhiều sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở nên chủ yếu người bệnh đến viện vì lý do đau ngực chiếm 86,7%; khó thở 43,3%; các dấu hiệu khác ít gặp hơn là ho và sốt nên người bệnh đến viện sớm. Thời gian khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện điều trị thường dưới 15 ngày chiếm 56,7%; trong vòng 1 tháng là 91,7%. Về triệu chứng lâm sàng 81,7% có sốt; 50% sốt nhẹ. Triệu chứng cơ năng hay gặp như đau ngực chiếm 98,3%; khó thở chiếm 88,3%; ho khan chiếm 78,3%, các triệu chứng này hoàn toàn phù hợp với biểu hiện lâm sàng của TDMP do lao [8] [9]. Triệu chứng ho thường xuất hiện khi dịch đã nhiều, thường là ho khan và xuất hiện khi thay đổi tư thế, một số bệnh nhân ho khạc đờm có thể do bội nhiễm ở phổi. Triệu chứng thực thể trong TDMP thường có lồng ngực căng giãn, kém di động, trường hợp đến sớm lồng ngực có thể bình thường, trường hợp đến muộn có thể xuất hiện lồng ngực lép do hiện tượng DDMP. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 55% trường hợp bệnh nhân có lồng ngực bình thường; 38,3% có lồng ngực vồng cao và 6,7% trường hợp lồng ngực lép hơn bên lành; 100% bệnh nhân có triệu chứng 3 giảm. Về vị trí bên tràn dịch, kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 66,7% bệnh nhân TDMP bên phải; 28,3% bên trái và 5,0% có TDMP 2 bên. Đường gây bệnh trong TDMP do lao là đường máu, đường kế cận từ lao phổi, đường bạch huyết. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn những trường hợp TDMP do lao đơn thuần, chính vì vậy có thể TDMP bên phải nhiều hơn bên trái là do hệ thống bạch huyết tập trung nhiều ở bên phải. Trên Xquang TDMP mức độ nhiều khi hình ảnh mờ từ khoang liên sườn II trở lên, mức độ trung bình khi dịch lên đến mỏm xương bả vai, không nhìn thấy vòm hoành. Nghiên cứu của chúng tôi có 50% bệnh nhân có hình ảnh TDMP trên Xquang mức độ trung bình; 31,7% mức độ ít và 18,3% mức độ nhiều. Dịch trong TDMT do lao thường có màu vàng chanh, một số ít trường hợp có màu đỏ hoặc đục là do tổn thương các mao mạch nhỏ hoặc các ổ loét do lao ở màng phổi. Dịch màng phổi thường xuất hiện các tế bào viêm mà chủ yếu là các tế bào Lympho, một số ít tế bào đa nhân trung tính và tế bào biểu mô màng phổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 94,4% trường hợp có dịch màng phổi màu vàng chanh; 100% có protein trên 30 g/l; số lượng tế bào > 500 tế bào/1mm3 chiếm 96,2%; tỷ lệ Lympho bào trên 80% chiếm 90,7%. Thời gian hết dịch trong vòng 2 tuần đầu từ khi nhập viện là 46,2%; trong 4 tuần chiếm 86,6%. Số lần chọc dịch và thời gian hết dịch nhìn chung phụ thuộc vào điều trị lao và số lượng dịch lấy một lần. Bùi Tiến Viễn nghiên cứu về lao màng phổi cũng cho thấy bệnh nhân vào viện chủ yếu vì đau ngực chiếm 86,8% khó thở chiếm 42,1%; các triệu chứng có 94,7% bệnh nhân đau ngực 89,5% khó thở; 65,7% ho khan; dịch màng phổi có màu vàng chanh 86,8% [6]. Trần 105
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Văn Sáu, sốt gặp ở 92,1% bệnh nhân, mệt mỏi 100% bệnh nhân [4]. Phạm Ngọc Vượng (2009) sốt gặp 98,1%; gầy sút cân 100% [7]. Nguyễn Huy Điện (2010) TDMP do lao có đau ngực chiếm 97,5%; khó thở 100%; ho khan 95,9%; sốt 91,2% [1]. DDMP ít nhiều ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của người bệnh, trường hợp dày dính nhiều có thể gây rối loạn thông khí hạn chế và cần phải phẫu thuật bóc vỏ màng phổi. Nghiên cứu của chúng tôi có tới 56,7% số bệnh nhân có dấu hiệu DDMP, các trường hợp này thường đến viện muộn hoặc điều trị lâu hết dịch. Bệnh nhân đến viện trong vòng 2 tuần của bệnh có tỷ lệ dày dính màng phổi 35,3%; sau 2 tuần 84,6% (p < 0,001; OR = 10,1 (2,8-36,1); thời gian hết dịch dưới 2 tuần điều trị có tỉ lệ dày dính 45,8%; từ 2 tuần trở lên có dày dính 75% (p < 0,05; OR = 3,5 (1,1-11,5). Như vậy DDMP có liên quan chặt chẽ tới thời gian đến viện và thời gian hết dịch màng phổi của người bệnh, do vậy chẩn đoán và điều trị sớm TDMP do lao rất cần thiết để hạn chế DDMP. KẾT LUẬN - Bệnh nhân TDMP do lao từ 40 tuổi trở lên chiếm 58,3%; trung bình 48,6 ± 21,5 tuổi. Nam giới chiếm 58,3%; nữ giới chiếm 41,7%. - Bệnh nhân vào viện thường trong vòng 2 tuần đầu của bệnh. Các triệu chứng chính là sốt, gầy sút, đau ngực, khó thở, ho khan, hội chứng 3 giảm. - Vị trí tràn dịch thường ở bên phải (66,7%); hình ảnh tràn dịch trên Xquang ở mức trung bình trở xuống chiếm 81,7%. Màu sắc dịch vàng chanh chiếm 94,4%. Dịch màng phổi 100% có phản ứng Rivalta dương tính và định lượng protein trên 30 g/l. Số lượng tế bào trong dịch màng phổi trên 500 tế bào/1mm3 chiếm 96,2%; tỷ lệ Lympho bào ≥ 80% chiếm 90,7%. - Thời gian hết dịch màng phổi dưới 2 tuần chiếm 46,2%; trong vòng 4 tuần chiếm 86,6%. Tỷ lệ dày dính màng phổi chiếm 56,7%; bệnh nhân đến viện càng sớm và thời gian hết dịch màng phổi càng nhanh thì càng ít dày dính màng phổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Điện (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao và tính kháng thuốc của Mycobacterium Tubeculosis ở bệnh nhân có xét nghiệm HIV(+). Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2. Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu (2007). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị 768 bệnh nhân tràn dịch màng phổi. Tạp chí nghiên cứu Y học (5), 72-79. 3. Hoàng Thị Phượng (1999). Nghiên cứu hiệu quả chẩn đoán TDMP thanh tơ do lao bằng phản ứng chuỗi Polymeraza (PCR). Luận án Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 4. Trần Văn Sáu (1996). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phối hợp một số phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi thanh tơ do lao. Luận án phó tiến sĩ y khoa, Hà Nội. 5. Tạ Bá Thắng (2008). Nghiên cứu tính hình chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi ở Bệnh viện 103 trong 10 năm (1996-2005). Tạp chí Y dược học quân sự, Tập 33 số chuyên đề 2008. 6. Bùi Tiến Viễn (2017). Áp dụng nội soi màng phổi trong chẩn đoán và kết quả sau 2 tháng điều trị tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng năm 2016-2017. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hải Phòng. 7. Phạm Ngọc Vượng (1999). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Tràn dịch màng phổi do Lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng 2007-2008. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Hải Phòng. 8. Kan Zhai, Yong Lu, Huan-Zhong Shi (2016). Tuberculous pleural effusion Thorac Dis 2016;8(7):E486-E494. 9. Richard W. Light (2010). Update on tuberculous pleural effusion. Respirology (2010) 15, 451–458. 10. WHO (2018). Global tuberculosis control report. WHO - 2018. 106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp điện toán và kết quả điều trị phẫu thuật nhồi máu ruột do tắc mạch mạc treo - PGS.TS. Nguyễn Tấn Cường
138 p | 172 | 25
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010
5 p | 128 | 6
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân COPD có di chứng lao phổi - Ths.Bs. Chu Thị Cúc Hương
31 p | 56 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp có mất nước ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết cục chức năng của bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn sau tại Bệnh viện Đà Nẵng
7 p | 20 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nang ống mật chủ
4 p | 28 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình
5 p | 95 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn ái khí của viêm amiđan cấp tại bệnh viện trung ương Huế và bệnh viện trường Đại học y dược Huế
8 p | 119 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm túi lệ mạn tính bằng phẫu thuật Dupuy-Dutemps
6 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật của ung thư biểu mô vẩy môi
5 p | 3 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật bệnh nhân có túi hơi cuốn giữa
8 p | 105 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở đối tượng có nguy cơ ung thư phổi
5 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đục thể thủy tinh sau chấn thương và một số yếu tố tiên lượng thị lực sau phẫu thuật điều trị
5 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư thanh quản
5 p | 3 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và tổn thương tim mạch trong bệnh Kawasaki - ThS. BS. Nguyễn Duy Nam Anh
16 p | 56 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
4 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân suy gan cấp được điều trị hỗ trợ thay huyết tương thể tích cao
7 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật u lành tính dây thanh bằng nội soi treo
8 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn