TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI DO NẤM<br />
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG, BỆNH VIỆN 103<br />
Vò V¨n Minh*; Ng« ThÞ Thu Hoa*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm tai do nấm và điều trị tại Bệnh viện<br />
103 từ 1 - 2009 đến 12 - 2012. Chúng tôi thấy: triệu chứng ngứa tai gặp 100%, ù tai 58,73%, nhiễm<br />
nấm Aspergillus 61,29%, Candida 16,13%. Tỷ lệ điều trị khỏi 87,30%. Thất bại 12,70%, gặp ở BN có<br />
thủng màng nhĩ.<br />
* Từ khóa: Viêm tai do nấm; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.<br />
<br />
clinical and paraclinical characters and<br />
treatment results of otomycosis at department of<br />
Otorhinolaryngology, 103 Hospital<br />
Summary<br />
63 patients with otomycosis were treated in 103 Hospital from January, 2009 to December, 2012.<br />
We found: prutitus was observed in 100%, aural fullness: 58.73%, fungi-infected causes were<br />
Aspergillus (61.29%), Candida (16.13%). Treatment outcome: 87.30%. Treatment failure was<br />
12.70%, which was found in patients with tympanic perforation.<br />
* Key words: Otomycosis; Clinical and paraclinical characteristics.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm nên dễ mắc các bệnh do vi<br />
khuẩn, vi nấm gây ra. Bệnh viêm tai do nấm chiếm tỷ lệ 9% trong tổng số nguyên nhân<br />
viêm tai, chủ yếu viêm ống tai ngoài, đôi khi có thể viêm tai giữa. Bệnh thường tái phát do<br />
chẩn đoán và điều trị không đúng. Triệu chứng của bệnh viêm tai do nấm có khi rất rõ<br />
ràng, nhưng có khi âm thầm dễ bỏ qua.<br />
Thực tế trong công tác khám và điều trị bệnh viêm tai, chúng tôi nhận thấy viêm tai do<br />
nấm là bệnh khá phổ biến, nhưng ít được quan tâm. Bệnh thường được chẩn đoán khi<br />
điều trị chống nhiễm trùng ở tuyến trước không hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cưú đề tài này nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm tai do nấm<br />
và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm tai do nấm.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Minh (vanhong149@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/6/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/8/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/9/2013<br />
<br />
131<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
63 BN được chẩn đoán và điều trị viêm<br />
tai do nấm tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh<br />
viện 103 từ 1 - 2009 đến 12 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Cắt ngang, thống kê mô tả, có can thiệp.<br />
* Các bước tiến hành:<br />
- Hỏi tiền sử, khám lâm sàng bằng nội<br />
soi, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm soi<br />
tươi hoặc nuôi cấy, định danh vị nấm tại<br />
phòng xét nghiệm ký sinh trùng, Khoa<br />
Khám bệnh, Bệnh viện 103.<br />
- Điều trị:<br />
+ Viêm tai do nấm không thủng màng<br />
nhĩ: bôi thuốc chống nấm tại chỗ bằng kem<br />
lamisil 1% ngày 2 lần x 3 tuần.<br />
+ Viêm tai do nấm có thủng màng nhĩ:<br />
uống sporal 100 mg trong 7 ngày, ngày 4<br />
viên chia 2 lần, kết hợp bôi tại chỗ bằng<br />
kem lamisil 1% ngày 2 lần x 3 tuần.<br />
- Theo dõi BN, hẹn tái khám và xét<br />
nghiệm lại sau 3 tuần điều trị.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Tuổi và giới.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới<br />
(n = 63).<br />
GIỚI<br />
<br />
NAM (%)<br />
<br />
NỮ (%)<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
4 - 20<br />
<br />
8 (12,70)<br />
<br />
7 (11,11)<br />
<br />
15 (23,81%)<br />
<br />
21 - 60<br />
<br />
22 (34,92)<br />
<br />
17 (26,98)<br />
<br />
39 (61,90%)<br />
<br />
61 - 76<br />
<br />
5 (7,93)<br />
<br />
4 (6,36)<br />
<br />
9 (14,29)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
35 (55,55)<br />
<br />
28 (44,45)<br />
<br />
63 (100%)<br />
<br />
TUỔI<br />
<br />
BN từ 21 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao<br />
(61,90%); chủ yếu ở lứa tuổi lao động.<br />
Trong nghiên cứu này, BN nhỏ tuổi nhất<br />
lên 4, nhiều nhất 76 tuổi. Nam (55,55%)<br />
mắc bệnh nhiều hơn nữ (44,45%).<br />
<br />
2. Thời gian mắc bệnh viêm tai.<br />
< 1 tháng: 5 BN (7,94%); 1 - 3 tháng: 6 BN<br />
(9,52%); 3 tháng - 1 năm: 23 BN (36,51%);<br />
> 1 năm: 29 BN (45,93%).<br />
Thời gian mắc bệnh viêm tai do nấm chủ<br />
yếu > 3 tháng (82,44%), bệnh thường gặp<br />
trong viêm tai mạn tính. Chỉ có 7,94% viêm<br />
tai giữa cấp và 9,52% viêm tai giữa bán<br />
cấp.<br />
3. Triệu chứng cơ năng.<br />
Ngứa tai: 63 BN (100%); ù tai: 37 BN<br />
(58,73%); nghe kém: 32 BN (50,79%); đau<br />
tai: 26 BN (41,27%).<br />
Triệu chứng ngứa trong tai là triệu<br />
chứng chỉ điểm trong chẩn đoán bệnh viêm<br />
tai do nấm.<br />
4. Triệu chứng thực thể.<br />
Mảng nấm: 63 BN (100%); chảy dịch tai:<br />
45 BN (71,43%); thủng màng nhĩ: 36 BN<br />
(57,14%); viêm đỏ: 23 BN (36,51%).<br />
Triệu chứng mảng nấm khi soi tai gặp<br />
100% trường hợp viêm tai do nấm. Như<br />
vậy, cùng với triệu chứng ngứa tai, đây là<br />
hai triệu chứng gặp ở tất cả BN viêm tai do<br />
nấm.<br />
5. Xét nghiệm nấm.<br />
* Kết quả soi tươi (n = 63): nấm sợi: 45 BN<br />
(71,43%); nấm men: 18 BN (28,57%). Kết<br />
quả này tương tự với nghiên cứu của các<br />
tác giả khác [1, 2, 3].<br />
* Kết quả cấy nấm (n = 31): Aspergillus:<br />
19 BN (61,29%); Candida: 5 BN (16,13%);<br />
Penicillum: 4 BN (12,90%); Trichophyton:<br />
3 BN (9,68%). Kết quả cấy nấm trên 31 BN<br />
viêm tai do nấm, Aspergillus chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất 61,29%, Candida (16,13%), Penicillum<br />
(12,90). Kết quả này tương tự với nghiên<br />
cứu của các tác giả trong và ngoài nước<br />
[1, 4, 5].<br />
<br />
132<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
6. Kết quả điều trị.<br />
<br />
- Chủ yếu gặp viêm tai mạn tính (82,44%).<br />
<br />
Khỏi: 55 BN (87,30%); không khỏi: 8 BN<br />
(12,70%).<br />
63 BN được chẩn đoán viêm tai do nấm<br />
và điều trị bằng thuốc kháng nấm bôi hoặc<br />
nhỏ tai tại chỗ có hiệu quả cao sau 3 tuần<br />
điều trị. 87,30% BN khỏi bệnh cả về lâm<br />
sàng và xét nghiệm hết nấm. 12,7% xét<br />
nghiệm còn nấm, chủ yếu gặp ở BN viêm<br />
tai xương chũm mạn tính, cần chuyển sang<br />
điều trị ngoại khoa kết hợp. Kết quả này<br />
tương tự với các nghiên cứu trước đó [2,<br />
5].<br />
<br />
- Triệu chứng cơ năng: ngứa tai (100%),<br />
ù tai (58,73%), nghe kém (50,79%), đau tai<br />
(41,27%).<br />
- Triệu chứng thực thể: mảng nấm<br />
(100%), chảy dịch tai (71,43%), thủng màng<br />
nhĩ (57,14%), viêm đỏ (36,51%).<br />
- Xét nghiệm nấm: Aspergillus (61,29),<br />
Candida (16,13%), Penicillum (12,90%),<br />
Trichophyton (9,68%).<br />
* Kết quả điều trị:<br />
- Khỏi hoàn toàn (87,30%).<br />
<br />
7. Kết quả điều trị liên quan tình trạng<br />
màng nhĩ (n = 63).<br />
<br />
- Không khỏi (12,70%) chỉ gặp ở những<br />
BN viêm tai có thủng màng nhĩ cần điều trị<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả điều trị liên quan tình<br />
trạng màng nhĩ (n = 63).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TÌNH TRẠNG MÀNG NHĨ<br />
<br />
THỦNG<br />
<br />
KHÔNG THỦNG<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
Khỏi<br />
<br />
28<br />
<br />
27<br />
<br />
55<br />
<br />
Không khỏi<br />
<br />
8<br />
<br />
0<br />
<br />
8<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
36<br />
<br />
27<br />
<br />
63<br />
<br />
Tất cả trường hợp viêm tai do nấm mà<br />
màng nhĩ không thủng đều khỏi hoàn toàn,<br />
8 trường hợp còn lại tái phát là viêm tai do<br />
nấm có thủng màng nhĩ do tổn thương tai<br />
giữa và xương chũm.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 63 BN viêm tai do nấm<br />
tại Bệnh viện 103 từ 1 - 2009 đến 12 2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
* Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh<br />
viêm tai do nấm:<br />
- Tuổi thường gặp từ 21 - 60 (61,90%).<br />
<br />
1. Nguyễn Sanh. Khảo sát tình hình nhiễm vi<br />
nấm tai trên BN đã phẫu thuật tai. Luận văn<br />
Thạc sỹ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh. 2001.<br />
2. Lê Chí Thông, Nguyễn Tư Thế, Võ Lâm<br />
Phước. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng<br />
và kết quả điều trị bệnh nấm tai. Nội san Hội<br />
nghị Khoa học Kỹ thuật Toàn quốc. 2012, tr.306311.<br />
3. Lê Thị Tuyết, Trần Quốc Kham. Tình hình<br />
nhiễm nấm ở những BN viêm ống tai ngoài đến<br />
xét nghiệm tại phòng ký sinh trùng Bệnh viện<br />
Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Phòng chống Bệnh<br />
Sốt rét và Bệnh Ký sinh trùng. 2007, số 1, tr.88-92.<br />
4. Jawad Ahmed. Clinicopathological study of<br />
otomycosis.<br />
Master<br />
of<br />
Surgery<br />
in<br />
Otorhinolaryngology.<br />
J.J.M. Medical CollegeDavangere. India. 2006.<br />
5. Munguia R, Daniel S.J. Ototopical antifungals<br />
and otomycosis. A review. International Journal<br />
of Pediatric Otorhinolaryngology. 2008, 72 (4),<br />
pp.453-459.<br />
<br />
133<br />
<br />