Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC POLYP <br />
ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP <br />
Nguyễn Duy Thắng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng rất phổ biến. Đa số lành tính nhưng một số polyp có thể phát triển thành <br />
ung thư. <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 145 bệnh nhân nội soi có polyp được cắt, xét nghiệm mô bệnh <br />
học. Kết quả: 145 bệnh nhân trong đó 86 nam và 59 nữ. Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (32,4%). <br />
Trên lâm sàng thấy đi ngoài ra máu 43,4%, đau bụng dọc khung đại tràng 38,6 %. Đi ngoài phân lỏng 36,5%. <br />
Đi ngoài táo 31,7%. Sút cân 10,3%. Polyp đại tràng 29,3.%, polyp trực tràng 70,7 % .Trung bình có 1,69 polyp <br />
trên 1 bệnh nhân. Polyp có bề mặt nhẵn 60,2%, bề mặt bị xung huyết và sần sùi 21,9%, polyp viêm 17,9%. <br />
Polyp có đường kính từ 11 đến 19 mm chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%), trên hoặc bằng 20 mm 15,0%. Polýp có <br />
cuống 70,3%, bán cuống 18,3% và không cuống 11,4%. Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp u tuyến <br />
54,9%, polyp tăng sản 16,7%, polyp thiếu niên 12,2%, polyp viêm 14,2% và polyp ung thư hóa 2,0%. <br />
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu đi ngoài ra máu (43,4%) và đau dọc khung đại tràng (38,6%). <br />
Polyp trực tràng chiếm tỷ lệ cao (70,7 %). Đa số là polyp u tuyến 54,9%, polyp ung thư hóa 2,0%. <br />
Từ khóa: polyp đại tràng, đi ngoài ra máu, nội soi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY ON CLINICAL, ENDOSCOPIC, HISTOLOGIC OF COLORECTAL POLYPS IN <br />
AGRICULTURAL HOSPITAL <br />
Nguyen Duy Thang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 85 ‐ 89 <br />
Background: Colorectal polyps are common. Most benign but some polyps can develop into cancer. <br />
Objectives: Study of clinical symptoms, endoscopy, histology of colorectal polyps. <br />
Methods: 145 patients including 86 men and 59 women were polypectomy and histopathological <br />
examination. <br />
Results: Aged 51 to 60 accounted for the highest percentage (32.,4%). bloody diarrhea 43,4%, abdominal <br />
pain along colon frame 38.6%. Diarrhea stools 36.5%, constipation 31.7%. Weight loss of 10.3%. colon polyps <br />
29.3%, rectal polyps 70.7%. An average of 1.69 polyps in 1 patient. Smooth‐surfaced polyp 60.2%, congested <br />
and rough surfaces 21.9%, inflammatory polyps 17.9%. Polyps with a diameter from 11 to 19 mm was 34.6%. <br />
Polyps with a diameter equal to or above 20 mm is 15.0%. sessile Polyps 70.3%. Sell polyps sessile stem 18.3% <br />
and no stem 11.4%. Histopathological results: polyp adenomas 54.9%, hyperplastic 16.7%, teens polyps 10.2%, <br />
inflammatory polyps 14.2%, cancer polyps of 2.0%. <br />
Conclusion: The main clinical symptom is bloody diarrhea 43,4%, abdominal pain along colon frame <br />
38.6%. Rectal polyps high percentage (70.7%). The majority of the polyps 54,9% adenomas, cancer polyps 2.0%. <br />
Key words: colorectal polyp, bloody diarrhea, endoscopy. <br />
* Bệnh viện Nông nghiệp <br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Duy Thắng, ĐT: 0983103028, Email: docthang08@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới nhóm bệnh nhân nghiên <br />
cứu <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Polyp trong đại trực tràng rất phổ biến, tỷ lệ <br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
tăng lên khi tuổi càng cao. Nhiều nghiên cứu <br />
cho thấy khoảng 50% những người già 60 tuổi <br />
khi nội soi thì có ít nhất một polyp. Trên lâm <br />
sàng, polyp đại trực tràng thường gây nên các <br />
triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi <br />
ngoài ra máu tươi, sụt cân. Polyp đơn độc phát <br />
triển lớn hơn, nhiều khả năng trở thành ung thư <br />
<br />
< 20<br />
21 - 30<br />
31 - 40<br />
41- 50<br />
51 - 60<br />
> 60<br />
Tổng số<br />
<br />
Nam<br />
n<br />
%<br />
3<br />
60,0<br />
9<br />
60,0<br />
12<br />
63,2<br />
15<br />
55,6<br />
29<br />
61,7<br />
18<br />
56,3<br />
86<br />
59,3<br />
<br />
Nữ<br />
n<br />
2<br />
6<br />
7<br />
12<br />
18<br />
14<br />
59<br />
<br />
%<br />
40,0<br />
40,0<br />
36,8<br />
44,4<br />
38,3<br />
43,7<br />
40,7<br />
<br />
Tổng số<br />
n<br />
%<br />
5<br />
3,4<br />
15<br />
10,3<br />
19<br />
13,2<br />
27<br />
18,6<br />
47<br />
32,4<br />
32<br />
22,1<br />
145<br />
100<br />
<br />
hóa càng lớn. Cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh <br />
<br />
Nhận xét: Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ <br />
lệ cao nhất (32,4%). Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao <br />
hơn nữ (59,3% so với 40,7%). <br />
<br />
hưởng cả về tinh thần lẫn công việc. Để góp <br />
<br />
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng <br />
<br />
hơn đa polyp. Polyp càng lớn, khả năng ung thư <br />
<br />
phần làm rõ hơn về polyp đường tiêu hóa, <br />
chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Tìm hiểu <br />
đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của <br />
polyp đại trực tràng. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhiên cứu <br />
Bệnh nhân nội soi có polyp đại trực tràng, <br />
được cắt polyp, được sinh thiết làm xét nghiệm <br />
Mô bệnh học. kết quả Mô bệnh học xác định là <br />
polyp. Kích thước polyp từ 5 mm đến ≥ 20 mm. <br />
<br />
Lý do<br />
<br />
Nam<br />
n=<br />
%<br />
86<br />
Không có triệu 32<br />
37,2<br />
chứng<br />
Đi ngoài ra máu 34<br />
39,5<br />
Đại tiện lỏng<br />
31<br />
36,0<br />
Đại tiện táo<br />
29<br />
33,7<br />
Đau bụng<br />
35<br />
40,7<br />
Sút cân<br />
9<br />
10,5<br />
<br />
Kết quả Mô bệnh học không phải là polyp, <br />
không tình nguyện nghiên cứu <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Khám lâm sàng khai thác triệu chứng, tiền <br />
sử gia đình, bản thân. Nội soi đại trực tràng. Cắt <br />
polyp qua nội soi. Sinh thiết làm mô bệnh học <br />
<br />
Kết quả nghiên cứu <br />
Từ tháng 5/2010 đến tháng 5/2013 tại <br />
phòng nội soi tiêu hóa Bệnh viện Nông nghiệp <br />
có 145 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào <br />
nghiên cứu. Bước đầu chúng tôi có một số kết <br />
quả như sau: <br />
<br />
86<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
33,9<br />
<br />
Tổng số<br />
n=<br />
%<br />
145<br />
52<br />
35,8<br />
<br />
29<br />
22<br />
17<br />
21<br />
6<br />
<br />
49,1<br />
37,3<br />
28,8<br />
35,6<br />
10,1<br />
<br />
63<br />
53<br />
46<br />
56<br />
15<br />
<br />
%<br />
<br />
43,4<br />
36,5<br />
31,7<br />
38,6<br />
10,3<br />
<br />
Nhận xét: Đi ngoài ra máu (43,4%), đau <br />
bụng (38,6%) và đại tiện phân lỏng (36,5%), là <br />
các triệu chứng nổi bật nhất. <br />
Bảng 3. Đặc điểm kích thước polyp <br />
Kích thước<br />
<br />
Tình nguyện tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
<br />
n=<br />
59<br />
20<br />
<br />
≤ 5 mm<br />
6 - 10 mm<br />
11- 19 mm<br />
>20 mm<br />
Tổng số<br />
<br />
Đại tràng<br />
n<br />
%<br />
19 309,6<br />
20<br />
26,3<br />
24<br />
28,2<br />
9<br />
24,3<br />
72<br />
29,3<br />
<br />
Trực tràng<br />
n<br />
%<br />
29<br />
60,4<br />
56<br />
73,7<br />
61<br />
71,8<br />
28<br />
75,7<br />
174 70,7<br />
<br />
Tổng số<br />
n<br />
%<br />
48<br />
19,5<br />
76<br />
30,9<br />
85<br />
34,6<br />
37<br />
15,0<br />
246<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Polyp có đường kính từ 11 đến 19 <br />
mm chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%) <br />
Bảng 4. Đặc điểm hình thái polyp <br />
Đặc điểm<br />
Có cuống<br />
Bán cuống<br />
Không cuống<br />
Tổng số<br />
<br />
Tổng số<br />
n<br />
173<br />
45<br />
28<br />
246<br />
<br />
%<br />
70,3<br />
18,3<br />
11,4<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Polyp có cuống chiếm tỷ lệ cao <br />
nhất (70,3%). <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Bảng 5. Đặc điểm bề mặt polyp <br />
Đặc điểm<br />
Bề mặt nhẵn<br />
Viêm<br />
Sung huyết<br />
Sần sùi<br />
Tổng số<br />
<br />
Tổng số<br />
n<br />
148<br />
44<br />
37<br />
17<br />
246<br />
<br />
%<br />
60,2<br />
17,9<br />
15,0<br />
6,9<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Đa số polyp có bề mặt nhẵn <br />
(60,2%). <br />
Bảng 6. Kết quả mô bệnh học <br />
Số lượng<br />
Polyp u tuyến<br />
Polyp tăng sản<br />
Polyp thiếu niên<br />
Polyp viêm<br />
Polyp ung thư hóa<br />
Tổng số<br />
<br />
Tổng số<br />
n<br />
135<br />
41<br />
30<br />
35<br />
5<br />
246<br />
<br />
%<br />
54,9<br />
16,7<br />
12,2<br />
14,2<br />
2,0<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có polyp u <br />
tuyến (54,9 %). Có 5 bệnh nhân polyp ung thư <br />
hóa (2,0%). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 145 <br />
bệnh nhân, trong đó có 86 nam (59,3%) và 59 nữ <br />
(40,7%). Độ tuổi từ 51 đến trên 60 chiếm tỷ lệ cao <br />
nhất (32,4%). <br />
<br />
Về đặc điểm lâm sàng <br />
Kết quả nghiên của chúng tôi cho thấy: có <br />
52 trường hợp đến nội soi không có triệu <br />
chứng trên lâm sàng (35,8%). Những bệnh <br />
nhân này thường được chỉ định nội soi một <br />
cách tình cờ hoặc có triệu chứng không rõ <br />
ràng. Theo nghiên cứu của Morais DJ thì polyp <br />
nhỏ không có triệu chứng trong nhiều trường <br />
hợp và thường được phát hiện tình cờ trong khi <br />
nội soi tiêu hóa trên . Tác giả cho rằng nội soi <br />
tiêu hóa là phương pháp an toàn nhất và hiệu <br />
quả cho việc chẩn đoán các khối u mà ở hầu hết <br />
các bệnh nhân không có triệu chứng đặc trưng <br />
và việc xác định mô bệnh học là cần thiết(5). Có <br />
63/145 bệnh nhân được nội soi vì đi ngoài ra <br />
máu chiếm tỷ lệ 43,4%. Đau bụng nhất là đau <br />
dọc khung đại tràng có 56/145 trường hợp, <br />
chiếm tỷ lệ 38,6%. Đi ngoài phân lỏng có <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
53/146 bệnh nhân (36,5%). Đi ngoài táo 46/145 <br />
trường hợp (31,7%). Sút cân có 15/145 bệnh <br />
nhân chiếm tỷ lệ (10,3%). Theo nghiên cứu của <br />
Tống văn Lược (2002) thì đi ngoài ra máu có ở <br />
91,17% bệnh nhân nghiên cứu(8). Trần Công <br />
Khanh nghiên cứu 142 polyp lành tính, cắt 45 <br />
trường hợp polyp, kết quả cho thấy đau bụng <br />
dọc khung đại tràng: 30,9%, đi ngoài phân <br />
máu tươi, thâm: 27,6%, táo bón: 22,3%(9). Đỗ <br />
Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh (2011) <br />
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội <br />
soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết <br />
quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện <br />
E cũng cho kết quả: đau bụng kéo dài 39,5%, <br />
đi ngoài phân có máu 10,5%,(2). Nghiên cứu <br />
của Jose T và cộng sự năm 2007 cho thấy tỷ lệ <br />
bệnh nhân đi ngoài ra máu là 50,0%(4). <br />
<br />
Tiền sử gia đình <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 7/145 <br />
bệnh nhân trong gia đình bố hoặc mẹ có polyp <br />
đại tràng (4,8%). Có 4/145 trường hợp anh chị <br />
em có polyp đại tràng (2,8%). Nghiên cứu của <br />
Đỗ Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh (2011) <br />
cũng cho thấy tiền sử gia đình có ung thư hoặc <br />
polyp đại tràng là 8,1%(2). Theo Tareq M và cộng <br />
sự thì sàng lọc bệnh nhân hội chứng polyposis <br />
vị thành niên và người thân của họ được nhấn <br />
mạnh để phát hiện sớm bệnh ác tính(7). <br />
<br />
Đặc điểm về số lượng polyp <br />
Qua nội soi chúng tôi phát hiện có 246 polyp <br />
trên tổng số 145 bệnh nhân. Ở đại tràng có 72 <br />
polyp (29,3%), trong đó có 54 polyp ở đại tràng <br />
Sigma (75,0%). Ở trực tràng có 174 polyp <br />
(70,7%). Trung bình có 1,69 polyp trên 1 bệnh <br />
nhân. Trịnh Tuấn Dũng và cộng sự nghiên cứu <br />
102 bệnh nhân polyp đại trực tràng có kích <br />
thước > 1 cm cho thấy số lượng polyp trung bình <br />
trên 1 bệnh nhân là 1,65. Polyp đơn độc là <br />
64,7%(10). Năm 2006 Eberl T. nghiên cứu về polyp <br />
đại trực tràng thấy tỷ lệ polyp ở trực tràng là <br />
34% và ở đại tràng Sigma là 30%(3). Theo nghiên <br />
cứu của Jose T và Haish K Tỷ thì lệ polyp ở trực <br />
tràng là 60,66% và polyp ở sigma là 23,77%(4). <br />
Một số nghiên cứu trong nước về polyp đại <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
tràng và trực tràng cho kết quả như sau: Theo <br />
Nguyễn Văn Rót tỷ lệ polyp đại tràng sigma là <br />
32,0%, trực tràng là 33,0%(6). Tống Văn Lược <br />
nghiên cứu về cắt polyp đại trực tràng cho thấy <br />
polyp trực tràng chiếm 59,8%(8). <br />
<br />
Đặc điểm về bề mặt, kích thước polyp <br />
‐ Bề mặt polyp: Trong nghiên cứu này <br />
chúng tôi thấy đa số polyp có bề mặt nhẵn <br />
(148 trường hợp, 60,2%). Bề mặt polyp bị viêm <br />
và xung huyết có tỷ lệ tương đương nhau (17,9 <br />
% và 15,0%). Chỉ có 17/ 246 polyp có hình ảnh <br />
sần sùi chiếm tỷ lệ 6,9%. <br />
‐ Kích thước polyp: Kết quả nghiên cứu của <br />
chúng tôi cho thấy polyp dưới hoặc bằng 5 mm <br />
có tỷ lệ 19,5%. Polyp có đường kính từ 6 đến 10 <br />
mm có tỷ lệ 30.9 %. Polyp có đường kính từ 11 <br />
đến 19 mm có tỷ lệ cao nhất (34,6%). Polyp có <br />
đường kính bằng hoặc trên 20 mm có tỷ lệ 15,0% <br />
(37 trường hợp). Nghiên cứu của Trịnh Tuấn <br />
Dũng cho thấy kích thước polyp từ 10‐ 15 mm: <br />
41,2%, từ 15mm ‐20 mm: 28,4%, từ trên > 20 mm: <br />
30,4%. Kích thước trung bình: 1,89 ± 0,84(10). <br />
<br />
Đặc điểm về hình thái polyp <br />
Polyp có cuống trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%, 173/246 trường <br />
hợp). Polyp bán cuống có 45/249 trường hợp <br />
chiếm tỷ lệ 18,3%. Chúng tôi gặp 28/246 polyp <br />
không có cuống chiếm tỷ lệ 11,4%. Theo Võ <br />
Hông Minh Công thì polyp có cuống 53,9%, bán <br />
cuống 21,6%, dạng dẹt 24,5%(11)Nghiên cứu của <br />
Tống Văn Lược thấy polyp có cuống là 42,5%(8). <br />
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Rót cho <br />
kết quả là 67,9%(6). Năm 1994 Celestino A và CS <br />
công bố kết quả nghiên cứu về polyp đại trực <br />
tràng cho thấy tỷ lệ polyp có cuống là 42,1%(1) <br />
<br />
Đặc điểm mô bệnh học <br />
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có polyp u tuyến <br />
(54,9 %). Có 5 bệnh nhân polyp ung thư hóa (2,0 <br />
%). Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp <br />
u tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu <br />
này với 135 trường hợp (54,9%). Polyp tăng sản <br />
16,7% (41/246 trường hợp). Polyp thiếu niên có <br />
12,2% (30/246 trường hợp). Polyp viêm 14,2% <br />
<br />
88<br />
<br />
(35/246 trường hợp). Chúng tôi gặp 5/246 trường <br />
hợp polyp ung thư hóa chiếm tỷ lệ 2,0%. Trong <br />
đó 4 trường hợp là ployp ung thư hóa ở trực <br />
tràng. Cả 4 bệnh nhân đều được mổ sau đó. <br />
Theo Võ Hông Minh Công thì polyp tuyến ống <br />
chiếm tỷ lệ cao nhất: 33,3%. Polyp tuyến nhung <br />
mao và tăng sản chiếm tỷ lệ 21,57% và Loạn sản: <br />
72,55%. Có 10/102 bệnh nhân bị polyp ung thư <br />
hóa, chiếm tỷ lệ 9,8%(11). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Qua nghiên cứu 145 bệnh nhân với 246 <br />
polyp đại tràng và trực tràng chúng tôi có một <br />
số kết quả như sau: 35,8% bệnh nhân không có <br />
triệu chứng. Đi ngoài ra máu 43,4%. Đau bụng <br />
dọc khung đại tràng 38,6%. Đi ngoài phân lỏng <br />
36,5%. Táo bón 31,7%. Sút cân 10,3%. Polyp đại <br />
tràng 29,3%, polyp trực tràng 70,7 %. Trung bình <br />
có 1,69 polyp trên 1 bệnh nhân. Polyp có bề mặt <br />
nhẵn 60,2%, bề mặt bị xung huyết và sần sùi <br />
21,9%, polyp viêm 17,9%. Polyp có đường kính <br />
từ 11 đến 19 mm chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%), <br />
trên hoặc bằng 20 mm 15,0%. Polýp có cuống <br />
70,3%, bán cuống 18,3% và không cuống 11,4%. <br />
Kết quả mô bệnh học chung cho thấy polyp u <br />
tuyến 54,9%, polyp tăng sản 16,7%, polyp thiếu <br />
niên 12,2%, polyp viêm 14,2% và polyp ung thư <br />
hóa 2,0%. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Celestino A et al. (1994); Therapeutic colonoscopy in patients <br />
with colonic and rectal polyps “Rev.Gastroenterol. Peru, 14 <br />
(3), pp. 181‐187. <br />
Đỗ Nguyệt Ánh, Nguyễn Thúy Vinh (2011), “Nghiên cứu đặc <br />
điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực <br />
tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện <br />
E”, Tóm tắt các báo cáo, Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc <br />
lần thứ 17, Đà nẵng tháng 10/2011, tr.39. <br />
Ebert T. (2006), “Polyps and Polyposis syndromes”, Atlas of <br />
Colonoscopy, Techniques‐ Diagnosis‐ Interventional <br />
procedures. Helmut Messmann, Thieme, pp. 66‐80. <br />
Haish K, Ramachandran Tm, et al (2007), Profil of colonic <br />
polyps. Southerm Indian population, Indian Journal of <br />
Gastroenterology, vol. 26, 127‐129. <br />
Morais DJ, Yamanaka A, Zeitune JM, Andreollo NA (2007), <br />
Gastric polyps: a retrospective analysis of 26,000 digestive <br />
endoscopies ,Arq Gastroenterol;44(1):14. <br />
Nguyễn Văn Rót, Lê Văn Thiệu, Nguyễn Đăng Tuấn (2009) “ <br />
Polyp đại trực tràng: một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội <br />
soi và kết quả điều trị “ Y học Việt nam, 5, tr. 102‐106. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Tareq M. Al‐Jaberi, Hatem El‐Shanti (2002), Diversity in <br />
polyp pathology and distribution of Familial Juvenile <br />
Polyposis Syndrome, Saudi Medical Journal; Vol. (3): 328‐331. <br />
Tống Văn Lược (2002),” Nghiên cứu kết quả cắt polyp đại <br />
trực tràng bằng thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi ống <br />
mềm vè xét nghiệm mô bệnh học “, Luận văn tiến sỹ y học, <br />
Trường Đại học Y Hà nội. <br />
Trần Công Khanh, Nguyễn Huy Trọng, Nguyễn Thị Tuyết <br />
(2011), “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và <br />
kết quả cắt polyp lành tính đại trực tràng tại Bệnh viện Đa <br />
khoa tỉnh Hưng yên”, Tóm tắt các báo cáo, Hội nghị khoa học <br />
tiêu hóa toàn quốc lần thứ 17, Đà nẵng tháng 10/2011, tr.35. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trịnh Tuấn Dũng (2010), “Phân loại Quốc tế về mô bệnh học <br />
và giai đoạn TNM các u của ống tiêu hoá”, bài giảng tập huấn <br />
Tiêu hoá toàn quân‐ Bệnh viện TƯQĐ 108. <br />
Võ Hông Minh Công, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên <br />
(2012), “Vai trò của nội soi, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch <br />
ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước trên 1 cm”, Y <br />
học thực hành số 832+833, tr. 41. <br />
<br />
11.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
01‐7‐2013 <br />
08‐7‐2013 <br />
01‐8‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 <br />
<br />
89<br />
<br />