TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY MDMA BẰNG<br />
THUỐC AN THẦN KẾT HỢP VỚI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM<br />
Bùi Quang Huy*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân (BN) nghiện ma túy MDMA, điều trị tại Khoa T©m thÇn, Bệnh viện<br />
103 từ 1 - 2010 đến 10 - 2012 bằng thuốc an thần kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Kết quả:<br />
- Các triệu chứng hay gặp nhất trong hội chứng cai MDMA là: thèm mãnh liệt, mệt mỏi 100%, ác<br />
mộng 90,91%, ảo thanh bình phẩm (77,27%) và hoang tưởng bị hại (54,54%). 40,91% BN có lo âu<br />
lan tỏa, hội chứng trầm cảm gặp 77,27%, mạch nhanh > 100 lần/phút: 59,09%.<br />
- Khi điều trị, các triệu chứng của hội chứng cai như loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh<br />
thực vật... thuyên giảm rõ rệt ở ngày thứ 7 và hết ở ngày thứ 14.<br />
- Tái nghiện MDMA bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4 và tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng là 22,73%.<br />
* Từ khóa: Nghiện ma túy MDMA; Thuốc an thần; Thuốc trầm cảm.<br />
<br />
Study of clinical features and outcome treatment<br />
of MDMA’ dependent by antipsychotic and<br />
antidepresive drugs<br />
Summary<br />
Study was carried out on 22 patients MDMA’ dependent treated by antipsychotic and antidepressive<br />
drugs, we had some conclutions:<br />
- The most common symptoms of whithdrawal syndrome of MDMA were desire (100%), fatigue<br />
(100%), nightmare (90.91%), auditory hallucinations (77.27%), delusion (54.54%). 40.91% of patients<br />
had generalized anxiety disorder, 77.27% of patients had depressive syndrome, 59.09% had pule<br />
rate greater than 100.<br />
- In the proces of treatment of symptoms of whithdrawal syndrome such as hallucinatiuon, delusion,<br />
axiety, depression, autonomic hyperactivity... remission on the seventh day and cured on the 14th day.<br />
* Key words: ADMA drug adict; Antipsychotic drug; Antidepressive drug.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội, gây<br />
hậu quả nặng nề cho bản thân người nghiện,<br />
gia đình và xã hội. Ma túy được chia làm<br />
hai nhóm chủ yếu là nhóm opioid (morphin,<br />
<br />
heroin) và nhóm kích thần (methamphetamine<br />
và MDMA). Ngày nay, số người nghiện ma túy<br />
nhóm kích thần, đặc biệt là MDMA (methylene<br />
dioxy meth amphetamin) hay còn gọi là ecstasy,<br />
ngày càng tăng (chiếm khoảng 30% số người<br />
nghiện ma túy). MDMA có cấu trúc hóa học<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Cao Tiến Đức<br />
PGS. TS. Nguyễn Minh Hiện<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
giống cả methamphetamin (kích thần mạnh)<br />
và mescalin (gây ảo giác). Hiệu quả kích<br />
thần của MDMA xuất hiện sau 15 - 30 phút<br />
đường uống, 1 - 2 phút đường tiêm tĩnh<br />
mạch hoặc đường hút.<br />
MDMA được đánh giá là nguy hiểm hơn<br />
cả heroin, dễ tái nghiện và dễ gây tử vong,<br />
nếu dùng quá liều. Khi dùng liều cao hoặc<br />
dùng kéo dài MDMA, người nghiện có các<br />
rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo<br />
giác, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, đến nay<br />
chúng ta chưa có phác đồ thống nhất để<br />
điều trị cắt cơn và chống tái nghiện MDMA.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm<br />
mục tiêu:<br />
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hội chứng<br />
cai MDMA.<br />
- Đánh giá kết quả bước đầu điều trị cắt<br />
cơn cai nghiện và chống tái nghiện MDMA<br />
bằng thuốc an thần và chống trầm cảm.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Phương pháp tiến cứu, mô tả lâm sàng<br />
cắt ngang, qua hai giai đoạn:<br />
+ Giai đoạn cắt cơn: điều trị nội trú tại<br />
Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, thời gian 1<br />
tháng. Đánh giá hội chứng cai qua các ngày<br />
N1, N3, N5, N7, N14, N21 và N30.<br />
+ Giai đoạn điều trị ngoại trú: theo dõi BN,<br />
đánh giá kết quả trong 6 tháng.<br />
- Phác đồ điều trị cắt cơn:<br />
Tuần 1: olanzapine 10 mg x 2 viên/ngày;<br />
amitriptylin 25 mg x 4 viên/ngày; seduxen<br />
5 mg x 2 viên/ngày.<br />
Tuần 2 - 4: olanzapin 10 mg x 2 viên/ngày;<br />
amitriptylin 25 mg x 4 viên/ngày.<br />
- Phác đồ điều trị củng cố (kéo dài 6 tháng):<br />
lanzapin 10 mg x 1 viên/ngày; amitriptylin<br />
25 mg x 4 viên/ngày.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Diễn biến các triệu chứng cơ thể<br />
của hội chứng cai MDMA.<br />
<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
22 BN được điều trị nội trú tại Khoa Tâm<br />
thần, Bệnh viện 103 từ tháng 1 - 2010 đến<br />
10 - 2012. Tất cả BN đều là nam, bộ đội,<br />
tuổi từ 18 - 28. Thời gian sử dụng ecstasy<br />
ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 2 năm.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo DSM IV<br />
(1994):<br />
+ Có bằng chứng sử dụng MDMA.<br />
+ Có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng.<br />
+ Ảnh hưởng rõ ràng đến chức năng xã<br />
hội-nghề nghiệp của BN.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
DIỄN BIẾN<br />
<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
<br />
N1<br />
<br />
N3<br />
<br />
Thèm mãnh liệt<br />
<br />
100<br />
<br />
90,91<br />
<br />
68,18 31,82<br />
<br />
0<br />
<br />
Mệt mỏi<br />
<br />
100<br />
<br />
72,73<br />
<br />
50,00 18,18<br />
<br />
0<br />
<br />
Tăng cảm giác 72,73 45,46<br />
ngon miệng<br />
<br />
27,27<br />
<br />
9,01<br />
<br />
0<br />
<br />
Ngủ nhiều<br />
<br />
54,55<br />
<br />
36,36<br />
<br />
9,01<br />
<br />
36,36<br />
<br />
18,18<br />
<br />
0<br />
<br />
Ác mộng<br />
<br />
81,82 63,63<br />
100<br />
<br />
50,00<br />
<br />
N5<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
Các triệu chứng thèm mãnh liệt, mệt mỏi,<br />
ác mộng gặp ở 100% BN trong ngày đầu<br />
ngừng sử dụng MDMA. Các triệu chứng<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
ngủ nhiều và tăng cảm giác ngon miệng<br />
cũng gặp với tỷ lệ rất cao trong ngày N1<br />
(81,82% và 72,73%). Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Gelder M và CS (2009):<br />
các triệu chứng thèm ecstasy, mệt mỏi, ngủ<br />
nhiều, ác mộng và tăng cảm giác ngon<br />
miệng gặp ở hầu hết số BN cai ecstasy.<br />
Trong quá trình điều trị, tất cả các triệu<br />
chứng trên đều thuyên giảm rõ ràng ở ngày<br />
N7 và hầu như không còn vào ngày N14<br />
(9,01% BN còn ngủ nhiều).<br />
Kết quả này phù hợp với nhận định của<br />
Sadock B. J. và CS (2007) khi điều trị bằng<br />
thuốc an thần và chống trầm cảm, triệu<br />
chứng của hội chứng cai cơ bản được khắc<br />
phục sau 1 tuần.<br />
Bảng 2: Diễn biến các rối loạn cảm xúc<br />
của hội chứng cai MDMA.<br />
TRIỆU<br />
CHỨNG<br />
<br />
này phù hợp với nghiên cứu của Sadock B.<br />
J (2007): triệu chứng rối loạn cảm xúc thuyên<br />
giảm sau 1 - 2 tuần điều trị.<br />
Bảng 3: Phân tích diễn biến của các triệu<br />
chứng loạn thần.<br />
DIỄN BIẾN<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
9,09<br />
<br />
0<br />
<br />
Ảo thanh bình phẩm 77,27 63,64 31,82 13,64<br />
<br />
0<br />
<br />
Ảo thị giác<br />
<br />
22,73 9,09<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ảo xúc giác<br />
<br />
13,63 4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hoang tưởng bị hại<br />
<br />
N1<br />
<br />
N3<br />
<br />
N5<br />
<br />
54,54 36,36 18,18<br />
<br />
Kenneth A thấy các hoang tưởng và ảo<br />
giác do cai MDMA thuyên giảm khá nhanh<br />
khi được điều trị bằng thuốc an thần. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy sau 1 tuần điều<br />
trị, chỉ còn 13,64% số BN còn ảo thanh bình<br />
phẩm và 9,09% còn hoang tưởng bị hại.<br />
Bảng 4: Phân tích diễn biến của các triệu<br />
chứng lo âu.<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
N1<br />
<br />
N3<br />
<br />
N5<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
Lo âu<br />
<br />
68,18<br />
<br />
59,09<br />
<br />
40,91<br />
<br />
22,73<br />
<br />
4,55<br />
<br />
Kích động<br />
<br />
36,36<br />
<br />
9,09<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trầm cảm<br />
<br />
77,27<br />
<br />
63,63<br />
<br />
36,36<br />
<br />
18,19<br />
<br />
9,09<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
N1<br />
<br />
N2<br />
<br />
N5<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
40,91<br />
<br />
31,82<br />
<br />
13,63<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
Cơn hoảng sợ 27,27<br />
kịch phát<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Lo âu lan tỏa<br />
<br />
Có ý định 40,91<br />
tự sát<br />
<br />
31,82<br />
<br />
13,64<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ở ngày N1, triệu chứng trầm cảm hay<br />
gặp nhất, tiếp theo là lo âu. Các triệu chứng<br />
ý định tự sát và kích động ít gặp hơn. Kết<br />
quả này phù hợp với Stephen M. Stahl (2008);<br />
<br />
Lo âu lan tỏa (40,91%) hay gặp hơn cơn<br />
hoảng sợ kịch phát (27,27%) ở ngày N1.<br />
Kết quả này phù hợp với Dan J. Stein<br />
(2010): lo âu lan tỏa gặp ở 45% số BN cai<br />
MDMA, tỷ lệ cơn hoảng sợ kịch phát 30%.<br />
<br />
động và ý định tự sát cũng không phải là<br />
<br />
Theo chúng tôi, các rối loạn lo âu hầu<br />
như đã hết ở ngày N7, phù hợp với Dan J.<br />
Stein (2010): lo âu lan tỏa và cơn hoảng sợ<br />
kịch phát hết sau 1 tuần điều trị.<br />
<br />
hiếm gặp. Sau 7 ngày điều trị, tỷ lệ BN trầm<br />
<br />
Bảng 5: Tiến triển của hội chứng trầm cảm.<br />
<br />
trầm cảm và lo âu gặp ở 72% BN cai MDMA<br />
ngày N1. Tác giả cho rằng, trạng thái kích<br />
<br />
cảm còn 18,19% và lo âu 22,73%. Tỷ lệ này<br />
còn không đáng kể vào ngày N14. Kết quả<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
DIỄN BIẾN<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
N1<br />
<br />
Trầm cảm nặng 13,65<br />
<br />
N3<br />
<br />
N5<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trầm cẩm vừa<br />
<br />
45,46 31,82<br />
<br />
18,18<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
Trầm cảm nhẹ<br />
<br />
18,18 31,82<br />
<br />
18,18<br />
<br />
13,65<br />
<br />
0<br />
<br />
Ở ngày N1, 45,46% BN có trầm cảm mức<br />
độ vừa, số BN trầm cảm mức độ nặng và<br />
nhẹ ít gặp hơn. Kết quả này phù hợp với<br />
nghiên cứu cña Sadock B. J (2007) gần 1/2<br />
số BN cai MDMA có hội chứng trầm cảm<br />
mức độ vừa, còn trầm cảm nặng và nhẹ ít<br />
gặp. Tác giả cũng cho rằng tình trạng trầm<br />
cảm thuyên giảm nhanh khi điều trị. Sau 1<br />
tuần điều trị, tình trạng trầm cảm hầu như<br />
đã hết ở BN nghiên cứu.<br />
Bảng 6: Sự thuyên giảm của rối loạn thần<br />
kinh thực vật.<br />
DIỄN BIẾN<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
<br />
N1<br />
<br />
N3<br />
<br />
N5<br />
<br />
N7<br />
<br />
N14<br />
<br />
Mạch nhanh > 59,09<br />
100/ck/phút<br />
<br />
31,82<br />
<br />
9,09<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Huyết áp cao 22,73<br />
dao động<br />
<br />
13,63<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Ra nhiều mồ hôi 18,18<br />
<br />
4,55<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Nghiên cứu của Bùi Quang Huy (2011)<br />
cho rằng rối loạn thần kinh thực vật trong<br />
hội chứng cai MDMA không quá nặng nề.<br />
nghiên cứu này, triệu chứng hay gặp nhất<br />
là mạch nhanh > 100 chu kỳ/phút với 59,09%.<br />
Sadock B. J (2007) cho rằng triệu chứng này<br />
thuyên giảm nhanh và hết trong vòng 1 tuần<br />
điều trị, phù hợp với kết qu¶ nghiên cứu của<br />
chúng tôi.<br />
Bảng 7: Kết quả điều trị chống tái nghiện.<br />
T2<br />
Tỷ lệ tái nghiện<br />
<br />
0<br />
<br />
T3<br />
<br />
T4<br />
<br />
T5<br />
<br />
T6<br />
<br />
0<br />
<br />
4,55<br />
<br />
13,65<br />
<br />
22,73<br />
<br />
Tái nghiện MDMA là hiện tượng rất phổ<br />
biến. Trong nghiên cứu này, hiện tượng tái<br />
<br />
nghiện bắt đầu từ tháng thứ 4 (4,55%), tăng<br />
nhanh ở tháng thứ 6 (22,73%), phù hợp với<br />
nhận định của Sadock B. J (2007), Gelder<br />
M (2011). Tỷ lệ tái nghiện MDMA là rất cao<br />
và sau 2 năm cai, hầu hết đều tái nghiện.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và<br />
kết quả điều trị 22 BN nghiện ecstasy, chúng<br />
tôi rút ra các kết luận sau:<br />
* Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai MDMA:<br />
- Các triệu chứng hay gặp nhất: thèm<br />
mãnh liệt, mệt mỏi 100%, ác mộng 90,91%,<br />
ảo thanh bình phẩm 77,27% và hoang tưởng<br />
bị hại 54,54%.<br />
- 40,91% BN có lo âu lan tỏa, hội chứng<br />
trầm cảm gặp 77,27%, mạch nhanh > 100<br />
lần/phút 59,09%.<br />
* Kết quả điều trị cắt cơn cai nghiện MDMA:<br />
Các triệu chứng của hội chứng cai như<br />
loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn thần<br />
kinh thực vật... thuyên giảm rõ rệt ở ngày<br />
thứ 7 và hết ở ngày thứ 14.<br />
* Kết quả điều trị chống tái nghiện MDMA:<br />
tái nghiện bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4<br />
và tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng là 22,73%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải. Cai<br />
nghiện ma túy và game online. Nhà xuất bản<br />
Y học. Hà Nội. 2011, tr.38-74.<br />
2. Dan J Stein; Eric H and Barbara O R.<br />
Textbook of anxiety disorder. Wasington DC and<br />
London UK. 2010, Vol 1, pp.159-192.<br />
3. American psychiatric association. Practice<br />
guidelines for the treatment of psychiatric<br />
disorder. Wasington DC and London UK. 2004,<br />
Vol 1, pp.500-524.<br />
5. Sadock B J and Sadock V A. Synopsis of<br />
psychiatry. Tenth edition. Lippincott Williams and<br />
Wilkins. 2007, pp.390-410.<br />
6. Gelder G M; Andreasen N C and Geddes<br />
J R. New Oxford textbook of Psychiatry. Oxford<br />
University Press. 2009, Vol 1, pp.482-486.<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
Ngày nhận bài: 10/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 25/1/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013<br />
<br />
5<br />
<br />