TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT<br />
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT<br />
BẰNG GHI HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ<br />
Đào Đức Tiến*; Lê Thị Ngọc Hân**; Nguyễn Oanh Oanh**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến hành trên 124 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) nguyên phát, chia BN làm 2<br />
nhóm: nhóm nghiên cứu: 82 BN THA ≥ 60 tuổi và nhóm chứng: 42 BN THA < 60 tuổi. BN được ghi<br />
Holter điện tim 24 giờ. Kết quả: 80,5% BN THA cao tuổi có rối loạn nhịp trên thất; 12,2% BN có<br />
cơn nhịp nhanh trên thất; 14,6% BN có rung nhĩ cơn. Số lượng ngoại tâm thu trên thất 24 giờ, tỷ lệ<br />
rối loạn nhịp trên thất ở nhóm BN THA cao tuổi đều cao hơn rõ so với nhóm BN THA tuổi < 60<br />
(p < 0,05). 78,3% BN cao tuổi THA giai đoạn III có rối loạn nhịp trên thất. 85,0% BN THA cao tuổi<br />
có phì đại thất trái có rối loạn nhịp trên thất. Tỷ lệ rối loạn nhịp trên thất ở nhóm THA có phì đại<br />
thất trái lệch tâm cao hơn so với nhóm phì đại thất trái đồng tâm. Ở 11 BN có giảm phân số tống<br />
máu thất trái (EF% < 50%): 81,8% có ngoại thâm thu trên thất, 45,5% có cơn nhịp nhanh trên<br />
thất, 63,6% có rung nhĩ cơn. Các tỷ lệ này đều cao hơn rõ so với nhóm BN chưa có giảm<br />
phân số tống máu thất trái, p < 0,05.<br />
* Từ khóa: Tăng huyết áp nguyên phát; Rối loạn nhịp trên thất; Holter điện tim 24 giờ.<br />
<br />
STUDY OF THE SUPRAVENTRICULAR ARRHYTHMIAS<br />
IN ELDERLY HYPERTENSIVE PATIENTS BY HOLTER ECG<br />
Summary<br />
We investigated the arrhythmias in elderly hypertensive patients by analyzing 24h ECG recordings.<br />
124 patients with essential hypertension were divided into two groups: (1) elderly group (defined<br />
as ≥ 60 years old) including 82 patients, and (2) young group (< 60 years old) including 42 patients.<br />
The results showed that 80.5% of the elderly hypertensive patients had supraventricular arrhythmias;<br />
12.2% had supraventricular tachycardia and 14.6% had atrial fibrillation. The number of premature<br />
beats and the incidence of supraventricular arrhythmias was higher in elderly group than in young<br />
group (p < 0.05). Supraventricular arrhythmias were found in 78.3% of elderly patients with JNC<br />
6 third stage hypertension. Supraventricular arrhythmias were also found in 85.0% of the elderly<br />
hypertensive patients with left ventricular hypertrophy, and the incidence of supraventricular<br />
arrhythmias in eccentric left ventricular hypertrophy is higher than in concentric left ventricular<br />
hypertrophy. In 11 patients with EF < 50%, 81.8% had supraventricular premature beats; 45.5% had<br />
supraventricular tachycardia and 63.6% had atrial fibrillation. And these arrhythmias are less frequent<br />
in patients with normal EF.<br />
* Key words: Essential hypertension; Supraventricular arrhythmias; Holter ECG.<br />
* Bệnh viện 175<br />
** Bệnh viện 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Oanh Oanh (oanha2103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/6/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/9/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/9/2013<br />
<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch khá<br />
phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, là<br />
một trong những vấn đề quan trọng đối với<br />
sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới<br />
(WHO) năm 2003 ước tính THA chiếm<br />
8 - 18% dân số và là nguyên nhân gây<br />
4,5% bệnh lý nguy hiểm khác trên toàn cầu.<br />
Ở Việt Nam, THA có xu hướng ngày càng<br />
tăng và tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở người<br />
cao tuổi.<br />
THA nếu không được điều trị hợp lý sẽ<br />
ảnh hưởng tới các cơ quan đích (tim, não,<br />
thận, mắt, mạch máu) gây ra biến chứng<br />
với những mức độ khác nhau. Đối với tim,<br />
THA gây phì đại thất trái, vữa xơ mạch<br />
vành, nhồi máu cơ tim, suy tim và rối loạn<br />
nhịp tim. Trong đó, phì đại thất trái xuất hiện<br />
sớm nhất và thúc đẩy phát triển nhanh các<br />
biến chứng khác, đặc biệt là suy tim và rối<br />
loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim ở BN THA<br />
thường tiến triển âm thầm, những rối loạn<br />
nhịp phức tạp có thể ảnh hưởng tới chất<br />
lượng cuộc sống cũng như tính mạng BN<br />
[1, 5, 7].<br />
Holter điện tim là một kỹ thuật không<br />
xâm nhập, theo dõi điện tim liên tục cả khi<br />
nghỉ và khi hoạt động, nhằm phát hiện<br />
những bất thường trên điện tim như rối loạn<br />
nhịp trên thất, rối loạn nhịp thất, biến đổi<br />
khoảng QT... [5, 11]. Việc phát hiện các rối<br />
loạn nhịp tim bằng Holter điện tim sẽ giúp<br />
bác sỹ lâm sàng có thái độ điều trị và dự<br />
phòng tốt hơn cho BN THA để tránh biến<br />
chứng, đặc biệt là đột tử do rối loạn nhịp<br />
phức tạp.<br />
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm mục tiêu:<br />
- Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp trên<br />
thất ở người cao tuổi THA nguyên phát<br />
bằng ghi Holter điện tim 24 giờ.<br />
<br />
- Nghiên cứu mối liên quan giữa một số<br />
đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim với rối loạn<br />
nhịp trên thất ở người cao tuổi THA nguyên<br />
phát.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
124 BN THA nguyên phát được theo dõi<br />
và điều trị tại Bệnh viện 103 và Bệnh viện<br />
175 từ 02 - 2010 đến 02 - 2011, chia BN<br />
làm 2 nhóm:<br />
Nhóm nghiên cứu: 82 BN THA ≥ 60 tuổi.<br />
Nhóm chứng: 42 BN THA < 60 tuổi.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
Lựa chọn BN THA nguyên phát theo tiêu<br />
chuẩn của WHO/ISH (2003): BN có trị số<br />
huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc<br />
huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, đo huyết<br />
áp tại bệnh viện theo đúng hướng dẫn của<br />
Hội Tim mạch Việt Nam (2001) [1, 11].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- THA thứ phát.<br />
- THA có các bệnh lý cấp tính hoặc ác<br />
tính kèm theo.<br />
- THA kèm theo các bệnh lý tim mạch<br />
khác như hẹp, hở van tim, bệnh cơ tim<br />
nguyên phát…<br />
- THA kèm theo bệnh phổi - phế quản<br />
mạn tính.<br />
- THA kèm theo rối loạn điện giải.<br />
- BN đã đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.<br />
- BN đang điều trị các thuốc ảnh hưởng<br />
tới nhịp tim như thuốc chẹn bêta, digitalis,<br />
cordaron... mà không thể ngừng thuốc do<br />
yêu cầu điều trị.<br />
- BN từ chối tham gia nghiên cứu.<br />
- Kết quả Holter điện tim của BN có<br />
nhiều tín hiệu nhiễu tạp, thời gian theo dõi<br />
< 20 giờ.<br />
<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có<br />
so sánh đối chứng. Trình tự nghiên cứu<br />
bao gồm những bước sau:<br />
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng, đo huyết<br />
áp theo mẫu bệnh án nghiên cứu.<br />
- Tiến hành làm các xét nghiệm thường<br />
quy: xét nghiệm máu, nước tiểu, X quang<br />
tim phổi, điện tim 12 đạo trình.<br />
- Siêu âm tim: thực hiện siêu âm kiểu<br />
TM, 2D, Doppler màu theo hướng dẫn của<br />
Hội Tim mạch học Việt Nam, đo các thông<br />
số: LA, Dd, Ds, IVSd, IVSs, LPWd, LPWs,<br />
EF%, LVM, LVMI, RWT.<br />
- Ghi Holter điện tim 24 giờ. Nếu BN<br />
đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến nhịp<br />
tim (thuốc chẹn kênh canxi, chẹn β, thuốc<br />
chống rối loạn nhịp...) thì phải ngừng thuốc<br />
trong khoảng thời gian bằng 5 lần thời gian<br />
bán huỷ hoặc đổi sang thuốc hạ áp không<br />
ảnh hưởng đến nhịp tim trước khi làm<br />
Holter điện tim.<br />
<br />
+ Phì đại thất trái được xác định theo<br />
tiêu chuẩn Framingham khi: LVMI > 131 g/m2<br />
ở nam và > 100 g/m2 ở nữ.<br />
. Chẩn đoán phì đại thất trái đồng tâm:<br />
BN có phì đại thất trái và RWT > 0,42.<br />
. Chẩn đoán phì đại thất trái lệch tâm:<br />
BN có phì đại thất trái và RWT < 0,42.<br />
- Tiêu chuẩn giảm chức năng tâm thu thất<br />
trái: EF < 50% (theo phương pháp Teicholz).<br />
- Một số tiêu chuẩn chẩn đoán Holter<br />
điện tim theo Minnesota (1982):<br />
+ Chậm xoang: ≤ 50 chu kỳ/phút.<br />
+ Nhanh xoang: ≥ 100 chu kỳ/phút.<br />
+ Ngừng xoang: thời gian ≥ 2,5 giây.<br />
+ Ngoại tâm thu: nhát bóp đến sớm > 40%.<br />
+ Cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất khi<br />
có > 3 nhát bóp đến sớm, liên tục của phức<br />
bộ thất hoặc nhĩ.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Sử dụng các thuật toán thống kê trong y<br />
học, phần mềm SPSS 11.6 for Windows và<br />
phần mềm Statistica 5.0.<br />
<br />
* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng<br />
trong nghiên cứu:<br />
<br />
Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán độ THA theo<br />
WHO/ISH (2003).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn THA<br />
theo WHO/ISH (1993).<br />
<br />
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
- Chẩn đoán thay đổi hình thái tim: dựa<br />
vào kết quả nghiên cứu các thông số siêu<br />
âm tim trên đối tượng người lớn bình thường<br />
của Phạm Gia Khải (1996):<br />
+ Giãn nhĩ trái: LA ≥ 35 mm.<br />
+ Tăng độ dày thành sau thất trái cuối<br />
tâm trương: LPWd ≥ 10 mm.<br />
+ Tăng độ dày vách liên thất cuối tâm<br />
trương: IVSd ≥ 10 mm.<br />
+ Tăng đường kính thất trái cuối tâm<br />
trương: Dd ≥ 50 mm.<br />
<br />
73.2<br />
80<br />
70<br />
<br />
54.8<br />
<br />
60<br />
50<br />
40<br />
<br />
29.3<br />
<br />
NhómNC<br />
NC<br />
Nhãm<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
30<br />
<br />
Nhãm chøng<br />
<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
4.8<br />
§¸i<br />
th¸ođường<br />
®-êng<br />
Đái tháo<br />
<br />
RLCH<br />
RLCHlipid<br />
lipid<br />
<br />
Biểu đồ 1: Yếu tố nguy cơ của<br />
2 nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
64<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
73,2% BN THA trong nhóm nghiên cứu<br />
có tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, ở<br />
nhóm chứng chỉ có 54,8% BN (sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Kết quả này<br />
cho thấy rối loạn lipid máu là một dấu hiệu<br />
thường gặp và là yếu tố nguy cơ quan<br />
trọng. Nghiên cứu này có kết quả tương tự<br />
như Phạm Gia Khải (1998) gặp 65,6% BN<br />
THA có rối loạn chuyển hóa lipid. [2]<br />
24 BN THA tuổi > 60 (29,3%) kèm theo<br />
bệnh đái tháo đường, trong khi chỉ có 2 BN<br />
đái tháo đường ở nhóm chứng (4,8%).<br />
Bảng 1: Mức độ THA của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
≥ 60 TUỔI<br />
(n = 82)<br />
<br />
NHÓM<br />
MỨC ĐỘ THA<br />
<br />
< 60 TUỔI<br />
(n = 42)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
I<br />
<br />
23<br />
<br />
28,0<br />
<br />
10<br />
<br />
23,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
II<br />
<br />
31<br />
<br />
37,8<br />
<br />
24<br />
<br />
57,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
III<br />
<br />
28<br />
<br />
34,2<br />
<br />
8<br />
<br />
19,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có<br />
tỷ lệ về THA độ I tương đương nhau<br />
(p > 0,05). THA độ III ở nhóm nghiên cứu<br />
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
chứng (p < 0,05).<br />
Bảng 2: Giai đoạn THA của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
≥ 60 TUỔI<br />
(n = 82)<br />
<br />
< 60 TUỔI<br />
(n = 42)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
15<br />
<br />
18,3<br />
<br />
11<br />
<br />
26,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
2<br />
<br />
44<br />
<br />
53,7<br />
<br />
23<br />
<br />
54,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
3<br />
<br />
23<br />
<br />
28,0<br />
<br />
5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
NHÓM<br />
GIAI ĐOẠN<br />
<br />
p<br />
<br />
Phân loại THA theo giai đoạn: THA giai<br />
đoạn 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (53,7% ở<br />
nhóm nghiên cứu và 54,8% ở nhóm chứng,<br />
p > 0,05). 28,0% BN THA tuổi ≥ 60 đã có<br />
biến chứng nặng thuộc giai đoạn 3 của bệnh,<br />
cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ tương ứng<br />
11,9% ở nhóm BN THA < 60 tuổi (p < 0,05).<br />
<br />
80<br />
70<br />
<br />
73.2<br />
53.6<br />
<br />
60<br />
<br />
45.2<br />
<br />
50<br />
<br />
35.7<br />
<br />
40<br />
30<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
19.5<br />
<br />
20<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
9.5<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
Phì đại<br />
<br />
Ph× ®¹i thÊt tr¸i<br />
<br />
Phì đại thất trái<br />
<br />
thất tr¸i<br />
t©m điểmlệch<br />
tâm đại thất trái ở<br />
Biểu<br />
đồ 2:®ång<br />
Đặc<br />
phì<br />
các đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
73,2% nhóm nghiên cứu có phì đại thất<br />
trái, trong đó phì đại thất trái đồng tâm<br />
53,6% và phì đại thất trái lệch tâm 19,5%.<br />
Các thông số này so với nhóm chứng đều<br />
lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 - 0,01).<br />
Bảng 3: Đặc điểm rối loạn nhịp trên thất<br />
của các đối tượng nghiên cứu.<br />
NHÓM<br />
RỐI<br />
LOẠN<br />
NHỊP TRÊN THẤT<br />
<br />
Số<br />
Ngoại tâm<br />
thu<br />
trên lượng<br />
thất 24 giờ Tỷ lệ<br />
Cơn nhịp<br />
trên thất<br />
<br />
nhanh<br />
<br />
Rung nhĩ cơn<br />
<br />
THA ≥ 60<br />
THA < 60<br />
TUỔI (n = 82) TUỔI (n = 42)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
753,39 ±<br />
1527,83<br />
<br />
214,59 ±<br />
646,27<br />
<br />
66<br />
<br />
80,5<br />
<br />
26<br />
<br />
61,9<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
10<br />
<br />
12,2<br />
<br />
5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
12<br />
<br />
14,6<br />
<br />
1<br />
<br />
2,38<br />
<br />
-<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Trên Holter điện tim, số lượng và tỷ lệ<br />
ngoại tâm thu trên thất gặp với tỷ lệ cao ở<br />
nhóm BN THA tuổi ≥ 60, sự khác biệt so với<br />
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, p < 0,01.<br />
Mayet. J (1997) nghiên cứu 26 BN THA có<br />
tuổi trung bình 61, nhận thấy ngoại tâm thu<br />
trên thất 24 giờ là 639 ± 590, có sự tương<br />
đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
trên nhóm BN cao tuổi [8].<br />
12,2% BN THA tuổi cao có cơn nhịp<br />
nhanh trên thất và 14,6% có rung nhĩ cơn,<br />
kết quả này cao hơn so với nhóm chứng,<br />
nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
65<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa rối loạn nhịp trên thất với mức độ THA.<br />
ĐỘ I (n = 23 )<br />
<br />
ĐỘ II (n = 31 )<br />
<br />
ĐỘ III (n = 28 )<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ngoại tâm thu trên thất<br />
<br />
19<br />
<br />
82,6<br />
<br />
24<br />
<br />
77,4<br />
<br />
23<br />
<br />
82,1<br />
<br />
Rung nhĩ cơn<br />
<br />
4<br />
<br />
17,4<br />
<br />
3<br />
<br />
9,7<br />
<br />
5<br />
<br />
17,8<br />
<br />
Cơn nhịp nhanh trên thất<br />
<br />
3<br />
<br />
13,8<br />
<br />
3<br />
<br />
9,7<br />
<br />
4<br />
<br />
14,3<br />
<br />
RỐI LOẠN NHỊP<br />
TRÊN THẤT<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không có sự khác biệt về tần suất phát hiện các rối loạn nhịp trên thất trên Holter điện<br />
tim 24 giờ theo mức độ THA, p > 0,05.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa rối loạn nhịp trên thất với giai đoạn THA.<br />
GIAI ĐOẠN I (n = 15 )<br />
<br />
RỐI LOẠN NHỊP<br />
TRÊN THẤT<br />
<br />
GIAI ĐOẠN II (n = 44)<br />
<br />
GIAI ĐOẠN III (n = 23 )<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ngoại tâm thu trên thất<br />
<br />
11<br />
<br />
73,3<br />
<br />
37<br />
<br />
84,1<br />
<br />
18<br />
<br />
78,3<br />
<br />
Cơn nhịp nhân trên thất<br />
<br />
2<br />
<br />
12,5<br />
<br />
4<br />
<br />
9,1<br />
<br />
4<br />
<br />
17,4<br />
<br />
Rung nhĩ cơn<br />
<br />
3<br />
<br />
20,0<br />
<br />
5<br />
<br />
11,4<br />
<br />
4<br />
<br />
17,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không có sự khác biệt về tần suất phát hiện rối loạn nhịp trên thất trên Holter điện tim<br />
24 giờ theo giai đoạn THA, p > 0,05.<br />
Bảng 6: Mối liên quan giữa rối loạn nhịp trên thất với đường kính nhĩ trái.<br />
ĐƯỜNG KÍNH NHĨ TRÁI (LA)<br />
RỐI LOẠN NHỊP<br />
<br />
B×nh th-êng (n = 49)<br />
n<br />
<br />
Rối loạn nhịp<br />
trên thất<br />
<br />
Ngoại tâm<br />
thu trên thất<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
%<br />
<br />
787,00 ± 1445,50<br />
<br />
T¨ng (n = 33)<br />
n<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
1191,95 ± 2339,53<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
35<br />
<br />
71,4<br />
<br />
31<br />
<br />
93,9<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Rung nhĩ cơn<br />
<br />
4<br />
<br />
8,2<br />
<br />
8<br />
<br />
24,2<br />
<br />
-<br />
<br />
Cơn nhịp nhanh trên thất<br />
<br />
3<br />
<br />
6,1<br />
<br />
7<br />
<br />
21,2<br />
<br />
-<br />
<br />
Trên siêu âm, 33 BN (40,2%) THA cao<br />
tuổi có tăng đường kính nhĩ trái (40,2%).<br />
93,9% số BN này có ngoại tâm thu trên thất<br />
với số lượng ngoại tâm thu trên thất là<br />
1.191,95 ± 2.339,53, cao hơn rõ rệt so với<br />
nhóm BN THA cao tuổi nhưng chưa có giãn<br />
nhĩ trái, p < 0,01.<br />
Tỷ lệ gặp rối loạn nhịp tim ở nhóm có<br />
giãn nhĩ trái cũng cao hơn so với nhóm<br />
không có giãn nhĩ trái, đặc biệt, những rối<br />
loạn nhịp nặng như rung nhĩ cơn (24,2% so<br />
<br />
với 8,2%), cơn nhịp nhanh trên thất (21,2%<br />
so với 6,1%). Baguet (2006) nhận thấy ở<br />
BN THA có rung nhĩ, 67% giãn nhĩ trái [3].<br />
Galinier và CS (2002) thấy 40% BN rung<br />
nhĩ có tiền sử THA [6]. Ciaroni. S (2000)<br />
theo dõi 97 BN THA trong thời gian 25 ± 3<br />
tháng, nhận thấy rung nhĩ xuất hiện với tỷ lệ<br />
19,5% và có mối liên quan giữa rung nhĩ<br />
với tăng kích thước nhĩ trái [4]. Rizzo và CS<br />
(2000) cho rằng mức độ rối loạn nhịp trên<br />
thất và thất tỷ lệ thuận với kích thước<br />
buồng nhĩ trái [9].<br />
<br />
66<br />
<br />