Vũ Thị Quế Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 123 - 128<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TRE<br />
PHỔ BIẾN TẠI THÁI NGUYÊN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI<br />
PHÙ HỢP CHO TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU<br />
Vũ Thị Quế Anh*<br />
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ở Việt Nam, lƣợng tre đƣợc sử dụng trong xây dựng chiếm tới 50% sản lƣợng khai thác hàng năm.<br />
Theo Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ƣơng (2001), ở Việt Nam tre có mặt trên diện tích<br />
1.489.068 ha, bằng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lƣợng là 8.400.767.000 cây. Tre là loài<br />
cây sinh trƣởng và phát triển nhanh, chỉ sau 3 năm kể từ khi trồng là có thể khai thác sử dụng, sau<br />
đó năm nào cũng thu hoạch đƣợc 30% sản lƣợng. Hiện nay ở nƣớc ta đã có khoảng 200 nhà máy,<br />
xí nghiệp sản xuất bột giấy từ tre nứa hoặc tre phối hợp với gỗ song thực tế cho thấy nhu cầu về<br />
nguyên liệu tre nứa đang không ngừng tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu lựa chọn loài tre phù hợp<br />
trồng cung cấp nguyên liệu cho các tỉnh nhƣ Thái Nguyên là hết sức cần thiết.<br />
Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các huyện của tỉnh Thái Nguyên với các phƣơng pháp nghiên<br />
cứu điều tra trên diện rộng và kết hợp lấy mẫu điển hình. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá đƣợc đặc<br />
điểm sinh trƣởng của một số loài tre trên các điều kiện lập địa khác nhau tại 2 huyện Phú Lƣơng,<br />
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số loài tre phù hợp cho mục đích cung cấp nguyên<br />
liệu tại khu vực nghiên cứu đồng thời đề xuất những biện pháp kỹ thuật cho phát triển nguồn<br />
nguyên liệu này tại địa phƣơng.<br />
Từ khóa: Tre, đặc điểm sinh trưởng, lựa chọn loài.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tre nứa giữ một vai trò quan trọng về mặt<br />
kinh tế đối với cuộc sống của ngƣời dân, đặc<br />
biệt là nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.<br />
Ngoài ra, tre nứa còn có vai trò về mặt xã hội<br />
và môi trƣờng sinh thái, tạo công ăn việc làm<br />
cho ngƣời dân, cải thiện đời sống văn hoá tinh<br />
thần, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho<br />
ngƣời dân nơi đây và phát huy tốt tác dụng<br />
phòng hộ đầu nguồn bảo vệ nguồn nƣớc.<br />
Thái Nguyên là một trong những địa phƣơng<br />
có diện tích rừng tre và rừng hỗn giao tre nứa<br />
còn lại ít. Tổng diện tích rừng tre nứa và rừng<br />
hỗn giao tre nứa 2,545 ha chủ yếu là rừng tự<br />
nhiên ở các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và<br />
Võ Nhai, trong đó diện tích còn trữ lƣợng chỉ<br />
còn nhiều 2 huyện Định Hóa và Phú Lƣơng<br />
[1]. Việc tìm ra những loài Tre các phù hợp<br />
với điều kiện tiểu khí hậu và đất đai nhằm<br />
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế<br />
biến trong khu vực và giúp ngƣời dân địa<br />
<br />
*<br />
<br />
phƣơng có nguồn thu nhập ổn định từ rừng và<br />
kinh doanh rừng là mục tiêu vô cùng quan<br />
trọng cho phát triển vùng. Để có thể đề xuất<br />
đƣợc loài tre phù hợp có thể trồng và phát<br />
triển tại khu vực phục vụ cho kinh doanh rừng<br />
nguyên liệu và tăng sinh kế của ngƣời dân<br />
miền núi Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh<br />
trưởng của một số loài Tre phổ biến tại Thái<br />
Nguyên làm cơ sở lựa chọn loài phù hợp<br />
cho trồng rừng nguyên liệu”.<br />
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Phân tích các đặc điểm sinh trƣởng của các<br />
loài Tre trong khi vực nghiên cứu, làm cơ sở lựa<br />
chọn đƣợc một số loài Tre phù hợp cho mục<br />
đích trồng rừng nguyên liệu cho khu vực này.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đặc điểm phân bố tre ở<br />
Thái Nguyên.<br />
<br />
Tel: 0980 249 195<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
123<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quế Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng và<br />
phát triển của một số loài Tre trên một số điều<br />
kiện lập địa khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên.<br />
Đề xuất lựa chọn một số loài tre phù<br />
hợp cho mục đích trồng rừng nguyên liệu.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
* Thu thập thông tin thứ cấp<br />
Các kết quả nghiên cứu liên quan vấn đề<br />
nghiên cứu cũng nhƣ các tài liệu về tài<br />
nguyên tre tại Thái Nguyên và các điều kiện<br />
tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đặc biệt<br />
là các thông tin về điều kiện lập địa, khí hậu<br />
đất đai.<br />
*Điều tra đánh giá sinh trưởng và tiềm năng<br />
của tre<br />
Dựa vào các số liệu có sẵn về tài nguyên rừng<br />
lựa chọn các điểm nghiên cứu cụ thể. Tại các<br />
khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn, tiến hành<br />
sơ thám hiện trƣờng dựa vào bản đồ khu vực<br />
1:10000 để xác định các tuyến điều tra song<br />
song với đƣờng đồng mức với cự ly giữa các<br />
tuyến là 50-150m tùy thuộc vào đặc điểm địa<br />
hình khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến điều<br />
tra lập các ô tiêu chuẩn theo hệ thống diện<br />
tích 400 m2 (ô cấp I) (20mx20m) theo hệ<br />
thống với tổng số ô đƣợc tính theo phƣơng<br />
pháp điều tra lâm phần. Mỗi ô 400 m2 chia<br />
làm 4 ô diện dích 100 m2 (ô cấp II)<br />
(10mx10m).<br />
Trong ô 400 m2 đo đếm tất cả các cây (D1,3<br />
>=5 cm), về các chỉ tiêu:<br />
Tên cây, nếu chƣa xác định đƣợc thì<br />
lấy mẫu để đem đi giám định<br />
Đƣờng kính ngang ngực bằng thƣớc<br />
dây<br />
Chiều cao cây sử dụng thƣớc sào<br />
Đƣờng kính tán hoặc độ che phủ<br />
Trong ô 100 m2 tiến hành đo đếm tre nứa mỗi<br />
ô chỉ chọn 1 cây sinh trƣởng bình thƣờng để<br />
đo chiều cao để xác định chiều cao trung bình<br />
của cụm. Trƣờng hợp mọc thành cụm bụi:<br />
Xác định tên loài và số bụi và đếm số cây<br />
theo 3 tổ tuổi (non, vừa và già).<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
88(12): 123 - 128<br />
<br />
* Điều tra đánh giá đất<br />
Trong mỗi ô tiêu chuẩn cấp I đào một phẫu<br />
diện, trong đó mô tả các đặc điểm lý tính của<br />
đất. Lấy đất ở độ sâu 10 cm và 50 cm để phân<br />
tích các thành phần hóa tính đất nhƣ: Mùn,<br />
NPK, PH tại phòng thí nghiệm trung tâm của<br />
ĐHNL Thái Nguyên.<br />
* Phân tích và xử lý số liệu<br />
Tất cả số liệu thu thập đƣợc sau điều tra đƣợc<br />
phân tích và xử lý theo phƣơng pháp thống kê<br />
toán học trong lâm nghiệp tiêu chuẩn<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Đặc điểm phân bố tre ở Thái Nguyên<br />
Theo báo cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng<br />
tre 7 tỉnh miền núi phía bắc năm 2008 của<br />
viện điều tra quy hoạch rừng [2]. Rừng tre<br />
của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, rừng<br />
tre có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên, tổng<br />
diện tích trong toàn tỉnh là 2.545,6 ha phân bố<br />
chủ yếu ở các huyện phía Bắc nhƣ: Định Hóa,<br />
Phú Lƣơng, Võ Nhai. Thành phần loài cây<br />
chủ yếu gồm 2 loài: vầu và nứa, diện tích ít<br />
tập trung, các sản phẩm khai thác từ rừng tre<br />
có sản lƣợng nhỏ, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ.<br />
Xã Linh Thông, xã Tân Dƣơng huyện Định<br />
Hóa, xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng là<br />
những khu vực có lƣợng khai thác lớn nhất.<br />
Có 14 loài tre nứa phân bố tại khu vực, trong<br />
đó có 7 loài mọc tự nhiên là Vầu đắng<br />
(Indosasa angustata McClure), Măng đắng<br />
(Indosana crassiflora McClure), Mai<br />
(Dendrocalamus aff giganteus Munro), Trúc<br />
cần câu (Phyllostachys sulphurea A.C. Riv.),<br />
Nứa tép (Schizostachyum pseudolima<br />
McClure), Nứa lá to (Schizostachyum<br />
funghomii<br />
McClure),<br />
Giang<br />
đặc<br />
(Melocalamus sp.), Giang (Maclurochloa sp.)<br />
và 7 loài đƣợc ngƣời dân gây trồng ở các<br />
thôn, xã Mai (Dendrocalamus aff giganteus<br />
Munro), Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et<br />
J. H. Schult), Hóp đá (Bambusa sp.), Hóp sào<br />
(Bambusa multiplex (Lour.) Raeusch), Bƣơng<br />
phấn (Dendrocalamus aff. pachystachys<br />
Hsueh et D.Z. Li) Luồng (Dendrocalamus<br />
membranaceus Munro), hóp đá (Bambusa<br />
124<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quế Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
disemulator McClure), Tre vàng sọc<br />
(Bambusa vulgaris var. striata (Lodd. ex<br />
Lindl.) Gamble). Các loài nhƣ Mai, Bƣơng<br />
phấn, Tre gai đã đƣợc trồng từ lâu đời và có<br />
kích thƣớc lớn, một số loài khác nhƣ Luồng,<br />
Lục trúc, Điền trúc đƣợc trồng một số năm trở<br />
lại đây, trong đó Luồng đƣợc trồng phổ biến ở<br />
các hộ trên diện tích đất lâm nghiệp đã nhận<br />
qua một số chƣơng trình dự án 327, 661 tại<br />
địa phƣơng. Hầu hết các loài đều phân bố tự<br />
nhiên ở sƣờn núi, khe núi và chân đồi.<br />
Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre<br />
tại xã Linh Thông huyện Định Hóa<br />
Kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dƣỡng đất<br />
trong địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 1.<br />
Kết quả phân tích phẫu diện đất đai tại xã<br />
Linh Thông cho thấy, đất ở đây hơi chua, hàm<br />
lƣợng mùn từ 1,29-1,81. Các chỉ tiêu dinh<br />
dƣỡng đất khác tƣơng đối thấp. Đây là điều<br />
kiện tƣơng đối phù hợp cho sinh trƣởng và<br />
phát triển của tre.<br />
Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ<br />
yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm:<br />
Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H.<br />
Schutes), Vầu đắng (Indosana angustata<br />
McClure), Măng đắng (Indosana crassiflora<br />
McClure), Luồng (Dendrocalamus barbatus<br />
Hsueh et D. Z. Li). Các loài tre này đƣợc<br />
trồng thêm vào rừng tự nhiên và các loài rừng<br />
tự nhiên với các loài cây gỗ nhƣ: Lim vang,<br />
Mán đỉa, Trám trắng, Thành nghạnh, Vàng<br />
anh. Các loài thƣờng mọc theo cụm từ 5- 12<br />
thân. Tỷ lệ cây non trong lâm phần chiếm 15,4<br />
%, cây vừa 44,6% và cây già chiếm 40%.<br />
Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong<br />
địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 2.<br />
<br />
88(12): 123 - 128<br />
<br />
Qua kết quả tại bảng 2 ta thấy, đối với nhƣng<br />
loài tre gặp tại Linh Thông, tre gai là loài đạt<br />
đƣờng kính bình quân cao nhất (9,67 cm).<br />
Luồng đạt chiều cao cao nhất là 16,18 m. Tỷ<br />
lệ cây trung bình và tốt đạt cao từ 72,7 % tới<br />
100%. Kết quả này cho thấy, các loài tre thích<br />
nghi tốt với điều kiện lập địa khu vực này.<br />
Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre<br />
tại xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa<br />
Nhìn vào bảng 3 ta thấy, cho thấy hàm lƣợng<br />
mùn ở tầng mặt tƣơng đối cao ở đây. Các chỉ<br />
tiêu dinh dƣỡng đất ở đây lại tƣơng đối thấp.<br />
Đất hơi chua. Bên cạnh đó lƣợng mƣa trung<br />
bình 1.560 mm, độ ẩm cao từ 90% là rất phù<br />
hợp với cây tre, thuận lợi trong việc điều tiết<br />
khí hậu, nhiệt độ, nguồn nƣớc phù hợp cho<br />
cây tre phát triển.<br />
Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ<br />
yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm:<br />
Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H.<br />
Schutes), Mai (Dendrocalamus aff giganteus<br />
Munro), Măng đắng (Indosana crassiflora<br />
McClure), Hóp đá (Bambusa disemulator<br />
McClure). Các loài tre này đƣợc trồng thêm<br />
vào rừng tự nhiên và các loài rừng tự nhiên<br />
với các loài cây gỗ nhƣ: Hu đen, Ba soi, Ràng<br />
ràng mít, Thành nghạnh, Chẹo tía, Sảng. Các<br />
loài tre thƣờng mọc theo cụm từ 4-13 cây,<br />
chiếm tới hơn 30% trong tổng số cây điều<br />
tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ lệ cây non trong lâm<br />
phần chiếm 11%, cây vừa 52% và cây già<br />
chiếm 37%.<br />
Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong<br />
địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 4.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Linh Thông, Định Hóa<br />
STT<br />
A0<br />
A1<br />
<br />
pH(KCl)<br />
4,52<br />
4,16<br />
<br />
Mùn<br />
1,81<br />
1,29<br />
<br />
Các chỉ tiêu<br />
N%<br />
0,07<br />
0,04<br />
<br />
P205%<br />
0,05<br />
0,03<br />
<br />
K2O%<br />
0,48<br />
0,42<br />
<br />
Bảng 2. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại Linh Thông (D1,3>5cm)<br />
Loài<br />
Tre gai<br />
Vầu đắng<br />
<br />
Đƣờng kính trung bình<br />
(cm)<br />
9,67<br />
8<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Chiều cao trung bình<br />
(m)<br />
15,17<br />
13,67<br />
125<br />
<br />
Tỷ lệ cây trung bình<br />
và tốt (%)<br />
100<br />
83<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quế Anh<br />
Măng đắng<br />
Luồng<br />
<br />
STT<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
5<br />
5,67<br />
9,4<br />
16,18<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Tân Dương, Định Hóa<br />
pH(KCl)<br />
4,52<br />
4,16<br />
<br />
A0<br />
A1<br />
<br />
88(12): 123 - 128<br />
<br />
Mùn<br />
1,81<br />
1,29<br />
<br />
Các chỉ tiêu<br />
N%<br />
0,07<br />
0,04<br />
<br />
P205%<br />
0,05<br />
0,03<br />
<br />
100<br />
72,7<br />
<br />
K2O%<br />
0,48<br />
0,42<br />
<br />
Bảng 4. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Tân Dương (D1,3>5cm)<br />
Loài<br />
Tre gai<br />
Hóp đá<br />
Măng đắng<br />
Mai<br />
<br />
Đƣờng kínhtrung bình<br />
(cm)<br />
9,92<br />
9<br />
5<br />
8,44<br />
<br />
Nhìn vào Bảng 4 trên ta thấy, tại khu vực này<br />
Tre gai la loài có đƣờng kính thân và chiều<br />
cao lớn nhất, tuy nhiên chất lƣợng sinh trƣởng<br />
lại thấp hơn Hóp đá và Măng đắng (những<br />
loài có 100 % cây sinh trƣởng từ trung bình<br />
tới tốt). Mai là cây có tỷ lệ cây trung bình và<br />
tốt thấp nhất chỉ là 66,7 %.<br />
Đặc điểm sinh trƣởng của một số loài tre<br />
tại xã Yên Trạch huyện Phú Lƣơng<br />
Lƣợng mƣa bình quân năm 1.580 mm nhƣng<br />
phân bố không đều. Mùa khô từ tháng 11 đến<br />
3 năm sau; Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10.<br />
Lƣợng mƣa tập trung vào tháng 7, 8, 9 từ<br />
1.233 mm chiếm 85 đến 90% lƣợng mƣa cả<br />
năm nên thƣờng gây nên ngập úng ở các vùng<br />
thấp trũng.<br />
Vào mùa đông có thời tiết gió mùa đông bắc<br />
làm cho nhiệt độ xuống thấp100C có nguy hại<br />
cho cây trồng, gia cầm, gia súc và sức khoẻ<br />
con ngƣời. Thời tiết sƣơng muối xuất hiện<br />
vào ban đêm và sƣơng mù tháng 12, tháng 01<br />
hàng năm làm hạn chế sinh trƣởng của cây<br />
trồng. Sƣơng muối, sƣơng giá có thể làm chết<br />
hàng loạt cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp.<br />
<br />
Chiều cao trung<br />
bình (m)<br />
15,23<br />
15,25<br />
5,25<br />
12,67<br />
<br />
Tỷ lệ cây trung bình<br />
và tốt (%)<br />
84,6<br />
100<br />
100<br />
66,7<br />
<br />
Qua kết quả về điều kiện tự nhiên và kết quả<br />
phân tích phẫu diện đất tại bảng 5 ta thấy, với<br />
hàm lƣợng mùn cao hơn nhiều so với 2 xã<br />
nghiên cứu tại huyện Định Hóa. Hàm lƣợng<br />
đạm, lân, kali trong đất cũng tƣơng đối cao,<br />
có thể đáp ứng đƣợc với sự phát triển của<br />
cây tre. Bên cạnh đó lƣợng mƣa trung bình<br />
1.580 mm, độ ẩm cao trên 80% là rất phù<br />
hợp với cây tre.<br />
Kết quả điều tra cho thấy, các loài tre gặp chủ<br />
yếu trong trạng thái rừng IIB của xã bao gồm:<br />
Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et J. H.<br />
Schute), Vầu đắng (Indosana augustata<br />
McClure), Bƣơng phấn (Dendrocalamus aff.<br />
pachystachys Hsueh et D.Z. Li). Các loài tre<br />
này đƣợc trồng thêm vào rừng tự nhiên và<br />
mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên với các loài<br />
cây gỗ nhƣ: Hu đen, Lim vang, Máu chó,<br />
Thôi ba, Xoan đào. Các loài tre thƣờng mọc<br />
theo cụm từ 5-15 cây, chiếm tới hơn 40%<br />
trong tổng số cây điều tra có D1,3 > 5 cm. Tỷ<br />
lệ cây non trong lâm phần chiếm 19,8%, cây<br />
vừa 39,6% và cây già chiếm 40,6%.<br />
Các chỉ tiêu sinh trƣởng của các loài tre trong<br />
địa bàn xã đƣợc ghi trong bảng 6.<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại xã Yên Trạch<br />
STT<br />
A0<br />
A1<br />
<br />
pH(KCl)<br />
7,02<br />
6,86<br />
<br />
Mùn<br />
2,32<br />
2,10<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Các chỉ tiêu<br />
N%<br />
0,14<br />
0,11<br />
<br />
126<br />
<br />
P205%<br />
0,12<br />
0,08<br />
<br />
K2O%<br />
0,64<br />
0,57<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Quế Anh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 123 - 128<br />
<br />
Bảng 6. Chỉ tiêu sinh trưởng một số loài tre tại xã Yên Trạch (D1,3>5cm)<br />
Loài<br />
Tre gai<br />
Bƣơng phấn<br />
Vầu đắng<br />
Luồng<br />
<br />
Đƣờng kính trung bình Chiều cao trung bình<br />
(cm)<br />
(m)<br />
8,25<br />
11,5<br />
9,56<br />
14,89<br />
8<br />
15,24<br />
6,86<br />
11,71<br />
<br />
Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả năng<br />
sinh trƣởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên cứu,<br />
có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung bình cao.<br />
Lƣợng cây non trong các lâm phần đều ở mức<br />
thấp, cao nhất chỉ là 19 %. Nguyên nhân của<br />
việc này có thể do khai thác và sử dụng chƣa<br />
hợp lý và có thể là yếu tố cần chú trọng nhiều<br />
hơn trong quản lý bền vững các khu vực này.<br />
Tuy nhiên xã Yên Trạch là xã có tỷ lệ cây<br />
trung bình và tốt đạt 89,6%, thấp nhất là xã<br />
Linh Thông 88,9%.<br />
Đề xuất một số loài tre phù hợp cho mục<br />
đích trồng rừng nguyên liệu<br />
Dựa vào kết quả điều tra và các tiêu chí<br />
đánh giá:<br />
1) Khả năng thích ứng của loài Tre với điều<br />
kiện lập địa;<br />
2) Tiềm năng phát triển của loài tre đáp ứng<br />
mục tiêu cung cấp nguyên liệu và<br />
3) Khả năng phát triển phù hợp với điều kiện<br />
kinh tế xã hội địa phƣơng, một số loài tre phù<br />
hợp đƣợc đề xuất phát triển trong khu vực<br />
nhƣ sau: Tre gai (Bambusa blumeana J. A. et<br />
J. H. Schult), Vầu đắng (Indosasa angustata<br />
McClure), Trúc sào (Phyllostachys pubescens<br />
Mazel<br />
ex<br />
H.de<br />
Lehaie),<br />
Luồng<br />
(Dendrocalamus membranaceus Munro), Lục<br />
trúc (Bambusa oldhami Munro), Bƣơng lớn<br />
(Dendrocalamus sinicus Chia et J. L. Sun )<br />
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh<br />
giá về cây tre đƣợc trồng tại xã Linh Thông,<br />
xã Tân Dƣơng huyện Định Hóa, xã Yên<br />
Trạch huyện Phú Lƣơng tại tỉnh Thái Nguyên<br />
có thể đƣa ra một số kết luận sau:<br />
- Các loài tre trồng và tre tự nhiên có khả<br />
năng sinh trƣởng tốt tại cả 3 khu vực nghiên<br />
cứu, có tỷ lệ phần trăm cây tốt và trung bình<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Tỷ lệ cây trung bình<br />
và tốt (%)<br />
87,5<br />
100<br />
92<br />
85,7<br />
<br />
cao. Tuy nhiên cần chú trọng nhiều hơn trong<br />
quản lý bền vững các khu vực này.<br />
- Với những điều kiện lập địa khác nhau thì<br />
sinh truởng về đƣờng kính và chiều cao của<br />
các loài tre là khác nhau. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy tại xã Tân Dƣơng có đƣờng kính<br />
trung bình của tre cao nhất (9,92 cm) thì chiều<br />
cao trung bình của tre cũng dài nhất (15,23<br />
m). Xã Yên Trạch có đƣờng kính trung bình<br />
thấp nhất (8,25 cm) thì chiều cao trung bình<br />
của tre cũng thấp nhất (11,5 m). Xã có tỉ lệ<br />
cây trung bình và tốt nhất là xã Yên Trạch<br />
(89,6%), xã có tỉ lệ cây trung bình và tốt thấp<br />
nhất là xã Linh Thông (88,9%).<br />
- Một số loài tre đƣợc trồng thêm trong khu<br />
vực thể hiện khả năng thích ứng và sinh<br />
trƣởng tốt. Tuy nhiên cần có những hƣớng<br />
dẫn cụ thể và định hƣớng lâu dài cho phát<br />
triển các diện tích này một cách bền vững làm<br />
cơ sở khuyến cáo cho các xã huyện khác<br />
trong tỉnh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, (2001). Kết<br />
quả Tổng kiểm kê rừng toàn quốc.<br />
[2]. Viện điều tra quy hoạch rừng, (2008): Báo<br />
cáo kết quả điều tra hiện trạng rừng tre 7 tỉnh<br />
phía Bắc.<br />
<br />
127<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />