Đỗ Thị Vân Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 249 - 254<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN VÙNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU<br />
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN<br />
Đỗ Thị Vân Hương1*, Kiều Quốc Lập1,<br />
Nguyễn Đăng Tiến2, Đỗ Thị Vân Giang3<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Sao Đỏ<br />
3<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu nông nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá tài nguyên<br />
khí hậu, sinh khí hậu (SKH), phân vùng khí hậu nông nghiệp và đề xuất định hướng sử dụng khí<br />
hậu trong nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khí hậu Bắc Kạn mang đầy đủ các đặc<br />
điểm của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tổng lượng bức xạ năm lớn, nhiệt<br />
độ, lượng mưa và cường độ mưa có sự phân hóa theo độ cao và theo mùa. Trên cơ sở chỉ tiêu nhiệt<br />
độ trung bình năm, kết hợp với lượng mưa năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô, Bắc Kạn được<br />
chia thành 7 tiểu vùng khí hậu nông nghiệp khác nhau với 7 loại SKH điển hình. Dựa vào kết quả<br />
phân vùng này có thể tiến hành phát triển cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo sự phân hoá của tài<br />
nguyên nhiệt - ẩm, là cơ sở để chọn lựa cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp, nhằm đảm bảo sự<br />
phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Từ khóa: Bắc Kạn, tài nguyên, sinh khí hậu, nông nghiệp.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Khí hậu là yếu tố tự nhiên, yếu tố không thể<br />
thay thế của môi trường, yếu tố quyết định sự<br />
sống trên Trái Đất nói chung và sản xuất nông<br />
nghiệp nói riêng. Tài nguyên khí hậu nông<br />
nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố khí hậu, đặc<br />
điểm khí hậu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng,<br />
phát triển, năng suất cây trồng và vật nuôi.<br />
Khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu nông<br />
nghiệp không những cho năng suất cây trồng<br />
cao, ổn định mà còn bảo vệ được môi trường<br />
sinh thái, đất đai và nguồn nước.<br />
Mỗi cây trồng có những đòi hỏi rất khác nhau<br />
về điều kiện nhiệt - ẩm qua các giai đoạn sinh<br />
trưởng, phát triển và hình thành năng suất.<br />
Trong việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp<br />
ngoài hiểu biết về điều kiện tự nhiên, đất đai,<br />
khí hậu, nguồn nước phải biết yêu cầu của<br />
cây trồng đối với các yếu tố khí hậu nông<br />
nghiệp. Phân vùng khí hậu nông nghiệp là<br />
công tác phân định hợp lý các đơn vị khí hậu<br />
cơ bản có sự khác nhau về một số điều kiện<br />
và tài nguyên khí hậu có liên quan trực tiếp<br />
với điều kiện sản xuất. Nghiên cứu tài nguyên<br />
khí hậu nông nghiệp Bắc Kạn và đề xuất<br />
hướng sử dụng trong nông, lâm nghiệp là<br />
cần thiết.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0917 758595, Email: vanhuongdhkh@gmail.com<br />
<br />
LÃNH THỔ VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Bắc Kạn (21048’-22044’B và 105026’106015’Đ) là một tỉnh miền núi - trung du<br />
phía Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên<br />
là 4.857,2 km2, cơ sở vật chất và kinh tế còn<br />
chậm phát triển. Nền kinh tế của tỉnh dù đã có<br />
những bước phát triển nhưng ngành sản xuất<br />
nông, lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ<br />
đạo. Trên thực tế, ngành này vẫn chưa thực sự<br />
được chú trọng phát triển trong khi tiềm năng<br />
là rất lớn. Để phát huy hơn nữa các thế mạnh<br />
của tỉnh, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm<br />
nghiệp, nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng<br />
cần quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu,<br />
đánh giá các nguồn tài nguyên, trong đó có tài<br />
nguyên khí hậu. Việc nghiên cứu tài nguyên<br />
khí hậu cho phát triển nông nghiệp có ý nghĩa<br />
quan trọng, tạo cơ sở khoa học cho việc phân<br />
vùng khí hậu phục vụ phát triển nông, lâm<br />
nghiệp theo hướng bền vững, phù hợp với<br />
điều kiện khí hậu của từng địa phương [1,2].<br />
Để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đã sử dụng<br />
phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
Phương pháp thu thập, thống kê, xử lí số liệu,<br />
tài liệu; Phương pháp phân tích, so sánh tổng<br />
hợp; Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;<br />
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý<br />
249<br />
<br />
Đỗ Thị Vân Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(GIS). Mỗi phương pháp có một ưu thế riêng<br />
trong quá trình nghiên cứu vấn đề. Phương<br />
pháp thu thập, thống kê, xử lí số liệu, tài liệu<br />
nhằm thu thập chuỗi số liệu khí hậu của địa<br />
phương trong một khoảng thời gian dài (1960<br />
- 2009), tính toán số liệu trung bình của các<br />
yếu tố khí hậu, so sánh với từng giai đoạn;<br />
nghiên cứu đặc điểm sinh thái nông nghiệp…<br />
kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh<br />
tổng hợp vấn đề nghiên cứu, xác định kiểu<br />
sinh khí hậu đặc thù trong từng vùng, phân<br />
vùng khí hậu nông nghiệp. Phương pháp điều<br />
tra, khảo sát thực địa; phương pháp bản đồ và<br />
hệ thông tin địa lý (GIS) nhằm giúp người<br />
nghiên cứu so sánh kết quả phân tích trong<br />
phòng với kết quả thực tế ngoài thực địa, mô<br />
phỏng chuẩn xác dưới dạng những bản đồ<br />
chuyên đề nhằm thể hiện trực quan nhất kết<br />
quả nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tính chất của khí hậu tỉnh Bắc Kạn<br />
Khí hậu Bắc Kạn mang tính chất nội chí<br />
tuyến gió mùa ẩm điển hình với các đặc<br />
điểm [2,3]:<br />
Tính chất nội chí tuyến: Vị trí Bắc Kạn<br />
(21048’B-22044’B) nằm gọn trong vùng nội<br />
chí tuyến, quanh năm Mặt Trời luôn cao trên<br />
đường chân trời, có hai lần Mặt Trời lên thiên<br />
đỉnh và có chu kì quang ngắn. Tổng bức xạ<br />
Mặt Trời tương đối lớn, cán cân bức xạ<br />
dương quanh năm, đạt tiêu chuẩn của khí hậu<br />
chí tuyến và á xích đạo. Chế độ ngày ngắn, ít<br />
dao động. Chế độ này có ảnh hưởng lớn đến<br />
sự quang hợp của thực vật, cây trồng. Một<br />
biểu hiện nữa của tính chất nội chí tuyến của<br />
khí hậu Bắc Kạn là sự tham gia của gió tín<br />
phong, luồng gió thường xuyên của khu vực<br />
nội chí tuyến.<br />
Tính chất gió mùa: Bắc Kạn nói riêng và Việt<br />
Nam nói chung nằm trọn vẹn trong ô gió mùa<br />
châu Á, á địa ô gió mùa Trung Ấn, vì vậy<br />
mang tính chất gió mùa nội tuyến điển hình.<br />
Đôi khi tính chất này khiến cho tính chất nội<br />
chí tuyến diễn ra không bình thường, đều đặn<br />
mà bị đảo lộn, biến tính. Tính chất này thể<br />
hiện sự diễn biến theo mùa của khí hậu nội<br />
chí tuyến, mà nhân tố hình thành là các luồng<br />
gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam đã<br />
250<br />
<br />
96(08): 249 - 254<br />
<br />
phá vỡ tính chất điều hòa quanh năm của<br />
khí hậu nội chí tuyến ở những nơi không có<br />
gió mùa.<br />
Tính chất ẩm: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tổng<br />
lượng mưa năm nhiều và số ngày mưa lớn,<br />
lớn nhất ở những vùng đón gió: Trung bình số<br />
ngày mưa dao động trong khoảng 100-200<br />
ngày/năm. Lượng mưa trung bình năm từ<br />
1500-2000mm/năm. Cân bằng mưa và lượng<br />
bốc hơi luôn dương, tức là thừa nước và có dư<br />
để dự trữ cho thời kì khô hạn. Độ ẩm tương<br />
đối trung bình năm trên 80%, có khi đạt tới<br />
trạng thái bão hòa. Lượng mưa và nguồn<br />
nhiệt dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
thảm thực vật rừng nhiệt đới phát triển.<br />
Khí hậu Bắc Kạn đa dạng, thất thường: Do<br />
đặc điểm địa hình đa dạng, trong năm lại có<br />
sự luân phiên tác động của nhiều dạng hoàn<br />
lưu, khối khí có tính chất khác nhau, do đó<br />
tính đa dạng của khí hậu Bắc Kạn được thể<br />
hiện rõ nét trong sự phân hóa khí hậu. Tuy<br />
nhiên các yếu tố nhiệt, mưa của khí hậu cũng<br />
thể hiện tính chất thất thường rõ rệt.<br />
Đặc điểm khí hậu nông nghiệp và tài<br />
nguyên khí hậu nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn<br />
[1,2,4]<br />
Chế độ bức xạ, mây, nắng<br />
- Chế độ bức xạ: Theo số liệu thống kê nhiều<br />
năm cho thấy khu vực Bắc Kạn có tổng lượng<br />
bức xạ, nắng khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ<br />
trung bình nhiều năm là 124 Kcal/ cm2/ năm,<br />
thuộc loại trung bình ở Bắc Bộ. Trong biến<br />
trình năm, tổng lượng bức xạ trên được phân<br />
chia thành hai mùa rõ rệt: Thời kỳ hè-thu<br />
(tháng V đến tháng X), lượng bức xạ tổng<br />
cộng trên 10 Kcal/cm2/tháng, cao nhất là<br />
tháng VI và VII. Thời kỳ đông-xuân lượng<br />
bức xạ tổng cộng tháng ít hơn, dao động từ 6<br />
đến 9 Kcal/cm2/tháng, thấp nhất là vào thời<br />
kỳ mưa phùn, tháng II và III lượng bức xạ chỉ<br />
đạt 6 – 7 Kcal/cm2/tháng. Lượng bức xạ tổng<br />
cộng của tháng nhiều nhất (VI) có thể gấp hai<br />
lần rưỡi tháng ít nhất (II).<br />
- Chế độ mây: lượng mây trung bình tổng<br />
quan ở Bắc Kạn khá cao, khoảng từ 7,5 đến<br />
8,1 phần mười bầu trời phù hợp với quy luật<br />
chung của toàn vùng Bắc Bộ. Thời kỳ nhiều<br />
<br />
Đỗ Thị Vân Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mây có liên quan đến hoạt động của kiểu thời<br />
tiết mưa phùn trong các tháng đầu xuân. Thời<br />
kỳ ít mây, trời quang là vào các tháng gần<br />
cuối năm IX, X, XI.<br />
- Chế độ nắng: Phân tích các số liệu về số giờ<br />
nắng ở khu vực nghiên cứu cho thấy số giờ<br />
nắng ở đây thuộc loại trung bình, trung bình<br />
mỗi năm có khoảng 1555 giờ nắng, thấp hơn<br />
khoảng 100 đến 150 giờ/năm so với khu vực<br />
Đồng Bằng Bắc Bộ. Trong một năm từ tháng<br />
V đến tháng X số giờ nắng hơn 150<br />
giờ/tháng. Thời kỳ ít nắng là các tháng nửa<br />
cuối mùa đông và mùa xuân (từ tháng XI đến<br />
hết tháng IV).<br />
Chế độ nhiệt và tài nguyên nhiệt<br />
Ở khu vực thung lũng sông Cầu, những nơi<br />
có độ cao dưới 200m (chiếm một diện tích<br />
nhỏ) Ttb năm > 220C. Những nơi có độ cao từ<br />
200 đến 600m, Ttb năm từ 20-220C Còn những<br />
khu vực có độ cao từ 600 đến 1000m chiếm<br />
diện tích không lớn, Ttb năm vào khoảng 18200C. Một vài đỉnh núi nơi có độ cao trên<br />
1000m nhiệt độ trung bình năm có thể xuống<br />
dưới 180C. Mùa hè ở những khu vực cao dưới<br />
200m, hàng năm từ tháng V đến tháng IX, có<br />
khoảng 5 tháng nóng (T0Tháng ≥ 250C); ở độ<br />
cao 500 – 600m số tháng nóng chỉ còn 3<br />
tháng (tháng VI, VII, VIII). Mùa đông ở độ<br />
cao xấp xỉ 200m, xuất hiện 3 tháng lạnh (T00<br />
Tháng ≤ 18 C), các khu vực có độ cao 500 –<br />
600m số tháng lạnh lên tới 5 tháng (từ tháng<br />
XI đến tháng III). Những nơi cao hơn 1000m,<br />
T0Tháng I < 100C. Trong mùa hè nhiệt độ tối cao<br />
tuyệt đối có thể lên đến 35 – 400C. Mùa đông<br />
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể hạ xuống<br />
dưới không độ, như Bắc Kạn (174m, tháng<br />
XII, tháng I: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối < –<br />
10C); Ngân Sơn (566m, tháng XII, tháng I:<br />
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối < – 1,7 và – 20C).<br />
Chế độ mưa và tài nguyên mưa<br />
Bắc Kạn có chế độ mưa mùa hè, mùa mưa (từ<br />
tháng IV đến tháng X).<br />
Tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng<br />
từ 1300 đến 1800mm, thuộc vào loại mưa vừa<br />
đến ít mưa. Khu vực Chợ Rã, Ngân Sơn là<br />
khu vực có lượng mưa ít hơn những nơi khác<br />
trong tỉnh.<br />
<br />
96(08): 249 - 254<br />
<br />
Mùa ít mưa (rTháng ≤ 100mm) kéo dài 5 tháng<br />
(từ tháng XI đến tháng III năm sau). Thời kỳ<br />
khô (rTháng ≤ 50mm) bắt đầu từ tháng XII tới<br />
tháng I năm sau. Tuy nhiên do có mưa phùn,<br />
dù cho lượng mưa không đáng kể nhưng đã<br />
bổ sung một lượng ẩm nào đó cho cây, làm<br />
cho không khí trở nên ẩm ướt trong mùa khô.<br />
Chế độ ẩm - bốc hơi<br />
Ở Bắc Kạn độ ẩm tương đối trung bình năm<br />
thuộc loại khá cao và dao động không nhiều<br />
trên không gian lãnh thổ, từ 81 – 84%. Tuy<br />
251<br />
<br />
Đỗ Thị Vân Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nhiên, độ ẩm tối thấp tuyệt đối ở Bắc Kạn khá<br />
thấp. Ở đây đã quan sát thấy các giá trị kỷ lục<br />
của độ ẩm tương đối như: 10% ở Chợ Rã<br />
(năm 1972), 12% ở Ngân Sơn (năm 1963),<br />
hay 15% ở Bắc Kạn (năm 1960). Đây rõ ràng<br />
là các giá trị cực đoan không thường thấy ở<br />
khu vực nhiệt đới ẩm và có ảnh hưởng xấu tới<br />
sức khỏe, đời sống của cư dân cũng như sự<br />
phát triển của giới sinh vật trong vùng.<br />
Chế độ gió và tài nguyên gió<br />
Phân tích các số liệu về tần suất gió cho thấy<br />
ước tính ở Bắc Kạn số phần trăm lặng gió<br />
khoảng 20 – 30%/tháng. Tốc độ gió trung<br />
bình năm khá thấp: từ 1,3 đến 1,5m/s. Mùa<br />
đông, thời kỳ từ tháng X đến tháng III năm<br />
sau, các gió hướng bắc, đông bắc, tây bắc<br />
chiếm tần suất chủ đạo; mùa hè gió đông,<br />
đông nam chiếm tần suất chủ đạo.<br />
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt<br />
Mùa đông có thể gặp các hiện tượng thời tiết<br />
đặc biệt như: sương mù, sương muối, mưa<br />
phùn, mưa đá; mùa hè có thể có dông, gió khô<br />
nóng và chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp<br />
nhiệt đới.<br />
Sơ bộ phân vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh<br />
Bắc Kạn<br />
Cơ sở phân vùng khí hậu nông nghiệp [5,6]<br />
Qua phân tích điều kiện khí hậu tỉnh Bắc Kạn<br />
tác giả nhận thấy nét nổi bật của điều kiện khí<br />
hậu ở đây là:<br />
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) có mùa<br />
đông lạnh vùng trung du mang tính chuyển tiếp<br />
của khí hậu đồng bằng và khí hậu vùng núi.<br />
- Khí hậu có sự phân hóa theo đai cao tại một<br />
số khu vực đồi núi cao trong tỉnh.<br />
Rõ ràng tính chất đồi núi chỉ làm biến dạng<br />
khí hậu chứ không làm thay đổi bản chất của<br />
khí hậu NĐGM. Đồng thời khí hậu Bắc Kạn<br />
có sự phân hoá theo phương Đông-Tây, theo<br />
độ cao địa hình và theo dạng địa hình.<br />
* Cấp phân vị: Trên lãnh thổ Bắc Kạn được<br />
chia ra làm 7 tiểu vùng khí hậu ứng với 7 loại<br />
SKH sau[3,4]:<br />
- Loại IB1b: Loại SKH NĐGM, nóng, có mùa<br />
lạnh ngắn, mưa vừa, mùa khô trung bình.<br />
252<br />
<br />
96(08): 249 - 254<br />
<br />
Phân bố ở vùng núi có độ cao dưới 100m<br />
thuộc huyện Chợ Mới.<br />
- Loại IC1c: Loại SKH NĐGM, nóng, có mùa<br />
lạnh ngắn, ít mưa, mùa khô dài. Phân bố ở<br />
vùng núi thấp có độ cao dưới 200m (thung<br />
lũng sông Cầu).<br />
<br />
- Loại IIB1b: Loại SKH NĐGM, ấm, có mùa<br />
lạnh ngắn, mưa vừa, mùa khô trung bình.<br />
Phân bố ở vùng núi có độ cao từ 200 – 700m:<br />
Bằng Khẩu, Nà Phặc -Ngân Sơn, huyện Chợ<br />
Đồn, thị xã Bắc Kạn, phía nam và phía đông<br />
huyện Chợ Mới.<br />
- Loại IIC1b: Loại SKH NĐGM, ấm, có mùa<br />
lạnh ngắn, ít mưa, mùa khô trung bình. Phân<br />
bố ở vùng núi có độ cao từ 200 – 700m<br />
(huyện Ba Bể, Nà Phặc).<br />
- Loại IIC1c: Loại SKH NĐGM, ấm, có mùa<br />
lạnh ngắn, ít mưa, mùa khô kéo dài. Phân bố<br />
ở vùng núi có độ cao từ 200 -700m dọc thung<br />
lũng sông Bắc Giang - huyện Na Rì.<br />
- Loại IIIB2b: Loại SKH NĐGM vùng núi<br />
thấp, mát, có mùa lạnh trung bình, mưa vừa,<br />
mùa khô trung bình. Phân bố ở vùng núi cao<br />
từ 700 – 1000m. Bao gồm khu vực Cao Tân,<br />
Nam Mẫu, Quảng Khê (huyện Ba Bể), phía<br />
Bắc huyện Ngân Sơn, khu vực Tân Lập,<br />
Phương Viên, Cao Phong (huyện Chợ Đồn).<br />
- Loại IVB3b: Loại SKH NĐGM vùng núi<br />
thấp, lạnh, có mùa lạnh dài, mưa vừa, mùa<br />
<br />
Đỗ Thị Vân Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
khô trung bình. Phân bố ở vùng núi có độ cao<br />
trên 1000m đó là vùng núi Nam Khiếu, Thom<br />
Meo (huyện Ba Bể), vùng núi phía Bắc huyện<br />
Pắc Nặm, vùng núi P. Lang Lan phía Bắc<br />
huyện Ngân Sơn, núi Cứu Quốc, khu vực núi<br />
Pia Nam.<br />
Đề xuất hướng sử dụng tài nguyên khí hậu<br />
nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cho phát triển bền<br />
vững nông, lâm nghiệp [5,6]<br />
Dựa vào hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH và<br />
bản đồ SKH thảm thực vật tự nhiên, tác giả<br />
xin đưa ra một số kiến nghị như sau:<br />
- Với mục đích phủ xanh đất trống đồi núi<br />
trọc, phát triển trồng rừng lấy nguyên liệu sản<br />
xuất giấy, đối với nhóm cây lâm nghiệp, ở<br />
Bắc Kạn những nơi khô hạn có độ cao trên<br />
600m (như Lạc Long, Chợ Rã, Bằng Thànhhuyện Ba Bể; huyện Na Rì) có thể trồng bạch<br />
đàn trắng, thuộc các loại SKH IIC1b, IIC1c,<br />
IC1c. Tương tự để góp phần cải tạo đất, làm<br />
cây che bóng cho chè, làm thức ăn cho gia<br />
súc ở các loại SKH trên còn có thể trồng xen<br />
cây keo giậu.<br />
- Đối với nhóm cây trồng công nghiệp: Điều<br />
kiện SKH ở Bắc Kạn có thể trồng đươc nhiều<br />
loại cây công nghiệp như chè trung du, cây<br />
quế, cây hồi, cây sơn, cây bạc hà, cây mía,<br />
cây đậu tương. Các loại cây trồng này thích<br />
hợp với các đai IIC1b, IIC1c. Một số cây có<br />
thể trồng ở các đai IC1c và IIIB2b, tuy nhiên<br />
ở đai này, năng suất cây trồng sẽ kém hơn.<br />
- Đối với nhóm cây ăn quả: Vùng trung du<br />
đồi núi của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển<br />
cây ăn quả như dứa, cam, quýt, chanh. Các<br />
loại cây này phù hợp với các loại SKH như<br />
IB1b, IC1c. Một số loại cây á nhiệt đới như<br />
cây mận, hồng, mơ có thể trồng ở các nơi<br />
thuộc loại IIB1b.<br />
Tóm lại, điều kiện khí hậu ở Bắc Kạn thuận<br />
lợi cho phát triển các loại cây trồng có nguồn<br />
gốc nhiệt đới. Một số khu vực có độ cao ><br />
700m, có thể phát triển một số loại cây trồng<br />
<br />
96(08): 249 - 254<br />
<br />
á nhiệt đới và ôn đới hoặc phát triển cây lâm<br />
nghiệp. Ở những vùng thấp, do chịu ảnh<br />
hưởng của khối khí cực đới vào mùa đông,<br />
không khí lạnh tràn về vẫn làm cho khu vực<br />
này có một mùa đông lạnh, nên ở đây vẫn có<br />
thể trồng một số loại cây á nhiệt đới và cây ôn<br />
đới ngắn ngày như bắp cải, xu hào, súp lơ,...<br />
KẾT LUẬN<br />
- Khí hậu Bắc Kạn mang đầy đủ các đặc điểm<br />
của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa<br />
đông lạnh, có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Nhiệt độ<br />
và lượng mưa có sự phân hoá theo không gian<br />
và thời gian.<br />
- Khí hậu Bắc Kạn được chia thành 7 tiểu<br />
vùng khí hậu nông nghiệp (với 7 loại SKH),<br />
khác nhau về chế độ nhiệt và ẩm, đó là cơ sở<br />
khoa học để phân bố cơ cấu cây trồng theo sự<br />
phân hoá của tài nguyên nhiệt - ẩm.<br />
- Điều kiện khí hậu nông nghiệp thuận lợi<br />
phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới,<br />
ngoài ra cũng thích hợp cho nhiều loại cây<br />
lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn...<br />
- Sử dụng bản đồ SKH thảm thực vật tự nhiên<br />
để chọn lựa cơ cấu cây trồng và thời vụ phù<br />
hợp, nhằm bảo đảm phát triển nông nghiệp<br />
bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cục thống kê Bắc Kạn. Niên giám thống kê<br />
tỉnh Bắc Kạn 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội 2010.<br />
[2]. Vũ Tự Lập, 2002, Địa lí tự nhiên Việt Nam,<br />
Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[3]. Lê Thông và Nnk, 2005, Địa lý các tỉnh và thành<br />
phố Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.<br />
[4]. Số liệu khí tượng thuỷ văn, tập 1, Hà Nội 1989.<br />
[5]. Nguyễn Khanh Vân và nnk (1997 - 1998), Xây<br />
dựng cơ sở dữ liệu sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên<br />
phục vụ quản lý và sử dụng TNKH cho mục đích<br />
phát triển nông - lâm nghiệp, Đề tài hợp tác quốc<br />
tế “Projet STD3-VT-310” của Viện Địa lý với<br />
Cộng hoà Pháp.<br />
[6]. Nguyễn Khanh Vân, 2005, Sinh khí hậu ứng<br />
dụng, Nxb ĐHSP Hà Nội.<br />
<br />
253<br />
<br />