intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc tính tính siêu kỵ nước của vật liệu tổ hợp C-CNT và khả năng áp dụng vào lưu trữ Biogas

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu hướng vào việc tổng hợp các loại vật liệu tổ hợp C-CNT có cấu trúc nhờ vào sự nhiệt phân của các polymer làm tác nhân liên kết trong quá trình định hình vật liệu. Các đặc trưng như: độ bền cơ, độ xốp, bề mặt riêng và đặc biệt là đặc tính tính siêu kỵ nước của vật liệu thu được đã được nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc tính tính siêu kỵ nước của vật liệu tổ hợp C-CNT và khả năng áp dụng vào lưu trữ Biogas

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH TÍNH SIÊU KỴ NƯỚC CỦA VẬT LIỆU TỔ<br /> HỢP C-CNT VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO LƯU TRỮ BIOGAS<br /> INVESTIGATING THE SUPER-HYDROPHOBICITY OF THE C-CNT<br /> COMPOSITES AND POSIBILITY OF THE BIOGAS STORAGE<br /> <br /> <br /> Bùi Văn Ga, Phan Thế Anh, Nguyễn Đình Lâm, Nguyễn Văn Đông<br /> Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Các nhà nghiên cứu khoa học hiệ n nay đang ấ r t quan tâm đến vật liệu Nano carbon<br /> dưới các dạng carbon nano ống (CNT) và carbon nano sợi (CNF) nhờ vào các tính chất hóa<br /> học và vật lý đặc biệt của nó. Trong những ứng dụng tiềm tàng của loại vật liệu này, việc sử<br /> dụng chúng trong hấp thụ và lưu trữ khí Hydro, Methane, khí thiên nhiên, Biogas là những lĩnh<br /> vực đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, kích thước của các vật liệu nano carbon với đường kính khoảng<br /> 100 nm gây nên nhiều khó khăn không thể vượt qua cho các ứng dụng công nghiệp. Các<br /> nghiên cứu của chúng tôi hướng vào việc tổng hợp các loại vật liệu tổ hợp C-CNT có cấu trúc<br /> nhờ vào sự nhiệt phân của các polymer làm tác nhân liên kết trong quá trình định hình vật liệu.<br /> Các đặc trưng như: độ bền cơ, độ xốp, bề mặt riêng và đặc biệt là đặc tính tính siêu kỵ nước<br /> của vật liệu thu được đã được nghiên cứu.<br /> ABSTRACT<br /> Carbon nanostructures, nanofibers and nanotubes have so far been a large scientific<br /> and industrial interest thanks to their exceptional physical and chemical properties. Among the<br /> different potential applications, the use of these carbon nanostructures such as absorption and<br /> storage of hydrogen, methane, natural gas, and biogas seems to be very promising. However,<br /> the industrial application of the powder of the nanometric carbons whose diameter is about 100<br /> mm is very difficult. In this work, the composites based on the C-CNT and different resins were<br /> investigated. By their pyrolysis in absence of the air, the C-CNT composites were achieved.<br /> Such properties as mechanical resistance, porosity, specific surface and especially super-<br /> hydrophobicity were also examined.<br /> .<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Carbon nanotube đã được khám phá lần đầu tiên vào năm 1991 bởi Iijima.<br /> Chúng luôn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học cũng như làm kinh tế bởi cấu<br /> trúc đặc trưng và những tính chất vật lý và hóa học đặc biệt của loại vật liệu này như: độ<br /> bền cơ lớn; khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt; độ đen cực cao (hấp thụ 99,9% ánh sáng<br /> mặt trời); bề mặt kỵ nước... Cấu trúc của carbon nanotube được nghiên cứu thường tồn<br /> tại dưới hai dạng: đơn lớp (SWNT, Single Walled NanoTubes) và đaớpl (MWNT,<br /> MultiWalled NanoTubes) [1]. CNT được tổng hợp chủ yếu theo 3 phương pháp: hồ<br /> quang điện (electric arc), cắt gọt nhờ laser (Ablation laser) và phân huỷ xúc tác các khí<br /> chứa carbon hay kết tụ hóa học trong pha hơi (Chemical Vapor Deposition - CVD). Sau<br /> khi đi ra khỏi thiết bị phản ứng, carbon có kích thước nano tồn tại ở dạng bột mịn có<br /> <br /> 50<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> đường kính khoảng 100nm. Ở kích thước này thì việc ứng dụng chúng vào thực tế sẽ<br /> gặp rất nhiều khó khăn; bởi thao tác trên các loại vật liệu này rất khó khăn, gây trở lực<br /> lớn cho thiết bị hấp phụ hay lưu trữ dạng đệm cố định (fixed-bed). Việc chế tạo vật liệu tổ<br /> hợp C-CNT có cấu trú c trên cơ sở vật liệu n ano carbon là việc làm cần thiết một mặt<br /> nhằm hạn chế những điều bất lợi nói trên và có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả hơn.<br /> 2. Thực nghiệm<br /> Với ý tưởng mới của chúng tôi là sử dụng một tác nhân kết dính để định hình,<br /> công việc đầu tiên là phải chuẩn bị một composite trên cơ sở là carbon có kích thước<br /> nano. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng nguyên liệu là carbone nanotube (CNT) và các<br /> loại nhựa thông dụng làm tác nhân định hình. Sau khi phân tích chúng tôi đã quyết định<br /> chọn ba loại nhựa trong đó có hai loại nhựa nhiệt dẻo là: polyvinyl alcohol (PVA) và<br /> polystyren (PS); một loại nhựa nhiệt rắn: phenol -formaldehyde (PF). Đã có nhiều đề tài<br /> của nhiều tác giả nghiên cứu về composite của carbon nanotube, tuy nhiên chỉ dừng ở<br /> mức độ xem CNT như là tác nhân gia cường để tăng độ bền cơ cho vật liệu polymer<br /> trong đó nền polymer đóng vai trò môi trường phân tán cho CNT, và không bị nhiệt<br /> phân sau khi định hình. Với cách làm như vậy thì tính chất bề mặt của CNT không được<br /> tận dụng một cách triệt để [4-10]. Những ảnh thu được trên hình 1 cho thấy sự khác biệt<br /> giữa vật liệu nano carbon trước và sau khi định hình trong nghiên cứu của chúng tôi.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) (b) (c)<br /> <br /> Hình 1. Carbon nanotube trước khi định hình (a),<br /> sau khi định hình dạng viên (b) và dạng tấm (c)<br /> Với mong muốn chuyển tất cả hoặc một phần carbon vô định hình được sinh ra từ<br /> quá trình nhiệt phân nhựa thành carbon nanotube, chúng tôi đã bổ sung vào vật liệu<br /> composite ban đầu một số kim loại xúc tác như Fe và Ni. Sự có mặt của các kim loại xúc<br /> tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành CNT từ các hợp chất chứa<br /> carbon theo cơ ch ế "đẩy" (Extrusion hoặc là Root Growth) như được mô tả trên hình 2.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Nghiên cứu sự phát triển của CNT bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) chứng<br /> minh cơ chế "đẩy" của quá trình phát triển của CNT [11].<br /> <br /> <br /> 51<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật hiện đại như: kính hiển vi điện tử quét<br /> (SEM), phân tích nhiệt vi sai (TG/DTA), phương pháp đo phổ hồn g ngoại (FT-IR), xác<br /> định bề mặt riêng theo phương pháp BET để đánh giá các đặc trưng của sản phẩm thu<br /> được.<br /> 2.1. Các nguyên liệu ban đầu<br /> CNT sử dụng được điều chế theo phương pháp CVD theo quy trình được mô tả<br /> ở các công bố trước đây của chúng tôi [11]. Polyvinyl alcohol thương mại PVA -217<br /> [12] được sản xuất bởi tập đoàn KURARAY (Malaysia) được sử d ụ ng trực tiếp mà<br /> không chịu bất kỳ một sự xử lý nào. Nhựa Phenol -formaldehyde (PF) sử dụng [13]<br /> được điều chế trong phòng thí nghiệm dưới dạng nhựa nhiệt rắn Rezolic. Polystyren<br /> thương mại được hòa tan trong toluen đến nồng độ thích hợp.<br /> 2.2. Phương pháp định hình<br /> 2.2.1. Định hình dạng viên cầu<br /> Chúng tôi đã sử dụng cả ba loại nhựa trên làm tác nhân định hình cho CNT, tuy<br /> nhiên đối với mỗi loại nhựa khác nhau thì phương pháp định hình cũng khác cụ thể là:<br /> với nhựa PVA chúng tôi định hình dạng cầu bằng cách nhỏ từng giọt một vào trong<br /> dung dịch có chứa ion tetraborate B(OH) 4 -, trong khi với n h ựa PF và PS ở mức đ ộ<br /> phòng thí nghiệm chúng tôi sử dụng phương pháp vê tay.<br /> - Với nhựa PVA: chúng tôi chuẩn bị một hỗn hợp đồng nhất gồm PVA – Anhydric<br /> maleic (C 4 H 2 O 3 ) – CNT – (Fe/γ-Al 2 O 3 ). Sau đó nhỏ từng giọt hỗn hợp trên vào hỗn<br /> hợp dung dịch chứa Na 2 B 4 O 7 bão hòa và Na 2 SO 4 bão hòa tại pH≈12 thì PVA bắt đầu<br /> gel hóa mặt ngoài một cách nhanh chóng theo phương trình sau :<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Khi tất cả các hạt hình cầu đã ổn định về hình dạng thì tiến hành rửa nhiều lần<br /> bằng nước cất và sau đó đem đi nhiệt phân dưới môi trường khí trơ (N 2 ) ở nhiệt độ<br /> 550oC trong 3h.<br /> - Với nhựa PF: đầu tiên chuẩn bị hỗn hợp đồng nhất gồm 0,5g CNT – 1,85g nhựa PF –<br /> 0,15g xúc tác Fe/γ-Al 2 O 3 . Cho vào xylanh để đùn ra dạng hình trụ. Cắt đều từng đoạn<br /> nhỏ rồi tiến hành vê tay ta sẽ định hình được CNT có dạng hình cầu với kích thước có<br /> thể điều chỉnh được. Đem đóng rắn ở nhiệt độ 150oC trong vòng 30 phútđể ổn định<br /> hình dạng, sau đó đem đi nhiệt phân dưới môi trường khí trơ (N 2 ) ở nhiệt độ 850 oC<br /> trong thời gian 5h.<br /> - Với nhựa PS: cách làm tương tự với hỗn hợp gồm 0,5g CNT – 1,625g xốp PS–<br /> 52<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> 0,15g xúc tác Fe/γ-Al 2 O 3 . Đem sấy khô ở nhiệt độ 80oC trong vòng 12h để ổn định hình<br /> dạng, sau đó đem đi nhiệt phân dưới môi trường khí trơ (N 2 ) ở nhiệt độ 500 oC trong<br /> thời gian 3h.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> Vì nhiệt độ phân hủy của các loại nhựa là khác nhau nên phải có một chế độ<br /> nung hợp lý cho từng loại, bên cạnh đó để định hướng quá trình phân hủy nhựa thành<br /> CNT thì tốc độ gia nhiệt cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Để giải quyết vấn đề này chúng<br /> tôi đã tiến hành nghiên cứu giản đồ phân tích nhiệt vi sai (TG/ DTA) kết hợp phổ hồng<br /> ngoại (FT-IR).<br /> 3.1. Kết quả phân tích nhiệt vi sai (TG/DTA) và phổ hồng ngoại (FT -IR) của<br /> nhựa PF<br /> Như chúng ta đã biết nhựa PF tạo thành mạng lưới không gian khi đóng rắn<br /> đồng thời trong cấu trúc của nó có chứa các vòng benzen rất bền, vì vậy để phân hủy<br /> hoàn toàn cần phải tiến hành ở nhiệt độ cao. Điều này được làm sáng tỏ hơn khi nghiên<br /> cứu giản đồ TG/DTA trong hình 3 dưới đây. Chúng ta có thể quan sát trên giản đồ xuất<br /> hiện một pic tỏa nhiệt ở nhiệt độ 250oC đó là do xảy ra phản ứng tạo liên kết ngang<br /> giữa các đại phân tử của PF ở mức độ triệt để hơn. Phản ứng loại ra một phân tử nước<br /> làm cho khối lượng của mẫu giảm xuống từ từ. Từ 420oC nhựa PF bắt đầu phân hủy<br /> nhưng phải đến 900oC mới phân hủy hoàn toàn và trong quá trình này có xuất hiện một<br /> pic thu nhiệt ở 640oC (ứng với quá trình phân hủy mạnh nhựa).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Giản đồ TG/DTA của PF – CNT với tỉ về khối lượng là 3 – 1.<br /> <br /> <br /> Mặt dù đến 900oC nhựa PF mới phân hủy hoàn toàn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn<br /> và lưu trong thời gian dài thì nhựa cũng có thể phân hủy hết. Chúng tôi đã thử nung ở<br /> 600oC trong vòng 5h, 850oC trong vòng 3h nhưng vẫn không than hóa hết nhựa, kết quả<br /> được thể hiện bằng phổ hồng ngoại trong hình 4.<br /> <br /> <br /> <br /> 53<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> <br /> <br /> <br /> Dao động biến dạng của nhóm -OH<br /> Dao động kéo căng của<br /> (a)<br /> hó CH<br /> <br /> <br /> <br /> (b)<br /> <br /> <br /> <br /> (c)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. So sánh phổ hồng ngoại của 3 composites C/CNT trên cơ sở nhựa PF<br /> (a): Sau khi đóng rắn ở 150oC, (b): Nung ở 600oC trong 5h, (c): Nung ở 850oC trong 3h<br /> <br /> <br /> Trong điều kiện tiến hành tương tự nhưng chúng tôi thực hiện nung ở 850 oC<br /> trong 5h. Kết quả phổ hồng ngoại thu được trong hình 5(a) và để có cơ sở đối chiếu<br /> chúng tôi đã phân tích phổ hồng ngoại cho nguyên liệu CNT và thu được kết quả như<br /> trong hình 5(b). Kết quả nghiên cứu thu được trên hình 5 cho thấy các dao động đặc<br /> trưng của nhựa PF không còn xuất hiện nữa như trên hình 5(a) và dạng phổ hoàn toàn<br /> tương tự với giản đồ của CNT làm nguyên liệu. Từ đó chúng tôi kết luận rằng ở 850 oC<br /> trong 5h nhựa PF phân hủy hoàn toàn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Phổ hồng ngoại của composite PF-CNT nung ở 850oC trong 5h (a),<br /> của nguyên liệu CNT(b)<br /> 3.2. Kết quả phân tích nhiệt vi sai (TG/DTA) và phổ hồng ngoại (FT -IR) của<br /> nhựa PS<br /> Với cách làm tương tự chúng tôi nhận thấy loại nhựa này có nhiệt độ phân hủy<br /> thấp hơn nhiều so với nhựa PF. Ở 380oC nó bắt đầu phân hủy và quá trình kết th úc ở<br /> 500oC, kết quả này được minh chứng trên giản đồ TG/DTA và các nghiên cứu dựa trên<br /> phổ hồng ngoại FT-IR ở hình 6.<br /> <br /> 54<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 6. Giản đồ TG/DTA của PS – CNT của composite PS-CNT và so sánh phổ FT-IR của hai<br /> mẫu PS-CNT trước khi nung (a) và sau khi nung ở 500oC trong 3h (b)<br /> Các kết quả trên cho phép chúng tôi xác lập chế độ nung hợp lý cho các loại<br /> nhựa như trình bày trong bảng 1, trong đó composite C-CNT thu được từ nhựa PS có<br /> nhiều ưu điểm như độ bền cơ cao nhờ hiệu suất hình thành carbon lớn, nhiệt độ phân<br /> hủy thấp và hơn nữa là khả năng dễ dàng chuyển hóa sang CNT của loại nhựa này như<br /> sẽ được trình trong phần 3.3.<br /> Bảng 1: Chế độ nung cho các loại nhựa<br /> <br /> Giá trị<br /> Điều kiện vận hành<br /> Nhựa PF Nhựa PS Nhựa PVA<br /> Môi trường nung N2 N2 N2<br /> Tốc độ gia nhiệt 1oC/1 phút 1oC/1 phút 1oC/1 phút<br /> Nhiệt độ nung tối đa (oC) 850oC 500oC 550oC<br /> Thời gian lưu ở 850oC (h) 5 3 3<br /> Độ bền cơ Đạt Đạt Không đạt<br /> <br /> <br /> 3.3. Nghiên cứu các composites C -CNT thu được bằng kính hiển vi điện tử quét<br /> (SEM)<br /> Ảnh thu được từ kính hiển vi điện tử quét (SEM) của composite C-CNT từ nhựa<br /> PF được trình bày ở hình 7 cho thấy rằng với độ phóng đại 50.000 lần và 100.000 lần,<br /> CNT và carbon vô định hình của quá trình phân hủy nhựa PF có một mối liên kết chặt<br /> chẽ, các ống CNT được bao bọc, gắn kết với nhau bởi các nguyên tử carbon vô định<br /> hình mới tạo ra hình 7a và 7c. Sự gắn kết này có thể là do quá trình hình thành mạng<br /> lưới không gian của nhựa PF làm cho nhiệt độ phân hủy của nó rất cao đồng thời khả<br /> năng chuyển hóa carbon v ô định hình thành CNT cũng gặp khó khăn. Nhờ đó, độ bền<br /> cơ của loại sản phẩm này cao hơn nhiều so với vật liệu thu được từ nhựa PVA và PS. Ở<br /> độ phóng đại nhỏ hơn (10.000 lần) chúng ta có thể quan sát một cách bao quát về sự<br /> 55<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> phân bố giữa CNT và carbon vô định hình. Và kết quả là có sự phân bố đồng nhất cao<br /> thể hiện khá rõ trên hình 7(b).<br /> <br /> <br /> a b<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> c<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 7. Ảnh SEM của « composite » C-CNT trên cơ sở nhựa phenolic (PF).<br /> Đối với composite C-CNT thu được trên cơ sở nhựa PS thì kết quả thu được từ<br /> SEM cho thấy ở độ phóng đại 100.000 lần và 150.000 lần trên hình 8a và 8c, hầu như<br /> không có mặt của carbon vô định hình tạo ra từ quá trình nhiệt phân nhựa PS. Đây là<br /> một thông tin cần phải nghiên cứu chi tiết hơn để có thể khẳng định sự chuyển hóa hoàn<br /> toàn carbon vô định hình sang CNT, trong quá trình nhiệt phân PS với sự có mặt của<br /> xúc tác. Ngoài ra, PS là một polymer không phân cực nên có thể phân tán tốt CNT hơn<br /> là nhựa PF tạo điều kiện dễ dàng khi đồng nhất hóa hỗn hợp trước khi nhiệt phân.<br /> a b<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> c<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 8. Ảnh SEM của « composite » C-CNT trên cơ sở nhựa polystyren.<br /> <br /> 3.4. Bề mặt riêng và sự phân bố lỗ xốp của sản phẩm thu được<br /> Để xác định bề mặt riêng, kích thước lỗ xốp, thể tích lỗ xốp và sự phân bố lỗ<br /> xốp chúng tôi tiến hành nghiên cứu hấp phụ N 2 theo phương pháp BET và nhận thấy<br /> rằng sản phẩm thu được có sự hấp phụ vật lí nhiều lớp và tuân theo phương trình hấp<br /> phụ đẳng nhiệt Brunauer – Emmelt – Teller. Kết quả nghiên cứu bề mặt riêng của các<br /> vật liệu C-CNT thu được cho thấy bề mặt riêng của vật liệu nằm trong khoảng từ 130 –<br /> 150 m2/g với thể tích lỗ xốp từ 0.3 – 0.4 cm3/g là tương ứng với các giá trị đã công bố<br /> của vật liệu carbon MWNT.<br /> 56<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> 3.5. Tính chất siêu kỵ nước (Superhydrophobility) của vật liệu composite C-CNT<br /> Nếu nghiên cứu về cấu trúc của CNT thì bề mặt ngoài của ống có tính chất kỵ<br /> nước, đặc tính này là cơ sở để có thể áp dụng loại vật liệu tổ hợp này trong lưu trữ khí.<br /> Trên cơ sở của phương pháp tạo viên vật liệu tổ hợp C -CNT, chúng tôi đã tạo tấm loại<br /> vật liệu này để nghiên cứu đặc tính siêu kỵ nước của nó. Khi góc thấm ướt lớn hơn 90 o<br /> thì bề mặt được xem là kỵ nước, còn khi lớn hơn 150 o thì đó là bề mặt siêu kỵ nước.<br /> Sau khi chụp ảnh rồi xác định góc thấm ướt nhờ hỗ trợ bằng phần mềm Autocad chúng<br /> tôi thu được gốc thấm ướt trung bình c ủa bề mặt vật liệu C-CNT là ≈ 162o như được<br /> trình bày ở hình 9.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 9. Xác định góc thấm ướt của vật liệu C-CNT.<br /> <br /> <br /> Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho phép khẳng định đặc tính siêu kỵ nước<br /> của loại vật liệu trên cơ sở CNT, mở ra một khả năng tiềm tàng ứng dụng loại vật liệu tổ<br /> hợp C-CNT trong lưu trữ khí Biogas nhằm nâng cao giá trị sử dụng của loại khí này.<br /> <br /> <br /> 4. Kết luận<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi đã định hình thành công vật liệu CNT dưới<br /> dạng viên cầu và dạng tấm có độ bền cao, cho phép sử dụng loại vật liệu này vào các<br /> ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực hấp thụ và lưu trữ khí. Chất kết dính trên cơ sở nhựa PS,<br /> ngoài dễ dàng trong thao tác, còn cho phép nâng cao hiệu suất tạo thành CNT trong quá<br /> trình nhiệt phân. Vật liệu thu được thể hiện tính siêu kỵ nước lớn mở ra khả năng ứng<br /> dụng tiềm tàng của nó trong lưu trữ khí. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Phòng thí<br /> nghiệm trọng điểm Lọc Hóa dầu, Viện Hóa học Công nghiệp, Phòng thí nghiệm Hóa<br /> dầu trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc<br /> tổng hợp và đánh giá các đặc trưng của vật liệu thu được.<br /> <br /> <br /> <br /> 57<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] M. Daenen (N), R.D. de Fouw (ST), B. Hamers (ST, Treasurer), P.G.A. Janssen<br /> (ST), K. Schouteden (N), The Wondrous World of Carbon Nanotubes, Eindhoven<br /> University of Technology, 27-02- 2003.<br /> [2] Adrien, Créer des nanotubes de carbone par formation multicouches, Techno-<br /> Science.net, 28-11-2005.<br /> [3] André Chatelain, Jean-Marc Bonnard, Les nanotubes de carbone dix fois plus<br /> rigides que l'acier, No 81, Genève, mai-juin 1998.<br /> [4] T.I.T. Okpalugo, P. Papakonstantinou, H. Murphy, J. McLaughlin, N.M.D. Brown,<br /> High resolution XPS characterization of chemical functionalised MWCNTs and<br /> SWCNTs, Carbon 43 (2005) 153–161.<br /> [5] Florian H. Gojny, Jacek Nastalczyk, Zbigniew Roslaniec, Karl Schulte, Surface<br /> modified multi-walled carbon nanotubes in CNT/epoxy-composites, Chemical<br /> Physics Letters 370 (2003) 820–824.<br /> [6] Ping Li, Tie-Jun Zhao, Jing-Hong Zhou, Zhi-Jun Sui, Ying-Chun Dai, Wei-Kang<br /> Yuan, Characterization of carbon nanofiber composites synthesized by shaping<br /> process, Carbon 43 (2005) 2701–2710.<br /> [7] Marc-Jacques Ledoux, Cuong Pham-Huu, Carbon nanostructures with macroscopic<br /> shaping for catalytic applications, Catalysis Today 102–103 (2005) 2–14.<br /> [8] Se-Jin Oh, Hwa-Jeong Lee, Dong-Ki Keum, Seong-Woo Lee, David H. Wang, Soo-<br /> Young Park, Loon-Seng Tan, Jong-Beom Baek, Multiwalled carbon nanotubes and<br /> nanofibers grafted with polyetherketones in mild and viscous polymeric acid,<br /> Polymer 47 (2006) 1132–1140.<br /> [9] Natnael Behabtua, Micah J. Greena, and Matteo Pasqualia, Carbon nanotube-based<br /> neat fibersCarbon, Nanotoday, Number 5-6 27, Volume 3, oct-dec 2008.<br /> [10] Fei Wei, Qiang Zhang, Wei-Zhong Qian, Hao Yu, Yao Wang, Guo-Hua Luo,<br /> Guang-Hui Xu, De-Zheng Wang, The mass production of carbon nanotubes using<br /> a nano-agglomerate fluidized bed reactor: A multiscale space–time analysis,<br /> Powder Technology 183 (2008) 10–20.<br /> [11] Nguyễn Đình Lâm, Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Nano Carbon (Nanotube và<br /> Nanofibre) bằng phư ơng pháp phân hủy xúc tác các hợp chất chứa carbon trong<br /> điều kiện Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2006,<br /> mã số: B2006-DN02-02.<br /> [12] Manfred L. Hallensleben, Polyvinyl Compounds, Others, Universit¨at Hannover,<br /> Institut f¨ur Makromolekulare Chemie, Hannover, Federal Republic of Germany,<br /> 2005 Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim 10.1002/14356007.a21<br /> 743.<br /> [13] Wolfgang Hesse, Hoechst AG, Werk Kalle – Albert, Wiesbaden, Phenolic Resins,<br /> 2005 Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim 10.1002/14356007.a19<br /> 371.<br /> [14] J ¨ urgen Maul, Bruce G. Frushour, Jeffrey R. Kontoff, Herbert Eichenauer, Karl-<br /> Heinz Ott, Bayer AG, Dormagen, Christian Schade, Polystyrene and Styrene<br /> Copolymers, 2007 Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim<br /> 10.1002/14356007.a21 615.pub2.<br /> <br /> 58<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2