Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
113(13): 101 - 106<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG LÔ<br />
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC<br />
Phan Đình Binh*<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đồng thời xác định<br />
nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Lô và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, ô nhiễm môi trường<br />
nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá trị<br />
BOD5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan Lương, bến phà Then, điểm giao giữa xã Cao Phong<br />
sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Giá trị COD và Coliform ở cả 3 điểm quan trắc<br />
đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị TSS cả 3 điểm quan trắc đều có biểu hiện ô nhiễm vượt<br />
quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, như bến phà Phan Lương gấp 1,48 lần, tại bến phà Then gấp<br />
1,34 lần, tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Động gấp 1.54 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột<br />
B1. Nước mặt đoạn sông chảy qua huyện sông Lô có mặt hầu hết các kim loại nhưng đều đạt<br />
QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1.<br />
Từ khóa: Môi trường nước, nước thải, COD, ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn môi trường.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất<br />
của loài người và sinh vật trên trái đất. Con<br />
người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh<br />
hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công<br />
nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông<br />
nghiệp [8]. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh<br />
vật sống trong môi trường nước và 44% trọng<br />
lượng cơ thể con người [5]. Để sản xuất 1 tấn<br />
giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn<br />
nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước<br />
[3].Tài nguyên nước trên thế giới nói chung<br />
và Việt Nam nói riêng đang chịu sức ép nặng<br />
nề do biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân số<br />
và các hoạt động kinh tế đời sống khác nhau<br />
có liên quan đến sử dụng nước [4]. Do đó tình<br />
trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngày<br />
càng trầm trọng.<br />
Vĩnh Phúc là tỉnh có nguồn tài nguyên nước<br />
vô cùng phong phú do có một hệ thống các<br />
sông ngòi đầm hồ tự nhiên và nhân tạo, đây là<br />
nguồn nước quan trọng cung cấp chủ yếu cho<br />
đời sống và hoạt động sản xuất. Năm 2012,<br />
mặc dù trong điệu kiện chịu ảnh hưởng cuộc<br />
khủng khoảng kinh tế thế giới, song kinh tế<br />
của tỉnh vẫn đạt tăng trưởng gần 18%, là một<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984941626; Email: dinhbinh.tuaf@gmail.com<br />
<br />
trong các địa phương có tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân<br />
đầu người trong tỉnh năm 2012 đạt trên<br />
1300USD. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay<br />
Vĩnh Phúc là tỉnh xếp thứ 7 trong cả nước về<br />
giá trị sản xuất công nghiệp; là tỉnh đứng thứ<br />
2 ở miền Bắc và thứ 5 cả nước về thu ngân<br />
sách nội địa [6]. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh<br />
cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế<br />
trong những năm vừa qua đã có những tác<br />
động đến môi trường, làm cho chất lượng môi<br />
trường đang có chiều hướng giảm, ảnh hưởng<br />
đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân và sự<br />
phát triển bền vững của tỉnh, chất lượng môi<br />
trường nước mặt và nước ngầm giảm…mà<br />
nhu cầu sử dụng nước để phục vụ cho các<br />
hoạt động kinh tế và đời sống liên quan đến<br />
sử dụng nước ngày càng tăng. Xuất phát từ<br />
những vấn đề cấp bách trên, chúng tôi thực<br />
hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng<br />
môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua<br />
huyện sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc” với mục đích:<br />
Đánh giá hiện trạng môi trường nước Sông<br />
Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh<br />
Phúc; đồng thời xác định nguyên nhân suy<br />
thoái nước sông Lô và đề xuất các giải pháp<br />
giảm thiểu, ô nhiễm môi trường nước sông Lô<br />
đoạn chảy qua huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh<br />
Phúc.<br />
101<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung<br />
Tiến hành điều tra điều kiện tự nhiên và điều<br />
kiện kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô;<br />
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nước sông<br />
Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô năm 2013,<br />
xác định các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất<br />
các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường<br />
nước sông Lô.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng<br />
hợp tài liệu thứ cấp:<br />
Tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp tại<br />
Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường<br />
tỉnh Vĩnh Phúc và Phòng Tài nguyên và Môi<br />
trường huyện Sông Lô.<br />
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa,<br />
quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng<br />
thí nghiệm:<br />
Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây<br />
ô nhiễm lưu vực sông Lô: BOD, COD, TSS,<br />
hàm lượng amoni, dầu mỡ, Coliform.<br />
Dụng cụ lấy mẫu: Thiết bị lấy mẫu là ca định<br />
lượng. Mẫu được lấy theo phương pháp tổ<br />
hợp theo không gian tức là lấy mẫu ở 3 vị trí<br />
khác nhau sau đó tổ hợp lại. Mẫu tổ hợp cung<br />
cấp thông tin chính xác hơn. Mẫu lấy được<br />
chứa trong bình polyetylen, riêng mẫu dùng<br />
để phân tích dầu mỡ được chứa trong bình<br />
thủy tinh mầu.<br />
<br />
113(13): 101 - 106<br />
<br />
Vị trí lấy mẫu quan trắc: Vị trí quan trắc tại 3<br />
điểm đó là: Bến đò Phan Lương, bến Phà Then<br />
và điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông.<br />
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu được<br />
thực hiện theo TCVN 5996:1995 tương ứng<br />
với phương pháp phân tích như Bảng 1.<br />
Các chỉ tiêu được phân tích tại phòng thí<br />
nghiệm của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ<br />
Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Sông Lô<br />
Vị trí địa lý và địa hình: Sông Lô là huyện<br />
mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị<br />
định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của<br />
Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là<br />
150301,77 ha, có ranh giới hành chính tiếp<br />
giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Lập<br />
Thạch; Phía Tây giáp huyện Phù Ninh và<br />
thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; Phía Nam<br />
giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì<br />
tỉnh Phú Thọ; Phía Bắc giáp với huyện Sơn<br />
Dương tỉnh Tuyên Quang.<br />
Chế độ thuỷ văn: Huyện Sông Lô chịu ảnh<br />
hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn Sông Lô<br />
chiếm tới 80% - 90% tổng lượng nước của<br />
huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực<br />
nước mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao<br />
nhất là 2.132cm. Ngoài ra lòng sông Lô rộng<br />
nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông<br />
đường thủy của huyện Sông Lô nói riêng và<br />
của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung .<br />
<br />
Bảng 1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích [1,7]<br />
STT<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
pH<br />
DO<br />
BOD5<br />
COD<br />
TSS<br />
Amoni<br />
Cr6+<br />
Fe<br />
Dầu mỡ<br />
Coliform<br />
<br />
Phương pháp<br />
TCVN 6492 : 1999<br />
TCVN 7325 : 2004<br />
SMEWW 5210B – 2005<br />
SMEWW 2540D – 2005<br />
SMEWW 3113 : 2005<br />
SMEWW4500-NH3<br />
SMEWW3112B:2005<br />
SMEWW 3111B : 2005<br />
SMEWW 5520<br />
SMEWW 9222<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
MPN/100ml<br />
<br />
QCVN<br />
08:2008/BTNMT (B1)<br />
5,5 – 9<br />
≥4<br />
15<br />
30<br />
50<br />
0,5<br />
0,04<br />
1,5<br />
0,1<br />
7500<br />
<br />
(Ghi chú: B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất<br />
lượng nước tương tự; SMEWW: Phương pháp quốc tế; TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam).<br />
<br />
102<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Dân số và nguồn nhân lực: Tổng dân số của<br />
toàn huyện năm 2012 là 88.626 người. Trong<br />
đó, số dân thành thị là 3.032 người, chiếm<br />
3,42% dân số toàn huyện. Mật độ dân số bình<br />
quân là 590 người/km2, số người trong độ tuổi<br />
lao động là 46.998 người chiếm gần 53% tổng<br />
dân số [2].<br />
Đánh giá môi trường nước sông Lô đoạn<br />
chảy qua huyện Sông Lô năm 2013<br />
Qua phân tích, thu thập, tổng hợp số liệu quan trắc<br />
hiện trạng môi trường nước sông Lô được tiến hành<br />
từ năm 2011 đến năm 2013 cho kết quả như sau:<br />
<br />
Tại bế<br />
bến đò Phan Lươ<br />
Lương<br />
ương (bả<br />
(bảng 2)<br />
Qua phân tích các mẫu nước mặt sông Lô từ<br />
năm 2011 đến năm 2013 ta thấy: Chỉ tiêu TSS<br />
qua các năm có sự dao động lớn, từ 67 - 167<br />
<br />
113(13): 101 - 106<br />
<br />
mg/l, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,34 – 3,44<br />
lần, hàm lượng các chất rắn lơ lửng qua các<br />
năm luôn ở mức cao, năm 2012 hàm lượng TSS<br />
lên đến 167 mg/l. Nguyên nhân chủ yếu gây<br />
nên là từ sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn<br />
nuôi và chất thải từ sinh hoạt. Các chỉ tiêu còn<br />
lại đều nằm trong quy chuẩn cho phép.<br />
Tại bến phà Then (bảng 3)<br />
Qua phân tích các mẫu nước mặt sông Lô tại<br />
bến phà Then từ năm 2011 đến năm 2013 cho<br />
thấy: Chỉ tiêu TSS qua các năm có sự dao<br />
động lớn, từ 85 - 152 mg/l, vượt quy chuẩn cho<br />
phép từ 1,54 – 3,34 lần. Hàm lượng TSS vào<br />
năm 2013 có chiều hướng giảm điều đó cho<br />
thấy người dân đã nhận biết được mức độ ảnh<br />
hưởng của ô nhiễm môi trường nước và hạn<br />
chế xả rác xuống sông Lô.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lô tại bến đò Phan Lương huyện Sông Lô<br />
<br />
Thông Số<br />
pH<br />
TSS<br />
DO<br />
BOD5<br />
COD<br />
Amoni<br />
Fe<br />
Coliform<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
MPN/100ml<br />
<br />
QCVN<br />
08:2008/BTNMT<br />
<br />
Năm<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
A2<br />
<br />
B1<br />
<br />
7,86<br />
67<br />
5,9<br />
4,03<br />
4,03<br />
0,281<br />
0,012<br />
5.800<br />
<br />
8,2<br />
167<br />
10,7<br />
5,641<br />
5,641<br />
0,167<br />
0,017<br />
1.700<br />
<br />
7,89<br />
154<br />
6,1<br />
5,19<br />
11,6<br />
0,023<br />
0,01<br />
4.300<br />
<br />
6- 8,5<br />
30<br />
≥5<br />
6<br />
15<br />
0,02<br />
1<br />
5.000<br />
<br />
5,5 -9<br />
50<br />
≥4<br />
15<br />
30<br />
0,04<br />
1,5<br />
7.500<br />
<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7])<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng sông Lô tại bến phà Then huyện Sông Lô<br />
<br />
Thông Số<br />
pH<br />
TSS<br />
DO<br />
BOD5<br />
COD<br />
Amoni<br />
Fe<br />
Coliform<br />
<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
MPN/100ml<br />
<br />
QCVN<br />
08:2008/BTNMT<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Đơn vị<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
A2<br />
<br />
B1<br />
<br />
7,86<br />
85<br />
5,9<br />
4,03<br />
4,03<br />
0,281<br />
0,012<br />
5.800<br />
<br />
8,2<br />
152<br />
10,7<br />
5,641<br />
5,641<br />
0,167<br />
0,017<br />
1.700<br />
<br />
7,86<br />
136<br />
5,9<br />
5,03<br />
10,5<br />
0,07<br />
0,012<br />
0,019<br />
<br />
6- 8,5<br />
30<br />
≥5<br />
6<br />
15<br />
0,02<br />
1<br />
5.000<br />
<br />
5,5 -9<br />
50<br />
≥4<br />
15<br />
30<br />
0,04<br />
1,5<br />
7.500<br />
<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7])<br />
103<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
113(13): 101 - 106<br />
<br />
Tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông (bảng 4)<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lô tại điểm giao xã Cao Phong và xã Sơn Đông<br />
Thông Số<br />
pH<br />
TSS<br />
DO<br />
BOD5<br />
COD<br />
Amoni<br />
Cr6+<br />
Fe<br />
Dầu mỡ<br />
Coliform<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
MPN/100ml<br />
<br />
2011<br />
7,89<br />
74<br />
6,1<br />
5,19<br />
11,6<br />
0,023<br />
0,017<br />
0,01<br />
0,08<br />
4.300<br />
<br />
2012<br />
7,86<br />
67<br />
5,9<br />
5,03<br />
10,5<br />
0,07<br />
0,012<br />
0,019<br />
0,06<br />
4.600<br />
<br />
2013<br />
7,93<br />
77<br />
5,5<br />
5,67<br />
12,7<br />
0,056<br />
0,108<br />
0,015<br />
0,09<br />
5.400<br />
<br />
QCVN<br />
08:2008/BTNMT<br />
A2<br />
B1<br />
6- 8,5<br />
5,5 -9<br />
30<br />
50<br />
≥5<br />
≥4<br />
6<br />
15<br />
15<br />
30<br />
0,2<br />
0,5<br />
0,02<br />
0,04<br />
1<br />
1,5<br />
0,02<br />
0,1<br />
5.000<br />
7.500<br />
<br />
(Nguồn: Kết quả phân tích và Trung tâm Tài Nguyên & Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc [7])<br />
<br />
Nằm giữa hai xã Cao Phong và Sơn Đông,<br />
chất lượng nước sông Lô bị tác động chủ yếu<br />
bởi hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi và<br />
thương mại dịch vụ (chợ). Theo kết quả quan<br />
trắc nước mặt tại đây cho thấy chỉ tiêu TSS<br />
vượt quá tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT<br />
cột B1, cụ thể TSS đạt 77mg/l gấp 1,54 lần, còn<br />
các giá trị khác đều đạt QCCP theo quy chuẩn<br />
Việt Nam QCVN 08: 2008/BTNMT (B1).<br />
Các nguồn gây ô nhiễm nước Sông Lô<br />
Nguồn thải từ nông nghiệp: bao gồm từ<br />
trồng trọt và chăn nuôi:<br />
Nguồn thải từ trồng trọt:Nước thải trồng trọt<br />
phát sinh chủ yếu từ lượng nước tưới hồi quy,<br />
nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên<br />
và sau đó tập trung về hệ thống sông suối.<br />
Lượng nước hồi quy này tương đối lớn và từ<br />
đó chúng kéo theo một lượng rất lớn các chất<br />
ô nhiễm từ các nguồn như: phân bón hóa học,<br />
thuốc bảo vệ thực vật....Việc sử dụng phân<br />
bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất<br />
nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng<br />
suất cây trồng nhưng nếu không sử dụng hợp<br />
lý sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe<br />
con người và môi trường. Tổng lượng phân<br />
hóa học phát thải ra sông Lô tương đối cao,<br />
hơn 70.000 tấn/năm phân bón hóa học các<br />
loại, trong đó phân tổng hợp NPK được sử<br />
dụng thường xuyên, chiếm hơn 5% tổng<br />
lượng phân bón hóa học; lượng thuốc bảo vệ<br />
104<br />
<br />
thực vật sử dụng trung bình là 3 kg/ha/năm,<br />
trong đó thuốc trừ sâu chiếm 68,33%, thuốc<br />
trừ bệnh chiếm 15,5%, thuốc trừ cỏ là 11,7% và<br />
lượng này sẽ còn tăng nhiều trong tương lai.<br />
Nguồn thải từ chăn nuôi: Hoạt động chăn<br />
nuôi đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn,<br />
có tới 67% nông dân tham gia chăn nuôi, tuy<br />
nhiên, quy mô chăn nuôi phổ biến chỉ là chăn<br />
nuôi nhỏ lẻ và hộ gia đình. Hoạt động chăn<br />
nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất<br />
thải như: phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa,<br />
nước cọ rửa chuồng trại, nước tắm rửa cho vật<br />
nuôi... các chất thải này có đặc thù khá giống<br />
chất thải sinh hoạt, chúng chứa nhiều chất<br />
hữu cơ, có hàm lượng BOD5, COD cũng như<br />
chất rắn lơ lửng (TSS) thường rất cao, trong<br />
chất thải là thức ăn dư thừa cũng có cả các<br />
phụ gia có thể chứa chất gây ô nhiễm, đặc<br />
biệt thường trong thức ăn chăn nuôi hàm<br />
lượng chất hữu cơ rất cao. Hiện nay, nguồn<br />
thải này ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa<br />
có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã<br />
và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất<br />
lớn ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ gây<br />
ra dịch bệnh cho người và vật nuôi, đa phần<br />
lượng nước thải này được thải thông qua các<br />
hệ thống cống rãnh tạm bợ rồi thải trực tiếp<br />
vào các thủy vực (sông, suối, ao, hồ, đầm...).<br />
Chính vì thế, việc kiểm soát các nguồn ô<br />
nhiễm này là rất khó khăn do quy mô nhỏ lẻ<br />
theo kiểu hộ gia đình.<br />
<br />
Phan Đình Binh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nguồn thải từ sinh hoạt<br />
Vĩnh Phúc là nơi tập trung dân cư đông đúc,<br />
trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không<br />
theo kịp. Dân số tăng cùng với mức sống<br />
được tăng cao, lượng chất thải được thải ra<br />
môi trường cũng từ đó tăng theo. Mặt khác,<br />
nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm<br />
nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm<br />
nảy sinh tình trạng ô nhiễm. Hệ thống cấp<br />
nước và thoát nước còn rất đơn giản, chưa<br />
được xây dựng quy mô đồng bộ. Hiện nay,<br />
nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các<br />
cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn tỉnh<br />
đều được đổ trực tiếp vào các mương thoát<br />
nước mưa, sau đó được thải ra các ao, hồ, các<br />
lưu vực sông...<br />
Từ các thực trạng trên, nước thải sinh hoạt<br />
đang tồn tại là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn<br />
cho nguồn nước mặt. Nước thải đổ trực tiếp<br />
ra sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt,<br />
rác thải xả bừa bãi, không được thu gom hằng<br />
ngày, gây mất vệ sinh môi trường xung<br />
quanh, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang<br />
xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh làm ảnh<br />
hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, đến sức<br />
khỏe của người dân. Vì vây, đòi hỏi cần phải<br />
sớm có các biện pháp khắc phục và giải quyết<br />
hữu hiệu nguồn nước thải sinh hoạt này để<br />
nhằm làm giảm thiểu sự ô nhiễm chất lượng<br />
môi trường đang ngày càng gia tăng trên địa<br />
bàn tỉnh.<br />
Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô<br />
nhiễm môi trường nước sông Lô<br />
Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách<br />
Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng<br />
dẫn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo<br />
vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật<br />
bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và<br />
các luật liên quan khác. Các cơ quan quản lý<br />
nhà nước có chức năng cần rà soát chặt chẽ<br />
yêu cầu các nhà máy phải có nghĩa vụ xử lý<br />
nước thải sơ bộ để loại trừ các hóa chất độc<br />
hại, các kim loại nặng, dầu mỡ, và các chất<br />
hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Xây<br />
dựng ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến<br />
khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý<br />
và bảo vệ môi trường.<br />
<br />
113(13): 101 - 106<br />
<br />
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải<br />
- Tiến hành áp dụng thu phí nước thải (nước<br />
thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) các<br />
doanh nghiệp, các hộ đân với mức thu hợp lý,<br />
hiện nay giá thu nước thải sinh hoạt đang quá<br />
thấp nên chưa tạo cho người dân ý thức giảm<br />
thiểu lượng nước thải ra môi trường.<br />
- Xây dựng các điểm thu gom rác để tránh<br />
tình trạng đổ trực tiếp rác thải ra khu vực<br />
kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt.<br />
- Đẩy nhanh việc triển khai chương trình phân<br />
loại rác thải tại nguồn thành các loại rác tái<br />
chế được, không tái chế được và rác hữu cơ<br />
để tiến hành xử lý thu gom riêng biệt.<br />
- Đối với chất thải rắn, các địa phương cần có<br />
quy hoạch bãi chôn lấp, và chôn lấp đảm bảo<br />
kỹ thuật vệ sinh, tránh đổ rác thải trên mặt đất<br />
gần kênh mương và các lưu vực sông suối.<br />
- Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ<br />
thuật sử dụng phân bón hóa học, khuyến<br />
khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay<br />
cho các loại phân bón hóa học thông thường.<br />
Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về<br />
cách sử dụng phân bón, cách tưới tiêu và<br />
chăm sóc cây trồng cho nông dân.<br />
Giải pháp về quản lý<br />
- Tiến hành quan trắc định kỳ để kịp thời phát<br />
hiện và đưa ra các biện pháp xử lý khi nguồn<br />
nước mặt của lưu vực bị ô nhiễm. Cần tiến<br />
hành kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải tại<br />
các cơ sở sản xuất từ đó sớm phát hiện ra<br />
những sai phạm và tìm các biện pháp xử lý<br />
cho phù hợp.<br />
- Các cơ quan chuyên môn về môi trường<br />
phải thường xuyên, phối hợp, theo dõi kiểm<br />
tra các đơn vị trên địa bàn, lập danh mục<br />
những đơn vị đang và có nguy cơ gây ô<br />
nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện<br />
pháp xử lý kịp thời.<br />
- Từng bước vận động các nhà dân nằm trên<br />
lưu vực sông xây dựng các công trình vệ sinh<br />
đạt chuẩn cho phép của Bộ Y tế, không xả<br />
thải trực tiếp xuống các lưu vực sông gây ô<br />
nhiễm nặng nề cho chất lượng nước mặt của<br />
lưu vực.<br />
105<br />
<br />