intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích, bài viết "Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán" đưa ra một số biện pháp nhằm giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN VÀ KẾT THÚC KIỂM TOÁN RESEARCH RISK ASSESSMENT OF MATERIAL MISSTATEMENTS IN AUDIT OF FINANCIAL STATEMENTS IN THE AUDIT IMPLEMENTING AND COMPLETING TS. Nguyễn Hoản Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Khi số lượng các công ty niêm yết ngày càng gia tăng thì việc giám sát sức khoẻ của những công ty này thông qua Báo cáo tài chính lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, yêu cầu của xã hội đối với kiểm toán ngày càng cao, đòi hỏi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn cũng như dịch vụ kiểm toán. Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp niêm yết gian lận trong báo cáo tài chính nhưng khi kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện ra sai sót trọng yếu từ gian lận trong lập báo cáo tài chính nên đưa ra kết luận kiểm toán không chính xác. Thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích, bài viết đưa ra một số biện pháp nhằm giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Từ khóa: sai sót trọng yếu, rủi ro có sai sót trọng yếu, công ty niêm yết, công ty kiểm toán ABSTRACT As the number of listed companies increases, monitoring their fianancial perfomance through financial statements becomes more necessary than ever. Therefore, auditors and auditing firms need to improve professional qualifications and auditing services to meet the increasing social requirements. Recently, many listed companies have been fraudulently reporting financial statements, and the auditors did not detect material misstatements during their audit processes. Accordingly, the audit conclusions were incorrect. This article proposes some solutions to help auditors and auditing firms complete assessing the risk of material misstatement in the implementation and completion of the audit through research and analysis methods. Keywords: material misstatement, risk of material misstatement, listed companies, auditing firm 1. Tính cấp thiết Trong nền kinh tế thị trường, BCTC là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng và không thể thiếu nhằm kết nối doanh nghiệp với nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và các bên liên quan. Trên thị trường chứng khoán, BCTC cũng có một vai trò quan trọng là một trong những căn cứ để tạo niềm tin cho công chúng là cơ sở để họ đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn. Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ XXI đến nay những vụ bê bối tài chính trên thế giới mà nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những gian lận trong lập BCTC của các tập đoàn đã dấy lên nghi vấn về vai trò 1133
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của kiểm toán độc lập, tính phù hợp của các ý kiến kiểm toán có đảm bảo gia tăng niềm tin cho người sử dụng thông tin tài chính hay không? Và điển hình như trường hợp gian lận trong lập và trình bày BCTC của tập đoàn Enron (2001) và Worldcom (2002) tại Mỹ kéo theo sự sụp đổ của một trong 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới đầu những năm 2000 là Athur Andersen làm gia tăng sự nghi ngờ của những đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán. Hay sự mất uy tín của Ernst & Young vì sự “cẩu thả” và thiếu cẩn trọng trong nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán của kiểm toán viên của hãng trong sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother năm 2008, tuy rằng sự sụp đổ của ngân hàng thì trách nhiệm của hãng không bị cáo buộc nghiêm trọng. Nhưng điều này, cũng cho thấy quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán của hãng còn nhiều “lỏng lẻo” và chưa được coi trọng. Vụ bê bối thao túng BCTC của Toshiba tại Nhật Bản năm 2015 đã thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008 đến năm 2015 lên tới ít nhất 1,2 USD, tuy nhiên hãng kiểm toán Ernst& Young ShinNihon Nhật Bản đã thiếu cẩn trọng và xét đoán nghề nghiệp trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Và hãng này đã bị cơ quan quản lý tài chính Nhật bản phạt hãng kiểm toán này 17,4 triệu USD và đình chỉ không cho hãng kí kiểm toán mới trong 3 tháng. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng không ít những vụ việc liên quan đến gian lận gây hậu quả nghiêm trọng do tính thiếu thận trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên trong thực hiện kiểm toán doanh nghiệp niêm yết như công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã chứng khoán DVD), Bông Bạch Tuyết hay vụ bê bối liên quan tới đánh giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi của công ty cổ phần gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) do hãng kiểm toán DFK không phát hiện ra những sai phạm trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp này tuy nhiên khi công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young thực hiện kiểm toán thì phát hiện. ra. Điều này, đã gây ra nghi ngờ của nhà đầu tư đối với chất lượng của ý kiến kiểm toán thực sự của kiểm toán viên. Từ những vụ việc trên, ngoài trách nhiệm của KTV trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán thì còn vai trò quan trọng của ban giám đốc công ty kiểm toán trong việc soát xét đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán. Những lí do trên tác giả đã thực hiện nghiên cứu về “đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán.” 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu trên thế giới: Về tính chất, sai sót trọng yếu có thể do sai sót hay gian lận. Công trình nghiên cứu đầu tiên về gian lận phải kể đến là Romney và cộng sự (1980). Nhóm tác giả đã đưa ra các dấu hiệu báo động đỏ về tình trạng gian lận trong BCTC của doanh nghiệp. Tiếp đó, sử dụng các dấu hiệu cảnh báo này, Albrech và Romney (1986) chỉ ra một phần ba trong số gần một trăm dấu hiệu trên có ý nghĩa trong tiên đoán gian lận và một số lượng lớn các biến khác rất quan trọng và cần thiết trong việc dự đoán về tính trung thực của ban giám đốc và Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Dựa trên kết quả này, Loebbecke và cộng sự (1989), Bell và Carcello (2000), Nieschweitz và cộng sự (2000), Wilks và Zimbelman (2004) đã phát triển và tiếp tục mở rộng mô hình dự đoán rủi ro có gian lận và cung cấp bằng chứng rằng gian lận trên báo cáo tài chính là hệ quả của các yếu tố như động cơ và thái độ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác như Cotrell & Albrecht (1994) và Asare & Wright (2004) lại cho rằng, các dấu hiệu đó không rõ ràng và ít có khả năng dự báo gian lận. 1134
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hollinger và cộng sự (1983) trong cuốn “Khi nhân viên biển thủ”, sau khi nghiên cứu công phu với mẫu chọn rất lớn là hơn 10,000 nhân viên làm việc tại Hoa Kỳ đã đưa ra một kết luận có tính chất khác biệt so với mô hình tam giác gian lận kinh điển của Cressey (1953). Nhóm tác giả cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của gian lận chính là điều kiện nơi làm việc và đưa ra một loạt những giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của công ty. Đối với mối tương quan giữa tuổi tác và biển thủ, Hollinger và cộng sự (1983) cho rằng thông thường, trong một tổ chức những người trẻ tuổi thường không được giao nhiều trách nhiệm, đương nhiên phần đó thuộc về những người có nhiều kinh nghiệm làm việc và có tuổi đời cao hơn. Nhưng chính cách bố trí này đã làm cho mức độ gắn kết với công ty, những cam kết cá nhân hay những ràng buộc với mục tiêu của tổ chức trở nên lỏng lẻo. Và đấy chính là một lý do khiến cho tỉ lệ biển thủ ở những người trẻ tuổi thường cao hơn. (Pineus, 1989, Hackenbrack, 1993; Heiman, Hoffman và cộng sự, 1999) nghiên cứu về tác động của yếu tố rủi ro đến gian lận trong quá trình lập BCTC, qua đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro có gian lận trong quá trình lập BCTC, sau đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro có gian lận để thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm phát hiện gian lận liên quan đến sai sót trọng yếu. Như nghiên cứu của Zimbelman (1997) đưa ra kết luận về việc kiểm toán viên sẽ sử dụng nhiều thời gian để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan tới gian lận hơn trong chương trình kiểm toán khi có sự hiện diện của yếu tố rủi ro gian lận trong báo cáo tài chính. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 108 kiểm toán viên, có số năm kinh nghiệm trên 5 năm làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán big 6 bằng các tình hướng thực tế. Tác giả đã tiến hành đo lường 3 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có gian lận là: thời gian kiểm toán viên dành ra để đọc các dấu hiện gian lận, thời gian đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm toán được thiết kế đối với các tình huống ở mức tổng thể và ở mức độc lập. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận về 3 yếu tố như sau: thứ nhất, kiểm toán viên khi đánh giá rủi ro có gian lận ở mức độc lập cần nhiều thời gian hơn khi đánh giá rủi ro có gian lận ở mức tổng thể, thứ hai, kiểm toán viên đểu tăng về số thời gian đánh giá rủi ro trong 2 tình huống, thứ ba, kiểm toán viên không thay đổi nội dung của các thủ tục kiểm toán khi có sự hiện diện của rủi ro có gian lận. Asare và Wright (2004) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đối với 69 kiểm toán viên của 3 doanh nghiệp kiểm toán thuộc big 5 với kinh nghiệm của kiểm toán viên được tính trung bình gần 10 năm. Nghiên cứu sử dụng tình huống gian lận trong lập BCTC do UBCK của Mỹ phát hiện. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của đánh giá rủi ro gian lận (trong hai trường hợp: trường hợp 1: có sử dụng bảng hỏi có sãn và trường hợp 2 là không sử dụng bảng hỏi đã có sẵn) tới xây dựng chương trình kiểm toán (với mục đích so sánh giữa việc sử dụng chương trình kiểm toán mẫu có sẵn và không sử dụng chương trình kiểm toán mẫu) nhằm đánh giá tính hiệu quả của chương trình kiểm toán đối với phát hiện gian lận (chất lượng của thủ tục kiểm toán và xu hướng sử dụng tư vấn của các chuyên gia liên quan đến gian lận). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, Việc phát hiện các rủi ro có gian lận cao hơn khi KTV không sử dụng bảng hỏi sẵn so với KTV sử dụng bảng hỏi mẫu sẵn; thứ hai, cũng tương tự như vậy, kiểm toán viên phát hiện ra rủi ro có gian lận cao hơn khi không sử dụng chương trình kiểm toán mẫu so với KTV sử dụng chương trình kiểm toán mẫu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề liên quan đến thuê chuyên gia tư vấn gian lận như: chi phí, hiệu quả của các thủ tục kiểm toán khi thực hiện, khi KTV tiến hành thuê các chuyên gia tư vấn về gian lận. Abullatif (2013) đã tiến hành nghiên cứu 12 doanh nghiệp kiểm toán có qui mô lớn ở Jodan 1135
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 để xác định mối liên hệ vủa các yếu tố rủi ro chứa đựng gian lận tác động tới thay đổi chương trình kiểm toán. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi xuất hiện các yếu tố rủi ro thì kiểm toán viên ít thay đổi thời gian kiểm toán và thành viên kiểm toán. Bởi các nguyên nhân như: qui mô của doanh nghiệp kiểm toán, khả năng hoạt động không hữu hiệu tại các công ty khách hàng tại Jodan. Moyes và Baker (1995) nghiên cứu thực nghiệm về khả năng phát hiện gian lận của kiểm toán viên bằng cách sử dụng các thủ tục kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền. Nghiên cứu tiến hành nghiên cứu với 85 kiểm toán viên và 55 thủ tục kiểm toán. Kết quả nghiên cứu thì có 10 thủ tục kiểm toán có hiệu lực, 29 thủ tục hiệu lực trung bình và 16 thủ tục kiểm toán kém hiệu lực trong thực hiện kiểm toán phát hiện gian lận. Hay nghiên cứu của Owusu- Anash và cộng sự (2002) tiến hành nghiên cứu với việc áp dụng 56 thủ tục kiểm toán trong phát hiện gian lận đối với kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 14 thủ tục kiểm toán có hiệu lực cao trong phát hiện giân lận, 27 thủ tục kiểm toán có tính hiệu lực trung bình và 15 thủ tục kiểm toán không hiệu lực trong phát hiện gian lận. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV, đoạn 13 có trình bày “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.” Trong đoạn 13 có đưa ra khái niệm rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán.” Rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm hai bộ phận là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.” Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định khả năng xáy ra sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, từ đó xác định rủi ro phát hiện cần thiết để duy trì rủi ro kiểm toán cho cuộc kiểm toán ở mức thấp có thể chấp nhận được. Asthana (2010, Lee (2008)), Blokdijk (2006), Ashton (1989) có đề cập đến vấn đề rủi ro kiểm toán ảnh hưởng bới thời gian kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Nghiên cứu của Lee (2008) và Asthana (2010) cung cấp một số bằng chứng về thời gian kiểm toán tăng lên khi khách hàng kiểm toán có nhiều công ty con và chi nhánh phải lập báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Hackenbrack và Knechel (1997) phát hiện ra giám đốc kiểm toán sẽ tốn cần nhiều thời gian hơn cho những khách hàng có nhiều chi nhánh, đây là một yếu tố làm tăng tính phức tạp trong hoạt động của khách hàng, chính vì vậy làm tăng rủi ro tiềm tàng đồng nghĩa với việc rủi ro có sai sót trọng yếu cũng tăng lên. Chuẩn mực kiêm toán SAS số 99 (AICPA 2002 của Hoa Kỳ) thì Kiểm toán viên thu thập thông tin cần thiết để xác định rủi ro có sai sót trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở cấp độ báo cáo, sổ sách có thể khiến cho KTV phải thay đổi đặc điểm, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Đặc điểm của các thủ tục kiểm toán có thể thay đổi để thu thập bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy hơn hoặc thu thập thêm thông tin hỗ trợ. Thủ tục kiểm toán có thể được tính thời gian gần hơn vào cuối năm tài chính vì rủi ro có sai sót trọng yếu tăng lên. Bilal Makkwi và Mohammad Abdolmohammadi (2004) khảo sát ảnh hưởng của rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính. Nghiên cứu giả định tình hướng liên quan đến chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp có liên quan đến hàng tồn kho, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 48 KTV để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rủi ro có sai sót trọng yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích của tổng số giờ kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán. Nghiên cứu tại Việt Nam 1136
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Trần Phương Thùy (2012) nghiên cứu đã đưa ra những trường hợp có thể xảy ra sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với các DNNY như: doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn; các khoản đầu tư tài chính; DNNY tham gia vào các hợp đồng ủy thác đầu tư hay đầu tư ủy thác. Tuy nhiên, bài báo chưa đề cập đến vấn đề rủi ro do HTKSNB và những rủi ro do xác định không đúng về tính trọng yếu. Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014) nghiên cứu đưa ra nhận định về sai sót trọng yếu thông qua hướng dẫn của VSA 240 và áp dụng tam giác gian lận trong việc phát hiện, đưa ra những dự báo về sai sót trọng yếu từ gian lận trong các DNNY tại Việt Nam. Mô hình Beneish áp dụng tại Việt Nam được nhóm Nguyễn Công Phượng và Nguyễn Trần Nguyên Trân (2004) tiến hành thực hiện nghiên cứu với 30 công ty có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính năm 2012 do kiểm toán phát hiện và công bố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mô hình dự đoán đúng với xác suất 53,33% khả năng phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của công ty. Do đó, mô hình của Beneish có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho các kiểm toán viên để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đề cập đến đánh giá sử dụng các thủ tục trong kiểm toán để phát hiện sai sót trọng yếu do gian lận tuy nhiên, chưa chỉ ra những thủ tục kiểm toán có ảnh hưởng đến giai đoạn kết thúc kiểm toán khi phát hiện thêm các yếu tố có khả năng là sai sót trọng yếu. Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa rủi ro có sai sót trọng yếu với thời gian kiểm toán tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ ngoài yếu tố thời gian thì còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán. 3. Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp chuyên gia Để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro có SSTY trong kiểm toán BCTC, tác giả tiến hành tham khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Quy trình thực hiện phỏng vấn của tác giả như sau: Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: Tác giả tiến hành chuẩn bị thông tin về KTV phỏng vấn và thiết kế bảng hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có SSTY dựa vào KSNB được tổng hợp từ thực tế kết quả những cuộc kiểm toán của KTV đã thực hiện. Bước 2: Tiến hành phòng vấn đối với 20 KTV tại các DNKT có đủ điều kiện kiểm toán tại các CTNY, tác giả căn cứ vào kinh nghiệm của KTV để lựa chọn đối tượng kiểm toán. (Danh sách chuyên gia xin mời xem phụ lục số 03 ) Bước 3: Thực hiện phỏng vấn và ghi âm. Mỗi cuộc phỏng vấn thực hiện kéo dài từ 1h -2h. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng gặp mặt trực tiếp KTV, hoặc thực hiện phỏng vấn thông qua gọi điện thoại. Tác giả phỏng vấn trực tiếp 7 KTV còn lại tác giả tiến hành gọi điện thoại. Tác giả sử dụng câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin nghiên cứu. Do tác giả sử dụng tổng hợp thông tin theo lý thuyết bão hòa (hình 3.2) nên khi tiến hành phòng vấn xong đến đâu tác giả tiến hành gỡ băng và xử lý thông tin, tổng hợp thông tin được KTV đưa ra để tiếp tục thực hiện phỏng vấn 1137
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KTV kế tiếp để tìm thông tin chung của vấn đề nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được tóm lược như sau: Thứ nhất, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khi KTV đánh giá về hoạt động của BGĐ căn cứ trên các yếu tố sau: Quan tâm về vấn đề kiêm nhiệm của BGĐ cùng lúc nắm giữ nhiều chức vụ trong công ty, BGĐ có kiến thức về lĩnh vực kế toán hay không? BGĐ công ty có tham gia vào hoạt động kế toán của công ty hay không? Thứ hai, khi thực hiện kiểm toán đánh giá về rủi ro có SSTY thì yếu tố khách quan của KTV, và yếu tố áp lực của KTV có ảnh hưởng. Yếu tố khách quan được đánh giá dựa trên: mối quan hệ của KTV đối với khách hàng như có thân thiết hoặc có mâu thuẫn hay không? còn đối với yếu tố áp lực của KTV thường áp lực về thời gian, từ khách hàng, từ chính BGĐ của công ty. Thứ ba, tổng hợp kết quả kiểm toán thường bao gồm các nội dung: nếu giao dịch có tính trọng yếu thì yêu cầu khách hàng kiểm toán đưa ra thư cam kết, gặp gỡ BLĐ công ty về vấn đề có tính trọng yếu. Thứ tư, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần lưu ý các nội dung công việc sau: Soát xét của giám đốc kiểm toán và trưởng đoàn kiểm toán; Xem xét lại và so sánh với mức tính rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiểm toán. Thứ năm, căn cứ vào hồ sơ kiểm toán thì những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có SSTY bao gồm: Trình độ của KTV, lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro, KSNB và phòng ngừa rủi ro của khách hàng, tính hiệu lực hiệu quả của KTVNB, kinh nghiệm làm việc của đoàn kiểm toán, công thức tính rủi ro. Thông qua, kết quả phỏng vấn trực tiếp các KTV tác giả dùng kết quả vào phương pháp nghiên cứu định lượng. 3.1.2. Phương pháp khảo sát Thiết kế thang đo Theo nguyên tắc của một nghiên cứu định lượng các thang đo lường cho từng nhân tố phải là các thang đo khoảng hoặc tỷ lệ, và thang đo càng nhiều điểm càng chính xác tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả lựa chọn thang đo Likert 5 điểm để dễ dàng diễn đạt câu hỏi dễ hiểu, đơn giản không gây nhầm lẫn cho đối tượng được điều tra. Thang đo Likert 5 điểm với 1 mức là hoàn toàn không đồng ý và 1 mức hoàn toàn đồng ý tạo sự dễ hiểu cho người được điều tra. Thiết kế bảng hỏi và phương pháp thu thập phiếu khảo sát Trên cơ sở những phát hiện mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro có SSTY với các nhân tố trong KSNB, thương hiệu doanh nghiệp, môi trường kinh tế, áp lực bên thứ ba, hoạt động của BGĐ, năng lực của KTV, yếu tố khách quan, áp lực của KTV, tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện, cùng với giả thuyết và mô hình tác giả đã đề cập ở phần trên, tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát gồm 3 phần: Phần 1 là nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có SSTY trong kiểm toán BCTC thông qua 2 giai đoạn: thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Phần 2 là nội dung về công việc đánh giá các họat động liên quan đến đánh giá rủi ro có SSTY trong quá trình kiểm toán. Phần 3 là nội dung cá nhân của KTV được phỏng vấn. 1138
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Phiếu khảo sát được gửi cho những chuyên gia về kiểm toán, những KTV được kiểm toán DNNY, trước khi gửi trên diện rộng để thu thập số liệu. Sau khi có phản hồi từ phía những đối tượng được gửi phiếu điều tra như trên, tác giả tiến hành hiệu chỉnh phiếu khảo sát và tiến hành điều tra sơ bộ bằng hình thức gửi Online nhằm nhận được sự hồi đáp từ những người có trách nhiệm và liên quan tới kiểm toán cho DNNY (thông qua địa chỉ mail của KTV đã đăng ký chính thức của Bộ tài chính và mối quan hệ bạn bè). Khảo sát sơ bộ ban đầu thu thập được thông tin tác giả chạy bằng phần mềm SPSS 20. Những câu hỏi thu thập và được kiểm tra về độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha đều cho kết quả trên 0.6 đạt độ tin cậy. Sau khi có kết quả nghiên cứu ban đầu, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại (phụ lục số 03) và khảo sát trên diện rộng. Phương pháp thu thập phiếu khảo sát trên diện rộng được thực hiện như sau: Thứ nhất, gửi trực tiếp đến KTV có tên trong danh sách KTV được kiểm toán có tên trong danh sách được Bộ tài chính công bố. Tác giả gửi trực tiếp thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc gửi theo địa chỉ mà KTV đang làm việc. Sau một tuần tác giả gọi điện thoại để xác nhận phiếu khảo sát đã đến đúng địa chỉ và xem đối tượng điều tra đã nhận và trả lời phiếu điều tra hay chưa. Việc gọi điện thoại lần 2 (nếu lần 1 đối tượng khảo sát chưa trả lời phiếu khảo sát) cách lần 1 hai tuần nhằm mục đích nhắc nhớ đối với đối tượng khảo sát chưa trả lời phiếu khảo sát. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 5/2016 đến tháng 1/2017 (bao gồm cả điều tra sơ bộ). Tác giả tiến hành thu thập thêm phiếu khảo sát từ cuối tháng 12/2017 đến tháng 3/2018 để thêm số lượng mẫu nhằm mục đích đảm bảo quy mô mẫu tối thiểu và tính đại diện của nghiên cứu. Thứ hai, gửi phiếu khảo sát thông qua mail. Tác giả thiết kế phiếu khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát trên tính năng tự động của Google Doc. Tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra theo địa chỉ mail của KTV đã đăng ký chính thức của Bộ tài chính và mối quan hệ bạn bè. Sau khi gửi mail 1 tuần nếu chưa có phản hồi tác giả tiến hành gửi mail để xác nhận lại đối tượng đã nhận được mail hay chưa, tương tự như gửi trực tiếp tác giả cũng tiến hành gửi mail lần 2 nhằm mục đích nhắc nhớ đối tượng được khảo sát. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2016. Mẫu điều tra được gửi cho 390 KTV có tên trong danh sách kiểm toán viên được kiểm toán doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2015. Tác giả tiến hành lọc danh sách các KTV đã gửi và nhận được phản hồi trong danh sách kiểm toán viên năm 2018 so với năm 2019, 2020 để phát thêm phiếu điều tra số phiếu là 290 phiếu. Mẫu nghiên cứu và qui trình khảo sát Trong quá trình nghiên cứu, nếu qui mô mẫu nhỏ thì không thể hiện tính đại diện của tổng thể. Trong nghiên cứu định lượng, Hair và cộng sự (trích dẫn Nguyễn Văn Thắng, 2015, tr.167) cho rằng quy mô mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định. Quy mô mẫu cho các kiểm định thống kê hay hàm thống kê có nhiều biến số thường phải lớn hơn 100 quan sát (Nguyễn Văn Thắng, 2015), vì vậy tác giả đã thu thập được 317 phiếu của cả hai lần phát phiếu điều tra điều này hoàn toàn phù hợp để chạy mô hình bằng phần mềm SPSS 20 (lần đầu tác giả thu thập được 215 phiếu số phiếu hợp lệ là 169 phiếu, lần hai tác giả thu thập được 167 phiếu, số phiếu hợp lệ là 148 phiếu). 3.2. Giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 1139
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hoạt động BGĐ Loebbecke & cộng sự (1989), Beasley (1996), Abbott & cộng sự (2000) và Dunn (2004) kết luận nếu giám đốc điều hành nắm giữ nhiều chức vụ trong DN thì ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của doanh nghiệp. Khi ra quyết định thì giám đốc điều hành có thể thực hiện hành vi gian lận của mình. Skousen & cộng sự (2009) và Lou & Wang (2011) đã đưa ra kết luận tương tự khi một người kiêm nhiệm nhiều chức vụ như giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị đây là dấu hiệu của gian lận. H1: Hoạt động BGĐ có tác động thuận chiều đến kết quả có đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Năng lực kế toán VSA 320 khi đánh giá rủi ro có SSTY thì KTV cần đánh giá về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ: Trình độ chuyên môn của kế toán trưởng và các nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ sẽ ảnh hưởng nhiều tới công tác kế toán của đơn vị, ảnh hưởng tới sự phản ánh nghiệp vụ, trình bày trên BCTC. Nếu có sự thay đổi nhân sự trong vị trí này bằng những người không có kinh nghiệp sẽ dẫn đến sai sót và khả năng xảy ra rủi ro tiềm tàng cao. H2: Năng lực kế toán có tác động thuận chiều đến kết quả có đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Nhân tố khách quan Việc KTV không có ràng buộc hay quan hệ cá nhân với phía doanh nghiệp đang kiểm toán sẽ giúp cuộc kiểm toán diễn ra một cách khách quan hơn. Ngược lại, trong trường hợp KTV có quan hệ cá nhân với phía đơn vị được kiểm toán sẽ dẫn tới các quyết định mang tính chất cá nhân, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán. KTV phải thật sự độc lập, khách quan không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần khi kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán (Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán). H3: Nhân tố khách quan có tác động thuận chiều đến kết quả có đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Áp lực của kiểm toán viên: KTV luôn luôn chịu áp lực từ xã hội, kỳ vọng từ những người sử dụng thông tin BCTC đã được kiểm toán như: số liệu chính xác, công ty không bị phá sản, không còn bất kỳ gian lận hay sai sót trong BCTC.... đối với KTV kiểm toán DNNY thì áp lực lại càng lớn hơn khi phải có trách nhiệm với rất nhiều nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của đơn vị được kiểm toán do KTV phụ trách. H4: Áp lực của kiểm toán viên có tác động thuận chiều đến kết quả có đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Bảng 3.1: Thang đo giai đoạn thực hiện kiểm toán STT Mã hóa Chỉ tiêu Nội dung câu hỏi Nguồn GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN I Đánh giá hoạt động BGĐ Có sự kiêm nhiệm giữa chức VSA 200, VSA 315, phỏng 1 HĐ1 danh chủ tịch hội đồng quản trị vấn chuyên gia. và giám đốc điều hành. 1140
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Mã hóa Chỉ tiêu Nội dung câu hỏi Nguồn Không có bộ phận kiểm soát VSA 200, VSA 315, phỏng riêng biệt để tư vấn cho BGĐ vấn chuyên gia 2 HĐ2 trong việc đưa ra các qui định để kiểm soát của các phần hành công việc. BGĐ không có nghiệp vụ về kế VSA 200, VSA 315, phỏng 3 HĐ3 toán. vấn chuyên gia. BGĐ tham gia nhiều vào hoạt VSA 200, VSA 315, phỏng 4 HĐ4 động của kế toán trong công ty. vấn chuyên gia. II Năng lực kiểm toán viên Choi & cộng sự,2011; Trần 5. NL1 KTV có trình độ đồng đều Đình Khôi Nguyên, 2013 KTV có kiến thức chuyên môn Choi & cộng sự,2011; Trần 6. NL2 tốt Đình Khôi Nguyên, 2013 KTV có kinh nghiệm chuyên Choi & cộng sự,2011; Trần 7. NL3 môn Đình Khôi Nguyên, 2013 III Nhân tố khách quan của KTV KTV không có mối quan hệ thân Phỏng vấn chuyên gia 8. KQ1 thiết với công ty đang kiểm toán KTV và công ty không phát sinh Phỏng vấn chuyên gia 9. KQ2 mẫu thuẫn gì trong quá trình kiểm toán KTV luôn đánh giá BCTC một Phỏng vấn chuyên gia 10. KQ3 cách khách quan IV Áp lực của KTV Thời gian hoàn thành cuộc kiểm Phỏng vấn chuyên gia toán (thời gian từ khi bắt đầu 11. PR1 kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán) Áp lực từ phía DNNY trong việc Phỏng vấn chuyên gia 12. PR2 phát hành Báo cáo kiểm toán Áp lực từ nhiều khách hàng Phỏng vấn chuyên gia 13. PR3 trong một thời gian nhất định Áp lực từ phía BGĐ công ty Phỏng vấn chuyên gia 14. PR4 kiểm toán hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và phát hành BCKT. 3.2.2. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Tổng hợp kết quả kiểm toán 1141
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện kiểm toán, KTV trưởng nhóm phụ trách là người tiến hành tổng hợp các vấn đề phát sinh tại từng tài khoản trọng yếu, các bút toán đề nghị điều chỉnh, trao đổi và thống nhất với khách hàng về các nội dung này. Đặc biệt phải trả lời về việc các rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đã được xử lý chưa. Xem xét mức trọng yếu đã xác định trong giai đoạn lập kế hoạch liệu có còn phù hợp ở giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán hay không. H5: Tổng hợp kết quả kiểm toán có tác động thuận chiều đến kết quả có đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện Giai đoạn kết thúc, KTV đánh giá các bút toán sai sót có thể thừa, thiếu hoặc sai lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua do KTV phát hiện trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán. Khi đánh giá về ảnh hưởng của sai sót phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán chủ yếu 2 nội dung sau: Thứ nhất, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã được phát hiện đối với cuộc kiểm toán. KTV phải trao đổi kịp thời về tất cả các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán với cấp quản lý phù hợp trong đơn vị được kiểm toán và phải đề nghị BGĐ đơn vị điều chỉnh các sai sót đã trao đổi. Nếu BGĐ từ chối điều chỉnh một số hoặc tất cả các sai sót do KTV đề nghị, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân của việc từ chối này và đánh giá liệu BCTC xét trên giác độ tổng thể có còn chứa đựng các SSTY hay không. (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260) Thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC với mục đích: KTV căn cứ để đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của BCTC, mặt khác, KTV tiến hành xem xét các sai sót không được điều chỉnh có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC khi xét trên phạm vi các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh, trên tổng thể BCTC. KTV xoát xét lại những sai sót không phải là SSTY và chưa được điều chỉnh năm trước có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của năm hiện tại để đưa ra kết luận phù hợp đối với BCTC được kiểm toán. H6: Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện có tác động thuận chiều đến đánh giá rủi ro có sai sót trong yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Kết quả đánh giá rủi ro có SSTY Kết quả đánh giá rủi ro có SSTY có ý nghĩa quan trọng trong kiểm toán hai giai đoạn: thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán, KTV cần soát xét và đưa ra kết quả đánh giá rủi ro có SSTY vì theo VSA 200 và VSA 315 thì để đảm bảo việc đánh giá những rủi ro có SSTY, và xác định những phương pháp kiểm soát phù hợp có liên quan đến rủi ro và xác định rủi ro thông qua xem xét các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trong BCTC, xác định và đánh giá các rủi ro có ảnh hưởng lan tỏa đến tổng thể BCTC và ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu, xét đoán chuyên môn để quyết định xem liệu rủi ro đã xác định có phải là rủi ro đáng kể hay không .Vì vậy, khi nghiên cứu xác định mô hình tác giả đã đưa ra thang đo kết quả đánh giá rủi ro có SSTY. Tác giả tiến hành tổng hợp thang đo trong bảng được phân theo 2 giai đoạn: thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro có SSTY được tiến hành xuyên suốt và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau nên việc phân chia thành 3 giai đoạn sẽ không thể rạch ròi mà mang tính tương đối theo ý kiến tác giả đã tham khảo của chuyên gia và các nghiên cứu đi trước. Tổng hợp thang đo trong nghiên cứu của tác giả (phụ lục số 01). 1142
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3.2: Thang đo giai đoạn kết thúc kiểm toán và biến phụ thuộc Chỉ STT Mã hóa Nội dung câu hỏi Nguồn tiêu C GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN I Tổng hợp các kết quả Yêu cầu đơn vị kiểm toán đưa ra VSA 240 1 TH1 thư cam kết về việc xảy ra của các giao dịch có tính trọng yếu Gặp gỡ BLĐ công ty về vấn đề có VSA 240 2 TH2 tính trọng yếu Xem xét các bút toán điều chỉnh VSA 240 3 TH3 lũy kế của các năm trước II Rà soát lại thông tin có tính trọng yếu Soát xét của giám đốc kiểm toán Phỏng vấn chuyên gia 4. RSTT1 và trưởng nhóm kiểm toán Xem xét và so sánh với mức tính Phỏng vấn chuyên gia 5. RSTT2 rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Các sự kiện phát sinh sau thời gian Phỏng vấn chuyên gia 6. RSTT3 làm việc thực tế tại Khách hàng của nhóm kiểm toán. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU Beasley& cộng sự (1999); 7. R1 Qui mô của doanh nghiệp Bonner & cộng sự (1998) 8. R2 KSNB tại đơn vị kiểm toán Phỏng vấn chuyên gia 9. R3 Kinh nghiệm của đoàn kiểm toán Phỏng vấn chuyên gia Kết quả của cuộc kiểm toán trước Phỏng vấn chuyên gia 10. R4 tại đơn vị được kiểm toán. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo 4.1.1. Kiểm tra cho nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện Kiểm định cho hoạt động của BGĐ Bảng 4.1: Kiểm định tin cậy cho nhân tố hoạt động của BGĐ Cronbach's Alpha Cronbach Alpha Tương quan biến tổng nếu loại biến HD1 .602 .717 HD2 .650 .690 HD3 .779 .508 .763 HD4 .582 .728 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố HD đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.779 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. 1143
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kiểm định cho năng lực nhân viên kiểm toán NL Bảng 4.2: Kiểm định tin cậy cho nhan tố năng lực của kiểm toán viên Tương quan Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha biến tổng loại biến NL1 .518 .603 NL2 .558 .525 NL3 .689 .478 .646 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố NL đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.689 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Kiểm định cho nhân tố khách quan KQ Bảng 4.3: Kiểm định tin cậy cho nhân tố khách quan Tương quan Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha biến tổng loại biến KQ1 .791 .835 KQ2 .831 .798 KQ3 .887 .736 .877 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố KQ đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.887 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Kiểm định cho nhân tố áp lực khi thực hiện kiểm toán Bảng 4.4: Kiểm định tin cậy cho nhân tố áp lực của kiểm toán viên Tương quan Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha biến tổng loại biến PR1 .778 .786 PR2 .790 .781 PR3 .858 .627 .849 PR4 .626 .850 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố PR đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.858 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. 4.1.2. Kiểm tra cho nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc kiểm toán Kiểm định cho nhân tố tổng hợp các kết quả kiểm toán Bảng 4.5. Kiểm định tin cậy cho nhân tố tổng hợp các kết quả kiểm toán Tương quan Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha biến tổng loại biến TH1 .784 .810 TH2 .878 .808 .802 TH3 .721 .875 Nguồn: Do tác giả tổng hợp 1144
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả cho thấy nhân tố TH đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.878 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Kiểm định cho nhân tố Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện Bảng 4.6: Kiểm định tin cậy cho nhân tố đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện Tương quan Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha biến tổng loại biến RSTT1 .692 .819 RSTT2 .851 .728 .785 RSTT3 .742 .771 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố RSTT đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.851 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. 4.1.3. Kiểm tra cho nhóm nhân tố biến phụ thuộc R Bảng 4.7: Kiểm định tin cậy cho biến phụ thuộc Cronbach's Alpha nếu Cronbach Alpha Tương quan biến tổng loại biến R1 .697 .800 R2 .845 .754 .770 R3 .824 .746 R4 .483 .879 Nguồn: Do tác giả tổng hợp Kết quả cho thấy nhân tố R đạt tin cậy với hệ số Cronbach Alpha bằng 0.845 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. 4.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA 4.2.1. Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện kiểm toán Bảng 4.8: Phân tích nhân tố cho các biến độc lập của giai đoạn thực hiện kiểm toán THÀNH PHẦN CHÍNH 1 2 3 4 PR2 .889 PR1 .878 PR4 .808 PR3 .795 KQ1 .874 KQ2 .866 KQ3 .754 HD1 .855 HD2 .796 HD4 .788 HD3 .729 1145
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NL1 .920 NL2 .744 NL3 .669 KMO 0.704 p-value of 0.000 Bartlett Phương sai 73.91% trích Nguồn: Do tác giả tổng hợp KMO bằng 0.704 lớn hơn 0.5; p-value của kiểm định Barlett bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 và phương sai trích bằng 73.91% lớn hơn 50% cho thấy phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các nhân tố khác hội tụ giống như giả thuyết ban đầu. 4.2.2. Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc kiểm toán Bảng 4.9: Phân tích nhân tố cho các biến độc lập giai đoạn kết thúc kiểm toán Thành phần chính 1 2 TH2 .923 TH1 .914 TH3 .881 RSTT3 .877 RSTT2 .873 RSTT1 .850 KMO 0.670 p-value of Bartlett 0.000 Phương sai trích 79.49% Nguồn: Do tác giả tổng hợp KMO bằng 0.670 lớn hơn 0.5; p-value của kiểm định Barlett bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 và phương sai trích bằng 79.49% lớn hơn 50% cho thấy phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các nhân tố khác hội tụ giống như giả thuyết ban đầu. 4.2.3. Phân tích cho biến phụ thuộc Bảng 4.10: Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc Thành phần chính 1 R3 .924 R2 .881 R1 .840 R4 .698 KMO 0.782 p-value of Bartlett 0.000 Phương sai trích 70.51% Nguồn: Do tác giả tổng hợp 1146
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KMO bằng 0.782 lớn hơn 0.5; p-value của kiểm định Barlett bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 và phương sai trích bằng 70.51% lớn hơn 50% cho thấy phân tích khám phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 4.3. Phân tích tương quan Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa từng cặp biến với nhau. Hệ số tương quan càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến càng chặt và ngược lại khi hệ số tương quan thấp diễn tả mối quan hệ giữa hai biến không chặt, hệ số dương chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các cặp biến, hệ số âm cho thấy quan hệ ngược chiều giữa hai biến. Căn cứ vào kết quả của bảng dưới: Xét về tương quan đối với biến phụ thuộc R: biến RSTT và NL có mối tương quan âm với biến R, biến TH, PR, HD, KQ có mối tương quan dương với biến R. Trong dó biến RSTT và TH có mối tương quan lớn nhất đến biến R. Tuy nhiên, hệ số tương quan không có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động hồi quy (một chiều) của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Do vậy, để làm rõ về tác động của các biến độc lập lên đánh giá rủi ro có SSTY tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Bảng 4.11: Phân tích tương quan Correlations R HD NL KQ PR TH RSTT R Pearson Correlation 1 ,162** -,074 ,073 ,207** ,346** -,416** Sig. (2-tailed) ,004 ,187 ,194 ,000 ,000 ,000 N 317 317 317 317 317 317 317 HD Pearson Correlation ,162** 1 ,253** ,231** ,081 ,154** -,127* Sig. (2-tailed) ,004 ,000 ,000 ,148 ,006 ,023 N 317 317 317 317 317 317 317 NL Pearson Correlation -,074 ,253** 1 ,594** ,103 -,057 -,023 Sig. (2-tailed) ,187 ,000 ,000 ,068 ,312 ,685 N 317 317 317 317 317 317 317 KQ Pearson Correlation ,073 ,231** ,594** 1 ,138* -,054 -,070 Sig. (2-tailed) ,194 ,000 ,000 ,014 ,339 ,213 N 317 317 317 317 317 317 317 PR Pearson Correlation ,207** ,081 ,103 ,138* 1 -,359** -,091 Sig. (2-tailed) ,000 ,148 ,068 ,014 ,000 ,107 N 317 317 317 317 317 317 317 TH Pearson Correlation ,346** ,154** -,057 -,054 -,359** 1 ,011 Sig. (2-tailed) ,000 ,006 ,312 ,339 ,000 ,851 N 317 317 317 317 317 317 317 RST Pearson Correlation -,416** -,127* -,023 -,070 -,091 ,011 1 T Sig. (2-tailed) ,000 ,023 ,685 ,213 ,107 ,851 N 317 317 317 317 317 317 317 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 1147
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.4. Phân tích hồi quy Phân tích hồi quy chỉ ra tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong các biến độc lập giả thuyết ban đầu thì có những biến độc lập nào thực sự có tác động lên biến phụ thuộc (p-value nhỏ hơn 0.1 trong phân tích hồi quy có ý nghĩa ) ( Gujarati, D.N, 2008). Đối với các biến có p-value lớn hơn 0.1 tác giả sẽ tiến hành loại bỏ biến thừa này ra khỏi mô hình với lý do không có tác động lên biến phụ thuộc R. Tác giả tiến hành thực hiện phân tích hồi qui tuyến tính bội và thu được kết quả như sau. Bảng 4.12: Phân tích hồi quy Model Summaryb Change Statistics R Adjusted R Std. Error of R Square Sig. F Durbin- Model R Square Square the Estimate Change F Change df1 df2 Change Watson 1 ,644a ,415 ,404 ,51125 ,415 36,626 6 310 ,000 1,503 a. Predictors: (Constant), RSTT, TH, NL, HD, PR, KQ b. Dependent Variable: R ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 57,439 6 9,573 36,626 ,000b Residual 81,027 310 ,261 Total 138,466 316 a. Dependent Variable: R b. Predictors: (Constant), RSTT, TH, NL, HD, PR, KQ Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) 1,863 ,292 6,375 ,000 HD ,023 ,037 ,030 ,636 ,526 NL -,133 ,043 -,169 -3,087 ,002 KQ ,114 ,053 ,118 2,168 ,031 PR ,290 ,041 ,337 7,110 ,000 TH ,318 ,033 ,463 9,734 ,000 RSTT -,338 ,039 -,382 -8,676 ,000 a. Dependent Variable: R Giá trị sig của bảng ANOVA là 0.000< 0.05 chứng tỏ mô hình hồi qui được xây dựng phù 1148
  17. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hợp với dữ liệu thu thập được. Trong bảng Coefficientsa những biến có sig. (p-value) < 0.1có tác động đến biến phụ thuộc (Gujarati, D.N. 2008) nếu có sig. > 0.1 tác giả tiến hành loại bỏ biến độc lập ra khỏi mô hình nghiên cứu. Bảng Coefficients tác giả quan tâm đến có giá trị sig của từng biến độc lập vì nếu sig phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì biến độc lập mới có ý nghĩa thống kê còn nếu lớn hơn hơn 0.05 thì không có ý nghĩa thống kê. Trong bảng giá trị sig của biến HD có giá trị lớn hơn 0.05 nên giả thuyết liên quan đến biến độc lập HD không có ý nghĩa, giả thuyết H1 bị bác bỏ. Các biến độc lập còn lại đều thỏa mãn điều kiện có giá trị sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 chứng tỏ các biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến NL và RSTT có mối quan hệ thuận chiều với R, Biế KQ, PR, TH có mối quan hệ thuận chiều với R. Biến TH và RSTT ảnh hưởng lớn nhất đến R, tiếp theo là biến PR, NL, KQ. 5. Kết luận 5.1. Hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Nâng cao năng lực của KTV Nhân tố năng lực của KTV có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có SSTY. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực của KTV là một trong những yêu cầu cần được hoàn thiện dựa trên các yếu tố như sau: Kiểm toán là một nghề đặc thù được cả xã hội quan tâm. Yếu tố về người lao động gắn liền với sự phát triển của công ty vì vậy, để công ty kiểm toán có thể tồn tại và phát triển thì chính sách về nhân sự cần được ban lãnh đạo công ty quan tâm. Chính sách nhân sự được xây dựng trong các doanh nghiệp kiểm toán trước hết phải đảm bảo tuân thủ, phù hợp với quy định pháp luật. Để nâng cao năng lực thì trước hết KTV cần đạt được trình độ chuyên môn kế toán vững vàng, hiểu biết về chế độ chính sách kế toán, tài chính và luật pháp. Bên cạnh đó, KTV cần luôn duy trì về kỹ năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật chính sách kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Ngoài ra, KTV cũng cần chủ động tiếp cận và tìm hiểu về thực tế đối với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp để có kiến thức cho các cuộc kiểm toán. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, hội thảo về kiểm toán, kế toán, thuế của hiệp hội kiểm toán, những tổ chức uy tín về kiểm toán. Luôn tìm hiểu về luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động để làm đúng theo luật qui định. Nâng cao tính khách quan cho KTV Để nâng cao tính khách quan cho KTV thì KTV cần hiểu rõ về chuẩn mực đạo đức nghề kiểm toán. Hiểu được trách nhiệm của KTV với xã hội, với người sử dụng BCTC. Công ty kiểm toán cần có qui định rõ ràng, nghiêm minh với những vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV, KTV nếu vi phạm về tính khách quan bị phạt và có thể không được hành nghề nữa tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Hiệp hội nghề nghiệp cần có những buổi tổ chức hội thảo nâng cao về trách nhiệm, nhiệm vụ của KTV cũng như đưa ra những qui định của một KTV, nếu không tuân thủ sẽ bị ra khỏi hiệp hội và thu hồi giấy phép hoạt động của KTV. Cần có sự thay đổi nhiệm kỳ của KTV thực hiện kiểm toán đối với khách hàng để đảm bảo tính độc lập ví dụ: trong Đạo luật SOX 2002, KTV sẽ không được xem là độc lập nếu họ thực hiện kiểm toán cho cùng một khách hàng trong bốn năm. Theo Mautz và Sharaf (1961), nhiệm kỳ của KTV càng dài thì càng làm tăng sự phụ thuộc của KTV vào BGĐ của khách hàng. Mặt khác, do làm việc cùng nhau lâu năm nên tạo mối quan hệ thân mật giữa KTV với khách hàng khiến KTV 1149
  18. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 không duy trì được thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mực và do vậy làm giảm tính khách quan của KTV. Do vậy, cần luân chuyển liên tục KTV đối với khách hàng để duy trì và nâng cao tính khách quan của KTV. Áp lực đối với KTV Áp lực đối với KTV không thể không có vì đây là một lĩnh vực nghề liên quan đến kinh tế của đối tượng được kiểm toán, người đầu tư nên KTV tự bản thân đã có áp lực nên việc không có áp lực đối với KTV là điều rất khó thực hiện, việc giảm áp lực bằng biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, và nâng cao về kinh nghiệm, khả năng xét đoán chuyên môn của KTV. Cũng như có một chế tài đối với các công ty kiểm toán không bị áp lực về việc tìm khách hàng, gây áp lực đến KTV. KTV nên sử dụng những công cụ hỗ trợ về công việc kiểm toán đánh giá rủi ro có SSTY thông qua: kỹ năng phân tích các chỉ tiêu tài chính, áp dụng phần mềm kiểm toán để giảm thiểu khối lượng công việc và hạn chế sai sót. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về khách hàng kiểm toán qua các kênh như: phỏng vấn BGĐ của khách hàng, các phòng ban hoặc có thể lấy số liệu tại tổng cục thống kê để kịp thời trong công việc. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có tác động cùng chiều với kết quả đánh giá rủi ro có SSTY. Nếu môi trường kinh tế có những qui định chặt chẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo qui định thì RR có SSTY sẽ ít nảy sinh. Nếu môi trường kinh tế không ổn định, qui định về chính sách thuế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không rõ ràng minh bạch thì trong hoạt động của DN chứa đựng nhiều RR có SSTY. Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần đưa ra những nhận định về yếu tố MTKT ảnh hưởng đến RR có SSTY như: DN có thể gian lận về thuế hay vi phạm những qui định pháp luật khác. Để thực hiện hành vi gian lận về thuế, DN có thể khai tăng CP, nhằm mục đích giảm lợi nhuận. Do vậy, KTV cần lưu ý đến chỉ tiêu thuế TNDN, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu chi phí trên BCTC của đơn vị khách hàng. Với khả năng, đơn vị kiểm toán có thể không tuân thủ pháp luật. KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để xác định hành vi không tuân thủ pháp luật có ảnh hưởng đến RR có SSTY: Phỏng vấn BGĐ, ban quản trị, kiểm tra các văn bản của đơn vị được kiểm toán Trovới các đơn vị được cấp phép, các cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện đơn vị kiểm toán có tuân thủ các qui định hay không. Qua các thủ tục kiểm toán giúp KTV đưa ra kết luận phù hợp về hành vi không tuân thủ pháp luật (trong môi trường kinh tế) có ảnh hưởng đến RR có SSTY. 5.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Theo kết quả hồi quy của mục 4.4 thì giai đoạn kết thúc kiểm toán có 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro có SSTY trong kiểm toán BCTC: tổng hợp kết quả kiểm toán (hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .147 và sig. = .001, bảng 4.27.kết quả chạy hồi qui), đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán (hệ số Beta chưa chuẩn hóa là .000, sig. = -.000) Tổng hợp các kết quả kiểm toán: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp các kết quả kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán trung thực và đúng theo mẫu qui định mà công ty kiểm toán đề ra. Đối tượng thực hiện tổng hợp các kết quả kiểm toán là KTV có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán về ngành nghề đơn vị khách hàng. Công ty kiểm toán nên có bảng hướng dẫn về 1150
  19. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 qui trình tổng hợp các kết quả kiểm toán theo từng phần hành và có ghi chú về những SSTY để làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán của KTV, và dễ soát xét khi KTV kiểm tra lại. Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, công ty kiểm toán cần có yêu cầu đối với người soát xét những sai sót trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đánh giá sai sót có phải là SSTY hay không, tác giả xin đưa ra những yêu cầu đối với kiểm toán viên làm nhiệm vụ soát xét như sau: Về vị trí: Là trưởng nhóm kiểm toán hay người phụ trách nhóm kiểm toán. Về trình độ chuyên môn: Có trình độ chuyên môn đáp ứng những tiêu chuẩn theo Nghị định số 84/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng như: Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn như: Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Ngoài ra theo tác giả, KTV cũng cần có kinh nghiệm trên 5 năm thực hiện cho DNNY cùng lĩnh vực kinh doanh đối với đơn vị khách hàng và không có vi phạm về vấn đề đạo đức của KTV tính đến thời điểm thực hiện kiểm toán. Ngoài ra, khi đánh giá những sai sót trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ngoài người trực tiếp đánh giá là trưởng nhóm kiểm toán, thì công ty kiểm toán cần xây dựng một ban chuyên về soát xét những sai sót. Về nhân sự trong ban soát xét ngoài những người trực thuộc công ty kiểm toán, thì nên có các chuyên gia về nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế trong xã hội. Do xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như nhiều nghiệp vụ kinh tế mà trong luật cũng như chuẩn mực chưa qui định rõ ràng gây ra khó khăn trong kết luận của kiểm toán viên. Trước khi KTV thực hiện cuộc kiểm toán đưa ra kết luận của cuộc kiểm toán thì ban giám đốc Công ty kiểm toán cần có yêu cần rõ ràng thành văn bản là phải thông qua ban, với mục đích đưa ra kết luận chính xác về những sai sót phát hiện trong giai đoạn kết thúc có phải là SSTY hay không để đưa ra hướng giải quyết cũng như ý kiến của KTV. Bên cạnh đó, giai đoạn kết thúc kiểm toán, đánh giá rủi ro có SSTY thường bị bỏ qua có thể do nhiều lí do như: áp lực thời gian, áp lực về sự phức tạp của nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã đề ra. Ngoài ra, KTV cần được tôn trọng về mặt thời gian để hoàn thành được cuộc kiểm toán mà không vì một lý do gì để ảnh hưởng đến tiến độ của kiểm toán. Công ty kiểm toán có thể tham khảo về chương trình kiểm toán chuẩn của các nước trên thế giới, lựa chọn và áp dụng phù hợp đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty kiểm toán thể chia thành các lĩnh vực kinh doanh riêng của các loại hình doanh nghiệp để có những hướng dẫn cụ thể và có thể đưa ra những tình huống có thể xảy ra và hướng xử lý của các tình huống trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Bên cạnh đó, hiệp hội nghề nghiệp cũng cần có vai trò trong vấn đề phòng ngừa và xử phạt các SSTY đối với công ty kiểm toán và cá nhân KTV như: Có biện pháp tăng cường kiểm tra sự tồn tại của SSTY trong kiểm toán BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để tạo thành thói quen về trách nhiệm của mỗi KTV khi thực hiện kiểm toán, có hình thức xử phạt rõ ràng minh bạch với 1151
  20. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 những lỗi sai của KTV trong cuộc kiểm toán…. Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa xử lý những sai sót trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do vậy, cần đẩy mạnh vai trò của hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam VAA, VACPA như: Tất cả các KTV dù đã có chứng chỉ hành nghề thì vẫn phải gia nhập Hiệp nghề nghiệp, trở thành hội viên của Hội, chịu sự quản lý của Hội, chịu sự kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và tuân thủ điều lệ Hội mới được hành nghề. Quy định này có tác dụng nâng cao tính pháp lý cho hoạt động của Hội. Có như vậy Hội nghề nghiệp mới phát huy được vai trò của hội trong việc quản lý của Hội. Nâng cao năng lực hoạt động, chủ động trong tổ chức và hoạt động để trở thành một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Và tiến tới được quốc tế thừa nhận về tổ chức nghề nghiệp để khẳng định được uy tín. Áp dụng những thông lệ quốc tế trong tổ chức quản lý của hiệp hội: Sự gia tăng khả năng lựa chọn thi chứng chỉ quốc tế phù hợp và được thừa nhận đối với sự phát triển của Việt Nam, Nhà nước cần có lộ trình chuyển giao các công tác quản lý hành nghề, đào tọa cấp chứng chỉ KTC, kiểm soát chất lượng kế toán kiểm toán cho VACPA, VAA. Trách nhiệm của hiệp hội cũng cần được qui định rõ như: Đảm bảo chất lượng của các thành viên, giám sát và xử lý việc tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, xử lý khiếu nại và đưa ra các hình thức kỷ luật nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Asare, S.K.., A.M Wright (2004), The effectiveness of altemative risk assesment and program planning tools in a fraud setting, Comtemporary accounting Research, Vol 21(2), pp 325-352. [2] Hackenbrack, K. (1993), The effect of experience with diffent sized clients on auditor evaluations of fraudulent financial reporting indicators, Auditing: A Journal of Practice and Theory, Vol.12, no.1, pp99-100. [3] Heiman- Hoffman, V.B, K.P. Morgan and J.M.patton (1996), The Warning Signs of Fraudulent Financial Reporting, Jour of Accoutancy, 182 (4), 75 -81. [4] TrầnThịGiangTân (2014), Đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam, tạp chí kinh tế và phát triền số 26 (1), trang 74 -94. [5] Zimbelman, M.F (1997), The effect of SAS no.82 on auditors’s attention to fraud risk factors and audit planning decisions, Journal of Accounting Research, vol.35, supplement, pp 75-97. [6] Abdullatif, M, (2013) Fraud Risk Factors and Audit ProgrammeModificatoins: A Validation, Advance in Accounting, No.3, pp 323 -334. [7] Moyes, G.D, (2007), ‘The Differences In Perceived Level Of Fraud – Detecting Effectiveness Of SAS No. 99 Red Flags Between External And Internal Auditors,’’ Journal of Business & Economics Research, Vol.5, No.6, P 9-25. [8] Bernathy, J.L., B.Beyer, and C.M.Stefaniak, 2011, Audit Commit tee Directors’ Financial 1152
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1