TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO<br />
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN CUỐI<br />
KHÓA, CỰU SINH VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG<br />
Đỗ Diên<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa và khi kinh tế tri thức trở thành<br />
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, việc đào tạo nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (NTD) và sự phát triển của xã hội<br />
là nhiệm vụ bức thiết hiện nay đối với các trường đại học. Để có cơ sở điều chỉnh,<br />
bổ sung, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo<br />
và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trong khuôn khổ Dự án TRIG, chúng<br />
tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên (SV) cuối khóa, cựu SV và NTD<br />
ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế về những nội dung liên quan đến<br />
chất lượng đào tạo. Qua phân tích mối quan hệ giữa sự đánh giá và yêu cầu của<br />
NTD về chất lượng SV tốt nghiệp, ý kiến của SV cuối khóa và cựu SV về chất<br />
lượng chương trình đào tạo, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất<br />
lượng đào tạo của ngành Sinh học nói riêng và của trường Đại học Khoa học, Đại<br />
học Huế nói chung.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện nay cả nước có 189 đại<br />
học, học viện, trường đại học (chưa kể 28 trường đại học thành viên của các đại học) và<br />
223 trường Cao đẳng với trên 2 triệu sinh viên [7]. Hệ thống giáo dục đại học của Việt<br />
Nam trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, mạng lưới và ngành nghề<br />
đào tạo, điều này đáp ứng được nguyện vọng học tập ngày càng cao của SV, phát triển<br />
nền kinh tế tri thức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.<br />
Tuy nhiên, thực trạng chất lượng giáo dục đại học hiện nay không như mong<br />
muốn. Những nhận xét, đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội sau khi khảo sát tại<br />
51 trường đại học, làm việc với lãnh đạo 139 trường đại học (năm 2010) đã cho thấy<br />
bức tranh tổng quát về chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam: “Quy mô đào tạo<br />
vượt xa năng lực đào tạo. Chất lượng đào tạo đại trà của SV ra trường chưa đáp ứng<br />
được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, chưa tiếp cận<br />
được với trình độ tiên tiến trong khu vực. Đào tạo chưa gắn với thị trường lao động và<br />
các đơn vị sử dụng lao động” [8].<br />
35<br />
<br />
Do vậy, hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo<br />
dục đại học nói riêng là vấn đề quan tâm không những của ngành giáo dục mà của<br />
toàn xã hội.<br />
Ba giai đoạn trong quy trình đào tạo: ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO<br />
ĐẦU RA có liên hệ mật thiết với nhau và quyết định chất lượng đào tạo, trong đó<br />
quá trình đào tạo (kế hoạch đào tạo, công tác tổ chức đào tạo, qui trình đào tạo, phương<br />
pháp giảng dạy và học tập, phương thức kiểm tra - đánh giá, các hoạt động hỗ trợ người<br />
học...) đóng vai trò quyết định.<br />
Trên cơ sở khảo sát ý kiến của SV cuối khóa, cựu SV và NTD; qua phân tích, so<br />
sánh để tìm ra những điểm chung, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, kịp thời và phù<br />
hợp với tình hình của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là mục đích của<br />
nghiên cứu này.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp khảo sát<br />
Khảo sát bằng hình thức gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện. Nội dung phiếu<br />
khảo sát gồm 2 phần chính: trả lời các câu hỏi đóng và mở về chất lượng đào tạo.<br />
2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý và phân tích số liệu<br />
Kết quả khảo sát được thống kê, xử lý và phân tích bằng phần mềm chuyên dụng<br />
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) ver. 16.0<br />
3. Kết quả khảo sát<br />
3.1. Kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa<br />
3.1.1. Đánh giá chương trình đào tạo<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Kết quả khảo sát SV cuối khóa ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học về<br />
chất lượng chương trình đào tạo được trình bày ở hình 1.<br />
<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ HTĐY 51.56 42.19 48.44 40.63 56.25 54.69 44.44 52.38 53.13 25.40 26.56 51.56 48.44 50.00 45.31 71.88 70.31 42.19<br />
và ĐY (%)<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Hình 1. Mức độ Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý của SV cuối khóa về chương trình đào tạo<br />
36<br />
<br />
- Các nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý cao<br />
gồm: (C16) Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thường xuyên trong suốt quá<br />
trình học tập (71,88%); (C17) SV được rèn luyện khả năng làm việc nhóm (70,31%).<br />
- Ba nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý khá<br />
cao đó là: (C5) Các học phần được sắp xếp hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau (56,25%); (C6)<br />
Các học phần chuyên môn mang tính định hướng nghề nghiệp (54,69%) và (C9) Nội<br />
dung các học phần khuyến khích tính nghiên cứu, sáng tạo của SV (53,13%).<br />
- Hai nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý thấp<br />
nhất đáng lưu ý gồm: (C10) Chương trình trang bị cho SV kỹ năng ngoại ngữ cần thiết<br />
cho công việc chuyên môn sau này (25,40%) và (C11) Chương trình trang bị cho SV kỹ<br />
năng tin học cần thiết cho công việc chuyên môn sau này (26,56%).<br />
3.1.2. Các ý kiến đề xuất<br />
Bên cạnh việc trả lời 18 câu hỏi của phiếu khảo sát, SV cuối khóa còn có những<br />
ý kiến góp ý khác liên quan đến các nội dung:<br />
3.1.2.1. Về chương trình đào tạo<br />
- Chương trình đào tạo cần cập nhật, bám sát yêu cầu của NTD, của xã hội<br />
- Bổ sung và tăng thời gian các học phần chuyên ngành, thực tập chuyên ngành,<br />
Anh văn chuyên ngành, Tin học ứng dụng<br />
- Giảm thời gian các học phần đại cương<br />
3.1.2.2. Ý kiến khác<br />
- Bố trí khối lượng học tập giữa các học kỳ một cách hợp lý hơn<br />
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa<br />
- Tăng cường mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm<br />
3.2. Kết quả khảo sát cựu sinh viên<br />
Giới tính<br />
<br />
Loại hình cơ quan công tác<br />
<br />
Công việc phù hợp ngành đào tạo<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nhà<br />
nước<br />
<br />
Liên<br />
doanh<br />
<br />
Tư<br />
nhân<br />
<br />
Phù hợp<br />
<br />
Không phù<br />
hợp<br />
<br />
16<br />
<br />
19<br />
<br />
32<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
29<br />
<br />
6<br />
<br />
3.2.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các loại kiến thức và kỹ<br />
năng<br />
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các kiến thức và kỹ năng<br />
của cựu SV ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 2.<br />
+ Mức độ cần thiết<br />
37<br />
<br />
- Nhóm kiến thức có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá rất cần thiết cao gồm: (C1) Kiến<br />
thức và hiểu biết chuyên ngành (71,4%), (C4) Khả năng làm việc độc lập (77,1%), (C8)<br />
Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (67,4%), (C9) Khả năng sử dụng ngoại ngữ<br />
(61,5%), (C11) Khả năng tự học nâng cao kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ chuyên<br />
môn (66,7%) và (C14) Năng lực nghiên cứu và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.<br />
100<br />
90<br />
80<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
Rất cần thiết<br />
<br />
71.4<br />
<br />
47.1<br />
<br />
60.0<br />
<br />
77.1<br />
<br />
62.9<br />
<br />
68.6<br />
<br />
68.6<br />
<br />
67.4<br />
<br />
61.5<br />
<br />
57.6<br />
<br />
66.7<br />
<br />
37.1<br />
<br />
45.7<br />
<br />
62.9<br />
<br />
Đáp ứng tốt<br />
<br />
48.6<br />
<br />
32.4<br />
<br />
26.5<br />
<br />
48.6<br />
<br />
48.6<br />
<br />
40.0<br />
<br />
34.3<br />
<br />
26.5<br />
<br />
22.9<br />
<br />
26.5<br />
<br />
36.4<br />
<br />
17.1<br />
<br />
14.3<br />
<br />
25.7<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Hình 2. Mức độ Rất cần thiết và Đáp ứng tốt các kiến thức và kỹ năng của cựu SV<br />
<br />
- Nhóm kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ rất cần thiết cao gồm: (C6) Kỹ năng giao<br />
tiếp bằng văn bản (68,6%) và (C7) Kỹ năng giao tiếp bằng lời (68,6%).<br />
+ Mức độ đáp ứng<br />
- Trong số 14 nội dung về kiến thức và các kỹ năng, nhóm kiến thức và kỹ năng<br />
mà cựu SV đáp ứng tốt gồm: (C1) Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (48,6%), (C4)<br />
Khả năng làm việc độc lập (48,6%) và (C5) Khả năng làm việc nhóm (48,6%).<br />
- Nhóm kiến thức và kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ không đáp ứng cao gồm:<br />
(C13) Cảm giác tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế (31,4%), (C9) Khả năng sử<br />
dụng ngoại ngữ trong công việc (28,6%) và (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin<br />
(23,5%).<br />
Đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa mức độ rất cần thiết và mức độ đáp ứng tốt<br />
của 3 nội dung: (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (40,9%), (C9) Khả năng sử<br />
dụng ngoại ngữ trong công việc (38,6%) và (C3) Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống<br />
(35,5%).<br />
3.2.2. Đánh giá về chất lượng đào tạo<br />
Kết quả khảo sát 9 câu hỏi về chất lượng đào tạo của cựu SV ngành Sinh học trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 3.<br />
38<br />
<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
2.9<br />
<br />
14.7<br />
<br />
2.9<br />
<br />
17.1<br />
<br />
42.9<br />
<br />
20.0<br />
<br />
37.1<br />
<br />
45.7<br />
<br />
31.4<br />
<br />
97.1<br />
<br />
85.3<br />
<br />
97.1<br />
<br />
82.9<br />
<br />
57.1<br />
<br />
80.0<br />
<br />
62.9<br />
<br />
54.3<br />
<br />
68.6<br />
<br />
KĐY và RKĐY<br />
ĐY và RĐY<br />
<br />
Hình 3. Đánh giá của cựu SV về chất lượng đào tạo<br />
<br />
- Các câu hỏi liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên được đánh giá cao. Tỷ<br />
lệ (%) mức độ đồng ý và rất đồng ý cao gồm: (C1) Giảng viên đáp ứng tốt những yêu<br />
cầu về chuyên môn, kiến thức (97,1%), (C3) Giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy<br />
(97,1%) và (C2) Giảng viên kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV (85,7%).<br />
- Bên cạnh đó vẫn còn 3 nội dung có tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý<br />
cao gồm: (C8) Được tiếp cận với công nghệ tin học (45,7%), (C5) Được lôi cuốn tích<br />
cực vào các hoạt động ngoại khóa của trường (42,9%) và (C7) Có đầy đủ học liệu trong<br />
học tập (37,1%).<br />
3.2.3. Các ý kiến đề xuất<br />
3.2.3.1. Về chương trình đào tạo<br />
- Lược bỏ một số học phần đại cương/học phần chung không thực sự cần thiết<br />
- Tăng số lượng và thời lượng các học phần chuyên ngành; Tăng thời lượng<br />
thực hành<br />
- Chương trình đào tạo cần đổi mới, bám sát yêu cầu của thực tế<br />
- Tăng thời lượng học phần Anh văn chuyên ngành và Tin học ứng dụng<br />
3.2.3.2. Về phương pháp giảng dạy<br />
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính tự học cho SV.<br />
- Chú ý rèn luyện những kỹ năng mềm cho SV.<br />
- Cập nhật và mở rộng kiến thức liên quan đến môn học.<br />
- Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.<br />
3.2.3.3. Ý kiến khác<br />
- Cần tăng cường cơ sở vật chất, học liệu, mạng internet và các trang thiết bị cần<br />
thiết khác tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình học tập.<br />
39<br />
<br />