NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN DÒNG CHẢY MÙA KIỆT TRÊN SÔNG HẬU VÀ CÁC<br />
PHỤ LƯU ỨNG VỚI MỘT SỐ KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH Ở<br />
THƯỢNG LƯU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG<br />
Tác giả: TS. Nguyễn Đăng Tính<br />
Trường Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Diễn biến dòng chảy trên sông Hậu và các phụ lưu bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự biến động<br />
dòng chảy thượng nguồn do sự phát triển kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp,<br />
dịch vụ và biến đổi khí hậu. Một số kịch bản về phát triển công trình ở thượng - hạ lưu<br />
được xem xét và đưa vào tính toán nhằm đánh giá biến đổi dòng chảy và xâm nhập mặn<br />
phía hạ lưu. 4 tổ hợp kịch bản bất lợi được lựa chọn và đưa vào tính toán bằng mô hình<br />
thủy lực MIKE11, qua phân tích kết quả cho thấy, tất cả các kịch bản đều gây bất lợi cho<br />
việc cung cấp nước ở vùng nghiên cứu, đặc biệt kịch bản có xét đến biến đổi khí hậu thì<br />
xâm nhập mặn vào nội đồng ở mức độ cao và lấn sâu, đây là điều đáng quan tâm vì có ảnh<br />
hưởng rất nhiều đến các hoạt động phát triển kinh tế trong vùng.<br />
<br />
<br />
I. Tổng quan<br />
Sông Mê Kông là một trong 10 con sông lớn nhất trên thế giới. Nguồn nước của sông Mê<br />
Kông được cung cấp bởi hai nguồn chính là tuyết tan ở thượng lưu và mưa. Dòng chảy trên<br />
lưu vực sông được phân chia thành hai mùa tương phản nhau khá sâu sắc, mùa lũ từ tháng<br />
6 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng, và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 chiếm 10%,<br />
trong đó, tháng 4 là tháng có lưu lượng nhỏ nhất.<br />
Chế độ thủy văn ở ĐBSCL nói chung, sông Hậu nói riêng, chịu tác động trực tiếp<br />
của dòng chảy thượng nguồn, cùng với chế độ mưa trên toàn đồng bằng. Mùa lũ ở ĐBSCL<br />
bắt đầu chậm hơn so với thượng lưu một tháng và mùa mưa tại đồng bằng 2 tháng, vào<br />
khoảng tháng 6, 7 và kết thúc vào tháng 11, 12, tiếp đến là mùa kiệt. Chế độ thủy văn ở<br />
ĐBSCL còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của 2 nguồn triều biển Đông và biển Tây. Triều<br />
biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều và biển Tây có chế độ nhật triều không đều.<br />
Tỷ lệ phân phối lưu lượng từ Phnom Penh vào sông Tiền sông Hậu qua Tân Châu<br />
và Châu Đốc đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ thủy văn, thủy lực toàn đồng bằng.<br />
Tỷ lệ trung bình cả năm là 83%/17% cho Tân Châu/Châu Đốc, khá ổn định, có xu thế thấp<br />
hơn trong mùa lũ (80%/20%) và cao hơn trong mùa kiệt (84÷86%/14÷16%). Tỷ lệ này<br />
giữa hai nhánh Mê Kông và Bassac ngay ngã rẽ ở Phnom Penh còn chênh lệch hơn rất<br />
nhiều. Xu thế phân phối dòng chảy vào hai nhánh cho thấy lưu lượng vào ĐBSCL tăng<br />
hơn cho Tân Châu và ngược lại giảm đi đối với Châu Đốc. Tuy nhiên, khi vào sâu hơn<br />
trong đồng bằng, với sự điều tiết của Vàm Nao, dòng chảy 2 sông đã lập lại thế cân bằng.<br />
Với vị trí quan trọng, Vàm Nao được xem như là sông nối, có nhiệm vụ tiếp nước cho sông<br />
Hậu, phân phối lại dòng chảy giữa 2 sông Tiền và Hậu. Sau Vàm Nao, tỷ lệ phân phối giữa<br />
hai nhánh sông Mê Kông là 51% cho sôngTiền và 49% cho sông Hậu.<br />
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích diễn biến dòng chảy trên sông Hậu và<br />
một số phụ lưu chính như Vĩnh Tế, Tri Tôn, Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô Môn, Xà No, Quảng Lộ-<br />
Phụng Hiệp..., đây là những phụ lưu có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp nước ngọt cho<br />
vùng Nam sông Hậu để phát triển kinh tế cho các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Hậu<br />
Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu, và đặc biệt có ý nghĩa sống còn trong<br />
chiến lược ngọt hóa bán đảo Cà Mau.<br />
II. Các kịch bản tính toán<br />
Các hoạt động xây dựng hồ chứa nói chung; vận chuyển nước trong và ngoài lưu vực; phát<br />
triển nông nghiệp; và quản lý vận hành và yếu tố tự nhiên đều ảnh hưởng đến diễn biến<br />
dòng chảy ở trong lưu vực, đặc biệt là phía hạ lưu. Trong số các yếu tố quan trọng trên,<br />
việc quản lý và vận hành các công trình có gây ảnh hưởng nhưng không xảy ra thường<br />
xuyên, vì vậy có thể xem xét là yếu tố bổ trợ cho các kịch bản xây dựng; vận chuyển nước<br />
trong hay ngoài lưu vực chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, các yếu tố khác được xem là ít<br />
quan trọng hơn như công nghiệp hóa, thủy sản, du lịch và gia tăng dân số được xem xét kết<br />
hợp vào kịch bản nông nghiệp vì nhu cầu nước cho các ngành này tỷ lệ với phát triển nông<br />
nghiệp nói chung, như vậy một kịch bản được xây dựng trên cơ sở tổ hợp của 3 yếu tố này.<br />
<br />
KỊCH BẢN PHÁT<br />
TRIỂN<br />
<br />
<br />
Yếu tố tự nhiên Tác động con người<br />
<br />
<br />
Chế độ thuỷ văn (mưa, Xây dựng cống, đập Kinh tế xã hội<br />
triều, nước biển dâng) (CT) (KT)<br />
<br />
<br />
(Vận hành) Phát triển nông nghiệp<br />
<br />
<br />
Chuyển nước trong và<br />
ngoài lưu vực<br />
<br />
<br />
Nước cho công nghiệp<br />
<br />
<br />
Phát triển dân số<br />
<br />
<br />
<br />
Thủy sản và du lịch<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Sơ họa cấu trúc xây dựng kịch bản<br />
Kịch bản hiện trạng được xây dựng trên cơ sở số liệu phát triển kinh tế xã hội của các nước<br />
nằm trong lưu vực sông Mê công. Kịch bản phát triển (2010 và 2020) đựơc xây dựng theo<br />
định nước phát triển kinh tế xã hội của các nước nằm trong lưu vực sông Mê công, theo xu<br />
hướng nhu cầu sử dụng nước (phát triển nông nghiệp, công nghiệp... và thuỷ điện). Đối với<br />
thượng lưu, hai giai đoạn phát triển dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp và các thuỷ điện<br />
đươc xây dựng, đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến dòng chảy về Kratie ( biên cho mô<br />
hình). Với hạ lưu, kịch bản phát triển đựơc xây dựng trên cơ sở các dự án kiểm soát mặn<br />
được xây dựng và đi vào hoạt động.<br />
Qua phân tích, kết hợp các kịch bản thượng lưu và hạ lưu để làm cơ sở nghiên cứu biến<br />
động dòng chảy vùng nghiên cứu, 4 kịch bản tổ hợp được xem xét là bất lợi nhất cho việc<br />
cung cấp<br />
nước ở phía hạ lưu trong mùa kiệt, chi tiết xem ở bảng sau.<br />
Bảng 1 Tổng hợp, phân tích các kịch bản<br />
<br />
KỊCH BẢN TÍNH TOÁN CHO TL-HL TRONG MÙA KIỆT<br />
KỊCH BẢN<br />
TT THƯỢNG LƯU HẠ LƯU<br />
TÍNH TOÁN<br />
Chế độ Xây dựng Kinh tế xã Chế độ Xây dựng Kinh tế xã<br />
thủy văn công trình hội thủy văn công trình hội<br />
Hiện trạng Hiện trạng Hiện trạng Hiện trạng<br />
1 KB1 Năm 1998 Năm 1998<br />
2005 2005 2005 2005<br />
Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển<br />
2 KB3 Năm 1998 Năm 1998<br />
2010 2010 2010 2010<br />
Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển<br />
3 KB5 Năm 1998 Năm 1998<br />
2020 2020 2010 2010<br />
Năm 1998,<br />
Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển<br />
4 KB7 Năm 1998 Thay đổi<br />
2020 2020 2010 2010<br />
khí hậu<br />
III. Mô phỏng diễn biến dòng chảy<br />
*. Giới thiệu mô hình: Do sự phức tạp và kết nối của cả hệ thống sông rạch thuộc ĐBSCL<br />
nên sông Hậu không thể tách riêng biệt, vì vậy toàn bộ hệ thống sông rạch thuộc ĐBSCL<br />
được mô phỏng trong mô hình MIKE11, đây là công cụ lập mô hình động lực một chiều<br />
và thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho<br />
sông và hệ thống kênh dẫn phức tạp. Mô-đun mô hình thuỷ động lực (HD) là một phần<br />
trọng tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11, dựa trên cơ sở giải hệ phương trình Saint-<br />
Vernant.<br />
A Q<br />
q<br />
t x<br />
Q2 <br />
<br />
Q A Z g Q Q<br />
gA 0<br />
t x x ARC 2<br />
Trong đó: Q: lưu lượng qua mặt cắt ngang; A: diện tích dòng chảy; Z: mực nước so với cao<br />
độ chuẩn; q: lưu lượng gia nhập; C: hệ số sức cản Chezy; R: bán kính thủy lực;<br />
: hệ số động lượng; x: toạ độ dọc sông; t: thời gian<br />
*. Kết quả mô hình: Tại Tân Châu và Châu Đốc, từ cuối tháng 11, khi mà lưu lượng từ<br />
thượng nguồn dồn về giảm, cùng với mưa ít xảy ra trên toàn đồng bằng, mực nước giảm<br />
theo nhanh từ cuối tháng 12, thường đạt giá trị thấp nhất vào tháng 4, sau đó mực nước<br />
tăng dần theo sự gia tăng lượng nước thượng nguồn chuyển về. Kết quả mô phỏng diễn<br />
biến mực nước và mức độ xâm nhập mặn trên toàn hệ thống trong thời gian kiệt (tháng 4)<br />
theo các kịch bản được thể hiện ở hình dưới đây:<br />
Hình 2: Mô phỏng mực nước ĐBSCL trong thời kỳ kiệt theo các kịch bản 1-3-5-7 từ trái sang phải,<br />
từ trên xuống dưới<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Mô phỏng độ mặn ở ĐBSCL trong thời kỳ kiệt theo các kịch bản 1-3-5-7 từ trái sang phải,<br />
từ trên xuống dưới<br />
IV. Phân tích và đánh giá diễn biến<br />
Kịch bản 1: Kịch bản hiện trạng<br />
+ Mực nước mùa kiệt trên sông Hậu dao động từ -2.12m ÷+1.88m; từ cuối tháng<br />
11, lũ thượng nguồn đổ về giảm, mực nước giảm theo nhanh chóng. Đầu tháng 2 mực<br />
nước max tại Châu Đốc khoảng +1.35m, tại Tân Châu +1.2m, Cần Thơ +1.15m… giảm<br />
dần đến tháng 4 khoảng: +0.80m ÷ +0.89m.<br />
+ Trong nội đồng: Theo biểu đồ mô phỏng hình 2, mực nước max mùa kiệt tại đầu<br />
các kênh chuyển nước vào nội đồng như: Vĩnh Tế, Tri Tôn, Rạch Giá – Long Xuyên, Kênh<br />
Thốt Nốt, rạch Cái Sắn, Kênh Ô Môn, Xà No, Quản Lộ-Phụng Hiệp…mực nước max dao<br />
động từ +1.4m ÷ +1.5m, mực nước chuyển vào nội đồng giảm nhanh chóng, khi mực nước<br />
chuyển vào sâu khoảng 20km, mực nước chỉ còn +0.80m ÷+1.2m, khi vào hơn 35km mực<br />
nước giảm còn +0.5m÷+0.6m.<br />
+ Nguồn nước ngọt vào sâu trong nội đồng giảm đáng kể, kết hợp dao động triều<br />
lớn, đẩy nước mặn vào sâu trong nội động. Vùng Bán Đảo Cà Mau, nước mặn theo các<br />
sông Ông Đốc, Cửa Lớn, Kênh Bảy Háp, Gành Hào xâm nhập sâu vào nội động, độ mặn<br />
ven thành phố Cà Mau độ mặn dao động từ 5.0÷10g/l, độ mặn trên sông Ông Đốc, Cái Lớn<br />
dao động từ 20÷25g/l khi ở cách biển 10km, giảm mạnh khi vào sâu trong nội đồng<br />
20÷30km độ mặn giảm 5÷10g/l.<br />
+ Vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng độ mặn truyền vào sâu vào bên trong theo kênh Cà<br />
Mau-Bạc Liêu, Hòa Phú, Vĩnh Châu, Cái Xe…độ mặn thay đổi từ 2÷8g/l. Trên sông Hậu<br />
độ mặn (2÷4)g/l xâm nhập sâu vào sông khoảng 45÷50km, khi vào sâu khoảng 20km độ<br />
mặn khoảng (5÷8)g/l .<br />
+ Vùng Tứ Giác Hà Tiên, hầu hết đã xây dựng các cống ngăn mặn dọc dưới đê<br />
Biển Tây, do đó phần lớn diện tích canh tác từ kênh T5 trở vào Kênh Rạch Giá-Long<br />
Xuyên là ít chịu ảnh hưởng của nước mặn, một số diện tích cục bộ bị ảnh hưởng là do<br />
người dân phá cống hoặc bơm nước mặn vào phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.<br />
Kịch bản 3: Kịch bản phát triển thấp<br />
+ Mực nước đầu các kênh trục Vĩnh Tế, Tri Tôn, Xà No, Quản Lộ Phụng Hiệp<br />
xuống thấp hơn hơn phương án KB1 khoảng 0.1m÷0.3m, vào nội đồng hầu hết mực nước<br />
trên kênh đều giảm thấp hơn so với kịch bàn KB1 từ 0.1m÷0.2m.<br />
+ Trên sông Hậu: tại Châu Đốc vào tháng 2 mực nước max +1.301m, giảm 0.05m;<br />
tháng 4 là +0.827m giảm 0.053m. Tại đầu kênh Xà No: tháng 2 là + 1.225m, giảm 0.036m;<br />
tháng 4: +0.920m, giảm 0.52m.<br />
Tóm lại: Theo kịch bản KB3, khi kinh tế và xây dựng công trình thượng nguồn phát triển<br />
thấp (năm 2010) kết hợp với phát triển Hạ lưu thì mực nước trên toàn vùng nghiên cứu đều<br />
giảm từ 0.1m÷0.3m.<br />
+ Độ mặn: Khi lượng nước thượng lưu về giảm, kết hợp với tăng nhu cầu sử dụng<br />
nước hạ lưu làm cho nguồn nước ngọt giảm đáng kể, tạo thuận lợi cho nước mặn xâm nhập<br />
vào nội đồng. Nhưng theo quy hoạch phát triển kinh tế năm 2010 cũng như các dự án đang<br />
triển khai thực hiện trong qui hoạch thủy lợi ĐBSCL nói chung và các vùng như: Ngọt hóa<br />
bán đảo Cà Mau, khu Tứ Giác Long Xuyên, Tứ Giác Hà Tiên, Dự án Ô Môn – Xà<br />
No…Hàng trăm cống ngăn mặn và các tuyến đê bao đã và đang thực hiện. Cho nên mặn<br />
vào trong nội đồng được kiểm soát đáng kể, hệ thống kênh rạch trong đồng được nạo vét,<br />
mở rộng để trữ nước mưa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp... Do đó độ mặn trong đồng<br />
không thay đồi đáng kể, đối với một số kênh trục, sông chính không có công trình kiểm<br />
soát mặn, nước mặn vào sâu, độ mặn tăng hơn so với kịch bản hiện trạng (KB1), cụ thể:<br />
+ Trên sông Hậu, tại vị trí đầu kênh Sóc Trăng-Đại Ngãi, độ mặn dao động từ<br />
3÷10g/l, tăng 1÷2g/l so với kịch bản KB1. Độ mặn 3÷6g/l tiến sâu vào đồng bằng khoảng<br />
45km÷50km; Trên sông Cái lớn, sông Ông Đốc độ mặn cũng tăng từ 1÷2g/l so với KB1.<br />
Kịch bản 5: Tương tự như kịch bản KB3 nhưng thượng nguồn mô phỏng tính toán với<br />
phát triển kinh tế năm 2020, phần lớn diện tích đất canh tác nông nghiệp đều được cấp<br />
nước sản xuất, công trình triển khai xây dựng đồng bộ, quy hoạch khai thác thủy năng tối<br />
ưu cho lưu vực.<br />
+ So với kịch bản KB1 và KB3 thì mực nước đầu các kênh trục Vĩnh Tế, Tri Tôn,<br />
Xà No, Quản Lộ Phụng Hiệp…tăng 0.03m÷0.12m, mực nước max trên sông Hậu, tại kênh<br />
Vĩnh Tế: +1.42m; Tri Tôn +1.36m; Thốt Nốt +1.31m.<br />
+ Hướng cấp nước cho nội đồng cũng tăng từ 0.04m÷0.16m, trên kênh Tri Tôn<br />
mực nước max trong tháng 4 tại sông Hậu là +0.93m, tại kênh Tám Ngàn +0.84m, tăng<br />
0.06m; Trên kênh Thốt Nốt: tại sông Hậu +0.96m, tại kênh Đứng +0.57m, tăng 0.05m.<br />
+ Độ mặn, tương tự như kịch bản KB3, nhưng độ mặn tại các kênh chính giảm<br />
đáng kể. Trên sông Hậu độ mặn tại vị trí Kênh Số 2 độ mặn giảm từ 0.2÷0.5g/l, độ mặn<br />
được đẩy lùi cách biển Đông khoảng 35km, đẩy ra biển khoảng 5÷10km so với kịch bản<br />
KB3. Nhưng trên các sông Cái Lớn, Ông Đốc, Gành Hào (phía Bán Đảo Cà Mau)… thì độ<br />
mặn không thay đổi so với kịch bản KB3.<br />
Nhìn chung kịch bản KB5 so với KB3 thì mực nước mùa kiệt trên các sông vùng<br />
nghiên cứu tăng 0.04m÷0.16m, độ mặn giảm 0.2÷0.5g/l trên các trục kênh có ảnh hưởng<br />
dòng chảy từ sông Hậu.<br />
Kịch bản 7: Tương tự như kịch bản KB5 nhưng hạ lưu có kể tới mực nước biển dâng cao<br />
thêm 0.33m [theo kết quả nghiên cứu của WB]. Nghĩa là các biên mực nước tính toán phía<br />
Biển Đông và Biển Tây đều cộng thêm 0.33m.<br />
+ So với kịch bản KB1, KB3 và KB5 thì mực max trên sông Hậu trong tháng 4 tại<br />
kênh Mỹ Văn, Quản Lộ-Phụng Hiệp là +1.33÷+1.71m, tăng 0.30m÷0.36m; Phía thượng<br />
nguồn tại Châu Đốc là +1.27m tăng 0.39m.<br />
+ Trong nội đồng trên kênh Tri Tôn mực nước dao động từ +0.67m÷+1.23m; kênh<br />
Rạch Giá– Long Xuyên giao động từ +0.65m÷1.24m; trên kênh Xà No là +0.70m÷+1.31m,<br />
tăng trung bình từ 0.15m÷0.30m so với kịch bản hiện trạng KB1, càng về cuối sông Hậu<br />
mực nước càng cao, do độ dềnh mực nước của thủy triều.<br />
+ Khi mực nước thủy triều tăng cao kéo theo xâm nhập mặn vào nội đồng. Trên<br />
Sông Hậu tại đầu kênh Quản Lộ Phụng Hiệp độ mặn max là 2.0÷4.0g/l, tăng 1.0÷1.5g/l.<br />
Độ mặn thấp xâm nhập sâu vào trong nội đồng khoảng 50÷60km.<br />
Nhận xét: Qua phân tích mô hình thủy động lực học cho vùng nghiên cứu theo một số kịch<br />
bản phát triển thượng nguồn ảnh hưởng cực đoan đến hạ lưu cho thấy:<br />
- Kịch bản 3 là bất lợi nhất, mực nước từ thượng nguồn đổ về giảm mạnh, do nhu<br />
cầu phát triển công trình ở thượng lưu chưa đáp ứng được khả năng điều tiết cho<br />
các ngành dùng nước. vì vậy vào mùa lũ không có khả năng điều tiết đỉnh lũ, vào<br />
mùa khô thì thiếu nước trầm trọng, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn vào nội đồng.<br />
- Kịch bản 7 đem lại lời cảnh báo về khả năng xâm nhập mặn vào nội đồng rất lớn vì<br />
hầu hết các công trình trên hệ thống được xây dựng từ nhiều thập niên trước.<br />
V. Kết luận và kiến nghị<br />
Dòng chảy mùa kiệt trên sông Hậu và các phụ lưu phụ thuộc nhiều vào diễn biến dòng<br />
chảy thượng lưu, theo các kịch bản tính toán bất lợi cho thấy:<br />
+ Trên các sông, kênh trục nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng từ 37÷50 km. Cụ<br />
thể, trên sông Hậu cửa Trần Đề xâm nhập sâu 45 km, Định An xâm nhập sâu 50km. Sông<br />
Cái Lớn, Bảy Háp là 25÷30km. Độ mặn lúc cao nhất tại các địa phương sông Định An<br />
26,4‰, sông Trần Đề 25,9‰.<br />
+ Mực nước mùa kiệt đối với kịch bản phát triển thấp giảm 0.2÷0.45m; Khi tính<br />
toán ứng với kịch bản có ảnh hưởng mực nước biển dâng thì dòng chảy mùa kiệt tăng, mặn<br />
xâm nhập sâu vào nội đồng.<br />
Để đánh giá hết mức độ ảnh hưởng của việc phát triển công trình thượng nguồn đến<br />
chế độ thủy văn dòng chảy xuống với vùng nghiên cứu, cần nghiên cứu đánh giá tất cả các<br />
kịch bản phụ trợ như: Mô phỏng vận hành hồ chứa, chuyển nước ra ngoài lưu vực, vỡ đập.<br />
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Uỷ hội Mê Kông Quốc tế trong sử dụng và<br />
phân chia hợp lý nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước mùa kiệt, trong quản lý và giảm nhẹ<br />
lũ, những vấn đề xuyên biên giới, trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng và khu vực.<br />
- Nghiên cứu sâu hơn những giải pháp sử dụng hiệu quả dòng chảy mùa kiệt, tránh<br />
thời kỳ dòng chảy kiệt nhất trong năm và đề xuất những biện pháp sử dụng tiết kiệm nước,<br />
đối phó hữu hiệu khi gặp năm khô hạn đặc biệt. Kiểm soát và gia tăng dòng chảy kiệt ổn<br />
định và bền vững được xem là chiến lược lâu dài cho phát triển vùng ĐBSCL.<br />
- Trong tính toán mô phỏng cần phải được rà soát các công trình đã và sẽ xây dựng,<br />
song song với việc xây dựng hệ thống công trình là xây dựng quy trình quản lý và vận<br />
hành hệ thống để có thể phục vụ một cách tối ưu bài toán đa mục tiêu, đặc biệt trong<br />
chuyển đổi cơ cấu sản xuất.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Nguyễn Quang Kim và nnk : Đánh giá biến đổi dòng chảy về Kratie theo các kịch bản<br />
phát triển thượng lưu. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật TL&MT, số 24/2009.<br />
2. VNMC (2000): Báo cáo "Tính toán cân bằng nước và đánh giá ảnh hưởng của các dự án<br />
phát triển tài nguyên nước của các quốc gia phía thượng lưu sông Mê Công đến dòng chảy<br />
mùa cạn vào lãnh thổ Việt Nam".<br />
3. VNMC (2005): Đánh giá tác động thượng nguồn đến cân bằng nước ĐBSCL.<br />
<br />
<br />
RESEARCH ON FLOW VARIATION OF HAU RIVER AND ITS TRIBUTARY<br />
DURING DRY SEASON IN CONTEXT OF STRUCTURAL DEVELOPMENT<br />
SCENARIOS AT UPSTREAM AND SEA LEVEL RISE<br />
<br />
Abstract<br />
Flow variation of Hau river during dry season is significantly influenced by hydrology<br />
regimes due to structural development at up stream and global climate changes. Some<br />
possible scenarios of development at both up and down stream are considered to estimate<br />
the variation of flow and salinisation in cannal system in the delta by MIKE11, four<br />
amongst scenarios are simulated and analyzed. The results obtained from the models show<br />
that the variation of flow and salinization in the delta are significantly influenced by<br />
structural development in such selected scenarios, especially if climate changes included.<br />