Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ <br />
VÀ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI LỚN MẮC BỆNH HEN <br />
Ngô Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Thu Ba**, Jane Dimmitt Champion*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và chăm sóc hen tại nhà của người lớn mắc bệnh hen. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang <br />
Kết quả: Trong 350 người bệnh hen phế quản (HPQ) gồm có 231 nữ và 119 nam, tỷ lệ kiến thức chung tốt <br />
về HPQ chiếm 47,1%, thái độ tích cực chiếm 49,7%, thực hành sử dụng bình xịt định liều (BXĐL) đúng chiếm <br />
31,7%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về HPQ với p=0,0028 (KTC 95%, PR: 1,11‐ 1,71). Có mối <br />
liên quan giữa kiến thức với thực hành sử dụng BXĐL với p=0,026 (KTC 95%, PR: 1,02‐1,63). <br />
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ chưa cao và thực hành sử dụng BXĐL của người <br />
bệnh HPQ còn thấp. Điều này cho thấy cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh các kiến <br />
thức về HPQ đồng thời nhân viên y tế phải kiểm tra lại cách sử dụng thuốc và sử dụng BXĐL, hướng dẫn lại <br />
những thông tin liên quan đến HPQ mỗi lần tái khám nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. <br />
Từ khóa: kiến thức, thái độ, bình xịt định liều, hen phế quản <br />
<br />
ABSTRACT <br />
NURSING RESEARCH ON KNOWLEDGE, ATTITUDE <br />
AND HOME CARE OF ASTHMATIC ADULT PATIENTS <br />
Ngo Thanh Truc, Nguyen Thi Thu Ba, Jane Dimmitt Champion <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 184‐ 189 <br />
Objective: Survey on knowledge, attitude and home care of asthmatic adult patients <br />
Research methods: descriptive cross‐sectional <br />
Results: In 350 asthmatic patients, including 231 females and 119 males, rate of good general knowledge is <br />
47.1%, rate of positive attitude is 49.7%, and rate of correct practice of using MDI is 31.7%. There is a <br />
significant relationship between good knowledge and positive attitude about asthma with p=0.0028 (CI 95%, PR: <br />
1.11‐ 1.71). There is a significant relationship between knowledge of patients and practice of using MDI with <br />
p=0.026 (CI 95%, PR: 1.02‐1.63). <br />
Conclusions: Results of the study showed that knowledge and attitude are not good enough and correct <br />
practice of using MDI is low. Hence, there is a need to have educational programs to: provide information about <br />
asthma in mass media in order for everyone to approach; Educate health for patients about their disease. <br />
Healthcare workers must recheck on asthmatic patients’ using medicines, using inhalers devices and re‐explain <br />
information related to asthma to the patients in following‐up checks to increase patients’ quality of life. <br />
Key words: knowledge, attitude, asthma, MDI. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
100‐150 triệu người mắc bệnh này(10). <br />
<br />
Hen phế quản là một trong những bệnh mãn <br />
tính ở đường hô hấp, thường gặp nhất trên thế <br />
giới, hiện tại trên thế giới có khoảng 300 triệu <br />
người mắc bệnh hen phế quản với tỷ lệ từ 2%‐<br />
12% dân số(4), dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm <br />
<br />
Cho đến nay HPQ vẫn là một trong những <br />
căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc <br />
sống và sức khoẻ. Chi phí cho bệnh HPQ năm <br />
2007 tại Mỹ là 56 tỉ đô la với 3.300 người chết <br />
mỗi năm(5). Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho <br />
<br />
* Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch** ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh*** University of Texas ‐ USA <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Thanh Trúc <br />
ĐT: 0913 626 087<br />
Email: ngotruc1980@yahoo.com.vn<br />
<br />
184<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
thấy kiến thức và sử dụng BXĐL trên người <br />
bệnh HPQ thấp(8,11). <br />
Việc hiểu biết về HPQ sẽ giúp cho người <br />
bệnh kiểm soát tốt bệnh của mình, hạn chế số <br />
lần tái phát cơn hen, giảm số lần nhập viện, giảm <br />
chi phí y tế, ngăn ngăn xảy ra các biến chứng. <br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm phát hiện <br />
những kiến thức, thái độ, chăm sóc tại nhà chưa <br />
đúng, từ đó có định hướng tốt hơn trong việc <br />
hướng dẫn những kiến thức cần thiết, phù hợp <br />
cho người bệnh HPQ để nâng cao chất lượng <br />
cuộc sống cho họ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Người bệnh được chẩn đoán HPQ từ 18 tuổi <br />
trở lên, đến khám tại phòng khám hô hấp bệnh <br />
viện Đại học Y Dược TP.HCM, từ tháng 02 đến <br />
tháng 05 năm 2013. <br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh <br />
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được chẩn <br />
đoán HPQ bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. <br />
Người bệnh có sử dụng BXĐL. <br />
Người bệnh tái khám từ lần thứ 2 trở lên. <br />
Người bệnh tình nguyện tham gia nghiên <br />
cứu. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Người bệnh bị bệnh nặng, câm, điếc. <br />
‐ Người bệnh HPQ kết hợp với COPD. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Chọn mẫu thuận tiện không theo nguyên tắc <br />
xác suất. Người bệnh đủ tiêu chí chọn mẫu sẽ <br />
được mời phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu <br />
hỏi có sẵn gồm: các thông tin của người bệnh, <br />
kiến thức có liên quan đến HPQ (13 câu), thái độ <br />
(5 câu) và bảng kiểm sử dụng BXĐL (6 bước). <br />
<br />
Phân tích số liệu <br />
Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần <br />
mềm Epidata 3.1, sử dụng chương trình thống <br />
kê SPSS 11.5 để xử lý số liệu. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Qua khảo sát kiến thức, thái độ và quan sát <br />
sử dụng BXĐL của 350 người bệnh HPQ, chúng <br />
tôi có kết quả nghiên cứu như sau <br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu <br />
Bảng 1‐ Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu <br />
Đặc điểm của đối tượng<br />
Tuổi<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
Giới tính<br />
<br />
Trình độ<br />
học vấn<br />
<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
Tình trạng<br />
hôn nhân<br />
Gia đình có<br />
người bị<br />
bệnh HPQ<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
18-40<br />
41-60<br />
> 60<br />
Tỉnh<br />
TPHCM<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Mù chữ<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Trung cấp/<br />
CĐ/ĐH/SĐH<br />
Nhân viên văn phòng<br />
Giáo viên<br />
Nội trợ<br />
Buôn bán<br />
Nông dân<br />
Khác<br />
Độc thân<br />
Đã kết hôn<br />
Góa<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
Tần số<br />
Tỷ lệ %<br />
43,7+/- 15,3*<br />
151<br />
43,1<br />
153<br />
43,7<br />
46<br />
13,2<br />
233<br />
66,6<br />
117<br />
33,4<br />
231<br />
66,0<br />
119<br />
34,0<br />
5<br />
1,4<br />
35<br />
10,0<br />
73<br />
20,9<br />
97<br />
27,7<br />
140<br />
40,0<br />
19<br />
23<br />
59<br />
61<br />
22<br />
166<br />
69<br />
279<br />
2<br />
214<br />
136<br />
<br />
5,4<br />
6,6<br />
16,9<br />
17,4<br />
6,3<br />
47,4<br />
19,7<br />
79,7<br />
0,6<br />
61,1<br />
38,9<br />
<br />
Không<br />
307<br />
Có<br />
43<br />
* Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
<br />
87,7<br />
12,3<br />
<br />
Kiến thức có liên quan đến HPQ <br />
Bảng 2‐ Kiến thức có liên quan đến HPQ <br />
Tần Tỷ lệ<br />
suất %<br />
Bệnh mãn 179 51,1<br />
1. Theo Ông/Bà HPQ là bệnh gì?<br />
tính<br />
Đúng<br />
293 83,7<br />
2. Theo Ông/Bà HPQ là bệnh dễ<br />
tái đi tái lại?<br />
254 72,6<br />
3. Theo Ông/Bà HPQ có liên quan<br />
Có<br />
đến dị ứng không?<br />
Không<br />
259 74,0<br />
4. Theo Ông/Bà HPQ có lây<br />
không?<br />
Không<br />
171 48,8<br />
5. Theo Ông/Bà HPQ trị có dứt<br />
không?<br />
Nội dung<br />
<br />
Trả lời<br />
<br />
185<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Nội dung<br />
<br />
Trả lời<br />
<br />
6. Theo Ông/Bà thời gian điều trị<br />
Không đúng<br />
hen chỉ vài tuần là dứt bệnh?<br />
7. Theo Ông/Bà nuốt con thằn lằn<br />
Không<br />
có trị hết bệnh hen không?<br />
8. Theo Ông/Bà hút cà độc dược<br />
Không<br />
có trị hết bệnh hen không?<br />
9. Theo Ông/Bà cấy chỉ dưới da<br />
Không<br />
có trị hết bệnh hen không?<br />
Ngăn chặn<br />
10. Theo Ông/Bà sử dụng thuốc<br />
xuất hiện<br />
hàng ngày theo phác đồ điều trị để<br />
các triệu<br />
làm gì?<br />
chứng hen<br />
11. Tác dụng phụ hay gặp của<br />
thuốc xịt dùng điều trị bệnh hen<br />
Đúng<br />
hàng ngày là bị nấm miệng?<br />
12. Các thuốc điều trị bệnh hen có<br />
Không<br />
gây nghiện không?<br />
13. Theo Ông/Bà hen phế quản có<br />
thể phòng ngừa để hạn chế số lần<br />
Có<br />
lên cơn hen không?<br />
<br />
Tần Tỷ lệ<br />
suất %<br />
296 84,6<br />
191 54,6<br />
188 53,7<br />
179 51,2<br />
135 38,6<br />
<br />
N<br />
165<br />
185<br />
<br />
5<br />
6<br />
<br />
Trình tự các bước<br />
<br />
Bảng 6‐ Thực hành chung đúng <br />
Thực hành chung<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
n<br />
111<br />
239<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
31,7<br />
68,3<br />
<br />
Bảng 7‐ Nguồn thông tin về HPQ <br />
263 75,2<br />
265 75,7<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
47,1<br />
52,9<br />
<br />
Thái độ của người bệnh về HPQ <br />
Bảng 4‐ Thái độ của người bệnh về HPQ <br />
Tần Tỷ lệ<br />
suất %<br />
1.Ông/Bà có đồng ý với ý Thái độ tích cực 177 50,6<br />
kiến cho rằng nuốt con thằn Thái độ chưa tích<br />
173 49,4<br />
lằn sẽ hết bệnh hen<br />
cực<br />
2. Ông/Bà có đồng ý với ý Thái độ tích cực 176 50,3<br />
kiến cho rằng hút cà độc Thái độ chưa tích<br />
174 49,7<br />
dược sẽ hết bệnh hen<br />
cực<br />
3. Ông/Bà có đồng ý với ý Thái độ tích cực 166 47,4<br />
kiến cho rằng cấy chỉ dưới da Thái độ chưa tích<br />
184 52,6<br />
sẽ hết bệnh hen<br />
cực<br />
4. Theo Ông/Bà tái khám Thái độ tích cực 342 97,7<br />
thường xuyên sẽ giúp bệnh Thái độ chưa tích<br />
8<br />
2,3<br />
hen ổn định<br />
cực<br />
5. Theo Ông/Bà sử dụng Thái độ tích cực 342 97,7<br />
thuốc theo đúng phác đồ điều<br />
trị giúp kiểm soát được triệu Thái độ chưa tích 8<br />
2,3<br />
cực<br />
chứng hen<br />
Thái độ tích cực 174 49,7<br />
Thái độ chung<br />
Thái độ chưa tích<br />
176 50,3<br />
cực<br />
Nội dung<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Thực Tần Tỷ lệ<br />
hành suất %<br />
Mở nắp bình xịt<br />
Đúng 350 100<br />
Giữ bình thẳng, lắc kỹ<br />
Đúng 340 97,1<br />
Thở ra chậm<br />
Đúng 197 56,3<br />
Ngậm ống kín<br />
Đúng 280 80,0<br />
Hít vào chậm đồng thời ấn bình Đúng 198 56,6<br />
và tiếp tục hít vào thật sâu<br />
Nín thở 10 giây<br />
Đúng 204 58,3<br />
<br />
113 32,3<br />
<br />
Bảng 3‐ Kiến thức chung của người bệnh về HPQ <br />
Kiến thức chung<br />
Tốt<br />
Chưa tốt<br />
<br />
STT<br />
<br />
Trả lời<br />
<br />
Nguồn thông tin về HPQ<br />
Bác sĩ<br />
Điều dưỡng<br />
Người thân<br />
Tivi<br />
Radio<br />
Báo chí<br />
Internet<br />
Khác (bạn bè, tổng đài tư vấn)<br />
<br />
Tần suất Tỷ lệ %<br />
334<br />
95,4<br />
1<br />
0,3<br />
51<br />
14,6<br />
13<br />
3,7<br />
7<br />
2<br />
33<br />
9,4<br />
20<br />
5,7<br />
4<br />
1,1<br />
<br />
Liên quan giữa kiến thức với thái độ về <br />
HPQ <br />
Bảng 8‐ Liên quan giữa kiến thức với thái độ về <br />
HPQ <br />
Thái độ (n=350)<br />
p<br />
PR<br />
KTC 95%<br />
Chưa tích cực Tích cực<br />
(n=176)<br />
(n=174)<br />
Chưa tốt 107 (57,8%) 78 (42,2%) 0,0028<br />
1,38<br />
(n=185)<br />
(1,11- 1,71)<br />
69 (41,8%)<br />
96 (58,2%)<br />
Tốt<br />
(n=165)<br />
Kiến<br />
thức<br />
<br />
Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử <br />
dụng BXĐL <br />
Bảng 9‐ Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử <br />
dụng BXĐL <br />
Kiến thức<br />
<br />
Chưa tốt<br />
(n=185)<br />
Tốt (n=165)<br />
<br />
Thực hành (n=350)<br />
p<br />
PR<br />
KTC 95%<br />
Chưa đúng<br />
Đúng<br />
(n=176)<br />
(n=174)<br />
96 (51,9%) 89 (48,1%) 0,026<br />
1,29<br />
(1,02-1,63)<br />
66 (40%)<br />
99 (60%)<br />
<br />
Thực hành sử dụng BXĐL <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Bảng 5‐ Sử dụng BXĐL <br />
<br />
Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi là 18 tuổi, cao nhất là 87 tuổi, đa số đối tượng <br />
ở các tỉnh nhiều hơn ở TP.HCM với tỷ lệ 66,6%. <br />
<br />
STT<br />
<br />
186<br />
<br />
Trình tự các bước<br />
<br />
Thực Tần Tỷ lệ<br />
hành suất %<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ nữ là 66% và nam là 34%, nhiều nghiên <br />
cứu cho thấy ở tuổi trưởng thành thì tỷ lệ nữ giới <br />
mắc bệnh HPQ nhiều hơn nam giới(9,13), kết quả <br />
của chúng tôi phù hợp với y văn. Tỷ lệ người <br />
bệnh HPQ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên <br />
trong mẫu của chúng tôi chiếm đa số (bảng 1), <br />
đây là một điểm thuận lợi cho việc giáo dục sức <br />
khỏe cho người bệnh. Tỷ lệ người bệnh HPQ <br />
hiện có hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi là 12,3%, khói thuốc lá gây kích thích đường <br />
hô hấp, làm tăng nguy cơ nhạy cảm với dị <br />
nguyên và làm tăng các triệu chứng hen(6,12). <br />
<br />
Nhìn chung kiến thức về HPQ của người <br />
bệnh vẫn còn thấp. Để đạt được sự kiểm soát <br />
HPQ hiệu quả, chúng ta cần phải cung cấp cho <br />
người bệnh những kiến thức cơ bản về sinh lý <br />
bệnh của HPQ, về các triệu chứng của cơn hen. <br />
Bên cạnh đó, NVYT phải hướng dẫn cho người <br />
bệnh cách xác định yếu tố nguy cơ gây khởi phát <br />
hen cho họ để phòng tránh hen tái phát song <br />
song với việc cung cấp kiến thức cơ bản về thuốc <br />
điều trị để người bệnh hiểu được vai trò, tác <br />
dụng của thuốc. <br />
<br />
Kiến thức của người bệnh về HPQ <br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy đa số người bệnh đồng <br />
ý là tái khám thường xuyên sẽ giúp bệnh hen ổn <br />
định (97,7%) và sử dụng thuốc trị HPQ theo <br />
đúng phác đồ điều trị sẽ kiểm soát được triệu <br />
chứng hen (97,7%). HPQ là một bệnh viêm mãn <br />
tính ở đường hô hấp hay thay đổi, tùy thuộc vào <br />
sự đáp ứng thuốc điều trị, tại mỗi bậc sẽ có phác <br />
đồ điều trị khác nhau. Do đó nếu người bệnh sử <br />
dụng thuốc điều trị hàng ngày theo đúng chỉ <br />
định sẽ làm giảm viêm đường thở, bảo vệ đường <br />
thở chống lại các yếu tố gây cơn hen. Khi HPQ <br />
được kiểm soát tốt sẽ giảm tối thiểu các triệu <br />
chứng hen về đêm, giảm số lần lên cơn hen, <br />
giảm lượng thuốc sử dụng mỗi ngày, giảm sử <br />
dụng thuốc cắt cơn và người bệnh sẽ có cuộc <br />
sống giống như người bình thường. Thái độ của <br />
người bệnh đối với các phương pháp trị HPQ <br />
trong dân gian như nuốt con thằn lằn, hút cà độc <br />
dược, cấy chỉ dưới da chưa cao, điều này có thể <br />
do họ chưa nghe đến các phương pháp này nên <br />
không biết hoặc họ tin vào điều này là đúng. Do <br />
đó, NVYT cần phổ biến những kiến thức về <br />
HPQ để thay đổi nhận thức, niềm tin của người <br />
bệnh về HPQ, để đạt được sự phối hợp tốt trong <br />
điều trị, kiểm soát hen hiệu quả. <br />
<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy gần một <br />
nửa dân số trong mẫu nghiên cứu không biết <br />
HPQ là một bệnh mãn tính với tỷ lệ 44,6% và <br />
4,3% cho là bệnh nhiễm trùng, điều này cho thấy <br />
người bệnh sẽ không theo dõi cũng như là điều <br />
trị hen lâu dài. Họ chỉ đến khám khi triệu chứng <br />
hen xuất hiện và có khả năng sẽ không sử dụng <br />
thuốc ngừa cơn hàng ngày theo toa khi hết các <br />
triệu chứng hen. Đa số người bệnh cho rằng <br />
HPQ là bệnh dễ tái đi tái lại chiếm 83,7% và <br />
72,6% cho rằng HPQ có liên quan với dị ứng. <br />
Nghiên cứu của Tarig thực hiện tại Sudan cho <br />
thấy có 31% (n=490) người bệnh HPQ cho rằng <br />
dị ứng có liên quan đến HPQ, kết quả này thấp <br />
hơn kết quả của chúng tôi(11). Có 18,3% người <br />
bệnh không biết và 7,7% cho rằng HPQ là bệnh <br />
lây, điều này cho thấy người bệnh chưa thực sự <br />
hiểu biết về HPQ. Về thuốc điều trị HPQ hàng <br />
ngày, có 38,6% trả lời đúng là ngăn chặn xuất <br />
hiện các triệu chứng hen, 10,6% cho rằng để cắt <br />
cơn hen. Sự nhầm lẫn giữa tác dụng của thuốc <br />
ngừa cơn và thuốc cắt cơn dẫn tới HPQ không <br />
được kiểm soát tốt, đưa đến tăng tỷ lệ nhập viện, <br />
tăng chi phí điều trị, chỉ có 32,3% người bệnh <br />
biết được tác dụng phụ thường gặp của thuốc xịt <br />
sử dụng hàng ngày là nấm miệng. Về phòng <br />
ngừa, trong nghiên cứu của chúng tôi có 75,7% <br />
trả lời rằng có thể phòng ngừa để hạn chế lên <br />
cơn hen, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả <br />
nghiên cứu của Anwar (57,3%)(3). <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Thái độ của người bệnh về HPQ <br />
<br />
Thực hành sử dụng BXĐL <br />
Kết quả người bệnh thực hành sử dụng <br />
BXĐL đúng 6 bước theo bảng kiểm trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi là 31,7%, nghiên cứu của <br />
Anjum Hashmi ở Pakistan cũng cho thấy chỉ có <br />
16,3% (n=215) thực hành đúng hoàn toàn các <br />
bước sử dụng BXĐL(2). Chúng tôi ghi nhận đa số <br />
<br />
187<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
người bệnh thực hiện sai ở các bước thứ 3, 5, 6, <br />
do đó NVYT cần phải kiểm tra cách sử dụng <br />
bình xịt mỗi khi người bệnh tái khám, huấn <br />
luyện lại cách sử dụng để việc kiểm soát HPQ <br />
được hiệu quả hơn, giảm chi phí y tế, nâng cao <br />
chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hamdan <br />
đã chứng minh việc sử dụng bình xịt không <br />
đúng có liên quan đến kiểm soát HPQ kém và đi <br />
cấp cứu thường xuyên hơn(1,7). <br />
<br />
Nguồn thông tin về HPQ <br />
Các thông tin về HPQ mà người bệnh nhận <br />
được từ Điều dưỡng rất thấp 0,3%, điều này gợi <br />
ý cho các nhà lãnh đạo Điều dưỡng ở các khoa <br />
hô hấp nên có một chiến lược trong việc xây <br />
dựng chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp <br />
cho người bệnh HPQ. Bởi vì Điều dưỡng là <br />
người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều <br />
nhất trong quá trình chăm sóc, do đó sẽ có cơ hội <br />
để giáo dục sức khỏe cho họ, góp phần vào việc <br />
kiểm soát HPQ được hiệu quả. Ngoài ra, các <br />
thông tin liên quan tới HPQ trên các phương tiện <br />
truyền thông đại chúng còn rất thấp, do đó <br />
chúng ta cần có các chương trình tuyên truyền <br />
về HPQ cho cộng đồng để mọi người có cơ hội <br />
tiếp cận (bảng 7). <br />
<br />
Liên quan giữa kiến thức với thái độ <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy <br />
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến <br />
thức với thái độ về HPQ với p=0,0028. Những <br />
người bệnh HPQ có kiến thức tốt sẽ có khả năng <br />
có thái độ tích cực cao hơn so với những người <br />
bệnh có kiến thức chưa tốt PR=1,38; KTC 95% <br />
(1,11‐ 1,71) (bảng 8). <br />
<br />
năng tiếp thu của người bệnh, không được <br />
hướng dẫn cách sử dụng BXĐL hoặc do không <br />
được kiểm tra lại kỹ thuật mỗi khi tái khám hoặc <br />
không có khả năng phối hợp các động tác. Từ <br />
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức <br />
với thái độ, giữa kiến thức với thực hành sử <br />
dụng BXĐL của người bệnh HPQ, chúng tôi có <br />
thể kết luận là việc nâng cao kiến thức cho người <br />
bệnh về HPQ là cần thiết, nó không chỉ nâng cao <br />
tỷ lệ người bệnh HPQ có kiến thức tốt mà còn <br />
cải thiện được thái độ và thực hành đúng để <br />
điều trị được hiệu quả. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về HPQ <br />
chưa cao chiếm 47,1%, thái độ tích cực chiếm <br />
49,7% và sử dụng đúng BXĐL thấp chiếm 31,7%. <br />
Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về <br />
HPQ với p=0,0028. Có mối liên quan giữa kiến <br />
thức với thực hành sử dụng BXĐL với p=0,026. <br />
Qua nghiên cứu, cần thiết phải tăng cường <br />
giáo dục sức khỏe cho người bệnh các kiến thức <br />
về HPQ. Nhân viên y tế phải kiểm tra lại cách sử <br />
dụng BXĐL, hướng dẫn lại những thông tin liên <br />
quan đến HPQ mỗi lần người bệnh tái khám để <br />
việc kiểm soát hen được hiệu quả, nâng cao chất <br />
lượng cuộc sống cho người bệnh. Cần có những <br />
chương trình, các thông tin về HPQ trên các <br />
phương tiện truyền thông đại chúng để mọi <br />
người cùng được tiếp cận. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Coelho ACC et al (2011). “Use of the inhaler devices and <br />
asthma control in severe asthma patients at a referral center in <br />
the city of Salvador, Brazilʺ. J Bras Pneumol, 37 (6), pp.720‐<br />
728. <br />
Hashmi A, Soomro JA et al (2012). “Incorrect inhaler <br />
technique compromising quality of life of asthmatic patients”. <br />
J Medicine, 13 (1), pp.16‐21. <br />
Anwar H, Hassan N et al (2008). “Asthma knowledge among <br />
asthmatic school students”. Oman Madical Journal, 23 (2), <br />
pp.90‐95. <br />
Beasley R (2004). The global burden of asthma report. In: <br />
Global Initiative for asthma, http://www.ginasthma.org, <br />
accessed on May 2012. <br />
CDC <br />
(2012) <br />
Vital <br />
Sign. <br />
Asthma <br />
in <br />
US, <br />
http://www.cdc.gov/VitalSigns/Asthma/index.html, accessed <br />
on May 2012. <br />
<br />
Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử <br />
dụng BXĐL <br />
<br />
2.<br />
<br />
Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan có ý <br />
nghĩa thống kê giữa kiến thức với thực hành sử <br />
dụng BXĐL (p=0,026), người bệnh HPQ có kiến <br />
thức tốt sẽ có khả năng thực hành đúng BXĐL <br />
cao hơn người bệnh có kiến thức chưa tốt <br />
(PR=1,29; KTC 95% (1,02‐1,63) (bảng 9). Thực <br />
hành chưa đúng có thể do chưa có kiến thức tốt <br />
hoặc do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: khả <br />
<br />
3.<br />
<br />
188<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />