NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ GÃY SÀN HỐC MẮT KẾT HỢP LÓT CHỖ GÃY<br />
BẰNG CHẾ PHẨM SAN HÔ LẤY TỪ VÙNG BIỂN VIỆT NAM<br />
Lê Minh Thông*, Trần Kế Tổ*, Nguyễn Phạm Trung Hiếu*, Huỳnh Công Toại**, Đinh Trung Nghĩa***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và độ dung nạp của chế phẩm san hô lấy từ vùng biển Việt Nam (Biosporites)<br />
so sánh với vật liệu ngoại (Bioceramic) trong tạo hình gãy hốc mắt.<br />
Phương pháp: Công trình tiến cứu 140 BN phân bố ngẫu nhiên 2 nhóm: nhóm (1) 70 BN sử dụng vật liệu lót<br />
Biosporites; nhóm (2) 70 BN được sử dụng vật liệu Bioceramic. So sánh độ dung nạp và so sánh kết quả điều trị dựa<br />
trên sự phục hồi song thị, thụt mắt và hạ nhãn cầu giữa 2 nhóm.<br />
Kết quả: Trong khi nhóm Bioceramic không có trường hợp thải loại, nhóm Biosporites có 4 trường hợp không<br />
dung nạp: 2 trường hợp điều trị khỏi bằng steroides, 2 trường hợp phải thay thế bằng vật liệu Bioceramic. Kiểm định<br />
không kém hơn của phần mềm thống kê PASS đã chứng minh vât liệu Biosporites có độ dung nạp không kém hơn<br />
80% so vật liệu Biosceramic. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị giữa 2 nhóm trên sự phục<br />
hồi song thị, thụt mắt và hạ nhãn cầu. Biến chứng chung cả 2 nhóm không trầm trọng và tự khỏi.<br />
Kết luận: Với ưu thế về giá cả thấp 12 USD của vật liệu nội so với 300 USD của vật liệu ngoại) và độ dung nạp<br />
tuy kém hơn nhưng không dưới 80% so với độ dung nạp của vật liệu ngoại, Biosporites có thể phổ biến sử dụng rộng<br />
rãi cho các đối tượng bệnh nhân đồng thuận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ORBITAL RECONTRUCTION WITH CORAL IMPLANT MADE IN VIETNAM<br />
Le Minh Thong, Tran Ke To, Nguyen Pham Trung Hieu, Huynh Cong Toai, Dinh Trung Nghia,<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 119 – 126<br />
Purpose: To evaluate the results of the treatment and the tolerance of the home - made product (Biosprites) from<br />
the coral at the Vietnamese seashore comparing to the imported product (Bioceramic) in orbital fracture reconstruction.<br />
Method: A clinical trial study was realized on the 140 cases distributed randomly into 2 groups: 70 cases with<br />
Biosprites implant and 70 cases with Bioceramic implant. We made a comparison between the two groups about the<br />
tolerance and the outcomes based on the restoration of diplopia, enophthalmos, and hypoglobus.<br />
Results: There was no reject reaction in the Bioceramic group, meanwhile, 4 intolerant cases were noticed in the<br />
Biosporites group: 2 cases cured by corticotherapy, 2 cases cured by Bioceramic reimplantation. The non inferiority test<br />
of PASS statistical sofware proved that the tolerance of biosporites was not inferior to 80% comparing to bioceramic.<br />
There was no statistical significant difference between 2 groups in the outcomes based on restoration of diplopia,<br />
enophthalmos, and hypoglobus.The complications including two groups were not severe and disappeared gradually and<br />
spontaneously.<br />
Conclusion: With the great difference of price (12USD/300USD), and with the tolerance being not inferior to<br />
80% of Bioceramic, the Biosporites should be used widely for informed consent patients.<br />
* Bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh<br />
** Bộ môn Mô phôi, TTĐT và BSCBYT TP. Hồ Chí Minh<br />
*** Bộ môn Mắt, TTĐT và BSCBYT TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy sàn hốc mắt được Mac Kenzie mô tả<br />
đầu tiên vào năm 1844 tại Paris(11). Tổn thương<br />
này thường dẫn đến sụt giảm thị lực và gây ra<br />
nhiều biến chứng, di chứng ở vùng mắt như<br />
song thị, thụt mắt, nhãn cầu thấp. Hiện nay<br />
với tình hình chấn thương hốc mắt do tai nạn<br />
lưu thông ngày càng tăng (đặc biệt do xe hai<br />
bánh) đặc thù ở nước ta, yêu cầu nâng cao chất<br />
lượng điều trị là một thách thức cho thầy<br />
thuốc nhãn khoa. Việc sử dụng vật liệu tự thân<br />
như trước đây không đủ đáp ứng mục tiêu<br />
điều trị cho mọi trường hợp(2).Vật liệu có xu<br />
hướng được lựa chọn trong thập niên gần đây<br />
là loại xốp không tan như Bioceramic của Pháp<br />
(có nguồn gốc hydroxyapatites) và Medpor<br />
của Mỹ (có nguồn gốc polyethylene). Ưu điểm<br />
của loại vật liệu này là có những lỗ nhỏ giống<br />
như tủy xương giúp cho sợi mạch dễ phát<br />
triển vào trong, khiến vật liệu cố định tại chỗ<br />
và trở thành một thành phần của mô cơ thể(7).<br />
Tuy nhiên loại vật liệu này hãy còn rất đắt so<br />
với người bệnh Việt Nam. Những năm gần<br />
đây tại Việt Nam đã chế tạo được vật liệu<br />
Biosporites từ san hô vùng biển Việt Nam, có<br />
thành phần cơ bản như hydroxyapatites. Chế<br />
phẩm san hô này đã được nghiệm thu bởi Sở<br />
Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Mục tiêu<br />
nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá độ dung<br />
nạp và hiệu quả điều trị của vật liệu này ở<br />
mức độ tin cậy cao nhất nhằm phổ biến ứng<br />
dụng trong cũng như ngoài nước.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đây là công trình thực nghiệm lâm sàng có<br />
đối chứng ngẫu nhiên.<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Cỡ mẫu<br />
Chúng tôi ứng dụng phần mềm thống kê<br />
PASS với phép kiểm không thấp hơn của 2 tỉ lệ<br />
độc lập (Non-Inferiority Tests of Two<br />
Independent Proportions) cho phép tính toán<br />
cỡ mẫu theo công thức sau:<br />
<br />
Để chứng minh vật liệu Biosporites có độ<br />
dung nạp không thấp hơn 80% so với vật liệu<br />
chuẩn (Bioceramic) chúng tôi chọn cỡ mẫu 70<br />
cho mỗi lô.<br />
Đặt giả thuyết không Ho: P1 – P2 ≤ Do (Do 0,025: không loại bỏ Ho, vật liệu<br />
Biosporites có độ dung nạp bằng hoặc thấp<br />
hơn 80% độ dung nạp của vật liệu chuẩn.<br />
Nếu P < 0,025: bác bỏ Ho, vật liệu<br />
Biosporites có độ dung nạp không thấp hơn<br />
80% độ dung nạp của vật liệu chuẩn.<br />
<br />
Tiêu chẩn đưa vào<br />
Gãy thành ổ gãy bờ hốc mắt liên kết với 1<br />
trong 4 biểu hiện sau:<br />
- Có diện tích lỗ gãy >50% diện tích sàn hốc<br />
mắt.<br />
- Song thị tư thế nhìn thẳng ± tụt kẹt mô<br />
chỗ gãy không cải thiện trong vòng 1 - 2 tuần<br />
sau chấn thương.<br />
- Vận nhãn bị hạn chế ± mắt thụt > 2mm.<br />
- Nhãn cầu lệch trục xuống dưới<br />
(hypoglobus) > 2mm.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng<br />
nào đáp ứng một trong các tiêu chí trên.<br />
- Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật:<br />
viêm túi lệ kinh niên, chảy mũi dịch não tủy...<br />
- Bệnh nhân có kèm liệt một hoặc kết hợp<br />
nhiều thần kinh vận nhãn III, IV, VI.<br />
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm ngẫu<br />
nhiên mỗi nhóm 70 ca<br />
- Nhóm 1: nhóm lót sàn bằng vật liệu<br />
Biosporites chế tạo từ san hô vùng biển Việt<br />
Nam. Mẫu mã: hình chữ nhật 40x35x5mm.<br />
Công thức hóa học gồm thành phần vô cơ<br />
CaCO3 và hữu cơ Chitin dạng xốp tương tự<br />
<br />
hydroxyapatite có chứa các lỗ nhỏ đường kính<br />
khoảng 170 - 180μm.<br />
- Nhóm 2: nhóm lót sàn bằng vật liệu ngoại<br />
Bioceramic với thành phần gồm 75%<br />
hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(0H)2 và 25%<br />
tricalcium phosphate (CA3(PO4)2, sản xuất tại<br />
Pháp của hãng FCI, kích thước 30x25x3.5mm<br />
có chứa các lỗ nhỏ đường kính khoảng 400μm.<br />
<br />
Phương pháp mổ<br />
- Gây tê tại chỗ hậu cầu và dưới kết mạc.<br />
Đường vào từ kết mạc. Sau khi bộc lộ mặt<br />
phẳng trước vách ngăn tới bờ hốc mắt dưới,tại<br />
đây rạch màng xương hốc mắt và tách màng<br />
xương ra khỏi sàn.Tìm chỗ gãy và giải phóng<br />
mô hốc mắt kẹt khỏi lỗ gãy. Nghiệm pháp kéo<br />
cơ cưỡng bức đồng thời được thực hiện để xác<br />
định mô kẹt đã được giải thoát hoàn toàn hay<br />
chưa. Diện tích lỗ gãy được ước lượng và kích<br />
thước vật liệu lót được bẻ gọt tương ứng để<br />
bắc ngang chỗ khuyết với mép vật lót phủ<br />
5mm bờ xương gãy và mép trước luôn cách bờ<br />
xương hốc mắt 0,5 - 1cm. Vật lót được cài bên<br />
dưới màng xương hay mô sẹo sau chấn<br />
thương mà không cần cố định đinh ốc. Khâu<br />
lại màng xương tại bờ dưới hốc mắt và khâu<br />
vắt kết mạc vào bờ dưới sụn mí bằng chỉ vicryl<br />
6.0.Tiêm bắp 1g gentamycine và truyền tĩnh<br />
mạch solumedrol 250mg ngay sau hoàn thành<br />
cuộc mổ. Hậu phẫu gồm kháng sinh<br />
cephalexine 500mg ngày 2 viên x 5ngày và<br />
medrol 16mg ngày 2 viên x 5 ngày.<br />
<br />
Theo dõi bệnh nhân<br />
Ngày đăng ký khám, ngày 0, bệnh nhân<br />
được chụp ảnh chân dung, đo thị lực khám<br />
vận nhãn, ghi nhận kết quả chụp CT scan. Tất<br />
cả các trường hợp hạn chế vận nhãn hoặc có<br />
kẹt mô hốc mắt trong lỗ gãy đều được kiểm<br />
định bằng forced duction test và forced<br />
generation test.<br />
Lịch theo dõi vào tuần 1, tuần 2, tuần 4 và<br />
tuần 12 sau mổ và ghi nhận các biến số sau:<br />
Độ song thị được phân hạng 4 mức như<br />
sau: độ 4 song thị xuất hiện khi nhìn thẳng<br />
<br />
trong phạm vi hoạt trường 300; độ 3 song thị<br />
xuất hiện khi nhìn thẳng trong phạm vi hoạt<br />
trường 300 - 600; độ 2 song thị khi liếc mắt; độ<br />
1 song thị lúc có lúc không.<br />
Nhãn cầu thấp được đo trước và sau mổ<br />
bằng thước mm khoảng cách dọc giữa hai tâm<br />
đồng tử.<br />
Thụt mắt được đo bằng thước Hertel trước<br />
và sau mổ.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Thống kê sử dụng để so sánh các biến số<br />
gồm có kiểm định X2, kiểm định Wilcoxon 2<br />
mẫu, kiểm định t bằng chương trình SPSS trên<br />
máy vi tính. Giá trị P cho ý nghĩa thống kê<br />
được đặt ở mức 1 tháng<br />
50<br />
71,4<br />
51<br />
72,9<br />
Tai nạn<br />
64<br />
91,4<br />
63<br />
90,0<br />
Nguyê giao thông<br />
n nhân Sinh hoạt<br />
4<br />
5,7<br />
4<br />
5,7<br />
Bạo hành<br />
2<br />
2,9<br />
3<br />
4,3<br />
Không<br />
7<br />
24,3<br />
4<br />
15,7<br />
Song<br />
thị<br />
Có<br />
63<br />
75,7<br />
66<br />
84,3<br />
Mắt thụt<br />
3,37±1,25<br />
3,80±1,00<br />
(trung bình ± đlc)<br />
Không<br />
5<br />
7,1<br />
2<br />
2,9<br />
Có<br />
65<br />
92,9<br />
68<br />
97,1<br />
Nhãn cầu thấp<br />
1,50±1,34<br />
1,10±1,14<br />
(trung bình ± đlc)<br />
Không<br />
24<br />
34,3<br />
32<br />
45,7<br />
Có<br />
46<br />
65,7<br />
38<br />
54,3<br />
<br />
P<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng giữa 2<br />
lô nghiên cứu, các giá trị P đều lớn hơn 0,05.<br />
<br />
Bảng 2: So sánh phản ứng viêm sau mổ của 2 nhóm và<br />
trong từng nhóm qua các thời điểm theo dõi<br />
Viêm sau<br />
P1 - 2<br />
mổ<br />
1 ngày<br />
0,63<br />
7 ngày<br />
14 ngày<br />
30 ngày<br />
<br />
P* (nhóm 1)<br />
<br />
Bảng 4: Nhận xét đại thể 2 trường hợp mổ lấy<br />
Biosporites thay bằng Bioceramic<br />
Trường hợp tái<br />
viêm 2 tháng sau<br />
mổ<br />
<br />
P** (Nhóm 2)<br />
<br />
P* * (ngày 1P* (ngày 1 - 7) =<br />
0,000<br />
7)=0,000<br />
P* (ngày 7 - 14) =<br />
P** (ngày 70,40<br />
0,000<br />
14)=0,000<br />
P* (ngày 14 - 30) = P** (ngày 14-30)<br />
0,08<br />
0,650<br />
=0,157<br />
0,73<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê về mức độ viêm sau mổ giữa 2 nhóm<br />
ở mỗi thời điểm theo dõi (P1 - 2 > 0,05).<br />
Trong mỗi nhóm, phản ứng viêm ở thời<br />
điểm sau giảm hơn so với thời điểm trước rất<br />
có ý nghĩa thông kê giữa ngày 1 - 7 và ngày 7 14. Tuy nhiên P > 0,05 ở thời điểm ngày 14 - 30<br />
cho thấy sau ngày 14 phản ứng viêm không<br />
còn thay đổi đáng kể và nói chung phản ứng<br />
viêm chỉ kéo dài trong vòng 2 tuần sau mổ.<br />
Bảng 3: Tóm tắt đặc điểm 4 trường hợp không<br />
dung nạp vật liệu Biosporites<br />
Võ Hoàng Lê Tự Võ Hoàng Nguyễn<br />
A.<br />
Thanh H.<br />
Đ.<br />
Thế T.<br />
Mã số 18 Mã số 100 Mã số 129 Mã số 123<br />
Biểu hiện Sưng đỏ<br />
mí dưới<br />
lâm sàng khu trú<br />
<br />
Sưng đỏ<br />
mí dưới<br />
khu trú<br />
<br />
Sưng đỏ<br />
Sưng đỏ mí<br />
mí dưới<br />
dưới khu trú<br />
khu trú<br />
<br />
Thời điểm<br />
xuất hiện<br />
2 tháng<br />
tái viêm<br />
sau mổ<br />
<br />
2 tháng<br />
<br />
2 tháng<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị<br />
> 3 lấn tái<br />
steriod<br />
steriod<br />
viêm <br />
uống <br />
uống <br />
Cách điều<br />
thay vật<br />
khỏi sau 3 khỏi sau 3<br />
trị<br />
liệu ngoại<br />
lần tái<br />
lần tái<br />
khỏi<br />
viêm<br />
viêm<br />
<br />
9 tháng<br />
<br />
Rạch áp-xe<br />
tiếp tục<br />
tái viêm <br />
thay vật liệu<br />
ngoại <br />
khỏi<br />
<br />
Đối với 2 trường hợp mổ lấy Biosporites<br />
thay bằng Bioceramic, chúng tôi quan sát kỹ về<br />
đại thể tổ chức mô xung quan vật lót và sự<br />
biến đổi của vật liệu lót.<br />
<br />
Trường hợp tái<br />
viêm 9 tháng sau<br />
mổ<br />
<br />
Biến đổi của<br />
vật liệu Bios<br />
<br />
Không thay đổi kích Vật liệu bở, bề mặt<br />
thước cũng như độ loang lỗ, kích thước<br />
cứng<br />
mỏng đi<br />
<br />
Biến đổi tổ<br />
chức xung<br />
quanh vật liệu<br />
lót<br />
<br />
Không biểu hiện mô<br />
Không biểu hiện mô<br />
hoại tử<br />
hoại tử<br />
Chảy máu ít<br />
Chảy máu ít<br />
Vật liệu lấy ra dễ<br />
Vật liệu lấy ra dính<br />
dàng<br />
<br />
Lấy thời điểm theo dõi cuối cùng 9 tháng<br />
làm mốc so sánh kết quả điều trị giữa 2<br />
nhóm,bảng 5 tóm tắt lần lượt kết quả điều trị<br />
phục hồi song thị, thụt mắt và nhãn cầu thấp<br />
như sau:<br />
Bảng 5: So sánh kết quả điều trị nhãn cầu thấp,<br />
mắt thụt và song thị giữa 2 nhóm qua các thời<br />
điểm theo dõi<br />
Nhãn cầu thấp<br />
sau mổ<br />
<br />
Nhóm 1 (tb ±<br />
đlc)<br />
<br />
Nhóm 2 (tb ±<br />
P 1-2<br />
đlc)<br />
<br />
0,5 tháng<br />
<br />
-0,04 ± 0,60<br />
<br />
0,01±0,87<br />
<br />
0,781<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
0,22 ± 0,64<br />
<br />
0,18±0,70<br />
<br />
0,406<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
0,28 ± 0,64<br />
<br />
0,28±0,70<br />
<br />
0,922<br />
<br />
9 tháng<br />
<br />
0,32 ± 0,69<br />
<br />
0,52±0,94<br />
<br />
0,355<br />
<br />
Mắt thụt sau mổ<br />
<br />
Nhóm 1<br />
(tb ± đlc)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
(tb ± đlc)<br />
<br />
P 1-2<br />
<br />
0,5 tháng<br />
<br />
0,64 ± 0,70<br />
<br />
0,81 ± 0,74<br />
<br />
0,170<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
1,08 ± 0,94<br />
<br />
1,35 ± 0,97<br />
<br />
0,075<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
1,42 ± 0,95<br />
<br />
1,61 ± 0,98<br />
<br />
0,209<br />
<br />
9 tháng<br />
<br />
1,55 ± 0,98<br />
<br />
1,84 ± 1,12<br />
<br />
0,067<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
Song thị sau mổ Tỉ lệ hết ST/còn Tỉ lệ hết ST/còn P 1-2<br />
ST<br />
ST<br />
0,5 tháng<br />
<br />
3/63 (4,8%)<br />
<br />
1/66 (1,5%)<br />
<br />
0,162<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
12/63 (19%)<br />
<br />
5/66 (7,6%)<br />
<br />
0,303<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
30/63 (47,6%) 32/66 (48,5%) 0,850<br />
<br />
9 tháng<br />
<br />
30/63 (47,6%)<br />
<br />
33/66 (50%)<br />
<br />
0,984<br />
<br />
Phân tích kết quả điều trị chung cả 2 nhóm<br />
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan kết<br />
quả điều trị<br />
Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị<br />
nhãn cầu thấp ở thời điểm 9 tháng sau mổ<br />
<br />
Kiểu gãy<br />
<br />
Mổ chỉnh<br />
RHM<br />
<br />
Hạn chế<br />
vận nhãn<br />
<br />
Nhãn cầu thấp<br />
P<br />
Còn<br />
Hết<br />
Gò má mũi<br />
25<br />
41<br />
0,045 < 0,05<br />
hàm hốc mắt (37,9%) (62,1%) OR = 4,878<br />
KTC: 1,03 Gãy bung hốc<br />
2<br />
16<br />
23,05<br />
mắt<br />
(11,1%) (88,9%)<br />
Mắt thụt<br />
Còn<br />
Hết<br />
18<br />
0,014 < 0,05<br />
98<br />
Không<br />
(91,6%) (72,0%) OR = 4,235<br />
KTC: 1,398 7<br />
Có<br />
9 (8,4%)<br />
12,827<br />
(28,0%)<br />
Song thị<br />
Còn<br />
Hết<br />
41<br />
11<br />
0,000<br />
≥ 2 hướng<br />
(62,1%) (17,5%) OR = 7,753<br />
25<br />
52 KTC: 3,419 1 hướng<br />
17,582<br />
(37,9%) (82,5%)<br />
<br />
Kết quả điều trị song thị ở thời điểm 9 tháng<br />
sau mổ<br />
Bảng 7: Kết quả điều trị ở thời điểm 9 tháng sau mổ<br />
Nhãn cầu thấp<br />
Tỉ lệ khỏi nhãn cầu thấp tuyệt đối* (nhãn<br />
cầu thấp = 0)<br />
Tỉ lệ khỏi nhãn cầu thấp tương đối**<br />
(nhãn cầu thấp ≤2mm)<br />
Mắt thụt<br />
Tỉ lệ khỏi thụt tuyệt đối* (mắt thụt = 0)<br />
Tỉ lệ khỏi thụt tuyệt đối**<br />
(độ thụt ≤ 2mm)<br />
Song thị<br />
Tỉ lệ hết song thị tuyệt đối* (song thị = 0)<br />
Tỉ lệ hết song thị tuyệt đối** (song thị ≤ 2 độ)<br />
<br />
0<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
57/84 67,9%<br />
83/84 98,8%<br />
<br />
25/133 18,8%<br />
100/119 75,2%<br />
<br />
63/119 48,8%<br />
129/129 100%<br />
<br />
* Khỏi tuyệt đối: khi các biểu hiện trên hoàn<br />
toàn được khắc phục, mắt trở về bình thường.<br />
** Khỏi tương đối: gọi là khỏi tương đối vì<br />
trong thực tế nhãn cầu thấp ≤ 2mm hoặc mắt<br />
thụt ≤ 2mm chỉ được phát hiện khi đo đạc,<br />
nhìn chú ý mới thấy nên người bệnh ít khi<br />
phàn nàn. Tương tự, song thị ≤ 2 độ ảnh<br />
hưởng không đáng kể đến sinh hoạt học tập<br />
của người bệnh nên cũng ít khi phải can thiệp<br />
gì thêm.<br />
<br />
Diễn biến biến chứng<br />
Bảng 8: Biến chứng gặp phải sau mổ ở thời điểm<br />
0,5 tháng, 3 tháng, 6 tháng<br />
Tụ máu hốc mắt<br />
Xuất hiện mới HCVN dưới<br />
Hạn chế vận nhãn tăng độ<br />
sau mổ<br />
Song thị<br />
Song thị mới xuất hiện sau mổ<br />
Song thị tăng độ sau mổ<br />
Thụt mắt tái phát<br />
Nhãn cầu lạc vị<br />
Nhãn cầu cao sau mổ<br />
Nhãn cầu thấp tái phát<br />
Loạn cảm TK V2:<br />
Tái xuất hiện loạn cảm<br />
Loạn cảm gia tăng so với<br />
trước mổ<br />
Loạn cảm mới xuất hiện sau mổ<br />
<br />
0,5 tháng 3 tháng 6 tháng<br />
4<br />
0<br />
0<br />
16<br />
10<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
<br />
4<br />
7<br />
0<br />
<br />
2<br />
3<br />
2<br />
<br />
1<br />
2<br />
4<br />
<br />
24<br />
0<br />
<br />
6<br />
2<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
4<br />
4<br />
5<br />
<br />
1<br />
3<br />
2<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
So sánh độ dung nạp và kết quả điều trị giữa<br />
2 nhóm<br />
Bảng 1 cho thấy có sự đồng nhất về đặc<br />
điểm dịch tễ và lâm sàng giữa 2 lô. Yếu tố này<br />
làm giảm yếu tố gây nhiễu trong việc so sánh<br />
độ dung nạp và kết quả điều trị giữa 2 nhóm.<br />
<br />
So sánh độ dung nạp<br />
Phản ứng viêm sau mổ (Bảng 2): Không có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ<br />
viêm sau mổ giữa 2 nhóm ở mỗi thời điểm<br />
theo dõi (P1-2 > 0,05).<br />
Trong mỗi nhóm, phản ứng viêm ở thời<br />
điểm sau giảm hơn so với thời điểm trước rất<br />
có ý nghĩa thông kê giữa ngày 1 - 7 và ngày 7 14. Tuy nhiên ở thời điểm ngày 14 - 30 phản<br />
ứng viêm không còn thay đổi có ý nghĩa thống<br />
kê (P > 0,05) trong mỗi nhóm cho cả 2 nhóm.<br />
Điều này cho thấy từ ngày 14 sau mổ phản<br />
ứng viêm không còn thay đổi đáng kể, có<br />
nghĩa thông thường phản ứng viêm chỉ kéo<br />
dài trong vòng 2 tuần sau mổ. Như vậy phản<br />
ứng viêm trong thời hạn này chủ yếu do phản<br />
ứng đối với chấn thương phẫu thuật. Phản<br />
ứng viêm rút nhanh có thể nhờ hiệu quả của<br />
liệu pháp corticoide sau mổ.<br />
<br />