T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LÓT SÀN HỐC MẮT BẰNG<br />
VẬT LIỆU TITANIUM<br />
Tri u Ng c Di p*; Tr n Đình Minh Huy**; Nguy n Thanh Nam**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả ban đầu điều trị lót sàn hốc mắt bằng vật liệu titanium. Đối tượng<br />
và phương pháp: tiến cứu mô tả 25 trường hợp gãy sàn hốc mắt được ghi nhận tình trạng<br />
trước và 3 tháng sau lót sàn bằng mảnh ghép titanium. Kết quả: tỷ lệ khỏi mắt thụt 47,62%; khỏi<br />
mắt thấp 47,06%. Cải thiện song thị và vận nhãn chiếm tỷ lệ khá cao: 73,68% bệnh nhân (BN)<br />
hết song thị, tỷ lệ BN không còn giới hạn vận nhãn lên và xuống lần lượt là 64,29% và 52,94%.<br />
Biến chứng phẫu thuật hiếm gặp và khỏi hoàn toàn sau điều trị. Kết luận: điều trị lót sàn hốc<br />
mắt bằng vật liệu titanium là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao.<br />
* Từ khóa: Gãy sàn hốc mắt; Phẫu thuật lót sàn hốc mắt; Mảnh titanium.<br />
<br />
Study of Floor Reconstruction Surgery in Treatment of Blow-out<br />
Fracture with Titanium Plates<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate initial treatment of blow-out fracture with titanium plates. Subjects<br />
and methods: Prospective study with 25 cases of blow-out fracture which were reconstructed by<br />
using the titanium plates and recorded the documents before and after 3 months of surgery. Results:<br />
The recovery rate from enophthalmos was 47.62% and from hypo-ophthalmos was 47.06%.<br />
The recovery rate from diplopia was 73.68%, from reduced upper and lower ocular motility was<br />
relatively 64.29% and 52.94%. Surgical complications were rare and well recovered through<br />
time under observation. Conclusion: Treatment of floor reconstruction with titanium plates is a<br />
high efficacy and safety method.<br />
* Key words: Blow-out fracture; Floor reconstruction surgery; Titanium plates.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy sàn hốc mắt là một chấn thương<br />
phổ biến khi lực tác động vào tầng giữa<br />
mặt, ảnh hưởng nặng nề đến chức năng<br />
thị giác cũng như thẩm mỹ. Phẫu thuật lót<br />
sàn hốc mắt là phương pháp điều trị tối<br />
ưu với các loại vật liệu tự thân và tổng<br />
hợp khác nhau. Lót sàn bằng mảnh ghép<br />
titanium có nhiều ưu điểm như vật liệu dễ<br />
tìm, ít thải ghép và khả năng cố định vững<br />
<br />
chắc, mang lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam,<br />
titanium đã được Bệnh viện Mắt Thành<br />
phố Hồ Chí Minh ứng dụng trong điều trị<br />
gãy sàn hốc mắt từ năm 2004, tuy nhiên<br />
đến nay vẫn chưa có báo cáo hiệu quả<br />
điều trị. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu: Điều trị lót sàn hốc mắt bằng vật liệu<br />
titanium với mong muốn đem lại những số<br />
liệu đầu tiên về tỷ lệ cải thiện triệu chứng<br />
cũng như các biến chứng phẫu thuật của<br />
phương pháp này.<br />
<br />
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
** BÖnh viÖn M¾t TP. Hå ChÝ Minh<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): NguyÔn Thanh Nam (drnam49(@yahoo.com)<br />
Ngày nh n bài: 20/06/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 30/07/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 21/11/2016<br />
<br />
190<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
BN gãy sàn hốc mắt khám và điều trị<br />
lót sàn bằng vật liệu titanium từ tháng<br />
1 - 2015 đến hết tháng 4 - 2015 tại Khoa<br />
Tạo hình Thẩm mỹ - Thần kinh Nhãn khoa,<br />
Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
* Tiêu chuẩn chọn mẫu:<br />
- BN được chẩn đoán xác định gãy sàn<br />
hốc mắt bằng phim chụp cắt lớp điện toán<br />
(CT-scan).<br />
- BN có chỉ định và được phẫu thuật lót<br />
sàn bằng titanium.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Đang có bệnh lý tiến triển khác tại mắt.<br />
- Các biểu hiện lâm sàng được giải<br />
thích do nguyên nhân khác kèm theo với<br />
chấn thương như liệt dây thần kinh vận<br />
nhãn, tân sinh.<br />
- Bệnh án không đầy đủ do không tái<br />
khám, theo dõi theo lịch.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu mô tả<br />
hàng loạt ca.<br />
* Cỡ mẫu:<br />
Tất cả BN thoả mãn tiêu chuẩn chọn<br />
mẫu trong thời gian từ tháng 1 - 2015 đến<br />
hết tháng 4 - 2015 tại Khoa Tạo hình Thẩm<br />
mỹ - Thần kinh Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt<br />
Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
* Quy trình nghiên cứu:<br />
Chọn bệnh án đủ tiêu chuẩn vào mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
Ghi nhận đặc điểm dịch tễ: giới, tuổi,<br />
nghề nghiệp, tình huống chấn thương,<br />
thời gian can thiệp.<br />
<br />
Ghi nhận đặc điểm lâm sàng tại 4 thời<br />
điểm trước và sau phẫu thuật: mắt chấn<br />
thương, thị lực (khám theo bảng snellen,<br />
chia theo bảng phân loại của WHO), triệu<br />
chứng tại chỗ (phù, tê), độ thụt mắt (đo<br />
bằng thước hertel, mốc định tính 2 mm),<br />
độ hạ mắt (đo trên lâm sàng, mốc định<br />
tính 1 mm), hạn chế vận nhãn lên xuống<br />
(đo trên lâm sàng, phân theo Egbert 2009<br />
thành 4 độ hạn chế), song thị (khám trên<br />
lâm sàng, phân thành 3 hướng nguyên phát,<br />
lên, xuống).<br />
Ghi nhận biến chứng phẫu thuật tại<br />
3 thời điểm sau phẫu thuật.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm dịch tễ.<br />
* Tuổi:<br />
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là<br />
30. BN nhỏ tuổi nhất 16, lớn tuổi nhất 55.<br />
100% BN ở độ tuổi lao động. Kết quả trên<br />
không chênh lệch nhiều so với các nghiên<br />
cứu ở châu Á như Trần Kế Tổ (2009) [1]<br />
có tuổi trung bình 28, Lin (2007) [4] là 24.<br />
Ở các nước Âu Mỹ, độ tuổi trung bình<br />
cao hơn như Matin Gosau (2010) [5] là<br />
43,7 tuổi, Bartoli (2014) [3] 37,2 tuổi. Tuncer<br />
(2007) [68] 34,2 tuổi.<br />
* Giới:<br />
Nam chiếm 68%, cao hơn so với nữ<br />
(32%). Kết quả tương tự với các nghiên<br />
cứu khác như Trần Kế Tổ (2009) [1] với<br />
nam 75,8%; của Martin Gosau (2010) [5]<br />
là 83,1%. Điều này được lý giải do nam<br />
giới thường điều khiển phương tiện giao<br />
thông với tốc độ cao hơn, dễ gây tai nạn,<br />
nhiều nguy cơ gây xung đột dẫn đến<br />
hành vi bạo lực hơn so với nữ.<br />
191<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
* Tình huống chấn thương:<br />
Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (72%), tấn công bạo lực 16% và tai<br />
nạn lao động 3%. Nghiên cứu của chúng<br />
tôi phù hợp với các nghiên cứu khác<br />
trong nước về tỷ lệ vỡ sàn do tai nạn giao<br />
thông chiếm ưu thế như Trần Kế Tổ (2009)<br />
[1] 85,8%; Trịnh Xuân Trang (2009) [2] 78%.<br />
Ở nước ngoài, vỡ sàn hốc mắt do tai nạn<br />
sinh hoạt và tấn công bạo lực chiếm tỷ lệ<br />
cao hơn. Nguyên nhân khác biệt là do tình<br />
hình giao thông của nước ta lưu thông<br />
bằng xe máy là chủ yếu, chấp hành quy<br />
định an toàn giao thông còn chưa cao.<br />
* Thời gian can thiệp:<br />
88% BN được can thiệp phẫu thuật<br />
muộn > 14 ngày từ lúc chấn thương.<br />
Muộn hơn rất nhiều so với các nghiên<br />
cứu trên thế giới như Martin Gosau<br />
(2010) [5] tại Đức là 2,9 ngày; Bartoli<br />
(2014) [3] tại Ý là 3 ngày. Lý giải cho sự<br />
can thiệp chậm trễ này là do BN thường<br />
có nhiều chấn thương phối hợp, phải xử<br />
trí ở các chuyên khoa ngoại thần kinh,<br />
phẫu thuật hàm mặt trước.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
* Mắt chấn thương:<br />
Mắt phải và trái chấn thương tương<br />
đương nhau, lần lượt là 52% và 48%.<br />
Nghiên cứu của Hosal (2002), Wang (2010)<br />
cũng cho kết quả tương tự.<br />
* Kiểu gãy:<br />
56% gãy sàn phối hợp với các thành<br />
khác gồm: 9 BN gãy thành trong, 3 BN<br />
gãy thành ngoài, 2 BN gãy thành trong,<br />
thành ngoài và xương gò má. Nghiên cứu<br />
của Gosau (2010) cho kết quả có đến 73,4%<br />
192<br />
<br />
gãy đơn thuần. Độ phức tạp của chấn<br />
thương liên quan nhiều đến lực tác động<br />
và tình huống chấn thương. Do ở Việt<br />
Nam phần lớn BN bị tai nạn giao thông<br />
nên lực va chạm mạnh, gây thương tổn<br />
nặng nề hơn nhiều.<br />
* Biểu hiện tại chỗ:<br />
88% BN trong nghiên cứu không có<br />
các biểu hiện phù hay tụ máu hốc mắt.<br />
Do phần lớn BN đến muộn, dấu hiệu tại<br />
chỗ đã ổn. Điều này giúp thăm khám đánh<br />
giá chính xác hơn độ thụt và độ hạ nhãn cầu.<br />
* Chấn thương thần kinh:<br />
64% BN có tê và dị cảm dọc theo vùng<br />
phân bố của thần kinh dưới hốc. 16% BN<br />
đột ngột giảm thị lực bên chấn thương,<br />
RAPD (+). Tỷ lệ chấn thương thần kinh<br />
dưới hốc theo Yilmaz (2007) [7] là 69%,<br />
tê giảm dần theo thời gian nếu không đứt<br />
lìa dây thần kinh. Tỷ lệ chấn thương thần<br />
kinh thị theo Ben (2009)16%.<br />
* Mắt thụt - mắt thấp:<br />
Tỷ lệ mắt thụt 84% với mức thụt trung<br />
bình 2,66 ± 0,27 mm. Tỷ lệ mắt thấp 68%<br />
với độ hạ trung bình 1,18 ± 0,22 mm.<br />
Chúng tôi phân tích hồi quy mối tương<br />
quan giữa mắt thụt và mắt thấp theo<br />
phương trình tuyến tính:<br />
Mức độ mắt thấp = -0,626 + 0,679 x<br />
mắt thụt (R2 = 0,58).<br />
Kết quả này phù hợp với kết luận của<br />
nhiều nghiên cứu trước đây về mối tương<br />
quan thuận giữa độ thụt và hạ nhãn cầu.<br />
Với phương trình tuyến tính có hệ số tự<br />
do âm nên tỷ lệ mắt thấp ít hơn khi lấy<br />
mốc định tính 2 mm cho mắt thụt và 1 mm<br />
cho mắt thấp.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
* Song thị:<br />
Đa số BN gặp tình trạng song thị sau<br />
chấn thương (76%), trong đó song thị<br />
nguyên phát 20%, hướng lên 24% và<br />
hướng xuống 32%. Hướng song thị nhìn<br />
lên, nhìn xuống hay nguyên phát nhìn<br />
chung tương đương nhau, hướng xuống<br />
chiếm tỷ lệ hơi nhỉnh hơn (32%), được<br />
giải thích do lỗ gãy đánh giá trên CT-scan<br />
phần nhiều ở nửa sau nhãn cầu gây lé<br />
đứng lên và song thị hướng xuống.<br />
<br />
* Hạn chế vận nhãn:<br />
Hạn chế vận nhãn lên (68%) gặp nhiều<br />
hơn so với hạn chế vận nhãn xuống (56%)<br />
với hoạt trường hướng lên và hướng xuống<br />
lần lượt là 68 ± 5,3% và 74,4 ± 5,66%.<br />
Vận nhãn giới hạn sau chấn thương được<br />
giải thích do cơ trực dưới bị kẹt làm mắt<br />
khó khăn khi di chuyển xuống, mặt khác<br />
hiện tượng xơ sẹo, dính bao cơ gây hiệu<br />
ứng dây cương làm giới hạn nhìn lên.<br />
<br />
3. Kết quả điều trị.<br />
* Tổn thương thần kinh dưới hốc:<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ dị cảm thần kinh dưới hốc.<br />
Ở thời điểm 1 tuần, số BN dị cảm tăng lên 1, nhưng sau đó giảm dần theo thời gian.<br />
Đến thời điểm 3 tháng, chỉ có 3 BN còn tê vùng da do thần kinh dưới hốc chi phối.<br />
Điều này cho thấy tổn thương thần kinh dù là sau chấn thương hay tai biến phẫu thuật<br />
đều cần thời gian để phục hồi cảm giác. Đây là cơ sở để giải thích cho BN sau lót sàn,<br />
vốn rất lo lắng khi thấy tình trạng không hồi phục ngay sau mổ.<br />
* Mắt thụt và mắt thấp:<br />
<br />
Hình 2: Tỷ lệ và trung bình mắt thụt theo thời gian.<br />
193<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
Số lượng BN cải thiện mắt thụt cao nhất ở thời điểm 1 tuần sau mổ, sau đó giảm<br />
vào thời điểm 1 tháng và không thay đổi nhiều sau 3 tháng. Tỷ lệ cải thiện chung<br />
71,43% ở thời điểm 1 tuần; 52,38% thời điểm 1 tháng và 47,62% thời điểm 3 tháng.<br />
Tuy nhiên, độ thụt giảm từ 2,66 mm còn 1,68 mm, đây là một kết quả đáng ghi nhận.<br />
<br />
Hình 3: Tỷ lệ và trung bình mắt thấp theo thời gian.<br />
Tỷ lệ cải thiện mắt thấp giảm dần theo thời gian với tỷ lệ cải thiện ở các thời điểm<br />
khám lần lượt là 76,67%, 58,82% và 47,06%; xấp xỉ tỷ lệ cải thiện mắt thụt. Độ hạ<br />
nhãn cầu từ 1,18 mm xuống còn 0,5 mm.<br />
Kết quả điều trị giảm dần và ổn định sau vài tháng được nhiều tác giả giải thích do<br />
sự tạo sẹo của các mô mỡ sau phẫu thuật, làm mắt thụt và mắt hạ hơn so với ngay<br />
sau phẫu thuật. Ngoài ra, ở tuần đầu tiên sau mổ, các mô mềm cạnh nhãn cầu có thể<br />
còn những phản ứng sưng, viêm do tác động nên kết quả đo đôi khi không chính xác.<br />
* Song thị:<br />
<br />
Hình 4: Tỷ lệ khỏi song thị theo thời gian.<br />
Tình trạng song thị của BN hồi phục dần theo thời gian. Ở thời điểm 1 tuần, chỉ có<br />
21,05% khỏi song thị; sau 1 tháng là 36,84% và sau 3 tháng 73,68% BN không còn<br />
194<br />
<br />