Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 2
lượt xem 7
download
Phần 2 cuốn "Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa" nghiên cứu trình bày các nội dung: Đời sống tinh thần của người Kơho qua các hoạt động văn hóa theo kỳ dịp, đời sống tinh thần của người Kơho qua nghi lễ cưới xin, ma chay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 2
- Chương 4 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA THEO KỲ DỊP Trên địa bàn thị trấn Lạc Dương có 7/12 tổ dân phố với đa số là người dân tộc bản địa, trong đó có ba tổ dân phố có tổ chức kinh doanh văn hóa cồng chiêng (Bon Dơng II, Bon Dơng I, Đăng Gia). Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc ở thị trấn có một nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có tinh thần tương thân tương ái và tính cộng đồng cao. Nhân dân ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và có ý thức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa. Các kết quả nghiên cứu từ ngành dân tộc học và nhân học đã chỉ ra rằng: “cũng như mọi tộc người Tây Nguyên khác, người Kơho thường phải cúng kiếng để cầu xin vào các dịp như mùa màng, tang ma, hôn nhân, ốm đau,… Tùy theo lễ lớn nhỏ, mà con vật hiến sinh sẽ được lựa chọn là trâu, hay bò, heo, gà, ... Đồng thời bao giờ cũng có những ghè rượu. Đến nay tại một số vùng sâu, vùng xa, các lễ nghi, tập quán, phong tục cổ truyền của người Kơho ít nhiều vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Kơho đã tin theo những tôn giáo nhập từ bên ngoài vào như Thiên Chúa giáo, nhất là Tin lành. Nhiều phong tục cổ truyền cũng đã thay đổi theo thời thế và tín ngưỡng. Tín ngưỡng của người Kơho là vạn vật hữu linh, đa thần, nên cũng như mọi tộc người thiểu số khác trên cùng địa bàn, có rất nhiều các lễ thực được tổ chức hàng tháng, hàng năm. Có những lễ cúng từng gia đình, nhưng cũng có các lễ cúng của cả cộng đồng” (Linh Nga NiêkDam, 2011: 34). Trong các lễ nghi, phong tục, tập quán cổ truyền phải kể đến lễ hội văn hóa. Lễ hội văn hóa là một trong những biểu hiện cơ bản của các giá trị tinh thần tồn tại trong cộng đồng, làng bản; là những phong tục nhằm để đánh dấu hoặc nhắc đến một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng và được đông đảo quần chúng tham gia, hưởng ứng. Lễ hội văn hóa thường được tổ chức vào số dịp lớn trong năm, 115
- gắn liền với những sự kiện lớn của cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần, truyền tải được tiếng nói, linh hồn và nguyện vọng của con người. Một số lễ hội thường được tổ chức thành chu kỳ trong một năm như lễ hội mừng lúa mới, năm mới, lễ hội đâm trâu, lễ Giáng sinh, lễ hội văn hóa cồng chiêng. Theo kết quả ghi nhận của chúng tôi, các giá trị tinh thần truyền thống như lễ hội có xu hướng biến đổi khá nhiều, xu hướng giảm dần của một số lễ hội văn hóa được phản ánh khá rõ nét. Cụ thể, khi xem xét sự tồn tại của các lễ hội văn hóa theo kỳ dịp trong vòng 10 năm qua đã cho thấy có những lễ hội văn hóa có xu hướng giảm mạnh, cụ thể: lễ hội mừng lúa mới (từ 77,8% giảm xuống còn 5,9%), lễ hội đâm trâu (giảm từ 62,7% xuống còn 31,9%), văn hóa cồng chiêng (từ 77,8% giảm còn 66,5%); bên cạnh đó, một số lễ hội văn hóa có xu hướng tăng lên khá rõ nét trong đời sống tinh thần của cộng đồng như lễ Tết (từ 33,1% tăng lên 40,9%), lễ Giáng sinh (từ 93,7% tăng lên 99,0%), do đó mức độ tham gia vào các lễ hội cũng có xu hướng khác nhau (nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017). Điều đáng chú ý ở đây là trong các lễ hội hiện nay ở của người Kơho mà chúng tôi có có khảo sát, tỷ lệ người Kơho không bao giờ tham gia rất cao, cụ thể sẽ được chúng tôi phân tích trong từng loại hình lễ hội văn hóa. Việc phát huy các giá trị tinh thần của cộng đồng sẽ góp phần vào việc phát triển khối đại đoàn kết của dân tộc, mặt khác phát huy và phát triển các giá trị tinh thần sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các thành viên trong cộng đồng thôn/bản cùng tham gia. 4.1. Đời sống tinh thần qua các hoạt động theo kỳ dịp của người Kơho ở Lâm Đồng 4.1.1. Lễ hội mừng lúa mới, năm mới và lễ hội đâm trâu Theo nghiên cứu của Linh Nga NiêkDam cùng các nhà nghiên cứu dân tộc học và nhân học, trước khi người Kơho thu hoạch lúa bắp sẽ có một lễ cúng lúa nhô kach, gồm một ghè rượu, một con gà cúng tại mỗi lô một lần (gieo nhiều loại lúa trên một rẫy lớn). Để chuẩn bị cho lễ này cả bon phải chung tay dọn dẹp vệ sinh trong nhà, ngoài bon, bến nước cho thật sạch sẽ, sửa chữa dụng cụ cắt lúa cho bén để đón lúa về. Lễ kach được 116
- tổ chức sau khi suốt hết lúa, cất hết vào kho (đăm) ở trên gác bếp. Chỉ có lúa giống để trong gùi phía dưới, không đổ chung vào kho. Người ta cũng để vài ba gùi ở dưới để ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi đổ lúa mới vào bồ, người ta phải lấy hết lúa, bắp cũ ra khỏi bồ, mang đi làm rượu ché. Khi nào rượu này uống được, mới tổ chức lễ kach. Tháng 11, 12 khi chuẩn bị làm lễ “uống rơm rạ” khui bồ lúa mới ra (ăn cơm mới) nhô rhe, cả bon sẽ cùng nhau đi tát cá, phường săn vào rừng kiếm con thịt (săn hoặc bẫy) để cho bữa ăn thêm phong phú. Đây cũng đồng thời là lễ đón năm mới của cộng đồng. Nếu mùa màng thu hoạch được lớn, sẽ phải có trâu để làm vật hiến sinh tạ ơn các vị thần linh. Lễ này được coi là lễ lớn nhất trong vòng một năm (còn gọi là nhô lêr boong). Tuy nhiên, với đặc trưng ngành nghề sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, người Kơho trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tùy thuộc vào đặc điểm địa lý để lựa chọn hình thức sản xuất lúa nước, trồng cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm,... Chẳng hạn như người Srê, phương thức canh tác chủ đạo là trồng lúa trên ruộng nước ở các thung lũng (Srê nghĩa là ruộng nước) còn những nhóm người Kơho khác do cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng làm rẫy (mir) để trồng ngô, lúa rẫy, sắn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Kơho còn có một số các nghề khác: săn bắt thú rừng, đánh cá, hái lượm lâm thổ sản vẫn rất phổ biến. Các nghề thủ công phổ biến nhất là đan lát và rèn, riêng người Chil còn có thêm nghề dệt, ngoài ra một số nơi có nghề gốm (làm theo phương thức không có bàn xoay). Công cụ sản xuất truyền thống: rìu (sùng); chà gạc (woát hay yoas - dùng để chặt cây, là một đoạn tre già uốn cong một đầu để tra lưỡi sắt), gậy chọc lỗ tra hạt (chrmul), riêng nhóm Chil ngoài gậy chọc lỗ tra hạt còn có thêm p’hal (dùng khi vừa chọc lỗ vừa tra hạt, có cán bằng gỗ, lưỡi sắt dài khoảng 28 cm, rộng 3-4 cm). Công cụ canh tác lúa nước của người Srê có cuốc; cày (ngal) làm bằng gỗ, trước đây lưỡi cũng bằng gỗ nhưng gần đây thay bằng sắt; bừa (Sơkam) răng gỗ và Kơr (dùng để trang đất cho bằng phẳng); cày, bừa và kơr đều do hai trâu kéo, hiện nay hình thức này không còn phổ biến. Cộng đồng người Kơho đã chuyển từ hình thức sản xuất lúa nước sang sản xuất cây cà phê, hoa màu. Xu hướng phát triển kinh tế thị trường thay thế cho nền sản xuất tự cung, tự cấp đã góp phần làm thay đổi một số mô hình văn hóa trong cộng đồng,“Thực ra thì đâm trâu với mừng 117
- lúa mới nó cũng hiếm khi được tổ chức vì đòi hỏi kinh phí lớn. Ngày xưa nhiều trâu, nhiều bò; gom góp mỗi nhà một tí, mỗi gia đình nhỏ gom góp mua một con trâu thật béo tốt, dòng họ nào mua con trâu thật to thì dòng họ đấy mới nổi tiếng. Việc này cũng thể hiện vai vế của dòng họ trong xã hội. Bây giờ xảy ra ít, chỉ có những lễ hội lớn, vì bây giờ khu vực mình không còn trồng lúa nữa. Lúa ở đây không còn được trồng trong khoảng bảy năm nay, bây giờ ngay khu vực xung quanh, người Lạch đã sống ở ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, cuộc sống thay đổi, xã hội thay đổi…” (Nam, 46 tuổi, làm nghệ thuật cồng chiêng, TT Lạc Dương). Những biến đổi này có thể khẳng định lại một lần nữa trong lời giải thích của một người Kơho lớn tuổi khi chúng tôi có dịp tiếp xúc “… bây giờ không còn làm lúa nữa, trên mười năm nay dân ở tại thị trấn Lạc Dương này không còn làm lúa. Hồi xưa ở đây thì có làm lúa, còn một bộ phận của bà con người Chil làm lúa rẫy, nương rẫy, bà con người Lạch thì làm lúa nước.… hơn mười năm nay người ta bỏ luôn lúa nước, người ta chuyển sang canh tác rau, dâu. So với thời kỳ làm lúa nước thì thu nhập cao hơn, có thể làm từ một vụ chuyển sang làm hai, ba vụ, nên lễ hội mừng lúa mới cũng không còn” (Nam, 64 tuổi, thị trấn Lạc Dương). Cũng chính vì vậy, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu gần như không còn tồn tại trong cộng đồng, văn hóa cồng chiêng thì có xu hướng giảm dần, kết quả được phản ánh như sau (xem Bảng 4.1). Bảng 4.1: Mức độ tham gia các lễ hội văn hóa của người Kơho (Đơn vị: %) Thị trấn Xã Tà Chung Lạc Dương Nung Đo lường Tần Tần Tần số % % % số số Không bao 198 78,3 141 62,9 339 71,1 giờ Lễ hội Hiếm khi 27 10,7 49 21,9 76 15,9 đâm trâu Thỉnh thoảng 22 8,7 27 12,1 49 10,3 Thường 6 2,4 7 3,1 13 2,7 xuyên 118
- Không bao 235 92,9 179 79,9 414 86,8 giờ Lễ Hiếm khi 14 5,5 21 9,4 35 7,3 mừng lúa mới Thỉnh thoảng 1 0,4 17 7,6 18 3,8 Thường 3 1,2 7 3,1 10 2,1 xuyên Không bao 193 76,3 118 52,7 311 65,2 giờ Lễ Hiếm khi 9 3,6 37 16,5 46 9,6 mừng năm mới Thỉnh thoảng 15 5,9 30 13,4 45 9,4 Thường 36 14,2 39 17,4 75 15,7 xuyên (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Để giải thích cho những biến đổi trong các lễ hội văn hóa nói trên, chúng tôi đã tiến hành tiếp cận và tìm hiểu người dân trên địa bàn nghiên cứu, kết quả cho thấy là: “Nói chung, trên địa bàn người dân tộc thiểu số ở đều là dân tộc Lạch. Ngày xưa khác bây giờ do kinh tế, ngày xưa bà con canh tác theo dạng du canh du cư làm lúa nước, một năm làm được một vụ, năng suất thấp, trồng bắp trồng hoa phụ thêm mới đủ ăn. Qua trao đổi kỹ thuật sản xuất do bà con tứ phương ngoài kia vào học theo dần dần ngày càng nâng cao được kỹ thuật trồng trọt, năng suất kinh tế được nâng cao. Về đời sống văn hóa thì ngày xưa làm lúa nước, làm một năm chỉ được một mùa, tháng 11-12 sau mới thu hoạch, có của cải vật chất mới làm cái lễ gọi là lễ mừng lúa mới, lễ này thường tổ chức vào cuối năm, gần với lễ noel. Lúa nước mới thay đổi gần đây, cũng gần 10 năm nay trước đây còn lễ mừng lúa mới. Khi bỏ lúa mới sang trồng hoa màu thì không còn lễ mừng lúa mới nữa. Lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới ngày càng mai một dần vì theo lối sống bây giờ. Ngày xưa họ theo lối sống tự cung tự cấp còn bây giờ theo dịch vụ, ai cũng hướng tới phát triển kinh tế thị trường nên cũng không còn trâu cày” (Nam, 35 tuổi, cán bộ văn hóa thị trấn Lạc Dương). 119
- Để một lần nữa khẳng định những nhân tố tác động làm biến đổi các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào Kơho ở Lâm Đồng nói riêng, trong cuốn sách “Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững”, các tác giả đã cho rằng “có một thực tế là quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay bên cạnh rất nhiều cơ hội thì bản sắc văn hóa tộc người cũng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Quá trình di dân tự do, tiếp cư, cận cư và xen cư giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh và cả người nước ngoài cũng tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa tộc người. Thêm nữa là tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự hội nhập quốc tế và sự phát triển các loại hình báo chí, ấn phẩm văn hóa, nhất là sự bùng nổ công nghệ thông tin, internet làm cho các nền văn hóa trên thế giới xích lại gần nhau. Điều đáng lo ngại nhất là bản sắc văn hóa tộc người cũng bị mai một rất nhiều. Trong đó di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên và miền núi một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung cũng nằm trong tình trạng báo động đó” (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016: 278). Như vậy, có thể nhận thấy rằng, các chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền là đúng đắn, toàn diện, triệt để trong việc chuyển đổi thâm canh tăng vụ, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình đã góp phần tạo ra những biến đổi trong chính đời sống tinh thần của cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trò của quá trình mở cửa hội nhập với văn hóa bên ngoài thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xu hướng mở rộng lối sống thành thị và ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường cũng là một trong những yếu tố góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của cộng đồng người Kơho trong đời sống tinh thần của họ. Kết quả trên cho thấy, việc tổ chức các lễ hội văn hóa trong cộng đồng ít nhiều còn được duy trì, bên cạnh việc giảm dần một số lễ hội như 120
- đâm trâu, mừng lúa mới do quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, thâm canh tăng vụ và sự chi phối của điều kiện tự nhiên; thì đã xuất hiện xu hướng gia tăng của một số lễ hội khác như Noel, lễ Tết, các cuộc thi văn nghệ, các buổi chiếu phim, thể dục thể thao, và được đồng bào dân tộc Kơho hưởng ứng tham gia với mức độ đáng kể. Những biến đổi này ở một góc độ nào đó phù hợp với thời thế và tín ngưỡng tôn giáo. 4.1.2. Lễ Tết, Giáng sinh Lễ Tết, Giáng sinh cũng là một trong những lễ lớn thường được tổ chức thành chu kỳ trong một năm. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những lễ hội và giá trị văn hóa có xu hướng giảm và mất dần, thì lễ Tết, hay Giáng sinh trong đời sống cộng đồng gần như khá phổ biến, một phần do quá trình sinh sống cùng người Kinh nên việc tổ chức riêng lễ Tết cũng khá thường xuyên hơn. Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi, đại đa số đồng bào dân tộc đều theo Tin lành (58,7%) hoặc Thiên Chúa giáo (41,3%). Vì vậy lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ lớn trong năm được đồng bào hưởng ứng. Các ngày Phục sinh - ngày Noel, ngày Tết trước hết đó là một hình thức thể hiện hành động, niềm tin, tín ngưỡng cụ thể của con người, và sau đó nó thể hiện được những giá trị tinh thần, mà cụ thể là những giá trị văn hóa, những phong tục, lễ nghi, tập quán ẩn chứa sâu xa bên trong để nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình luôn nhớ về nguồn cội của mình. Đồng thời, thể hiện được các mối quan hệ của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Điều này thuộc về ý thức, văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng, góp phần định hình nên những mô hình văn hóa mới. Noel - Giáng sinh là dịp để các cộng đồng tôn giáo như Tin lành hay Thiên Chúa giáo bày tỏ lòng biết ơn, trân quý và tình cảm của mình với đấng tối cao - Chúa, Cha. Đối với người Kơho cũng vậy, Noel được tổ chức như Tết của người Kơho, bóng đèn, cây thông, lễ nghi được trang trí, bày biện một cách trang trọng, uy nghiêm và giàu tình nhân ái. Tỷ lệ người Kơho có tham gia thường xuyên vào lễ Giáng sinh khá cao, và có sự khác biệt đáng kể trên hai địa bàn nghiên cứu (xem Bảng 4.2). 121
- Bảng 4.2: Mức độ tham gia lễ Tết, Giáng sinh của người Kơho (Đơn vị: %) Thị trấn Lạc Xã Tà Nung Chung Dương Đo lường Tần Tần số % % Tần số % số Lễ Giáng sinh Không bao giờ 7 2,8 4 1,8 11 2,3 Hiếm khi 5 2,0 23 10,3 28 5,9 Thỉnh thoảng 36 14,2 47 21,1 83 17,4 Thường xuyên 205 81,0 149 66,8 354 74,4 Lễ Tết của người Kinh Không bao giờ 177 70,0 79 35,3 256 53,7 Hiếm khi 13 5,1 38 17,0 51 10,7 Thỉnh thoảng 29 11,5 45 20,1 74 15,5 Thường xuyên 34 13,4 62 27,7 96 20,1 (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Điều này cho thấy rằng yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận và thể hiện tín ngưỡng, hành vi thực hành tôn giáo. Lễ Giáng sinh vốn tồn tại trong các cộng đồng Công giáo, Tin lành, được tổ chức phổ biến ở các nước phương Tây. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, công nghệ và kỹ thuật được cải tiến, nhờ thế các phương tiện truyền thông đại chúng đã kết nối văn hóa các quốc gia lại gần nhau hơn, mức độ giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng vì vậy được thể hiện rõ nét hơn. Còn đối với lễ Tết: người Kơho sinh sống chủ yếu ở Lâm Ðồng, họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi khoảng một tháng, và gọi là Nhô Lir Bông, tức là tết mừng lúa về nhà. Khởi thủy, người Kơho ở Lâm Đồng không ăn Tết cổ truyền như người Kinh và các dân tộc anh em khác, “người Kơho không biết đến lễ Tết âm lịch theo cách tính của người Kinh đối với người Kơho, Tết của họ chính là ngày Chúa giáng sinh, là 122
- ngày thu hoạch mùa màng vào dịp cuối năm và làm lễ mừng lúa mới” (Nữ, 64 tuổi, Tà Nung). Những người Kơho lớn tuổi sinh sống truyền đời dưới chân núi Langbiang hùng vĩ thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, vẫn thường kể lại với đám con cháu sau này rằng, xưa kia Tết của người Kơho thường được tổ chức sau khi thu hoạch mùa lúa rẫy. Ngày Tết của người Kơho là để ăn mừng lúa mới, cầu nguyện và tế lễ thần linh ban cho một vụ mùa sắp tới bội thu. Kết thúc những ngày say sưa vui Tết cũng là lúc bên bếp lửa không còn được bỏ thêm củi. Vài chục năm gần đây, cùng với sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội của cộng đồng người Kơho được nâng lên rõ rệt, lúa rẫy, bắp, củ mì… không còn là cây trồng chủ đạo. Người Kơho dần dần biết làm cà phê, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, lạ vào chăn nuôi, sản xuất. Sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế cùng với sự giao thoa văn hóa với các cộng đồng dân tộc anh em cộng sinh trong yên vui, hòa thuận đã khiến cộng đồng người Kơho ở Lâm Đồng dần dần từ bỏ ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình để hòa chung với niềm vui Tết cổ truyền của 54 dân tộc Việt Nam anh em (http://cand.com.vn/ Phong-su-tu-lieu/Tet-am-no-cua-ba-con-Kơho-Nam-Tay-Nguyen, ngày 12 tháng 11 năm 2018). Quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra trong bối cảnh biến đổi xã hội, cũng chính vì vậy, tuy tỷ lệ không thường xuyên (không cúng bái, sửa soạn nhà cửa, mua sắm Tết,…) tham gia vào lễ Tết của người Kinh vẫn còn khá cao, nhưng ít nhiều nét văn hóa, giá trị tinh thần trong ngày lễ Tết của người Kinh đã đi vào cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc Kơho (35,6% tỷ lệ thường xuyên và thỉnh thoảng tham gia vào lễ Tết của người Kinh). Và như kết quả đã cho thấy, có sự khác biệt rõ ràng trong việc tham gia vào lễ Tết và lễ Giáng sinh của người Kơho trên hai địa bàn nghiên cứu, mức độ tham gia lễ Giáng sinh của người Kơho ở thị trấn Lạc Dương thường xuyên hơn ở xã Tà Nung, trong khi đó, người Kơho ở xã Tà Nung có tỷ lệ tham gia vào lễ Tết cao hơn ở thị trấn Lạc Dương. Theo lý giải của người Kơho, “trước đây lễ Tết của dân tộc nào thì dân tộc đó tổ chức, họ ít khi tham gia sinh hoạt chung hay thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau, nhưng những năm gần đây, mặc dầu nhiều người không tham gia vào lễ Tết của người 123
- Kinh, không tham gia ở đây là không thờ cúng như người Kinh, nhưng đến dịp lễ Tết của người Kinh, họ vẫn qua lại, thăm hỏi chúc tụng lẫn nhau” (Nữ, 64 tuổi, Tà Nung). Ở hầu hết tất cả các lễ hội văn hóa, mức độ “thường xuyên” và “thỉnh thoảng” tham gia không cao, mức độ “hiếm khi” tham gia chiếm tỷ lệ đáng kể, nhưng ở một khía cạnh khác đã cho thấy được sự tồn tại của các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng. Hành động “có tham gia” ở bất cứ mức độ nào đã phản ảnh được ý nghĩa của văn hóa trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc: “Về thể dục thể thao thì cũng ít, ngày nay thì có quy định tổ chức bóng đá, bóng chuyền; ngày xưa tổ chức tự phát, trong làng tổ chức đám cưới thì mình lấy bong bóng heo làm bóng đá cho con cái đá chơi vui, còn ông bà cha mẹ ăn nhậu đám cưới. Trong những dịp lễ lớn, cộng đồng có tổ chức bắn nỏ. Đó là hồi xưa chứ hiện nay không có lấy bong bóng heo đâu” (Nam, 35 tuổi, cán bộ văn hóa thị trấn). Những biến đổi này có thể giải thích bằng những lý do như sau (xem Bảng 4.3): Bảng 4.3: Lý do tham gia lễ hội văn hóa của người Kơho (Đơn vị: %) Thị trấn Xã Đo lường Lạc Tà Chung Dương Nung Giữ gìn truyền thống văn Lý do 68,8 70,5 69,6 hóa của dân tộc mình tham Gắn bó các thành viên gia 53,8 61,2 57,2 trong làng các lễ hội Tỏ lòng biết ơn những 26,9 33,0 29,8 văn người có công với làng hóa Để vui chơi, gặp gỡ 67,6 66,5 67,1 trong giai Các dòng họ thể hiện bản 21,3 25,9 23,5 đoạn sắc riêng hiện Do yêu thích 28,5 35,7 31,9 nay Tín ngưỡng tôn giáo cần giữ 5,5 2,2 4,0 124
- Thị trấn Xã Đo lường Lạc Tà Chung Dương Nung Giữ gìn truyền thống văn 68,7 75,9 72,1 hóa của dân tộc mình Lý do tham Gắn bó các thành viên 54,8 63,4 58,8 gia trong làng các Tỏ lòng biết ơn những lễ hội 27,0 35,7 31,1 người có công với làng văn hóa Để vui chơi, gặp gỡ 56,0 60,7 58,2 trong Các dòng họ thể hiện bản 17,1 23,2 20,0 giai sắc riêng đoạn Do yêu thích 21,0 29,5 25,0 10 năm Tín ngưỡng tôn giáo cần 5,2 1,8 3,6 trước giữ Lý do khác 0,4 - 0,2 (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Kết quả đã phản ánh được nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Kơho, mỗi cá nhân trong cộng đồng luôn có ý thức về sự tồn tại của dân tộc mình, trong đó văn hóa luôn là những biểu hiện đầu tiên cho sự tồn tại. Lý do tham gia của người Kơho vào các lễ hội văn hóa của xã/thị trấn không những khẳng định lại một lần nữa những giá trị đặc trưng văn hóa của họ, mà còn thể hiện tinh thần giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa, thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó bền chặt trong cộng đồng, thôn bản, góp phần định hình và xây dựng những mô hình văn hóa mới trong sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong tình làng, lối xóm. 4.1.3. Văn hóa cồng chiêng Ông Bon Yo Soan - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã nói: “Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống nên văn hóa của Lâm Đồng được hình thành từ bản sắc văn hóa lâu đời của các dân tộc thiểu số gốc Tây 125
- Nguyên và văn hóa của cư dân các vùng, miền trong cả nước đến làm ăn sinh sống, định cư. Chính sự đan xen hòa quyện đó đã tạo cho Lâm Đồng có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng”. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa và hội nhập đã làm cho kho tàng văn hóa Tây Nguyên nói chung và văn hóa cồng chiêng nói riêng có nhiều biến đổi. Theo Trình Quang Phú cho biết: “Hiện tại lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên đang bị mai một và không còn sức hút, thường chỉ xuất hiện trong các Festival, trong các tổ chức của Nhà nước là chính” (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016:38). Theo Nguyễn Thị Kim Vân, những người quan tâm đến văn hóa cồng chiêng, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đều dễ dàng nhận thấy nguy cơ mai một qua sự suy giảm nhanh chóng về số lượng cồng chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên. Ở thời điểm năm 1980, tỉnh Gia Lai - Kon Tum có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng, con số cồng chiêng của mỗi làng đến hàng chục bộ, không ít gia đình giàu có cất giữ trong nhà trên dưới 10 bộ cồng chiêng. Nhưng đến năm 2004, số lượng cồng chiêng của tỉnh Gia Lai chỉ còn 5.117 bộ, tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ còn 3.113 bộ. Ở Đắk Lắk trong vòng 10 năm, từ năm 1982 đến năm 1992 mất đi 5.325 bộ cồng chiêng và 10 năm tiếp đó, từ năm 1993 đến năm 2003, tỉnh này tiếp tục bị mất 850 bộ (Viện Văn hóa - Thông tin, 2006: 52; Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016:38). Trong những thập niên ấy, “chảy máu chất cồng chiêng” trở thành cụm từ phổ biến nhất khi khi người bàn về cồng chiêng Tây Nguyên. Sự suy giảm về số lượng cồng chiêng cũng đồng nghĩa với những sinh hoạt cộng đồng, gia đình gắn với cồng chiêng dần thưa vắng (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016: 310). Đối với nhóm cộng đồng dân tộc Kơho trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, văn hóa cồng chiêng cũng nằm trong “dòng chảy” đó. Sự mai một, mất dần nét văn hóa đặc trưng Tây Nguyên trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số được biểu hiện khá rõ nét: “Trong thời kỳ bao cấp, kinh tế khó khăn, cồng chiêng mất mát rất nhiều; vì điều kiện khó khăn, bà con bắt những con trâu, con bò bán, cồng chiêng cũng đem bán, cồng chiêng được nấu lên để tách lấy đồng; thậm chí, hồi xưa khi tôi đi công 126
- tác thấy bà con còn lấy cái chiêng ra làm cái máng heo. Khi kinh tế khó khăn, bán cồng chiêng cũng không có ai đủ điều kiện để mua, giá trị của cồng chiêng gần như mất đi ý nghĩa thực của nó, người ta chỉ mua để lấy đồng. Vì vậy mà cồng chiêng mất dần đi, số lượng ngày càng giảm. Tuy nhiên, cũng có một vài hộ thiết tha, yêu quý giá trị của cồng chiêng nên trong điều kiện khó khăn, nghèo nàn nhưng họ vẫn giữ lại. Số lượng còn rất ít, nên nhiều lúc bà con muốn có chồng chiêng để đánh thì phải đi mua lại ở nơi khác, nhưng tỷ lệ này không nhiều nếu chưa muốn nói là không còn nữa” (Nam, 55 tuổi, TT Lạc Dương). Sự mai một và mất dần không gian văn hóa cồng chiêng là do “sự tác động tất yếu của quá trình hội nhập và mặt trái của nền kinh tế thị trường” (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016: 323). Để duy trì và góp phần giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần thì việc tổ chức lễ hội văn hóa, văn hóa cồng chiêng là việc làm cấp thiết và quan trọng đối với từng nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số cũng như từng địa phương. Lâm Đồng là một tỉnh trực thuộc Tây Nguyên với đặc trưng sinh sống của các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chiếm tỷ lệ đông đảo là dân tộc Kơho. Sau năm 1975, các luồng di dân đã tìm đến với Lâm Đồng trong bối cảnh phát triển vùng kinh tế mới đã góp phần làm đa dạng hóa lối sống, văn hóa của cư dân bản địa trên vùng đất này. Tuy vậy những giá trị văn hóa cốt lõi, thể hiện bản sắc riêng của Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng vẫn còn được duy trì và phát huy trong bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó phải nói đến giá trị văn hóa trường tồn “Không gian văn hóa cồng chiêng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã nêu nhận định: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016:5). Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thế nhưng theo nhận định của Trình Quang Phú thì hiện tại lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên đang bị mai một và không còn sức hút, thường chỉ xuất hiện trong các Festival, trong các tổ chức của Nhà nước là chủ yếu. 127
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy văn hóa cồng chiêng thực tế là đã có xu hướng giảm dần như những kết quả phân tích của các tác giả đi trước. Cụ thể, khoảng hơn 10 năm trở về trước, có đến 77,8% ý kiến trả lời lễ hội văn hóa cồng chiêng vẫn còn tồn tại; nhưng ngày nay tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 66,5%; thậm chí là mất hẳn ở một số địa phương, mức độ tham gia lễ hội này chiếm tỷ lệ khá thấp và có sự khác biệt đáng kể trên hai địa bàn nghiên cứu (xem Bảng 4.4). Bảng 4.4: Mức độ tham gia lễ hội cồng chiêng của người Kơho (Đơn vị: %) Thị trấn Xã Tà Nung Chung Lạc Dương Đo lường Tần số % Tần số % Tần số % Không bao giờ 127 50,2 102 45,5 229 48,0 Hiếm khi 47 18,6 51 22,8 98 20,5 Thỉnh thoảng 44 17,4 56 25,0 100 21,0 Thường xuyên 35 13,8 15 6,7 50 10,5 (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Ghi nhận kết quả ở một số người cho rằng “còn tồn tại lễ hội văn hóa cồng chiêng” ở Lâm Đồng cho thấy cồng chiêng được sử dụng khá đa dạng trong đời sống tinh thần của đồng bào: “Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng,… Trong các buôn làng ngày xưa, cồng chiêng thường chỉ được sử dụng trong các lễ lớn của gia đình, dòng tộc hoặc buôn làng thì nay, cũng ngay trong cái không gian buôn làng ấy, việc “mua vui” cho “người ngoài” 128
- đã trở nên một hiện tượng không hiếm, nếu như không muốn nói là khá phổ biến”. (Theo Mytour.vn: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, https://mytour.vn/locationn/4915-khong-gian-van-hoa-cong-chieng-tay- nguyen.html). Cồng chiêng cũng được sử dụng khá đa dạng trong đời sống tinh thần của đồng bào Kơho. Bởi vì, “Lễ mừng thọ trở thành nếp sống của người Kơho, được tổ chức bằng những con trâu, con bò, một số hộ làm con heo và tổ chức đánh cồng chiêng. Trên địa bàn trước đây có khoảng 10, 11 đội nhóm cồng chiêng, còn bây giờ còn chỉ còn 9 đến 10 nhóm hoạt động. Mục đích của các đội nhóm cồng chiêng để giao lưu sinh hoạt đời sống văn hóa, việc tổ chức đánh cồng chiêng cũng được diễn ra trong phạm vi gia đình, thường vào các dịp như vui chơi nhảy múa, đám ma, đám hỏi. Có một số du khách tới nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng nên giao lưu văn hóa cồng chiêng không còn bó hẹp trong gia đình mà được mở rộng giao lưu với du khách ở trong khu vực du lịch, tham quan… phục vụ hoạt động kinh doanh cho các du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động hoạt động kinh doanh này đã góp phần làm tăng thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình” (Nam, 34 tuổi, cán bộ văn hóa TT Lạc Dương). Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hơn 10 năm về trước, lễ hội văn hóa cồng chiêng được tổ chức vào những dịp như: “Lễ kỷ niệm của dân tộc Kơho” (52,2%), “cưới hỏi” (53,5%), “Ngày hội của các dân tộc” (27,5%), “đâm trâu” (26,2%), “hoạt động thể thao, du lịch” (23,1%), “mừng lúa mới” (18,8%) và một số dịp khác với tỷ lệ không đáng kể. Thời gian gần đây, lễ hội văn hóa cồng chiêng thường được tổ chức chủ yếu là vào dịp “Tổ chức các hoạt động thể thao/du lịch” (80,1%), “Ngày hội văn hóa của các dân tộc” (64,3%) có xu hướng tăng lên đáng kể; “lễ Tết hay lễ kỷ niệm của dân tộc Kơho” đều chiếm tỷ lệ trên 30%, “cưới hỏi” (28,9%); và các dịp khác như lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, bỏ mả, ma chay, Noel… lại có xu hướng giảm đi so với 10 năm trước. Kết quả này phần nào cho thấy sự phù hợp với nhận định của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân “Sự phổ biến của cồng chiêng trong tất cả các tộc người ở Tây Nguyên, cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống 129
- của đồng bào. Nó có mặt trong hầu hết các nghi lễ của cá nhân, của từng gia đình, cộng đồng và cả trong những lễ hội suốt một mùa trồng tỉa của cư dân nông nghiệp….” (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016:303). Tuy nhiên, một thực tế chúng ta có thể thấy rõ là vấn đề tổ chức lễ hội văn hóa cồng chiêng trong các hoạt động thể thao/du lịch có xu hướng tăng lên rõ rệt: “Toàn khách du lịch thôi, tức là nhiều trường hợp người ta lên đặt cơm ăn rồi coi cồng chiêng. Nói chung một mâm cơm của người ta có đủ: gà đồi cơm lam, cháo, thịt trâu, và nhiều loại thịt khác, số tiền cho mâm cơm khoảng hơn một triệu, vừa ăn vừa xem cồng chiêng. Còn ai muốn chơi cồng chiêng không ăn cũng được, nhưng đa số khách đoàn ăn xong họ xem cồng chiêng luôn” (Nam, người Kinh, 35 tuổi, cán bộ công an TT Lạc Dương). Xét về ý nghĩa, văn hóa cồng chiêng tồn tại như một công cụ giao tiếp - phương tiện thông tin cho cộng đồng (45,1%), là thông điệp mà người dân tộc muốn gửi gắm đến nhau, hay đó là niềm tự hào mỗi người khi nghe thấy tiếng cồng chiêng, âm hưởng của cồng chiêng tùy thuộc vào tính chất vấn đề được biểu hiện trong đời sống cộng đồng. Tuy vậy, ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng ngày nay có xu hướng “biến tấu” và “thay đổi” khá nhiều: “Trước hết là để giao tiếp, ngoài công cụ là âm nhạc thuần túy thì cồng chiêng còn có tiếng nói, đó là tiếng cồng, tiếng chiêng. Ví dụ như người ta đón khách thì có nhịp điệu riêng của đón khách, khi vui nhộn thì nhịp điệu cũng nhanh hơn và âm điệu tăng lên, làm cho không khí lễ hội tăng lên. Hoặc trong đám ma, người ta gõ những tiếng cồng chiêng rất trầm, buồn. Cồng chiêng thể hiện được tiếng nói, cái hồn của con người, của tộc người ở Tây Nguyên, trong đó có người Kơho ở Lâm Đồng. Tất nhiên khi nghe tiếng cồng chiêng thì người ta cảm thấy tinh thần sảng khoái, cảm giác rất gần gũi với quê hương đất nước, con người của mình. Nói chung cồng chiêng cổ bây giờ cũng mất dần rồi, thành ra âm hưởng của nó nghe cũng không được tốt bằng cái hồi xưa. Về thành phần tham gia các dịp cồng chiêng trong xã hội cũ chủ yếu là những người nam lớn tuổi, có gia đình, những người này có kinh nghiệm, trình độ đánh cồng chiêng cũng ở tầm cao hơn. Nhưng mà bây giờ người trẻ cũng học, các 130
- lớp dạy đánh cồng chiêng được mở để đào tạo và duy trì văn hóa cồng chiêng, mở rộng cho anh em học, thành ra bây giờ ai cũng có thể đánh được, nam nữ đều có thể học và đánh cồng chiêng (Nam, 64 tuổi, hưu trí, giảng dạy tiếng Kơho, thị trấn Lạc Dương). Ngày xưa, các dịp để đánh cồng chiêng khá đa dạng, còn ngày nay xu hướng mất dần đi đã được thể hiện khá rõ: “Cái này theo chú biết thì ngày xưa, lúc chú mới về,… là lúc chưa có dàn nhạc, đám cưới chưa có âm thanh thì lấy cồng chiêng ra đánh, hoặc nếu tiếp khách, tức là khách vô nhà mình thì cũng đánh cồng chiêng để rước họ hàng… Còn bây giờ có dàn nhạc nên cồng chiêng bỏ luôn cái cồng chiêng. Mà theo chú không phải là tôn giáo, tôn giáo là cái nào cấm thì cấm, còn riêng về cái cồng chiêng là không ai cấm được, có điều thời bây giờ không như thời trước” (Nam, Trung niên, Ban chấp sự Tin lành Tà Nung). Bên cạnh đó, lễ hội cồng chiêng được xem như là “công cụ giao tiếp giữa con người với thần linh”. Ngày này, 45,0% ý kiến cho rằng ý nghĩa này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng buôn làng. Như một nét văn hóa đặc trưng Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng là dấu ấn thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên và 81,7% ý kiến cho rằng nó có ý nghĩa “bảo tồn văn hóa dân tộc”. Bên cạnh đó, 36,3% ý kiến cho rằng lễ hội văn hóa cồng chiêng cũng tồn tại như một hình thức để “giải trí” và 39,7% cho rằng văn hóa cồng chiêng để “giáo dục lòng tự tôn dân tộc cho con cháu”. Vấn đề này liên quan đến những quan điểm của người dân: “Thứ nhất, mình làm cồng chiêng, mình đã có cái máu sẵn trong người, được ông bà truyền lại. Đánh cồng chiêng để am hiểu về cội nguồn của mình. Chính cồng chiêng chỉ ra cho cậu, cậu là ai, cậu đến từ đâu. Thứ hai, trong xã hội hiện đại, cồng chiêng giúp mọi người kết nối với nhau. Với tiếng chồng chiêng, cậu đánh thì tôi nghe, tôi đi ngoài đường tôi cũng tìm đến nghe. Dạy người khác đánh theo cũng là một cách để gìn giữ, bảo tồn. Thứ ba, việc đánh cồng chiêng cũng là hình thức để kinh doanh, bởi không chỉ biểu diễn trong buôn làng, ở ngoài phố, bất kỳ chỗ nào, nếu ai có nhu cầu, người ta sẽ thuê đội cồng chiêng đến biểu diễn, từ đó mang lại nguồn thu thập nhỏ cho gia đình” (Nam, 30 tuổi, làm nghệ thuật cồng chiêng, TT Lạc Dương), (xem Bảng 4.5). 131
- Bảng 4.5: Ý nghĩa của lễ hội văn hóa cồng chiêng trong đời sống của người Kơho (Đơn vị: %) Thị trấn Lạc Xã Tà Nung Chung Đo lường Dương Tần % Tần số % Tần số % số Là công cụ giao tiếp giữa con 87 43,9 88 46,3 175 45,1 người với thần linh Phương tiện thông tin cho cộng 70 35,4 84 44,2 154 39,7 đồng Bảo tồn văn hóa dân tộc 151 76,3 166 87,4 317 81,7 Quảng bá du lịch, văn hóa 157 79,3 124 65,3 281 72,4 Giáo dục lòng tự tôn dân tộc 76 38,4 78 41,1 154 39,7 cho con cháu Để giải trí, tiêu khiển 62 31,1 79 41,6 141 36,3 Khác 1 0,5 - - 1 0,3 Lưu ý: Kết quả chỉ ghi nhận trên số người có trả lời về lễ hội cồng chiêng (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Ngoài những ý nghĩa mang tính truyền thống, đậm tính dân tộc, lễ hội văn hóa cồng chiêng ngày nay còn mang tính “cởi mở”, hướng đến các giá trị mới và mang tính “giao lưu, tiếp biến” nhiều hơn. Vì vậy, ý nghĩa “quảng bá du lịch, văn hóa” chiếm tỷ lệ rất cao từ kết quả nghiên cứu này (72,4%). Qua các cuộc trò chuyện cùng người dân Kơho, chúng tôi được biết: “Không khí và ý nghĩa của lễ hội văn hóa cồng chiêng khác hơn ngày xưa, ngày xưa người ta đánh cồng chiêng vào các dịp như lễ hội mừng lúa mới, không khí lễ hội bây giờ thì gắn với dịch vụ du lịch,… những hoạt động khác thì vừa cái cũ vừa cái mới” (Nam, 64 tuổi, hưu trí, giảng dạy tiếng Kơho, TT Lạc Dương). Lễ hội cồng chiêng có xu hướng phục vụ cho hoạt động du lịch là chính. Hiện 132
- nay, du khách trong và ngoài nước đến xem lễ hội cồng chiêng khá nhiều, qua đó họ có thể giao lưu với nhau, du khách vừa ăn vừa thưởng thức lễ hội. Như vậy, rõ ràng lễ hội văn hóa cồng chiêng hiện nay không chỉ xuất hiện trong những ngày hội lớn của dân tộc, mà còn có tác dụng quảng bá du lịch của địa phương. Tuy nhiên, để lễ hội ngày càng thu hút được nhiều du khách thì địa phương cũng cần có chính sách bảo tồn. Vừa qua, 11 đội (nhóm) cồng chiêng ở thị trấn Lạc Dương được thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Dương nói chung và thị trấn Lạc Dương nói riêng, tạo việc làm và thu nhập cho những người tham gia. Những hoạt động của nhóm cồng chiêng đã chấp hành tốt về thời gian biểu diễn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương (UBND số 02/BC-UBND thị trấn Lạc Dương về tình hình hoạt động của đội (nhóm) cồng chiêng năm 2014 và phương hướng quản lý năm 2015). Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, không gian văn hóa cồng chiêng đã vươn ra tầm quốc tế chứ không bó buộc trong một mô hình văn hóa “làng xã, thôn bản” như trước đây, đó là niềm tự hào của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vì vậy cách thức để duy trì, bảo lưu các giá trị văn hóa cồng chiêng cũng được chú trọng, triển khai trong đời sống cộng đồng. “Trong năm 2014, phối hợp với Phòng Quản lý di sản - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt tổ chức một lớp truyền dạy cồng chiêng và trao chứng nhận cho 24 học viên là thanh niên của sáu thôn” (UBND xã Tà Nung, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2014)). Hiện nay đã có một số lớp dạy gõ cồng chiêng tự phát do các nghệ nhân cao tuổi phụ trách với mục đích để tham gia những chương trình văn nghệ quần chúng, song cách thức này vẫn chỉ là nhất thời. Hơn nữa, “các nghệ nhân nhí” ấy thuộc được một vài bài, chủ yếu là để trình diễn. Trước đây, thanh niên ở Tây Nguyên đánh được cồng chiêng thông thạo và thường trình diễn vào các ngày lễ lớn (Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, 2016:214). 133
- Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, mối quan hệ giao lưu quốc tế về văn hóa, kinh tế, đối ngoại ngày càng được nâng cao, có khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và tìm hiểu về văn hóa dân tộc bản địa. Vì vậy, ngoài việc mở lớp giảng dạy, nâng cao các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng, cần có nhà bảo tàng để lưu giữ bộ cồng chiêng, đồng thời quảng bá văn hóa cồng chiêng ra cộng đồng quốc tế (xem Hình 4.1). (Đơn vị: %) Hình 4.1: Cách thức duy trì, bảo lưu lễ hội văn hóa cồng chiêng của người Kơho (Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 02/2017) Kết quả cho thấy sự khác biệt trong việc tham gia, lưu giữ và đánh giá ý nghĩa của các hình thức sinh hoạt tinh thần của người Kơho trên hai địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, mức độ hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Kơho đối với các giá trị tinh thần cũng như việc mở rộng không gian văn hóa cồng chiêng phục vụ du khách, hoạt động du lịch ở thị trấn Lạc Dương chiếm tỷ lệ cao hơn so với xã Tà Nung. Như vậy, trong quá trình bảo lưu và phát triển, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã bảo lưu và phát triển trong xu hướng hội nhập quốc tế, nhất là thông qua du lịch. Hiện nay, thế giới đã biết đến loại hình văn hóa này như 134
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương nghiên cứu khoa học: Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn
5 p | 925 | 150
-
Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 1
115 p | 18 | 8
-
Giáo dục và đời sống văn hoá tinh thần ở vùng ven đô Hà Nội - Nguyễn Nga My
0 p | 105 | 7
-
Mấy nét về đời sống tinh thần, tình cảm giữa con cháu và người cao tuổi trong gia đình ở thành phố Bắc Ninh
12 p | 47 | 5
-
Bảng giá trị trong đời sống gia đình
0 p | 96 | 4
-
Kinh lá buông - triết lý giáo dục đạo đức đối với đời sống tinh thần cộng đồng người Khmer Nam Bộ
21 p | 15 | 4
-
Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar trong đời sống văn hóa của cư dân tỉnh Khánh Hòa
8 p | 7 | 4
-
Giá trị tinh thần của hoa mẫu đơn trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc
6 p | 10 | 4
-
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê Đê (khảo sát qua sử thi Ê Đê)
7 p | 69 | 4
-
Nghiên cứu về sự đa dạng và cấp độ tham gia các hoạt động giải trí của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng
12 p | 32 | 3
-
Các tổ chức tôn giáo tham gia ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra ở Việt Nam hiện nay
24 p | 9 | 3
-
Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cá Ông trong đời sống tinh thần của cư dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
18 p | 16 | 3
-
Vai trò và vị trí của thầy Tào người Nùng Phàn Slình ở thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
16 p | 10 | 3
-
Núi Phú Sĩ trong đời sống tinh thần người Nhật Bản
6 p | 11 | 3
-
Vài nét về lịch sử người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
9 p | 43 | 2
-
Giáo dục tín ngưỡng truyền thống thờ bách thần ở tỉnh Vĩnh Phúc cho học viên ở trường chính trị tỉnh
4 p | 25 | 2
-
Truyện cổ tích của người Việt ở Nam Trung Bộ nhìn từ văn hóa ứng xử với bản thân
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn