TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN EXON 9 VÀ 20 GEN PIK3CA<br />
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY<br />
Dương Thị Minh Thoa1, Tạ Thành Văn2<br />
Đặng Thị Ngọc Dung2, Nguyễn Thị Ngọc Lan2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, 2Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư trong các ung thư thường gặp với 876 000 trường hợp mới (8,7% tổng<br />
số) và 647 000 ca tử vong (10,4% tử vong do ung thư). Gần 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước đang phát<br />
triển [1]. Các đột biến ở PIK3CA và AKT2 đã được báo cáo trong ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác.<br />
Kích hoạt phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) thông qua đột biến gen gây bất hoạt gen ức chế khối u PTEN<br />
là nguyên nhân phổ biến trong bệnh ung thư. Kích hoạt PI3K / Akt được chứng minh là có liên quan đến việc<br />
điều chỉnh một số chức năng tế bào như sự sống sót của tế bào, sự tăng trưởng tế bào và kích thích tạo<br />
mạch, ức chế quá trình apoptosis, dịch mã của một số protein trong sự phát triển của ung thư. Các đột biến<br />
PIK3CA, mã hóa p110α tiểu đơn vị xúc tác của PI3K, đã được xác định trong nhiều loại ung thư ở người,<br />
bao gồm ung thư dạ dày. 80% các đột biến được báo cáo trong hai exon 9 và 20, mã hóa tương ứng cho<br />
các miền xoắn ốc và kinase [2]. Nghiên cứu này nằm trong đề tài nghiên cứu về các biến đổi gen trong bệnh<br />
lí ung thư dạ dày. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, 75 mẫu mô đúc paraffin gồm 36 mẫu<br />
ung thư dạ dày thể ruột và 39 mẫu ung thư dạ dày thể lan tỏa được thu thập, tách DNA, thực hiện phản ứng<br />
PCR với cặp mồi đặc hiệu và giải trình tự. Kết quả xác định được 2 bệnh nhân có đột biến (chiếm 2.67%)<br />
trong tổng số 75 bệnh nhân nghiên cứu. Trong số 2 trường hợp này, một trường hợp chứa đột biến<br />
G3108T (E1034D) trên exon 20, và một trường hợp khác với đột biến delA (Codon 542) trên exon 9. Cả<br />
hai đều thuộc loại ung thư dạ dày thể lan tỏa và là đột biến mới, chưa được báo cáo trước đó.<br />
Từ khóa: gen PIK3CA, đột biến, ung thư dạ dày<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư dạ dày là hậu quả của tương tác<br />
phức tạp giữa yếu tố vật chủ với môi trường.<br />
Nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày đã<br />
được xác định như: nhiễm Helicobacter pylori, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn nhiều<br />
nitrit, yếu tố di truyền, polip dạ dày, các biến<br />
đổi gen… Việc làm sáng tỏ các cơ chế bệnh<br />
học phân tử dẫn tới sự phát triển của ung thư<br />
dạ dày là rất quan trọng. Vì tín hiệu PI3K<br />
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển<br />
<br />
của tế bào, sự chuyển hóa, sự sống còn, di<br />
căn, và sự đề kháng với hóa trị, con đường<br />
PI3K - AKT đã được coi là rất quan trọng<br />
trong quá trình gây ung thư [3; 4]. Gen<br />
PIK3CA nằm trên nhánh dài (q) của nhiễm sắc<br />
thể số 3 ở vị trí 26.32, gồm 91.979 cặp base<br />
(từ 179.148.114 đến 179.240.093) mã hóa<br />
protein p110α, tiểu đơn vị xúc tác của PI3K.<br />
Đột biến gen PIK3CA liên quan đến ung thư<br />
tạo ra một tiểu đơn vị p110α thay đổi cho<br />
phép PI3K phát tín hiệu mà không có sự điều<br />
chỉnh. Sự gia tăng tín hiệu có thể góp phần<br />
làm tăng sự phát triển không kiểm soát của tế<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Dương Thị Minh Thoa, Trường Đại học Y<br />
Dược Hải Phòng<br />
Email: dtmthoa@gmail.com<br />
Ngày nhận: 05/10/2018<br />
Ngày được chấp thuận: 20/11/2018<br />
<br />
22<br />
<br />
bào, sự di căn và kháng hóa trị. Nhiều nghiên<br />
cứu của nước ngoài đã xác định đột biến gen<br />
PIK3CA ở bệnh nhân ung thư dạ dày, hơn<br />
80% đột biến ở exon 9 và 20 [2]. Mười ba<br />
<br />
TCNCYH 117 (1) - 2019<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
bệnh nhân (13/111 bệnh nhân, 11,7%) có đột<br />
<br />
Địa điểm tiến hành: Trung tâm kiểm<br />
<br />
biến codon 545 gen PIK3CA, một bệnh nhân<br />
<br />
chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại học Y<br />
<br />
có đột biến codon 1047 trong nghiên cứu của<br />
<br />
Hà Nội.<br />
<br />
Chie Ito và cộng sự (2017) [5]. Nghiên cứu<br />
của Vivian Sze Wing Li và cộng sự báo cáo 4<br />
đột biến được phát hiện trên exon 9 và 20<br />
trong tổng số 94 bệnh nhân [6]. Tuy nhiên,<br />
nghiên cứu trong nước vẫn là một khoảng<br />
trống. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
đề tài với mục tiêu:<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang.<br />
Cỡ mẫu: Mục tiêu thứ hai trong nghiên<br />
cứu là xác định mối lên quan giữa đột biến<br />
gen và mô bệnh học, do đó chúng tôi chọn 75<br />
mẫu mô gồm 39 mẫu ung thư dạ dày thể lan<br />
tỏa và 36 mẫu ung thư dạ dày thể ruột.<br />
<br />
1. Xác định đột biến exon 9 và 20 của gen<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
PIK3CA ở bệnh nhân ung thư dạ dày.<br />
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến<br />
gen PIK3CA với đặc điểm mô bệnh học.<br />
<br />
- Lựa chọn bệnh nhân.<br />
- Lấy mẫu mô ung thư dạ dày của bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
- Tách chiết DNA từ mẫu mô bệnh nhân<br />
ung thư dạ dày tiến hành giải trình tự để phát<br />
hiện đột biến.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: 75 bệnh nhân đến<br />
khám, được nội soi, phẫu thuật, làm giải phẫu<br />
bệnh chẩn đoán ung thư dạ dày không kèm<br />
ung thư khác tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt<br />
Tiệp, Bệnh viên K cơ sở Tân Triều, bệnh viện<br />
Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Đại học<br />
Y Hà Nội.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Ung thư dạ dày kèm<br />
ung thư khác.<br />
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu<br />
<br />
- Tính toán tỷ lệ bệnh nhân đột biến gen.<br />
Quy trình tiến hành nghiên cứu<br />
Lấy mẫu bệnh phẩm: 75 bệnh nhân được<br />
lấy mẫu mô ung thư dạ dày sau phẫu thuật<br />
hoặc sinh thiết, đúc paraffin. Cắt 4 - 6 lát mô<br />
dày 5 - 7um, xác định vùng ung thư.<br />
Tách chiết DNA: Chúng tôi thực hiện tách<br />
DNA mẫu mô theo bộ kit tách cột của QIAamp<br />
DNA FFPE Tissue Kit (Qiagen). Tiến hành đo<br />
mật độ quang DNA trên máy quang phổ kế<br />
Nanodrop. Sau khi thu được DNA có chất<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
Thời gian nghiên cứu: từ 8/2017 đến<br />
<br />
lượng tốt, phản ứng PCR được thực hiện với<br />
việc sử dụng cặp mồi đặc hiệu.<br />
Kĩ thuật PCR<br />
<br />
9/2018.<br />
<br />
Exon 9 và exon 20 được khuếch đại với cặp mồi đặc hiệu [5].<br />
Codon<br />
Exon 9<br />
<br />
Exon 20<br />
<br />
Mồi<br />
<br />
Trình tự<br />
<br />
Mồi xuôi<br />
<br />
GGGAAAATGACAAAGAACAGCTC<br />
<br />
Mồi ngược<br />
<br />
TCCATTTTAGCACTTACCTGTGAC<br />
<br />
Mồi xuôi<br />
<br />
CTAGCCTTAGATAAAACTGAGCAAG<br />
<br />
Mồi ngược<br />
<br />
AGAGTTATTAACAGTGCAGTGTGGA<br />
<br />
TCNCYH 117 (1) - 2019<br />
<br />
23<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Thành phần của phản ứng gồm Mastermix<br />
<br />
bằng phần mềm ApE và Bioedit và phân tích<br />
<br />
2X 12.5ul, mồi xuôi 0.5ul, mồi ngược 0.5ul,<br />
<br />
kết quả giải trình tự với gen gốc trên<br />
<br />
nước không nuclease 10.5ul, DNA 1ul.<br />
<br />
Genebank.<br />
<br />
Chu trình nhiệt: 95°C trong 5 phút, 35 chu<br />
kì 95°C trong 30 giây, 35 chu kì 57°C trong 30<br />
<br />
3. Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
giây, 35 chu kì 72°C trong 30 giây, 72°C trong<br />
<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
5 phút.<br />
<br />
Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ theo đạo<br />
<br />
Phản ứng được tiến hành trên máy PCR<br />
<br />
đức nghiên cứu trong Y học. Bệnh nhân và<br />
<br />
Mastercycler pro S của hãng Eppendorf - Đức.<br />
<br />
gia đình bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham<br />
<br />
Điện di sản phẩm PCR trên máy điện di<br />
<br />
gia vào nghiên cứu và có quyền rút lui khỏi<br />
<br />
Consort EV243 trong gel 1.5%, khoảng 30<br />
<br />
nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham<br />
<br />
phút đánh giá xem đoạn gen được khuếch đại<br />
<br />
gia. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về<br />
<br />
có đúng kích thước và ước lượng nồng độ<br />
<br />
kết quả xét nghiệm gen. Các thông tin cá nhân<br />
<br />
DNA.<br />
<br />
được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu được sự<br />
<br />
Giải trình tự: theo qui trình và sử dụng<br />
<br />
chấp thuận của các cơ sở nghiên cứu. Đề tài<br />
<br />
phương pháp Big Dye terminator sequencing<br />
<br />
được hội đồng y đức của Trường Đại học Y<br />
<br />
(Applied Biosystems, Foster city, USA).<br />
<br />
Hà Nội thông qua số198/HĐĐĐĐĐHYHN ngày<br />
21/9/2016.<br />
<br />
Quy trình thực hiện<br />
1. Tinh sạch sản phẩm PCR.<br />
2. Phân tích 0,1 thể tích DNA trên gel<br />
agarose .<br />
3. Pha trộn hỗn hợp trong ống Eppendof<br />
gồm: hỗn hợp mastemix, Terminator ready<br />
Reaction Mix, primer và sản phẩm PCR. Mỗi<br />
phản ứng PCR sequencing sử dụng duy nhất<br />
một mồi. Chạy mẫu với chu trình nhiệt tối ưu.<br />
Tinh chế sản phẩm bằng ABI phenol/<br />
chloroform. Thu tủa DNA bằng ly tâm. Loại bỏ<br />
Ethanol. Để khô qua đêm.<br />
Phương pháp phân tích kết quả<br />
- Các nucleotid trên gen sẽ được biểu hiện<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br />
cứu<br />
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 75<br />
bệnh nhân có tuổi trung bình là 58,8 ± 13,5,<br />
nam nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình nhóm ung<br />
thư dạ dày thể ruột (65,3 tuổi) cao hơn tuổi<br />
trung bình nhóm ung thư dạ dày thể lan tỏa<br />
(53,2 tuổi) (bảng 1).<br />
2. Kết quả xác định khuếch đại exon 9<br />
và exon 20 của gen PIK3CA<br />
Sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho exon 9 và<br />
<br />
bằng các đỉnh (peak) với 4 mầu tương đương<br />
<br />
exon 20 gen PIK3CA để khuyếch đại DNA sau<br />
<br />
với 4 loại nucleotid A,T,G,C. Phân tích kết quả<br />
<br />
tách chiết từ mẫu mô của bệnh nhân.<br />
<br />
24<br />
<br />
TCNCYH 117 (1) - 2019<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu<br />
Thể ruột<br />
<br />
Thể ruột<br />
<br />
Thể lan tỏa Thể lan tỏa<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
23<br />
<br />
63,89<br />
<br />
23<br />
<br />
58,97<br />
<br />
46<br />
<br />
61,33<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
13<br />
<br />
36,11<br />
<br />
16<br />
<br />
41,03<br />
<br />
29<br />
<br />
38,67<br />
<br />
≤ 60<br />
<br />
11<br />
<br />
30,56<br />
<br />
27<br />
<br />
69,23<br />
<br />
38<br />
<br />
50,67<br />
<br />
> 60<br />
<br />
25<br />
<br />
69,44<br />
<br />
12<br />
<br />
30,77<br />
<br />
37<br />
<br />
49,33<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
65,3<br />
<br />
53,2<br />
<br />
58,8 ± 13,5<br />
<br />
111bp<br />
<br />
192bp<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR với<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR với<br />
<br />
cặp mồi exon 9 (111bp)<br />
<br />
cặp mồi exon 20 (192 bp)<br />
<br />
Giếng M: Marker 100 bp , giếng (-): mẫu âm, giếng 1042, 1456, 2317, 2956, 2996, 3028: mẫu<br />
bệnh nhân.<br />
Băng điện di rõ nét, đúng kích thước, không có sản phẩm phụ. Phản ứng PCR đã khuếch đại<br />
được đúng DNA đích đảm bảo cho bước giải trình tự tiếp theo<br />
3. Kết quả đột biến gen và liên quan mô bệnh học<br />
Sản phẩm PCR được giải trình tự gen để phát hiện đột biến. Kết quả cho thấy đã phát hiện<br />
được 2/75 bệnh nhân có đột biến (2,67%).<br />
<br />
TCNCYH 117 (1) - 2019<br />
<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 2. Các đột biến gen PIK3CA trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
Số lượng<br />
đột biến<br />
<br />
Codon<br />
<br />
Mã đột biến<br />
<br />
Mã bệnh<br />
nhân<br />
<br />
Thay đổi<br />
DNA<br />
<br />
Thay đổi protein<br />
<br />
1<br />
<br />
542 (exon 9)<br />
<br />
c.1625delA<br />
<br />
6082<br />
<br />
Dịch khung<br />
<br />
Thay đổi acid amin từ<br />
vị trí mất nucleotid<br />
<br />
1<br />
<br />
1034<br />
(exon20)<br />
<br />
c.3102G > T<br />
<br />
D453<br />
<br />
GAG thành<br />
GAT<br />
<br />
p.E1034D<br />
<br />
Cả 2 đột biến đều chưa được công bố trước đó.<br />
c.1625delA<br />
<br />
Kết quả giải trình tự gen của bệnh nhân<br />
<br />
Kết quả giải trình tự gen của người<br />
<br />
mã số 8062<br />
<br />
bình thường<br />
Hình 3. Hình ảnh giải trình tự exon 9<br />
<br />
Giải trình tự exon 9 gen PIK3CA phát hiện bệnh nhân mã số 6082 có đột biến c.1625delA<br />
(codon 542) chưa được công bố. Đột biến mất nucleotid làm thay đổi acid amin, dịch khung<br />
protein tương ứng từ vị trí đột biến.<br />
c.3102G > T<br />
<br />
Người bình thường<br />
<br />
Bệnh nhân mã số D453<br />
<br />
Hình 4. Hình ảnh giải trình tự exon 20<br />
Giải trình tự exon 20 gen PIK3CA phát hiện bệnh nhân mã số D453 có đột biến sai nghĩa dị<br />
hợp tử chưa từng được công bố, thay thế nucleotid c.3102G > T dẫn đến bộ ba thứ 1034 GAG<br />
mã hóa acid amin glutamic chuyển thành GAT mã hóa acid amin aspartic.<br />
<br />
26<br />
<br />
TCNCYH 117 (1) - 2019<br />
<br />