vụ cho cấp cứu tai nạn thương tích giống như những<br />
đề xuất của Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí và<br />
nhiều tác giả trong và ngoài nước [1], [3], [6], [10].<br />
KẾT LUẬN<br />
Trước năm 2010, Nghệ An vẫn còn tình trạng bán<br />
máu chuyên nghiệp, nhưng từ khi thành lập Trung<br />
tâm Huyết học- Truyền máu Tỉnh Nghệ An thì công<br />
tác thu gom máu tình nguyện tại Trung tâm từ năm<br />
2010 – 2013 có những bước phát triển đáng kể,<br />
lượng máu tình nguyện Trung tâm thu gom năm 2013<br />
tăng gấp 2,65 lần năm 2010, và không còn tình trạng<br />
bán máu chuyên nghiệp trên địa bàn.<br />
Trước năm 2010, phong trào hiến máu của nhân<br />
dân tỉnh Nghệ An chưa sâu rộng, hầu hết các huyện<br />
đã tổ chức được hiến máu tình nguyện với tỷ lệ tăng<br />
gấp 7,3 lần so với năm 2010. Đặc biệt, các huyện<br />
vùng miền núi cao đã tổ chức được phong trào hiến<br />
máu tình nguyện từ năm 2012.<br />
Những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đã<br />
thành lập được câu lạc bộ hiến máu tình nguyện thì<br />
phong trào hiến máu bền vững và ổn định nguồn máu<br />
cung cấp hơn những trường chưa thành lập được<br />
câu lạc bộ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Văn Bé và CS (1996) Khảo sát nguồn cho<br />
máu tình nguyện tại TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt<br />
Nam số 5/1996, trang 31 – 34.<br />
2. Trần Thị Chi (2008). Tình hình hiến máu tình<br />
nguyện tại Khánh Hòa trong 11 năm (1997 – 2007). Tạp<br />
<br />
chí Y học Việt Nam số 2/ 2008, trang 542 – 547.<br />
3. Trương Thị Kim Dung (2008). Tình hình thu nhận<br />
và cung cấp máu tại BV Truyền máu Huyết học TP Hồ<br />
Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam số 2/2008, trang 579<br />
– 584.<br />
4. Nguyễn Văn Nhữ, Ngô Mạnh quân, Nguyễn Anh<br />
Trí(2012), Khoa huyết học - tuyền máu các bệnh viện<br />
Tỉnh/ Thành phố với công tác xây dựng và duy trì nguồn<br />
người hiến máu tại địa phương, Một số chuyên đè huyết<br />
học - truyền máu- Bộ Y Tế, 32-39.<br />
5. Đỗ Trung Phấn (1995). Cung cấp máu và an toàn<br />
truyền máu là hai nhiệm vụ khẩn cấp hiện nay. Tạp chí<br />
số 9/1995, trang 167 – 170.<br />
6. Ngô Mạnh quân, Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Đức<br />
Thuận (2011), xây dựng lực lượng hiến máu dự bị thực<br />
chất, hiệu quả và bền vững, Tạp chí y học, 11/2011, Hà<br />
Nội.<br />
7. Ngô Mạnh quân, Chứ Nhật Hơp, Nguyễn Đức<br />
Thuận, Nguyễn Anh Trí (2012), tình nguyện viên với<br />
dịch vụ truyền máu, Một số chuyên đè huyết học - truyền<br />
máu- Bộ Y Tế, 40- 47.<br />
8. Trần Ngọc Quế, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí<br />
(2012), Lịch sử phát triển và những vấn đề của truyền<br />
máu ngày nay, Một số chuyên đè huyết học - truyền<br />
máu- Bộ Y Tế, 48-63.<br />
9. World Health Organization, internationnal<br />
Federation of red Cross and Red Crescent Sociaties<br />
(2010), Towards 100% Voluntery Blood Donation, A<br />
Global For Action.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG GIAN<br />
CƠ BẬC THANG BẰNG LIDOCAIN PHỐI HỢP VỚI DEXAMETHASON<br />
TRONG PHẪU THUẬT CHI TRÊN<br />
PHẠM VĂN QUỲNH, TRỊNH XUÂN TRƯỜNG<br />
Viện quân y 354<br />
HOÀNG VĂN CHƯƠNG, NGUYỄN NGỌC THẠCH<br />
Viện quân y 103<br />
TÓM TẮT<br />
Qua nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay<br />
(ĐRTKCT) đường gian cơ bậc thang trong phẫu thuật<br />
chi trên ở 80 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm<br />
1 (n=40): gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp lidocain<br />
7mg/kg với dexamethason 4mg và nhóm 2 (n=40):<br />
gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp lidocain 7mg/kg với<br />
150g adrenalin; chúng tôi nhận thấy: gây tê ĐRTKCT<br />
đường gian cơ bậc thang ở nhóm 1 đạt kết quả vô<br />
cảm và giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn nhóm 2.<br />
Thời gian tiềm tàng ở nhóm 1 (8,30 ± 1,28 phút) ngắn hơn<br />
so với nhóm 2 (13,45 ± 2,06 phút) (p < 0,05). Thời gian<br />
vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm 1 (174,87<br />
± 11,06 phút) dài hơn so với nhóm 2 (87,75 ± 17,13<br />
phút) (p0,05)<br />
Từ khóa: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay,<br />
<br />
6<br />
<br />
dexamethason.<br />
SUMMARY<br />
STUDYING INTERSCALEN BRACHIAL PLEXUS<br />
ANESTHESIA WITH ADMIXTURE OF LIDOCAINE AND<br />
DEXAMETHASONE IN UPPER LIMB SURGERIES<br />
<br />
Through studying interscalen brachial plexus<br />
anesthesia in upper limb surgies in 80 patients<br />
divided into two groups: the first group (n=40):<br />
brachial plexus anesthesia with admixture of lidocaine<br />
7mg/kg and dexamethasone 4mg and the second<br />
group (n=40): brachial plexus anesthesia with<br />
admixture of lidocaine 7mg/kg and adrenaline 150µg,<br />
we found: interscalen brachial plexus anesthesia in<br />
the first group had better results of anesthesia and<br />
postoperative analgesia than in the second group.<br />
Onset of the first group (8.30 ± 1.28 min) was shorter<br />
than the second group (13.45 ± 2.06 min) (p 0,05<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Bảng 2. Mức độ ức chế cảm giác đau<br />
Nhóm<br />
Mức độ<br />
Mức độ 0<br />
Mức độ 1<br />
Mức độ 2<br />
Mức độ 3<br />
<br />
Nhóm 1<br />
(n=40)<br />
Số BN<br />
%<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
8<br />
20<br />
32<br />
80<br />
<br />
Nhóm 2 (n=40)<br />
Số BN<br />
0<br />
0<br />
18<br />
22<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
0<br />
0<br />
45<br />
55<br />
<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Bảng 3. Chất lượng vô cảm trong phẫu thuật<br />
Nhóm<br />
Mức độ<br />
Tốt<br />
Trung bình<br />
Kém<br />
<br />
Nhóm 1<br />
Số BN<br />
%<br />
37<br />
92,5<br />
2<br />
5<br />
1<br />
2,5<br />
<br />
Nhóm 2<br />
Số BN<br />
%<br />
40<br />
100<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 4. Mức độ đau sau phẫu thuật<br />
VAS < 3<br />
Điểm VAS<br />
Nhóm<br />
Số BN<br />
%<br />
Nhóm I<br />
37<br />
92,5<br />
(n=40)<br />
Nhóm II<br />
4<br />
10<br />
(n=40)<br />
p<br />
<br />
3 ≤ VAS 0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tác dụng vô cảm và giảm đau sau phẫu<br />
thuật<br />
1.1. Thời gian tiềm tàng: Thời gian tiềm tàng ở<br />
nhóm 1 là 8,30 ± 1,28 phút ngắn hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm 2 là 13,45 ± 2,06 phút với p <<br />
0,05 (bảng 1). Theo Shrestha BR và cộng sự (2003)<br />
sau khi gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp dexamethason<br />
<br />
8<br />
<br />
với lidocain thì thời gian tiềm tàng trung bình là 8,12<br />
phút [2].<br />
1.2. Mức độ ức chế cảm giác đau: Mức độ ức<br />
chế cảm giác đau ở hai nhóm đều đạt mức độ 2 và 3<br />
tức là mức độ tê phẫu thuật, cụ thể nhóm 1 đạt mức<br />
độ 2 là 20%, mức độ 3 là 80%, trong khi đó nhóm 2<br />
đạt mức độ 2 là 45%; mức độ 3 là 55% và những<br />
khác biệt này giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với<br />
p < 0,05 (bảng 3.2). Như vậy, nghiên cứu của chúng<br />
tôi cho thấy kết hợp dexamethason với lidocain để<br />
gây tê ĐRTKCT đạt được mức độ ức chế cảm giác<br />
đau tốt hơn nhóm chứng. Kết quả này tương tự với<br />
kết quả của Ali Movafegh (2006) [1], Shrestha BR<br />
(2003) [2] và Shrestha S (2007) [3].<br />
1.3. Chất lượng vô cảm trong phẫu thuật: Chất<br />
lượng vô cảm ở nhóm 1 đạt tốt là 92,5%, trung bình<br />
là 5%; trong khi đó chất lượng vô cảm tốt ở nhóm 2<br />
là 100% (bảng 3). Sự khác nhau về chất lượng vô<br />
cảm giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p ><br />
0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của<br />
Ali Movafegh (2006) [1], Shrestha BR (2003) [2] và<br />
Shrestha S (2007) [3].<br />
1.4. Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu<br />
thuật: Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật<br />
trung bình của nhóm 1 là 174,87 ± 11,06 phút dài<br />
hơn so với nhóm 2 là 87,75 ± 17,13 phút; khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (bảng 1). Ali<br />
Movafegh (2006) khi gây tê ĐRTKCT đường nách bằng<br />
dexamethason kết hợp với lidocain đã nhận thấy thời<br />
gian tiềm tàng ở nhóm sử dụng dexamethason là 11 ± 4<br />
phút ngắn hơn nhóm chứng là 14 ± 5 phút; thời gian vô<br />
cảm và giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm sử dụng<br />
dexamethason là 242 ± 76 phút dài hơn nhóm chứng là<br />
98 ± 33 phút [1]. Shrestha BR (2003) khi gây tê đám rối<br />
thần kinh cánh tay đường trên xương đòn ở hai nhóm,<br />
một nhóm sử dụng hỗn hợp bupivacain với<br />
dexamethason và nhóm kia sử dụng hỗn hợp<br />
bupivacain với tramadol đã nhận thấy nhóm sử dụng<br />
dexamethason có thời gian vô cảm và giảm đau sau mổ<br />
kéo dài tới 1028 phút, trong khi đó ở nhóm kia chỉ là<br />
453,17 phút [2].<br />
1.5. Mức độ đau sau phẫu thuật: Ở nhóm 1 tỷ lệ<br />
bệnh nhân có điểm đau VAS 0,05.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ali Movafegh “Dexamethasone added to lidocain<br />
prolongs axillary brachial plexus blockade” Anesth Analg<br />
2006; 102:263-7<br />
2. Shrestha B.R. “Supraclavicular brachial plexus<br />
block with and without dexamethasone - A comparative<br />
study” Kathmandu University Medical Journal (2003)<br />
Vol.1, No 3, 158-160<br />
3. Shrestha S. “Comparative study between tramadol<br />
and dexamethasone as an admixture in supraclavicular<br />
brachial plexus block” J. Nepal Med. Assoc. 2007:<br />
46(168):158-64<br />
4. Vester Andersen T, Husum B et al (1984),<br />
“Perivascular axillary block IV: blockade following 40, 50<br />
or 60 ml of mepivacaine 1% with adrenaline”, Acta<br />
Anaesthesiol Scand, 28: 99 - 105.<br />
<br />
THỰC TRẠNG NẠO PHÁ THAI<br />
VÀ KIẾN THỨC VỀ NẠO PHÁ THAI CỦA PHỤ NỮ TẠI HÀ NỘI<br />
HOÀNG ĐỨC HẠNH, NGUYỄN THỊ VÂN ANH<br />
Sở y tế Hà Nội<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 1056 phụ nữ đến các cơ sở Y tế để<br />
nạo, phá thai cho thấy tất cả những phụ nữ này đều<br />
có độ tuổi từ 16 đến 48; 90,7% là người Hà Nội;<br />
52,0% đến nạo, phá thai lần đầu, 48,0% nạo, phá thai<br />
từ lần 2 trở lên. Tuổi thai bị nạo phá chủ yếu từ 5 – 8<br />
tuần (chiếm 85,6%), số có tuổỉ thai lớn từ 16 tuần trở<br />
lên chiếm 14,4%; 96,8% đối tượng đến nạo phá thai<br />
đều đã biết về biện pháp tránh thai, 97,1% biết ảnh<br />
hưởng của việc nạo, phá thai đến sức khỏe nhưng họ<br />
vẫn để xảy ra tình trạng có thai ngoài ý muốn do<br />
không sử dụng biện pháp tránh trai (55,6%) hoặc sử<br />
dụng không đúng cách (44,4%).<br />
Từ khóa: Nạo phá thai, biện pháp tránh thai, phụ<br />
nữ, Hà Nội.<br />
SUMMARY<br />
Abortion situation and knowledge about<br />
abortion of women in Hanoi.<br />
The reasearch of 1056 women who came to<br />
health facilities for abortion show that most most of<br />
them are aged of 16 to 48. 90.7% of these women<br />
were from Hanoi. In these number of women, 52.0%<br />
came for abortion were first time pregnancy, 48.0% of<br />
abortion cases were pregnanted from 2 or more<br />
times. Abortions Gestational age mainly from 5-8<br />
weeks (up 85.6%), with gestational age of 16 weeks<br />
or more was 14.4%; 96.8% of abortions subjecst has<br />
already known about contraception, 97.1% of them<br />
understand the impact of abortion to health, but they<br />
still have unwanted pregnancies because of not using<br />
contraception (55.6%) or improper use (44.4%).<br />
Keywords: abortion, contraception, female, Ha<br />
Noi<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tại Hà Nội, hiện nay có 177 cơ sở y tế công lập<br />
và tư nhân được cấp phép tiến hành các hoạt động<br />
kế hoạch hóa gia đình trong đó có thực hiện các biện<br />
pháp nạo phá thai và đình chỉ thai nghén. Trước tình<br />
hình nạo phá thai tại Hà Nội, đặc biệt là nạo phá thai<br />
ở lứa tuổi vị thành niên, với sự hỗ trợ của Tổ chức<br />
Plan, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu để tìm hiểu<br />
về tình hình nạo phá tại tại Hà Nội tại các cơ sở y tế<br />
trong và ngoài công lập. Nghiên cứu cũng nhằm thu<br />
thập các thông tin để chỉ ra thành phần xã hội của<br />
những người nạo phá thai để có thể xây dựng các<br />
can thiệp phù hợp trong việc ngăn ngừa/giảm thiểu<br />
tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn của phụ nữ và<br />
thanh thiếu niên.<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Mô tả thực trạng nạo phá thai của phụ nữ Hà Nội<br />
tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập<br />
- Đánh giá hiểu biết về kiến thức phòng tránh thai,<br />
nạo, phá thai của phụ nữ Hà Nội, đưa ra đề xuất,<br />
khuyến nghị hạn chế tình trạng này.<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng: 1056 (100%) phụ nữ đến nạo phá<br />
thai tại các cơ sở y tế trong thời gian nghiên cứu<br />
2. Phương pháp<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả kết hợp<br />
với phân tích nghiên cứu định lượng và định tính<br />
- Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi thiết kế sẵn được<br />
các chuyên gia về Dịch tễ học, Dân số và Kế hoạch<br />
hóa gia đình, góp ý và thử nghiệm trước khi áp dụng<br />
- Xử lý số liệu: bằng chương trình phần phềm<br />
SPSS 18.0 với độ tin cậy 95%.<br />
- Thời gian nghiên cứu: 20/9 đến 20/10/2011<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014<br />
<br />
9<br />
<br />