intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu gây tê tủy sống bằng bupivacain kết hợp fentanyl trong phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngược dòng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

127
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng không mong muốn khi gây tê tuỷ sống (GTTS) bằng bupivacain kết hợp fentanyl trong phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngƣợc dòng (TSNQND). Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu gây tê tủy sống bằng bupivacain kết hợp fentanyl trong phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngược dòng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN<br /> KẾT HỢP FENTANYL TRONG PHẪU THUẬT TÁN SỎI<br /> NIỆU QUẢN NGƢỢC DÕNG<br /> Nguyễn Đức Hạnh*; Nguyễn Ngọc Thạch**; Nguyễn Thị Thanh***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng không mong muốn khi gây tê tuỷ sống<br /> (GTTS) bằng bupivacain kết hợp fentanyl trong phẫu thuật tán sỏi niệu quản ngƣợc dòng<br /> (TSNQND). Đối tượng và phương pháp: 72 bệnh nhân (BN) có chỉ định phẫu thuật TSNQND<br /> dƣới GTTS, đƣợc chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm I (nhóm nghiên cứu, n = 36) GTTS bằng<br /> hỗn hợp bupivacain 0,5% 0,18 mg/kg với fentanyl 50 mcg. Nhóm II (nhóm chứng) (n = 36)<br /> GTTS bằng bupivacain 0,5% 0,18 mg/kg. Kết quả: thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau<br /> tại mức T10 của nhóm I (3,76 ± 0,62 phút) ngắn hơn nhóm II (8,96 ± 0,62 phút) (p < 0,05).<br /> Thời gian giảm đau của nhóm I (5,45 ± 0,8 giờ) dài hơn nhóm II (4,7 ± 0,76 giờ) (p < 0,05).<br /> Mức độ vô cảm tốt của nhóm I (97,2%) cao hơn nhóm II (88,9%) (p < 0,05). Tỷ lệ buồn nônnôn, run, đau đầu, ngứa ở nhóm I lần lƣợt là 5,6%; 5,6%; 8,3% và 16,7%, khác biệt không có<br /> ý nghĩa thống kê so với nhóm II (8,3%; 5,6%; 8,3% và 11,1%) (p > 0,05). Kết luận: GTTS bằng<br /> bupivacain kết hợp fentanyl trong phẫu thuật TSNQND đạt hiệu quả vô cảm tốt hơn nhóm<br /> chứng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tác dụng không mong muốn so với nhóm chứng.<br /> * Từ khoá: Tán sỏi niệu quản ngƣợc dòng; Gây tê tuỷ sống; Bupivacain; Fentanyl.<br /> <br /> Studying Spinal Anesthesia in Combination with Bupivacaine and<br /> Fentanyl for Retrograde Ureteral Lithotripsy<br /> Summary<br /> Objectives: To evaluate anesthesia efficacy and side effects of spinal anes thesia by<br /> combination of bupivacaine and fentanyl for retrograde ureteral lithotripsy. Subjects and<br /> methods: 72 patients who were indicated retrograde ureteral lithotripsy under spinal anesthesia<br /> were randomly divided into two groups. The first group (the study group) (n = 36) was made<br /> spinal anesthesia in combination with bupivacaine 0.5% 0.18 mg/kg and fentanyl 50 mcg. The<br /> second group (the control group) (n = 36) was made spinal anesthesia by bupivacaine 0.5%<br /> 0.18 mg/kg. Results: The onset of analgesia at T10 in the first group (3.76 ± 0.62 min) was<br /> shorter than in the second one (8.96 ± 0.62 min) (p < 0.05). The analgesia duration in the first<br /> group (5.45 ± 0.8 hour) was longer than in the second group (4.7 ± 0.76 hour) (p < 0.05).<br /> Excellent anesthesia level in the first group (97.2%) was higher than in the second group<br /> (88.9%) (p < 0.05). The rates of nausea and vomiting, shivering, headache, pruritus in the first<br /> group were 5.6%, 5.6%, 8.3% and 16.7%, respectively, which had statistically significant<br /> difference from the second group (8.3%, 5.6%, 8.3% and 11.1%, respectively) (p > 0.05). Conclusion:<br /> * Bệnh viện Quân y 110<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> *** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch (thachgmhs@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 21/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/09/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/10/2015<br /> <br /> 161<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> Spinal anesthesia in combination of bupivacaine and fentanyl for retrograde ureteral lithotripsy<br /> had better anesthesia efficacy than the control group and there was no significant difference in<br /> the side effects compared with the control group.<br /> * Key words: Retrograde ureteral lithotripsy; Spinal anesthesia; Bupivacaine; Fentanyl.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật TSNQND gây đau trong<br /> phẫu thuật và hậu phẫu. GTTS là phƣơng<br /> pháp vô cảm ít ảnh hƣởng tới chức năng<br /> gan thận, kỹ thuật đơn giản, chăm sóc<br /> hậu phẫu thuận lợi. Có rất nhiều thuốc tê<br /> đƣợc sử dụng trong GTTS, tuy nhiên<br /> bupivacain là một trong những thuốc tê<br /> đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới<br /> cũng nhƣ Việt Nam. Ngày nay, bác sỹ<br /> gây mê thƣờng sử dụng kết hợp<br /> bupivacain với các thuốc giảm đau nhóm<br /> opioid nhƣ morphin, fentanyl… để GTTS<br /> [3]. Tại Bệnh viện Quân y 110, bupivacain<br /> phối hợp với fentanyl trong GTTS đã,<br /> đƣợc sử dụng trong vài năm gần đây<br /> nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đánh giá<br /> về sự phối hợp của những thuốc này<br /> trong phẫu thuật TSNQND. Vì vậy, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br /> - Đánh giá hiệu quả vô cảm GTTS<br /> bằng bupivacain phối hợp với fentanyl<br /> trong phẫu thuật TSNQND.<br /> - Đánh giá tác dụng không mong muốn<br /> của phương pháp này.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 72 BN có chỉ định phẫu thuật TSNQND<br /> dƣới GTTS tại Bệnh viện Quân y 110 từ<br /> 8 - 2013 đến 2 - 2015.<br /> 162<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu, có chỉ định GTTS<br /> bằng bupivacain, fentanyl, ASA (American<br /> Society of Anesthesiologist) I, II. ASA I:<br /> khoẻ mạnh, không có các bệnh ảnh<br /> hƣởng đến chức năng sống. ASA II:<br /> có bệnh nhƣng không ảnh hƣởng tới<br /> chức năng sống.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng<br /> ý tham gia nghiên cứu, chống chỉ định<br /> GTTS bằng bupivacain, fentanyl, chuyển<br /> mổ mở, có biến chứng phẫu thuật.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu,<br /> ngẫu nhiên, đối chứng. 72 BN chia ngẫu<br /> nhiên thành hai nhóm. Nhóm I: 36 BN<br /> đƣợc GTTS tại vị trí khe L2-3 bằng<br /> bupivacain 0,18 mg/kg kết hợp fentanyl<br /> 50 mcg. Nhóm II: 36 BN đƣợc GTTS vị trí<br /> khe L2-3 bằng bupivacain 0,18 mg/kg.<br /> * Kỹ thuật tiến hành:<br /> - Chuẩn bị BN: BN khám trƣớc mổ một<br /> ngày, đƣợc giải thích về phƣơng pháp vô<br /> cảm. 21 giờ đêm trƣớc mổ uống seduxen<br /> 5 mg x 1 viên.<br /> - Chuẩn bị phƣơng tiện, dụng cụ máy<br /> móc, thuốc:<br /> Bupivacain 0,5% heavy spinal ống 20<br /> mg/4 ml (Hãng Astra Zeneca, Thụy Điển).<br /> Fentanyl ống 100 µg/2 ml (Hãng Polfa,<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> Ba Lan). Kim GTTS cỡ 27 G (Hãng B.<br /> Braun, Đức), bơm tiêm 5 ml, cồn iod 1%,<br /> cồn 700, khăn có lỗ, áo mổ, găng tay.<br /> Máy Lifes Scope (Hãng Nihon Kohden,<br /> Nhật Bản) theo dõi các chỉ số: tần số tim,<br /> huyết áp động mạch không xâm nhập,<br /> SpO2. Bóng bóp, mặt nạ, đèn soi thanh<br /> quản, ống nội khí quản, máy hút, máy gây<br /> mê, thuốc cấp cứu hô hấp, tuần hoàn.<br /> - Kỹ thuật: trƣớc khi tiến hành gây tê,<br /> thiết lập đƣờng truyền tĩnh mạch với kim<br /> luồn 18G truyền dung dịch natriclorua<br /> 0,9%, liều 15 ml/kg. BN nằm nghiêng phía<br /> có sỏi niệu quản cần tán. Lƣng cong,<br /> chân co gập vào bụng tối đa. Bộc lộ và<br /> sát trùng toàn bộ khu vực cột sống thắt<br /> lƣng cùng bằng dung dịch cồn iod 1% và<br /> cồn 70o. Ngƣời thực hiện kỹ thuật đội mũ,<br /> đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng<br /> vô khuẩn. Trải khăn có lỗ vô trùng, xác<br /> định vị trí khe L2-L3, sau đó dùng kim<br /> GTTS chọc nhanh qua da vào khoang<br /> dƣới nhện, rút nòng kim gây tê thấy có<br /> dịch não tuỷ chảy ra, lắp bơm tiêm 5 ml<br /> có sẵn dung dịch thuốc tê căn cứ theo<br /> từng nhóm vào đốc kim, tiêm chậm trong<br /> 30 giây. Tiêm xong, sát trùng lại bằng cồn<br /> 70o, băng vô khuẩn, đặt BN nằm ngửa,<br /> duỗi chân, sau đó chuyển BN nằm ở tƣ<br /> thế phẫu thuật.<br /> * Các chỉ tiêu và phương pháp đánh<br /> giá:<br /> - Đặc điểm BN nghiên cứu: tuổi, giới,<br /> cân nặng, chiều cao, vị trí sỏi niệu quản<br /> và thời gian phẫu thuật.<br /> <br /> - Hiệu quả vô cảm: đánh giá tác dụng<br /> ức chế cảm giác đau theo phƣơng pháp<br /> châm kim (pin-prick) theo dõi mức tê<br /> ở T 10: mất cảm giác đau ngang rốn trở<br /> xuống.<br /> - Thời gian xuất hiện ức chế cảm giác<br /> đau ở mức T10: tính từ lúc tiêm thuốc vào<br /> khoang dƣới nhện đến khi BN mất cảm<br /> giác đau ở mức T10.<br /> - Thời gian giảm đau: tính từ lúc tiêm<br /> thuốc vào khoang dƣới nhện đến khi BN<br /> yêu cầu cho thuốc giảm đau (tƣơng ứng<br /> VAS ≥ 4 điểm).<br /> - Đánh giá mức độ vô cảm trong phẫu<br /> thuật: chia làm 3 mức:<br /> + Tốt: BN hoàn toàn không có cảm<br /> giác đau trong phẫu thuật.<br /> + Trung bình: BN còn cảm giác đau,<br /> cần tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau<br /> fentanyl 50 - 100 mcg, tiến hành cuộc mổ<br /> bình thƣờng.<br /> + Kém: BN rất đau, không thể tiến<br /> hành phẫu thuật phải chuyển sang phƣơng<br /> pháp vô cảm khác.<br /> - Tác dụng không mong muốn trong<br /> và 24 giờ sau phẫu thuật: buồn nôn, nôn,<br /> run, ngứa, đau đầu, đau lƣng…<br /> * Thời điểm đánh giá: theo dõi chỉ tiêu<br /> ở các thời điểm: ngay trƣớc khi bắt đầu<br /> GTTS, sau mỗi 5 phút gây tê, mỗi 2 giờ<br /> sau phẫu thuật trong 24 giờ.<br /> * Xử lý số liệu: theo phƣơng pháp<br /> thống kê y học bằng phần mềm Epi.info<br /> 6.0, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05).<br /> 163<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Tuổi, cân nặng, chiều cao.<br /> NHÓM<br /> <br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 19 - 65<br /> <br /> 19 - 63<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 38,65 ± 8,07<br /> <br /> 37,09 ± 8,42<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 40 - 80<br /> <br /> 42 - 82<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 54 ± 6,72<br /> <br /> 55 ± 7,02<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 145 - 180<br /> <br /> 147 - 178<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 158 ± 8,56<br /> <br /> 160 ± 8,06<br /> <br /> CHỈ TIÊU<br /> <br /> Tuổi (năm)<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> Cân nặng (kg)<br /> <br /> > 0,05<br /> Chiều cao (cm)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Bảng 2: Giới.<br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> GIỚI<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 22<br /> <br /> 61,1<br /> <br /> 23<br /> <br /> 63,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 14<br /> <br /> 39,9<br /> <br /> 13<br /> <br /> 36,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Bảng 3: Vị trí sỏi niệu quản.<br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> VỊ TRÍ SỎI<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 1/3 trên<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 5<br /> <br /> 13,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 1/3 giữa<br /> <br /> 20<br /> <br /> 55,6<br /> <br /> 20<br /> <br /> 61,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 1/3 dƣới<br /> <br /> 12<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 11<br /> <br /> 25<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Bảng 4: Thời gian phẫu thuật (phút).<br /> NHÓM CHỈ TIÊU<br /> <br /> Thời gian<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> 50 - 150<br /> <br /> 55 - 145<br /> <br /> 78,56 ± 16,78<br /> <br /> 78,02 ± 16,25<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> X ± SD<br /> <br /> Các chỉ tiêu tuổi, cân nặng, chiều cao, giới, vị trí sỏi niệu quản, thời gian phẫu thuật<br /> giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> 164<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> Bảng 5: Hiệu quả vô cảm.<br /> NHÓM<br /> <br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 3-6<br /> <br /> 7,5 - 11,0<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 3,76 ± 0,62<br /> <br /> 8,96 ± 0,62<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 4-6<br /> <br /> 3-5<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 5,45 ± 0,8<br /> <br /> 4,7 ± 0,76<br /> <br /> CHỈ TIÊU<br /> <br /> Thời gian tiềm tàng ức chế<br /> cảm giác đau T10 (phút)<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Thời gian giảm đau (giờ)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác<br /> đau tại mức T10 của nhóm I ngắn hơn<br /> nhóm II, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Thời gian giảm đau của nhóm I<br /> giờ dài hơn nhóm II, khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05). Thời gian giảm đau<br /> ở nghiên cứu này phù hợp với kết quả<br /> của Trƣơng Minh Hải (2014) khi GTTS<br /> trong phẫu thuật tán sỏi niệu quản ở<br /> nhóm sử dụng bupivacain kết hợp<br /> fentanyl (nhóm B) là 5,02 ± 0,93 phút [1].<br /> Trong nghiên cứu này, thời gian giảm đau<br /> của hai nhóm đều kéo dài hơn thời gian<br /> <br /> phẫu thuật, cụ thể, thời gian phẫu thuật<br /> của nhóm I là 78,56 ± 16,78 phút, của<br /> nhóm II là 78,02 ± 16,25 phút. Nhƣ vậy,<br /> GTTS không chỉ bảo đảm vô cảm cho<br /> phẫu thuật mà còn góp phần giảm đau<br /> trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật. Thời<br /> gian giảm đau dài hơn so với kết quả<br /> nghiên cứu của Trƣơng Minh Hải (2014)<br /> ở nhóm B là 165,7 ± 27,8 phút [1], có lẽ<br /> do chúng tôi sử dụng liều bupivacain theo<br /> cân nặng (0,18 mg/kg), trong khi đó Trƣơng<br /> Minh Hải (2014) sử dụng liều bupivacain<br /> theo chiều cao (5 mg/m chiều cao).<br /> <br /> Bảng 6: Mức độ vô cảm.<br /> NHÓM I (n = 36)<br /> <br /> NHÓM II (n = 36)<br /> <br /> MỨC ĐỘ<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 35<br /> <br /> 97,2<br /> <br /> 32<br /> <br /> 88,9<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Mức độ vô cảm tốt của nhóm I cao hơn nhóm II, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Mức độ vô cảm tốt ở nhóm I của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của<br /> Trƣơng Minh Hải (2014) ở nhóm B là 100%, có lẽ do thời gian phẫu thuật của chúng<br /> tôi dài hơn thời gian phẫu thuật ở nhóm B (24,71 ± 10,55 phút) [1], phải chăng khi<br /> thời gian phẫu thuật kéo dài thì hiệu lực giảm đau của thuốc tê giảm dần. Tuy nhiên,<br /> kết quả này vẫn tốt hơn so với nghiên cứu của Pramod Patra (2005): 13/75 BN đau<br /> trong mổ, 6/75 BN phải chuyển phƣơng pháp vô cảm [4].<br /> 165<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0