Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NT-PROBNP TRONG TIÊN LƯỢNG<br />
DIỄN TIẾN HẬU PHẪU Ở TRẺ EM MẮC BỆNH TIM BẨM SINH<br />
Bùi Thị Hồng Duyên*, Vũ Trí Thanh**, Nguyễn Thị Băng Sương*** Lê Minh Khôi**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu. Các peptide thải natri niệu đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng như là một trong những chỉ<br />
điểm sinh học quan trọng trong lĩnh vực tim mạch người lớn. Tuy vậy, chỉ điểm này vẫn còn chưa được nghiên<br />
cứu và ứng dụng nhiều trong tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch nhi.<br />
Mục tiêu. Khảo sát giá trị giá trị tiền phẫu của nồng độ tiền hormone đầu tận nitơ của BNP và đánh giá giá<br />
trị của NT-ProBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu. Trẻ em từ 0 đến 15 tuổi được chẩn đoán xác định bệnh tim bẩm<br />
sinh và được phẫu thuật tim mở. NT-ProBNP được định lượng trước mổ và tìm hiểu mối tương quan của chỉ<br />
điểm này với diễn tiến trong và sau mổ.<br />
Kết quả. Nghiên cứu thu nhận được 177 bệnh nhân. Nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu: 759,8 ± 2819,9 pg/ml<br />
(thấp nhất 13,1pg/ml; cao nhất 30807 pg/ml). Hệ số tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu với các thời<br />
gian gây mê, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ, thời gian nằm hồi sức, thởi gian lưu<br />
nội khí quản/thở máy, thời gian sử dụng vận mạch và thời gian nằm viện lần lượt là 0,2271, 0,2273, 0,2221,<br />
0,4814, 0,5250, 0,6714 và 0,4279.<br />
Kết luận. Nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu có tương quan vừa đến khá chặt với các chỉ điểm của tình trạng<br />
diễn tiễn hồi sức sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Peptide này có thể được xem là một chỉ<br />
điểm sinh học hữu ích có giá trị tiên lượng trong tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch nhi.<br />
Từ khoá: NT-ProBNP, tim bẩm sinh, phẫu thuật tim, trẻ em<br />
ABSTRACT<br />
PREOPERATIVE CONCENTRATIONS OF N-TERMINAL PRO-HORMONE OF BNP (NT-PROBNP)<br />
CAN PREDICT THE POSTOPERATIVE COURSE IN CHILDREN<br />
UNDERGOING OPEN HEART SURGERY.<br />
Bui Thi Hong Duyen, Vu Tri Thanh, Nguyen Thi Bang Suong, Le Minh Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 44 – 49<br />
<br />
Background: The natriuretic peptides have been widely used as useful biomarkers in adult cardiology. These<br />
markers are, however, not adequately investigated and clinically applied in pediatric cardiology and pediatric<br />
cardiac surgery.<br />
Objectives: The current study was designed to examine the preoperative concentrations of NT-ProBNP in<br />
different groups of congenital heart diseases (CHD) in children and investigate the value of preoperative<br />
concentrations of NT-ProBNP in predicting the intraoperative as well as postoperative course of children with<br />
CHD undergoing cardiac surgery.<br />
Methods: All children from 0 to 15 years old with confirmed diagnosis of CHD and underwent cardiac<br />
surgery were recruited. NT-ProBNP concentrations were measured preoperatively and the correlations between<br />
<br />
<br />
*Bộ môn Dược Lý, Khoa Y, ĐH Y Dược TP HCM **Trung tâm Tim mạch, BV Đại học Y Dược TP HCM<br />
*** Khoa Xét Nghiệm, BV Đại học Y Dược TP HCM<br />
Tác giả liên lạc:PGS. TS. Lê Minh Khôi ĐT: 0919731386 Email:leminhkhoimd@gmail.com<br />
44<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
these concentrations and markers of severity intra- and postoperatively were investigated.<br />
Results. Our study recruited 177 pediatric patients. The mean preoperative NT-ProBNP concentrations<br />
were 759,8 ± 2819,9 pg/mL (min 13.1pg/mL; max 30807 pg/mL). The correlation efficient between preoperative<br />
NT-ProBNP concentrations with durations of anesthesia, cardiopulmonary bypass, aortic cross<br />
clamp,postoperative ICU stay, intubation/ventilation, inotropic-vasopressive medication and hospitalisation<br />
length were 0.2271, 0.2273, 0.2221, 0.4814, 0.5250, 0.6714 và 0.4279, respectively.<br />
Conclusions: Preoperative concentrations of NT-ProBNP showed moderate to fairly good correlation with<br />
severity in postoperative course in children with CHD undergoing cardiac surgery. This peptide should be<br />
considered as a useful marker in pediatric cardiology and pediatric cardiac surgery.<br />
Keywords: NT-ProBNP, congenital heart disease, cardiac surgery, chiddren<br />
MỞ ĐẦU mạch với nguyên nhân hô hấp ở trẻ em khó thở.<br />
Một số dữ liệu mặc dù còn ít ỏi cũng đã gợi ý<br />
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là khiếm khuyết rằng peptide này có thể có triển vọng được sử<br />
của tim và/hoặc, mạch máu lớn xuất hiện ngay dụng như là một chỉ điểm trong bệnh tim có tím,<br />
từ lúc sinh. Tần suất xuất hiện bệnh khoảng 8 bệnh tim tắc nghẽn và bệnh tim do viêm. Nồng<br />
đến 12 trường hợp cho 1000 lần sinh ra và sống.<br />
độ NT-proBNP tăng cao trước phẫu thuật tim có<br />
Cùng với sự phát triển của ngành tim mạch nhi<br />
giá trị tiên đoán độc lập về thời gian nằm hồi sức<br />
khoa, phẫu thuật tim mạch, hồi sức tim mạch ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh(5).<br />
nhi, tỉ lệ sống của trẻ em mắc bệnh tim được cải<br />
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trong<br />
thiện một cách ngoạn mục(2,3).<br />
những năm vừa qua, có rất nhiều công trình<br />
Bên cạnh các phương tiện chẩn đoán bệnh nghiên cứu khảo sát giá trị của NT-proBNP<br />
tim kinh điển như khám lâm sàng, điện tâm đồ, trong thực hành lâm sàng nhằm chẩn đoán rối<br />
X-quang ngực và các kỹ thuật mới hơn như siêu loạn chức năng thất, phân biệt các nguyên nhân<br />
âm tim-Doppler màu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy<br />
hô hấp với nguyên nhân tim ở bệnh nhân khó<br />
đầu dò, cộng hưởng từ tim thì các chỉ điểm sinh thở, giá trị tiên lượng cũng như theo dõi đáp ứng<br />
hóa cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong với điều trị. Những nghiên cứu này đã khẳng<br />
chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều<br />
định giá trị hữu ích của NT-proBNP trong thực<br />
trị của bệnh nhân mắc bệnh tim, trong đó có trẻ hành lâm sàng tim mạch người lớn. Tuy nhiên,<br />
em mắc bệnh TBS. Một trong những chỉ điểm các nghiên cứu ở trẻ em còn rất hạn chế trên thế<br />
sinh học được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi giới và hầu như chưa thấy ở Việt Nam. Đặc biệt<br />
trên lâm sàng là các peptide thải natri niệu(4).<br />
là chưa có nghiên cứu về giá trị tiên lượng của<br />
Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng BNP và NT-proBNP tiền phẫu ở trẻ mắc bệnh TBS cần<br />
tiền hormone đầu tận nitơ của nó (N-Terminal được phẫu thuật hoặc can thiệp. Chính vì lý do<br />
Pro-hormone of BNP, NT-ProBNP) có giá trị ưu đó chúng tôi tiến hành đề tài này.<br />
việt hơn so với ANP và NT-ProANP trong phát<br />
Kết quả nghiên cứu giúp xác định giá trị<br />
hiện rối loạn chức năng thất trái(1)<br />
tiên lượng của NT-proBNP trong thực hành<br />
Trẻ em mắc bệnh tim làm tăng gánh thể tích<br />
lâm sàng tim mạch nhi khoa, đặc biệt là phẫu<br />
và/hoặc áp lực ở thất phải và thất trái đều có<br />
biểu hiện tăng nồng độ NT-ProBNP. Một số thuật tim mạch nhi. Kết quả nghiên cứu này sẽ<br />
nghiên cứu đã cho thấy rằng ở trẻ em suy tim giúp đóng góp vào y văn là tiền đề cho các<br />
xung huyết, nồng độ NT-proBNP có tương quan nghiên cứu kế tiếp.<br />
với hoạt động chức năng của trẻ. NT-proBNP có Mục tiêu<br />
khả năng chẩn đoán phân biệt nguyên nhân tim<br />
Khảo sát nồng độ của NT-proBNP ở trẻ em<br />
<br />
<br />
45<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
mắc bệnh tim bẩm sinh trước phẫu thuật. 0,3 được xem là tương quan lỏng lẻo;r = 0,3 đến <<br />
Khảo sát giá trị tiên lượng phẫu thuật, gây 0,5 là tương quan mức độ vừa; r = 0,5 đến < 0,7 là<br />
mê, hồi sức của nồng độ NT-proBNP tiền phẫu ở tương quan khá chặt chẽ và r ≥ 0,7 được xem là<br />
những trẻ em mắc bệnh TBS được phẫu thuật tương quan rất chặt chẽ.<br />
tim mở. Vấn đề y đức<br />
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không can<br />
thiệp và không có bất kỳ tác động có hại nào<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
lên bệnh nhân. Bệnh nhân không tốn thêm chi<br />
Tất cả những trẻ em mắc bệnh tim bẩm phí cho xét nghiệm nghiên cứu này mà việc<br />
sinh từ 0 đến 15 tuổi được nhập viện và điều xét nghiệm là việc làm thường qui và nghiên<br />
trị tại khoa Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện cứu này chỉ tiến hành với bệnh nhân đã xét<br />
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ nghiệm NT-proBNP. Thông tin thu thập trong<br />
nghiên cứu sẽ được lấy từ kết quả xét nghiệm<br />
01/06/2015 đến 31/03/2016.<br />
này. Những thông tin thu thập được chỉ phục<br />
Mỗi bệnh nhân có một phiếu thu thập số vụ cho mục đích nghiên cứu mà không vì mục<br />
liệu ghi nhận tất cả thông tin hành chính, chẩn đích nào khác nghiên cứu không vi phạm vấn<br />
đoán và điều trị trước mổ, quá trình gây mê đề y đức.<br />
phẫu thuật, quá trình hồi sức và theo dõi cho KẾT QUẢ<br />
đến khi bệnh nhân xuất viện. Mẫu máu xét<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
nghiệm NT-ProBNP được lấy cùng lúc với các<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu<br />
xét nghiệm tiền phẫu hoặc tiền thủ thuật. Định nhận được 177 bệnh nhân trẻ em (BN) mắc<br />
lượng NT-ProBNP được thực hiện trên máy tự bệnh TBS. Nam chiếm 89 BN và nữ 88 BN.<br />
động tại Khoa Xét nghiệm, BV Đại học Y Dược Tuổi trung bình 3,54 ± 3,15 tuổi (nhỏ nhất 4<br />
TP Hồ Chí Minh. tháng, lớn nhất 14 tuổi).<br />
Dữ liệu thu nhận được sẽ được quản lý trên Dân số nghiên cứu được chia thành năm<br />
Excel. Phân tích số liệu bằng phần mềm nhóm theo tổn thương giải phẫu và huyết động<br />
Stata.13.0. số liệu được nhập vào máy vi tính và gồm Nhóm 1 gồm thông liên thất và bệnh TBS<br />
sau khi đầy đủ thì được phân tích bằng phần làm giãn thất trái (n = 96), Nhóm 2 gồm Tứ<br />
mềm thống kê. Các chỉ số thống kê mô tả chủ chứng Fallot và biến thể của nó (n = 40), Nhóm 3<br />
yếu sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm. Ngoài ra, là các BN có giãn thất phải (n = 13), Nhóm 4 là<br />
đối với biến số định lượng, ví dụ như giá trị các bệnh TBS phức tạp như tim một thất (n = 19)<br />
nồng độ NT-proBNP, thời gian ở giai đoạn mê, và Nhóm 5 gồm các bệnh TBS không xếp loại<br />
giai đoạn hồi sức… thì các kết quả được trình vào bốn nhóm trên (n = 9).<br />
bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn (nếu Bảng 1. Tỷ lệ BN sử dụng thuốc tim mạch trước<br />
phân bố chuẩn) hoặc trung vị kèm theo khoảng phẫu thuật<br />
Thuốc Bệnh nhân (n = 177) Tỷ lệ %<br />
tứ phân vị, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa (nếu<br />
Không sử dụng thuốc 73 41,2<br />
không phân bố chuẩn). Trị số p được tính theo Lợi tiểu 68 65,4<br />
các phép kiểm phù hợp (t-test, ANOVA, Mann- Ức chế men chuyển 29 27,9<br />
Whitney, Kruskal-Wallis) và giá trị p < 0,05 được Ức chế bêta 29 27,9<br />
Kháng đông 9 8,6<br />
xem là có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan r <<br />
<br />
<br />
46<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Thuốc có tỉ lệ sử dụng cao nhất là thuốc lợi<br />
tiểu để điều trị suy tim và tiếp theo là các thuốc<br />
giãn mạch và chống có thắt đường thoát thất<br />
phải trong Tứ chứng Fallot.<br />
Biểu đồ 1 cho thấy tình hình sử dụng thuốc<br />
trước mổ. Khoảng 40% trẻ em không cần điều trị<br />
thuốc tim mạch trước phẫu thuật. Đây là nhóm<br />
bệnh tim có tổn thương giải phẫu cần sửa chữa<br />
nhưng không gây nên triệu chứng suy tim hoặc<br />
các biểu hiện tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu lên<br />
phổi. Trong nhóm trẻ cần phải điều trị thuốc, đa<br />
phần chỉ cần dùng một loại (thường là lợi tiểu), Biểu đồ 1: Kết hợp thuốc tim mạch ở các BN TBS<br />
trước phẫu thuật<br />
rất ít trường hợp phải phối hợp đến 3 loại thuốc.<br />
Nồng độ NT-ProBNP ở dân số nghiên cứu<br />
Nồng độ NT-ProBNP trung bình:759,8 ±<br />
2819,9 pg/ml (thấp nhất 13,1pg/ml; cao nhất<br />
30807 pg/ml).<br />
Nồng độ NT-ProBNP trung vị là 179 pg/ml<br />
(TPV 25%: 87,2 pg/ml; TPV 75%: 382,3 pg/ml).<br />
Bảng 2. Nồng độ NT-proBNP trong các nhóm bệnh TBS<br />
Nhóm bệnh NT-proBNP (pg/ml) Nhỏ nhất Lớn nhất p<br />
Nhóm 1 (n = 95) 679,3 ± 1846,0 13,1 14740<br />
Nhóm 2 (n = 40) 303,8 ± 429,4 59,2 2803<br />
Nhóm 3 (n = 13) 236,4 ± 238,0 30,7 833.9 0,2374<br />
Nhóm 4 (n = 19) 1064,1 ± 2752,3 25,6 12257<br />
Nhóm 5 (n = 8) 4123,0 ± 10786,3 68,4 30807<br />
<br />
Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP tiền phẫu với diễn tiến trong và sau mổ<br />
Bảng 3. Tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP trước mổ với các thời gian gây mê phẫu thuật và hồi sức sau mổ<br />
tim mở<br />
Thời gian TB ± SD r p<br />
Gây mê (giờ) 273,8 ± 69,6 0,2271 < 0,05<br />
Tuần hoàn ngoài cơ thể (giờ) 95,5 ± 49,6 0,2373 < 0,05<br />
Kẹp động mạch chủ (giờ) 66,2 ± 46,9 0,2221 < 0,05<br />
Hồi sức (giờ) 76,4 ± 53,9 0,4814 < 0,05<br />
Lưu nội khí quản (giờ) 18,8 ± 19,5 0,5250 < 0,05<br />
Sử dụng vận mạch (giờ) 97,9 ± 86,9 0,6714 < 0,05<br />
Nằm viện (ngày) 17,2 ± 11,8 0,4279 < 0,05<br />
Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là với các thời gian gây mê, thời gian chạy tuần<br />
khảo sát khả năng tiên đoán diễn tiến trong quá hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ<br />
trình gây mê phẫu thuật cũng như trong giai là các thông số đánh giá mức độ phức tạp của<br />
đoạn hồi sức sau mổ. Chúng tôi tìm hiểu mối cuộc mổ. Nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến xác<br />
tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu định hệ số tương quan giữa NT-ProBNP tiền<br />
<br />
<br />
<br />
47<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
phẫu với các chỉ điểm mức độ nặng trong giai Có thể thấy rằng nồng độ NT-proBNP dao<br />
đoạn hậu phẫu như thời gian nằm hồi sức, thời động trong một khoảng khá lớn mặc dù trong<br />
gian đặt nội khí quản/thở máy, thời gian sử dụng cùng một nhóm bệnh. Chúng tôi tạm lý giải là<br />
vận mạch và thời gian nằm viện. Do tỉ lệ tử vong cho dù tổn thương bệnh lý là tương tự nhau<br />
trong nhóm nghiên cứu quá thấp, chúng tôi nhưng mức độ nặng của tổn thương khác nhau,<br />
không khảo sát giá trị của chỉ điểm này trong hệ quả là mức độ suy tim cũng khác nhau nên<br />
tiên lượng tử vong. NT-proBNP cũng khác nhau nhiều. Như vậy, có<br />
BÀN LUẬN thể nói giá trị của NT-proBNP không phải dùng<br />
để chẩn đoán tổn thương mà chỉ dùng để hỗ trợ<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của tổn thương đó.<br />
Trong nghiên cứu này, BN chủ yếu ở độ Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP tiền<br />
tuổi nhũ nhi. Điều này phản ánh một thực tế<br />
phẫu với diễn tiến trong và sau mổ<br />
là càng ngày khả năng phẫu thuật tim mở ở<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, tương quan giữa<br />
trẻ nhỏ cân càng phát triển. Việc phẫu thuật<br />
NT-proBNP tiền phẫu với thời gian gây mê, thời<br />
sớm trong giai đoạn nhũ nhi sẽ tránh được<br />
gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động<br />
những biến chứng không mong muốn của các<br />
mạch là khá lỏng lẻo (r < 0,3). Trong nghiên cứu<br />
bệnh tim bẩm sinh như giãn các buồng tim,<br />
của Walsh và cộng sự thì hệ số tương quan của<br />
suy tim, tăng áp động mạch phổi, đa hồng cầu,<br />
NT-proBNP với thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể<br />
viêm phổi, suy dinh dưỡng, chậm phát triển<br />
(CPB) (với r = 0,445, p = 0,005)(7), là tương quan<br />
thể chất và tâm thần vận động.<br />
mức độ vừa. Cõ lẽ sự khác nhau là do Walsh và<br />
Một trong những thuốc đầu tay được sử<br />
cộng sự chỉ nghiên cứu ở độ tuổi 0 – 3 tuổi, còn<br />
dụng cho trẻ em bị suy tim là thuốc lợi tiểu. Điều<br />
chúng tôi nghiên cứu từ 0 – 15 tuổi. Mặc khác,<br />
này được phản ánh trong nghiên cứu của chúng<br />
thời gian gây mê, thời gian chạy tuần hoàn ngoài<br />
tôi với 68/104 bệnh nhân có sử dụng lợi tiểu trên<br />
cơ thể và thời gian kẹp động mạch chủ phản ánh<br />
tổng bệnh nhân đã tham gia sử dụng thuốc<br />
mức độ phức tạp của cuộc mổ chứ không phản<br />
chiếm 65,4%. Trong điều trị suy tim ở trẻ em, các<br />
ánh mức độ suy tim.<br />
thuốc thường dùng là lợi tiểu đơn độc hoặc kết<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tương quan<br />
hợp với ức chế men chuyển.Các thuốc ức chế<br />
của NT-proBNP với thời gian hồi sức, thời gian<br />
bêta ở đây không được cho với mục đích điều trị<br />
nội khí quản lần lượt là r = 0,4814, p < 0,05 và r =<br />
suy tim mà chỉ được chỉ định để điều trị hoặc<br />
0,5250, p < 0,05 là tương quan từ vừa đến khá<br />
phòng ngừa cơn tím ở trẻ em mắc Tứ chứng<br />
chặt chẽ. Kết quả này cũng tương tự như nghiên<br />
Fallot. Một số trẻ được phẫu thuật tạm thời trước<br />
cứu của Walsh và cộng sự(7). Như vậy, nồng độ<br />
đó và có dùng vật liệu nhân tạo thì có chỉ định<br />
NT-proBNP trước mổ có khả năng tiên đoán<br />
kháng đông hoặc chống kết tập tiểu cầu.<br />
được thời gian hồi sức và thở máy sau mổ.<br />
Nồng độ NT-ProBNP ở dân số nghiên cứu<br />
Tương tự, giá trị NT-proBNP tiền phẫu có<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ tương quan khá chặt chẽ với thời gian dùng vận<br />
NT-proBNP trung bình 759,8 ± 2819,9 pg/ml mạch với hệ r = 0,6714 (p < 0,05).Đây có thể xem<br />
tương đương với giá trị NT-proBNP trong là một phát hiện quan trọng. Hiện nay, chưa có<br />
nghiên cứu của Perez-Piaya là 691 pg/ml(6). nhiều nghiên cứu vai trò của NT-proBNP trong<br />
Moses và cộng sự khảo sát trên 2 nhóm bệnh tim tiên lượng thời gian vận mạch. Một số ít nghiên<br />
bẩm sinh tím (372 pg/ml) và tim bẩm sinh không cứu, ví dụ tác giả Perez-Piaya cũng đưa ra kết<br />
tím (1023 pg/ml)(5), nên giá trị đó có sự khác biệt luận rằng nồng độ NT-proBNP tiền phẫu tăng<br />
rất rõ với nghiên cứu của chúng tôi. cao trước phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cho sự chăm sóc kéo dài ở nhi khoa(6). như siêu âm tim, chụp MSCT, khảo sát huyết<br />
Như vậy, các thông số quan trọng đánh giá động học thì NT-proBNP cũng là một phương<br />
mức độ nặng của giai đoạn hồi sức sau phẫu tiện giúp thầy thuốc lâm sàng có thêm dữ kiện<br />
thuật tim hở ở trẻ em là thời gian nằm hồi sức, tiên lượng mức độ nặng ở giai đoạn hậu phẫu.<br />
thời gian đặt nội khí quản thở máy hỗ trợ và thời Trong tương lai cần có nghiên cứu giá trị của<br />
gian dùng vận mạch đeèu có tương quan từ NT-proBNP trong từng nhóm bệnh ri êng biệt<br />
trung bình đến khá chặt với nồng độ NT- cũng như cần khảo sát biến đổi của chỉ điểm<br />
proBNP tiền phẫu. Do hạn chế về thiết kế nghiên này trong giai đoạn hậu phẫu.<br />
cứu cũng như các điều kiện khách quan và chủ TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
quan, chúng tôi không khảo sát được giá trị của 1. Gerber L, Stewart R, Legget M, West T, French L, Sutton TM,<br />
NT-proBNP trong tiên đoán các biến cố hậu Yandle TG, French JK, Richards AM, White HD (2003).<br />
Increased plasma natriuretic peptide levels reflect symptom<br />
phẫu ví dụ như rối loạn nhịp. Mặc khác, do điều onset in aortic stenosis. Circulation,107: pp. 1884-90.<br />
kiện tài chính không cho phép, chúng tôi không 2. Karl R, Cochrane D, Brizard P (1999). Advances in pediatric<br />
thể thực hiện định lượng NT-proBNP trong giai cardiac surgery. Curr Opin Pediatr, 11: pp.419-424.<br />
3. Mann L, Bristow R (2005). Mechanisms and models in heart<br />
đoạn hậu phẫu mặc dù có thể định lượng NT- failure: the biomechanical model and beyond. Circulation,111:<br />
proBNP trong giai đoạn này sẽ phản ánh tốt hơn pp. 2837-49.<br />
4. Mohammed A, Januzzi L Jr (2009). Natriuretic peptide guided<br />
tình trạng thực tế của bệnh nhân. Đây cũng có<br />
heart failure management. Curr Clin Pharmacol,4: pp. 87-94.<br />
thể là một hướng nghiên cứu trong tương lai. 5. Moses J, Mokhtar I, Hamzah A et al (2011). Usefulness of N-<br />
Terminal pro-B type natriuretic peptide as a screening tool for<br />
KẾTLUẬN identifying pediatric patients with congenital heart disease.<br />
Lab Med, 42: pp. 75-80<br />
Đây là nghiên cứu lần đầu tiên thực hiện<br />
6. Pérez-Piaya M1, Abarca E, Soler V, Coca A, Cruz M, Villagrá<br />
tại Việt Nam khảo sát giá trị của NT-proBNP F, Giannivelli S, Asensio A (2010). Levels of N-terminal-pro-<br />
trong tim bẩm sinh trẻ em và tìm hiểu giá trị brain natriuretic peptide in congenital heart disease surgery<br />
and its value as a predictive biomarker. Interact Cardiovasc<br />
tiên lượng của chỉ điểm sinh học này trong Thorac Surg, 12: pp. 461-466.<br />
phẫu thuật tim mạch nhi. NT-proBNP không 7. Walsh R, Boyer C, LaCorte J, Parnell V, Sison C, Chowdhury<br />
có khả năng phân biệt giữa các nhóm tổn D, Ojamaa K (2008). N-terminal B-type natriuretic peptide<br />
levels in pediatric patients with congestive heart failure<br />
thương giải phẫu trong tim bẩm sinh và có undergoing cardiac surgery. J Thorac Cardiovasc Surg, 135: pp.<br />
tương quan khá lỏng lẻo với các thời gian 98-105.<br />
trong cuộc mổ. Điều quan trọng là, nghiên cứu<br />
của này đã chứng minh rằng NT-proBNP tiền Ngày nhận bài báo: 07/04/2017<br />
phẫu có giá trị khá tốt để góp phần tiên lượng Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017<br />
diễn tiễn của bệnh nhân hậu phẫu. Như vậy, Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017<br />
bên cạnh các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
49<br />