Nghiên cứu hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp cải thiện
lượt xem 4
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường tại các nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng này. Nghiên cứu đã thực hiện 100 phiếu điều tra về hiện trạng nhà vệ sinh khu vực, phân tích chất lượng nước ở khu vực, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để cải thiện vệ sinh môi trường khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp cải thiện
- NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NHÀ VỆ SINH HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ BÀU ĐỒN, HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Vũ Hải Yến Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, đây là một xã nằm trong những vùng nông thôn của nước ta, chính vì thế vấn đề về sử dụng nhà vệ sinh ở xã Bàu Đồn là một vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn để đạt được mục tiêu của quốc gia đề ra. Nghiên cứu được thực hiện năm 2018 nhằm mục tiêu điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường tại các nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng này. Nghiên cứu đã thực hiện 100 phiếu điều tra về hiện trạng nhà vệ sinh khu vực, phân tích chất lượng nước ở khu vực, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để cải thiện vệ sinh môi trường khu vực. Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay tồn tại 96% kiểu nhà vệ sinh thấm dội, vẫn còn 1% cầu tiêu ao cá, 1% dội xuống ao cá, 2% hố chứa, các nhà vệ sinh trang bị kém, chất lượng nước cấp chưa đạt QCVN 02:2009/BTNMT. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các phương án để cải tiến nhà vệ sinh và xử lý nước cấp để sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân khu vực. Từ khóa: Nhà vệ sinh, Bàu Đồn, vệ sinh môi trường. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, đây là một xã nằm trong những vùng nông thôn của nước ta, chính vì thế vấn đề về sử dụng nhà vệ sinh ở xã Bàu Đồn là một vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn để đạt được mục tiêu của quốc gia đề ra. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, phân tích nguyên nhân gây nên các vấn đề tồn tại ở nhà vệ sinh, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện.giúp người dân ở khu vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh có kiến thức về vệ sinh môi trường trong việc sử dụng nhà vệ sinh, giúp cho người dân cải thiện, nâng cao chất lượng nhà vệ sinh và sẽ được xây dựng và sử dụng tốt hơn, giúp cho người dân có sức khỏe tốt hơn khi có kiến thức về nhà vệ sinh đạt chuẩn. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Đề tài đã khảo sát nhà vệ sinh (NVS) ở 100 hộ gia đình trên địa bàn 7 ấp thuộc xã Bàu Đồn với các câu hỏi về nội dung như sau: 951
- - Kiểu NVS và cách xây dựng: Loại hình nhà vệ sinh, năm xây dựng, diện tích ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao), có mái che không, nơi xây dựng, sàn có đọng nước không, xây dựng ở nơi khô ráo hay ngập úng, thông số ống thông hơi, trang thiết bị tiện nghi trong nhà vệ sinh. - Vệ sinh môi trƣờng: Khoảng cách từ nhà vệ sinh đến nhà ăn và nguồn nước, có thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh không, có dùng các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh bồn cầu và nhà vệ sinh không, ống thông hơi có vượt qua mái che đúng quy chuẩn không, các bệnh mà gia đình gặp phải trong năm, bệnh đường tiêu hóa ( da liễu, sốt xuất huyết, tay chân miệng, …), bệnh đường nước mà gia đình gặp phải ( tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan,…). 2.2. Phƣơng pháp phân tích chất lƣợng nƣớc Tiến hành lấy 7 mẫu nước đại diện cho 7 ấp tiến hành phân tích một số chỉ tiêu theo QCVN 02:2009/BYT như: pH, Fe, SS, Coliform. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kiểu nhà vệ sinh và cách xây dựng Bảng 1. Các thông số điều tra về nhà vệ sinh và cách xây dựng Thông số Kết quả Loại Nhà vệ sinh 96% thấm dội, 1% cầu tiêu ao cá, 1% dội xuống ao cá, 2% hố chứa Năm xây dựng 2% xây dựng < 3 năm, 74% xây 3 - 10 năm trước, 24% xây dựng trên 10 năm Diện tích 5% nhà vệ sinh 1 - 2 m2, 15% nhà vệ sinh 2 - 2,5 m2, 37% nhà vệ sinh 2,5 - 3m2, 43% nhà vệ sinh trên 3 m2 Nơi xây dựng 93% khô ráo, 6% ẩm ướt, 1% ao cá Đường kính ống 77% số hộ sử dụng ống thông hơi có đường kính là 27 mm, 19% số hộ sử dụng thông hơi ống thông hơi có đường kính tường đối lớn là 34 mm, Còn 4% là không có ống thông hơi vì sử dụng kiểu NVS không đạt chuẩn như: dội trực tiếp xuống ao cá, cầu tiêu ao cá và hố chứa không dùng ống thông hơi. (Tiêu chuẩn 27 mm) 3.2. Trang thiết bị tiện nghi trong NVS Bảng 2. Hiện trạng trang thiết bị khảo sát Các trang thiết bị và các Hiện trạng vấn đề trong nhà vệ sinh Bồn cầu (96%) Nguyên vẹn, chủ yếu hư hỏng ở nắp bồn cầu: bể, nứt Gương (10%) Treo ở trong phòng tắm hoặc ở ngoài cửa nhà vệ sinh, đa số còn nguyên vẹn Lỗ thoáng khí (86%) Là các lỗ thoáng được bố trí gần mái nhà, có hình dạng hình chử nhật hoặc một số gia đình dùng gạch đúc khuôn có lỗ để thoáng khí Thùng rác(60%) Đa phần là dùng nước để vệ sinh hơn là dùng giấy vệ sinh, nên việc sử dụng thùng rác cung hạn chế, tuy nhiên vẫn có một số hộ sùng thùng rác không có chân đạp và có chân đạp. 952
- Các trang thiết bị và các Hiện trạng vấn đề trong nhà vệ sinh Dầu gội, sữa tắm (98%) Đầy đủ vì ai cũng có nhu cầu vệ sinh cá nhân Hầu như 100% phiếu khảo sát cho thấy không có hộ nào sử dụng bồn Bồn tiểu (0%) tiểu Xà phòng rửa tay (27%) Rất ít gia đình sử dụng xà phòng để rửa tay sau khi đi vệ sinh, còn một số hộ có ý thức hơn là dùng xà phòng để rửa tay Cửa chắn (98%) Chiếm nhiều nhất là cửa nhôm, tiếp theo là cửa mủ và cửa che chắn tạm bới tấm thiết. Bồn rửa tay (2%) Chỉ có 2% hộ gia đình có bồn rửa tay Dụng cụ vệ sinh bồn cầu Người dân chủ yếu dùng bàn chải chà bồn cầu và cây lau sàn để vệ sinh (90%) nhà vệ sinh Giấy vệ sinh (58%) Giấy vệ sinh và ở cầu tiêu ao cá thì dùng cả lá cây, giấy báo, … Dụng cụ khử mùi (30%) Dùng dung dịch tẩy rửa bồn cầu để vệ sinh Đèn chiếu sáng (90%) Hầu như gia đình có NVS là đều dùng đèn huỳnh quang chữ U và 1% dùng đèn LED Máy nước nóng (2%) Có 2% hộ gia đình có máy nước nóng Có 2 loại vòi sen thông dụng: vòi sen cố định một vị trí và vòi sen di Vòi sen (95%) chuyển được Móc treo quần áo (90%) Móc thường sử dụng nhất là móc nhựa tiếp đến là móc inox và móc kẽm Rò rỉ ống nước(25%) Rò rỉ ở các van nước lâu ngày và ở các bồn cầu hư Máy làm khô tay (0%) 100% không có 3.3. Chất lƣợng nƣớc sử dụng của NVS Kết quả khảo sát cho thấy: 99% sử dụng nước giếng khoan cho NVS, 1% không dùng nước. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước ở xã Bàu Đồn Bảng 3. Chỉ số pH trong nước phân tích Ấp 1 2 3 4 5 6 7 QCVN 02:2009 pH 5.052 4.930 4.924 4.929 5.142 4.800 4.821 6.0 - 8.5 Fe 0.48 2.31 1.77 1.77 1.47 2.77 1.78 < 0.5 SS 0 35 5 10 120 70 30 - Coliform 200 275 225 275 275 200 160 150 3.4. Vệ sinh môi trƣờng Kết quả điều tra cho thấy 73% người rửa tay sau khi đi vệ sinh, 27% không rửa tay, 41% NVS cách nhà ăn 4-6 m, 27% NVS cách nhà ăn 6 - 8m, 32% NVS cách nhà ăn > 10m, 45% NVS cách nguồn nước 4-6 m, 32% NVS cách nguồn nước 6-8m, 23% NVS cách nguồn nước >10m. Về thời gian dọn dẹp NVS, 14% 953
- NVS được dọn sau 1-2 tuần, 14% NVS được dọn sau 2-3 tuần, 44% NVS được dọn sau 1-2 tháng, 22% NVS được dọn sau 2-3 tháng, 5% NVS được dọn sau 3-4 tháng. Về chất lượng không khí NVS, 87% NVS bình thường, không có mùi hôi, 7% NVS có mùi hôi khó chịu, 6% có mùi thơm. Về nhận thức, 100% người dân không hiểu biết về NVS đạt chuẩn. Từ đó gây ra 70% người dân bị bệnh tiêu chảy, 6% mắc bệnh da liễu, 4% bệnh sốt xuất huyết, 20% người dân không bị bệnh. Bệnh tiêu chảy xảy ra thường xuyên trong năm với các tần suất: 1 – 2 lần/năm (39%), 2 – 3 lần/năm (21%), 3 – 4 lần/năm (6%), 4 – 5 lần/năm (1%). Các vấn đề về da liễu và sốt xuất huyết cũng diễn ra nhưng tần suất nhỏ: Da liễu 2 – 3 lần/năm (6%), Sốt xuất huyết 1 – 2 lần/năm (4%). 3.5. Kết quả nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã Bàu Đồn Tổng hợp từ các dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát thực tế 100 hộ gia đình và dựa vào bảng đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh thu được kết quả: Bảng 4. Một số tiêu chí chính Tiêu chí Đạt (%) Không đạt (%) Nơi xây dựng khô ráo, không bị ngập, úng 93% 7% NVS cách nguồn nước > 10 m 23% 77% Nắp hố chứa được trát kín 96% 4% Nước thải từ bể chứa không chảy tràn ra ao, hồ, sông, kênh 99% 1% Mái che NVS 96% 4% Sàn nhà tiêu không dính đọng phân, nước tiểu 96% 4% Bệ xí có nút nước kín 96% 4% Không có mùi hôi, thối, côn trùng trong nhà tiêu 93% 7% Có ống thông hơi 96% 4% Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước không có bọ gậy 94% 6% Có xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh và các dung dịch, dụng cụ dọn 27% 73% dẹp vệ sinh 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua kết quả khảo sát tình hình thực tế tại các nhà vệ sinh hộ gia đình tại xã Bàu Đồn huyện Gò, tỉnh Tây Ninh có thể rút ra một số kết luận như sau: – Kiểu xây dựng nhà vệ sinh trên địa bàn xã vẫn tồn tại 1% cầu tiêu ao cá kiểu NVS được đánh giá thấp về mặt mỹ quan và môi trường, 1% NVS dội xuống ao cá, 2% dạng NVS hố chứa và 96% sử dụng NVS thấm dội không phù hợp địa chất xã. Qua kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 23% NVS hợp vệ sinh còn 77% còn lại chưa hợp vệ sinh. 954
- – Chất lượng NVS hiện nay chưa đảm bảo cho người dân sử dụng, khoảng cách quá gần nguồn nước và nhà ăn của các hộ gia đình được khảo sát. – Trang thiết bị tiện nghi trong nhà vệ sinh hầu như chưa đủ và một số hư hỏng do đã sử dụng lâu năm chưa thay mới. Các dụng cụ chứa nước trong NVS bị ố vàng do nước cấp cho sinh hoạt bị ô nhiễm sắt vượt QCVN 02:2009/BYT quy định. Nhìn chung chất lượng nước ngầm cấp sinh hoạt ở xã Bàu Đồn không đảm bảo vệ sinh về chỉ tiêu sinh vật trong nước. – Các bệnh về đường tiêu hóa của các hộ gia đình xảy ra thường xuyên nhất là bệnh tiêu chảy và một số bệnh về da liểu, còn xảy ra cả bệnh sốt xuất huyết rất nguy hại cho sức khỏe người dân. 4.2. Kiến nghị Kết quả từ đề tài cho thấy người dân ở xã Bàu Đồn đang sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh nhiều và chất lượng nước cấp cho sinh hoạt mà họ đang sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước và đảm bảo sức khỏe nông thôn trên cơ sở khoa học cho việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý và cấp nước cho nông thôn. Chính quyền địa phương xã cùng các ngành chức năng và các tổ chức UNICEF, WHO,... cần xem xét đánh giá tình hình vệ sinh nông thôn để hổ trợ 50% vốn xây dựng cho các hộ dân chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Cần nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương đến nhân dân hơn, cần cụ thể những việc cần làm như: cung cấp nước sạch, giá cả hợp lý, tư vấn về vệ sinh môi trường, nhà tiêu hợp vệ sinh, hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh Cần các phong trào vệ sinh môi trường nông thôn, các chiến dịch tình nguyện khảo sát quy mô lớn để có những giải pháp tốt nhất cải thiện lại NVS nông thôn nói riêng và môi trường vệ sinh nông thôn nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kinh tế xã hội xã Bàu Đồn năm 2015. [2] Báo cáo thuyết minh tổng hợp (Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu). [3] Báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường huyện Gò Dầu từ năm 2013 đến 2017 ( Phòng tài nguyên và môi trường huyện Gò Dầu). [4] Lê Tuấn Vủ, Vũ Hải Yến, Nghiên Cứu Hiện Trạng Vệ Sinh Môi Trường Nhà Vệ Sinh Hộ Gia Đình ở Xã Bàu Đồn, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện, Đại Học Công Nghệ TpHCM, 2018. 955
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và đề xuất phương án thu gom, xử lý đến năm 2030
9 p | 50 | 6
-
Nghiên cứu các loài ếch cây phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
8 p | 100 | 4
-
Ước tính lượng phát sinh và đánh giá hiện trạng quản lý rác thải nhựa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
11 p | 18 | 4
-
Nghiên cứu hiện trạng và sự biến động về diện tích của rừng phòng hộ ven biển phía bắc Việt Nam
7 p | 56 | 4
-
Hiện trạng khu hệ động vật đáy cỡ lớn ở hồ Tây, Hà Nội
6 p | 67 | 4
-
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường cho mỏ đá khu vực Nam khối A - Tân Lâm, Quảng Trị
12 p | 24 | 4
-
Hiện trạng quản lý bùn bể tự hoại khu vực Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 6 | 3
-
Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển Vũng Tàu tới Trà Vinh phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản
9 p | 51 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng và chất lượng nước cấp sinh hoạt tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
12 p | 81 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường tại hai huyện Yên Khánh và Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2016
6 p | 65 | 3
-
Góp phần nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Cát Hải - Hải Phòng)
10 p | 71 | 3
-
Đổi mới dạy học xác suất – Thống kê theo hướng tích hợp để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Y – Dược
4 p | 78 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và bước đầu xác định cơ hội áp dụng công nghệ MBT-CD.08 xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Pleiku
10 p | 95 | 2
-
Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 26 | 2
-
Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học Thái Nguyên về chất thải nhựa và giảm thiểu chất thải nhựa
8 p | 58 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
16 p | 8 | 2
-
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động huấn luyện, diễn tập tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3: Hiện trạng và cách tiếp cận quản lý tổng hợp
6 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn