Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG CỦA ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP<br />
BÍT LỖ THÔNG LIÊN THẤT VỚI DỤNG CỤ NIT OCCLUD LE<br />
BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA<br />
Vũ Hoàng Vũ*, Trần Hòa*, Bùi Thị Xuân Nga*, Đỗ Nguyên Tín,* Trương Quang Bình*, Lê Trọng Phi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị can thiệp bệnh thông liên thất<br />
bằng dụng cụ NIT OCCLUD LE qua ống thông qua da.<br />
Phương pháp: Can thiệp và mô tả.<br />
Kết quả: Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân thông liên thất với vị trí phần màng là 84%, phần phễu 14% và<br />
phần cơ bè là 2%. Thành công của thủ thuật là 96%. Các trường hợp thủ thuật thất bại (4%) là các trường hợp<br />
thông liên thất nằm ở vị trí cao (phần phễu). Không có trường hợp nào tử vong, có 2 trường hợp bị tán huyết và<br />
đều tự giới hạn trong vòng 5 ngày. Ở 28 bệnh nhân được theo dõi trên 12 tháng, chỉ có 1 bệnh nhân có shunt tồn<br />
lưu > 2 mm và đặc biệt là không có bệnh nhân nào bị block nhĩ – thất.<br />
Kết luận: Thủ thuật can thiệp thông liên thất bằng dụng cụ NIT OCCLUD LE là thủ thuật hiệu quả và<br />
nhất là an toàn hơn so với bít bằng các lọai dụng cụ khác. Tỷ lệ thành công của thủ thuật thông tim can thiệp tim<br />
bẩm sinh thông liên thất là 96%. Không có trường hợp nào tử vong và không có trường hợp nào bị block nhĩ –<br />
thất nặng.<br />
Từ khóa: Thông liên thất, NIT-OCCLUD LE, bệnh tim bẩm sinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFICACY AND COMPLICATIONS OF VENTRICULAR SEPTAL DEFECT TREATMENT BY<br />
PERCUTANEOUS INTERVENTION WITH NIT-OCCLUD LE DEVICE<br />
Vu Hoang Vu, Tran Hoa, Bui Thi Xuan Nga, Do Nguyen Tin, Truong Quang Binh, Le Trong Phi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 229 - 233<br />
Objectives: Study of efficacy and complications of ventricular septal defect treatment by percutaneous<br />
intervention with NIT OCCLUD LE coil.<br />
Method: Interventional and descriptive study.<br />
Results: Study of 50 VSD patients with membranous 84%, infundibular 14% and trabecular 2%.<br />
Successful rate of procedure is 96%. 6% of failure cases are the case of infundibular VSD. There are 2 cases (4%)<br />
of hemolysis (self-limitted in 5 days). No case of death and AV block. In 28 patients followed up 12 months, there<br />
is 1 case of residual shunt > 2mm and no case of AV block.<br />
Conclusions: Ventricular septal defect treatment by percutaneous intervention with NIT OCCLUD LE coil<br />
is effective (successful rate 96%) and safe (death 0%, AV block 0%).<br />
Keywords: Ventricular septal defect, NIT-OCCLUDE LE, congenital heart disease.<br />
chủ trì ở 200 điểm nghiên cứu rải rác khắp thế<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
giới, cho thấy tần suất bệnh tim bẩm sinh là<br />
Các cuộc điều tra do Tổ chức Y tế thế giới<br />
0,8% số trẻ sinh sống. Trong đó, bệnh thông liên<br />
* Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS Trương Quang Bình<br />
ĐT: 0913607792<br />
<br />
230<br />
<br />
Email: quangbinh_@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
thất chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê<br />
của bệnh viện Nhi Đồng I, từ năm 1997-2002, có<br />
3614 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh phải vào viện,<br />
trong đó thông liên thất chiếm 44,1(7).<br />
Phẫu thuật cho phép sửa chữa hoàn toàn<br />
di tật tim bẩm sinh từ đơn giản đến phức tạp.<br />
Thường dùng màng ngoài tim để đóng lỗ<br />
thông liên thất, tỷ lệ biến chứng của phẫu<br />
thuật thấp khoảng 1-2%(1), kết quả dài hạn tốt.<br />
Can thiệp nội mạch để đóng thông liên thất<br />
còn khá mới. Ban đầu chỉ đóng thông liên thất<br />
phần cơ bè bằng can thiệp nội mạch, nhưng<br />
gần đây đã có vài trung tâm đóng được thông<br />
liên thất phần màng. Tỷ lệ đóng hoàn toàn lỗ<br />
thông tại thời điểm thủ thuật là 47%, tỷ lệ này<br />
tăng lên 84% lúc xuất viện và đạt 99% trong<br />
quá trình theo dõi. Biến chứng thường gặp<br />
nhất là block nhĩ thất, trong đó có 6 bệnh<br />
nhân (5,7%) phải đặt máy tạo nhịp(3). Cho đến<br />
nay, Việt Nam có rất ít nghiên về hiệu quả của<br />
điều trị bệnh tim bẩm sinh thông liên thất<br />
bằng can thiệp nội mạch bằng ống thông qua<br />
da. Để góp phần nghiên cứu về hiệu quả của<br />
điều trị bệnh tim bẩm sinh thông liên thất<br />
bằng ống thông qua da, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của<br />
phương pháp điều trị can thiệp bệnh thông liên<br />
thất bằng dụng cụ NIT OCCLUD LE qua ống<br />
thông qua da.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu can thiệp, tiền cứu, đa<br />
trung tâm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh tim bẩm sinh thông liên thất.<br />
Không kèm theo dị tật tim bẩm sinh khác.<br />
Qp:Qs > 1,5.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chống chỉ định của thuốc kháng tiểu cầu.<br />
Thông liên thất ở vị trí dưới đại động mạch.<br />
Nhiễm trùng huyết.<br />
Thông liên thất với đường kính > 6 mm.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Chọn bệnh nhân.<br />
Siêu âm tim qua thành ngực và hoặc thực<br />
quản nếu cần.<br />
Thực hiện thủ thuật can thiệp bít lỗ thông<br />
liên thất qua da.<br />
Thu thập số liệu: các số liệu thu thập bao<br />
gồm các dữ liệu dịch tễ (ngày thủ thuật, tuổi,<br />
giới, cân nặng, chiều cao); dữ liệu siêu âm tim<br />
(vị trí thông liên thất, hở van 2 lá, van 3 lá, van<br />
động mạch chủ, rìa dưới van động mạch chủ;<br />
dữ liệu về thủ thuật (đường vào, kích thước ống<br />
thông, áp lực động mạch phổi, Qp/Qs, kích<br />
thước thông liên thất trên hình chụp, shunt tồn<br />
lưu; thời gian chiếu tia, thời gian thủ thuật.<br />
Các biến cố chính được ghi nhận khi có biến<br />
cố gây tử vong, ảnh hưởng lâu dài, cần phẫu<br />
thuật ngay, các biến cố đe dọa tính mạng, các rối<br />
loạn nhịp tim cần phải điều trị kéo dài trên 6<br />
tháng hoặc phải đặt máy tạo nhịp tim, tán huyết<br />
diễn tiến cần phải truyền máu, huyết tắc cần<br />
phải điều trị tiêu sợi huyết, hở van tim tới mức<br />
cần phải lấy dụng cụ ra ngoài hoặc phải điều trị<br />
bằng thuốc.<br />
Thủ thuật thành công khi cài được dụng<br />
cụ vào vị trí phù hợp mà không cần đến phẫu<br />
thuật (như còn shunt tồn lưu nặng hoặc hở<br />
van tim nặng).<br />
Được gọi là còn shunt tồn lưu khi trên<br />
siêu âm tim Doppler có phổ màu đi từ trái<br />
sang phải qua vách liên thất. Được chia làm 4<br />
mức độ như sau: không đáng kể (tia phổ màu<br />
rộng 2mm).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Chăm sóc sau thủ thuật và theo dõi<br />
<br />
Thông liên thất có kèm các dị tật tim bẩm<br />
sinh khác.<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, làm<br />
siêu âm tim, đo điện tâm đồ trước xuất viện và<br />
tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,<br />
<br />
Bệnh lý mạch máu phổi không hồi phục.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
231<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
18 tháng sau thủ thuật và mỗi năm sau đó. Siêu<br />
âm tim ghi nhận các trị số như trước thủ thuật<br />
và chú ý đến vị trí dụng cụ, luồng thông tồn<br />
lưu, kích thước của luồng thông tồn lưu.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
lệch chuẩn) mmHg<br />
Qp/Qs<br />
Dung tích hồng cầu (trung bình ± độ<br />
lệch chuẩn)%<br />
Creatinin máu (trung bình ± độ lệch<br />
chuẩn) mg%<br />
Thời gian theo dõi trung bình (tháng)<br />
<br />
1,8 ± 0,3<br />
42,0 ± 7,8<br />
0,64 ± 0,17<br />
12,5 (2,3-23)<br />
<br />
Các kết quả được xử lý theo phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
Các loại thông liên thất trong nghiên cứu<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Bảng 2: Các lọai thông liên thất của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Do nghiên cứu muốn độ thành công của thủ<br />
thuật là 96% với sai số tuyệt đối d=5% nên cỡ<br />
mẫu được tính như sau:<br />
p(1-p)<br />
N = Z21-α/2 -------------- = 60 bệnh nhân<br />
d2<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
<br />
Lọai thông Phần cơ Phần phễu Phần<br />
Tổng<br />
liên thất<br />
bè<br />
màng<br />
Số lượng n 1 (2%)<br />
7 (14%) 42 (84%) 50 (100%)<br />
(%)<br />
<br />
Kết quả thủ thuật<br />
Bảng 3: Kết quả tức thì của thủ thuật<br />
<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh<br />
viện Nhi đồng 1, TP.HCM.<br />
<br />
Thời gian thủ thuật trung bình<br />
Thời gian nằm viện trung<br />
bình<br />
Tỷ lệ bít thành công<br />
<br />
Máy sử dụng cho thủ thuật<br />
<br />
Kết quả trung hạn<br />
<br />
Siemens Axiom Sensis 2.<br />
<br />
68 ± 23 phút<br />
2,8 ± 1,4 ngày<br />
48/50 ca (96%)<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả theo dõi đến 12 tháng<br />
<br />
Dụng cụ đóng thông liên thất<br />
NIT OCCLUD LE.<br />
<br />
Theo dõi<br />
<br />
Ngày 1<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Không shunt tồn<br />
lưu<br />
Shunt < 1mm<br />
Shunt 1 – 1,5 mm<br />
Shunt 1,6 – 2 mm<br />
Shunt > 2mm<br />
<br />
48<br />
16<br />
19<br />
6<br />
4<br />
3<br />
<br />
1<br />
3<br />
6<br />
12<br />
tháng tháng tháng tháng<br />
48<br />
39<br />
36<br />
28<br />
35<br />
29<br />
26<br />
23<br />
9<br />
0<br />
2<br />
2<br />
<br />
7<br />
0<br />
2<br />
1<br />
<br />
7<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
4<br />
0<br />
0<br />
1<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tử vong (0%), Tán huyết: 2 (4%).<br />
<br />
Đặc điểm của dân số nghiên cứu (n=50)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 1: đặc điểm cơ bản của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Bàn luận về sự thành công của thủ thuật<br />
<br />
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) năm<br />
Giới nam (%)<br />
Chiều cao (trung bình ± độ lệch chuẩn)<br />
cm<br />
Cân nặng (trung bình ± độ lệch chuẩn)<br />
kg<br />
Nhịp tim (trung bình ± độ lệch chuẩn)<br />
nhịp/phút<br />
Huyết áp tâm thu (trung bình ± độ lệch<br />
chuẩn) mmHg<br />
Huyết áp tâm trương (trung bình ± độ<br />
<br />
232<br />
<br />
12,2 ± 9,2<br />
17 (47,2%)<br />
126 ± 28<br />
30,6 ± 13,4<br />
108 ± 19<br />
100 ± 15<br />
56 ± 13<br />
<br />
Thủ thuật can thiệp bít lỗ thông liên thất là<br />
thủ thuật phức tạp hơn so với các lọai thủ thuật<br />
bít lỗ thông liên nhĩ và bít còn ống động mạch.<br />
Thông liện thất tạo ra một dòng máu phụt qua<br />
lỗ thông có tốc độ cao và vách liên thất cử động<br />
rất nhiều theo họat động co bóp của tim. Đây là<br />
2 yếu tố làm cho việc định vị coil tại lỗ thông<br />
liên thất khó khăn. Tuy nhiên, các tác giả trên<br />
thế giới đã đạt được sự thành công thủ thuật<br />
đến mức rất cao (bảng 5).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5: So sánh kết quả với các nghiên cứu khác<br />
Tác giả<br />
<br />
Dụng cụ<br />
<br />
Thời gian (năm)<br />
<br />
n<br />
<br />
Buterag<br />
Carminati(3)<br />
Thanoloulos(6)<br />
(5)<br />
Knauth<br />
(4)<br />
Fu<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Amplatzer<br />
Amplatzer<br />
Amplatzer<br />
Starflex<br />
Amplatzer<br />
NIT-OCCLUD<br />
<br />
7<br />
<br />
104<br />
120<br />
30<br />
170<br />
35<br />
50<br />
<br />
24<br />
1,4<br />
2<br />
<br />
Thành công (%) Tử vong (%) Block nhĩ thất hoàn toàn phải<br />
đặt máy tạo nhịp (%)<br />
96,2<br />
0<br />
5,7<br />
97,5<br />
1<br />
2,5<br />
93<br />
0<br />
3,3<br />
99<br />
0<br />
8<br />
91<br />
0<br />
5,7<br />
96<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp<br />
thất bại. Hai trường hợp này đều có lỗ thông ở<br />
vị trí rất cao, ngay dưới van động mạch phổi.<br />
Khi chúng tôi đưa coil vào lỗ thông thì thấy coil<br />
không có được hình dạng bình thường do cấn<br />
vào van động mạch phổi. Cả 2 trường hợp này<br />
đã được thử bằng các lọai coil có kích thước<br />
khác nhau nhưng đều không thành công. Việc<br />
đánh giá vị trí lỗ thông liên thất bằng siêu âm<br />
tim đóng vai trò quan trọng trong sự thành công<br />
của thủ thuật. Tất cả các trường hợp thông liên<br />
thất phần màng đều được bít lại thành công.<br />
<br />
Bàn luận về tử vong và biến chứng của thủ<br />
thuật<br />
Trong nhiều nghiên cứu khác, tử vong do<br />
thủ thuật bít lỗ thông liên thất là không phải là<br />
không có. Nghiên cứu của chúng tôi mới thực<br />
hiện trên 50 bệnh nhân và cũng chỉ mới theo dõi<br />
hơn 1 năm nhưng chưa có trường hợp nào tử<br />
vong trong thủ thuật cũng như trong quá trình<br />
theo dõi. Biến chứng quan trọng của thủ thuật<br />
này trong những công trình nghiên cứu khác là<br />
block nhĩ – thất hoàn toàn phải đặt máy tạo nhịp<br />
vĩnh viễn. Đây là một biến chứng nặng nề mà lại<br />
xảy ra với tỷ lệ khá cao (nghiên cứu của Knauth<br />
là 8%)(5). Dụng cụ bít lỗ thông là nguyên nhân<br />
gây ra block nhĩ – thất vì bộ nối nhĩ – thất ở rất<br />
gần với vị trí lỗ thông. Chúng tôi hy vọng rằng<br />
với thiết kế nhiều vòng xoắn và có độ co giãn<br />
tốt, dụng cụ NIT OCCLUD LE sẽ không gây ra<br />
biến chứng đáng tiếc này. Tuy nhiên, phải theo<br />
dõi trong thời gian dài hơn thì mới có thể khẳng<br />
định được ưu thế của lọai dụng cụ này.<br />
4% biến chứng trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi là biến chứng tán huyết. 2 trường hợp bị biến<br />
chứng tán huyết này xảy ra ở bệnh nhân có<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
thông liên thất phần phễu. Tình trạng tán huyết<br />
đã tự giới hạn và chỉ có 1 trường hợp cần phải<br />
truyền máu. Các nghiên cứu bít lỗ thông liên<br />
thất bằng các lọai dụng cụ khác chưa thấy ghi<br />
nhận biến chứng này.<br />
<br />
Bàn luận về shunt tồn lưu sau thủ thuật bít<br />
thông liên thất bằng dụng cụ NIT<br />
OCCLUD LE<br />
Khi theo dõi bệnh nhân đến 6 tháng sau thủ<br />
thuật chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 1/36<br />
trường hợp là còn shunt tồn lưu > 2 mm trên<br />
siêu âm tim. Trong số 28 bệnh nhân theo dõi<br />
đến 12 tháng chúng tôi cũng ghi nhận có một<br />
trường hợp còm shunt tồn lưu > 2 mm. Chúng<br />
tôi vẫn tiếp tục theo dõi theo thời gian xem<br />
những shunt tồn lưu này có tự giới hạn và sẽ<br />
đóng bít hoàn toàn hay không. Nghiên cứu của<br />
tác giả Buterag. cho thấy rằng 99% các trường<br />
hợp sẽ bít hoàn toàn trong thời gian theo dõi.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu trên 50 trường hợp bít lỗ<br />
thông liên thất bằng dụng cụ NIT OCCLUD LE<br />
chúng tôi có những kết luận sau:<br />
Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 96%.<br />
Không có trường hợp nào tử vong và không<br />
có trường hợp nào bị block nhĩ – thất nặng.<br />
Biến chứng không trầm trọng chiếm 4% (tán<br />
huyết nội mạch).<br />
Theo dõi đến 12 tháng thì chỉ có 1/28 trường<br />
hợp là còn lỗ thông tồn lưu > 2mm.<br />
Thủ thuật can thiệp thông liên thất bằng<br />
coil NIT OCCLUD là thủ thuật hiệu quả và nhất<br />
là an toàn hơn so với bít bằng các lọai dụng cụ<br />
khác. Tuy nhiên, để khẳng định điều đó cần có<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và<br />
có thời gian theo dõi dài hơn.<br />
<br />
4.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
234<br />
<br />
Baumgartner, H., Bonhoeffer, P., De Groot, N. M. S., de Haan, F.,<br />
Deanfield, J. E., Galie, N., et al. "ESC Guidelines for the<br />
management of grown-up congenital heart disease (new version<br />
2010)".<br />
European<br />
Heart<br />
Journal.http://eurheartj.oxfordjournals.org/content/early/2010/08<br />
/26/eurheartj.ehq249.full<br />
Butera G; Carminati M; Chessa M; Piazza L; Micheletti A;<br />
Negura DG; Abella R; Giamberti A; Frigiola (2007). A<br />
Transcatheter closure of perimembranous ventricular septal<br />
defects: early and long-term results. J Am Coll Cardiol. Sep<br />
18;50(12):1189-95. Epub 2007 Sep 4<br />
Carminati M, Butera G, Chessa M, De Giovanni J, Fisher G,<br />
Gewillig M, Peuster M, et al. (2007). Transcatheter closure of<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
congenital ventricular septal defects: results of the European<br />
Registry. European Heart Journal 28, 2361–2368.<br />
Fu YC, Bass J, Amin Z, Radtke W, Cheatham JP, Hellenbrand<br />
WE, Balzer D, Cao QL, Hijazi ZM (2006). Transcatheter closure<br />
of perimembranous ventricular septal defects using the new<br />
Amplatzer membranous VSD occluder: results of the U.S. phase<br />
I trial. J Am Coll Cardiol.;47(2):319.<br />
Knauth AL, Lock JE, Perry SB, McElhinney DB, Gauvreau K,<br />
Landzberg MJ, Rome JJ, Hellenbrand WE, Ruiz CE, Jenkins KJ<br />
(2004). Transcatheter device closure of congenital and<br />
postoperative<br />
residual<br />
ventricular<br />
septal<br />
defects.<br />
Circulation.;110(5):501.<br />
Thanoloulos BD, Rigby ML. Outcome of transcatheter closure of<br />
muscular ventricular septal defects with the Amplatzer<br />
ventricular septal defect occluder. Heart. 2005;91(4):513.<br />
Vũ Minh Phúc, Hoàng Trọng Kim. Bệnh Tim bẩm sinh. Bài<br />
giàng Nhi khoa. 2004. Nhà xuất bản Y học TP.HCM.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />