Lê Hữu Thiềng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 3 - 8<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC PHỨC CHẤT<br />
CỦA LANTAN VỚI L-GLUTAMIN VÀ L-LƠXIN<br />
Lê Hữu Thiềng, Vũ Thị Ngọc Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Huyền<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này thông báo kết quả khảo sát ảnh hưởng của phức La(Gln) 3(NO3)3.4H2O và phức<br />
La(Leu)3(NO3)3 đến sự phát triển mầm của hạt đỗ tương và khả năng kháng khuẩn của chúng đối<br />
với hai vi khuẩn: escherichia coli, staphylococcus. Ảnh hưởng của phức chất<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O đến sự phát triển mầm của hạt đỗ tương được nghiên cứu trong khoảng<br />
nồng độ từ 50 ÷ 250 ppm. Kết quả thực nghiệm cho thấy từ nồng độ 50 ÷ 100 ppm, phức chất có<br />
tác dụng kích thích, từ 150 ÷ 250 ppm lại ức chế sự phát triển mầm hạt đỗ tương. Phức chất kích<br />
thích sự phát triển mầm hạt đỗ tương kém hơn so với phối tử, còn ion kim loại thì ức chế sự phát<br />
triển mầm hạt đỗ tương. Ảnh hưởng của phức chất La(Leu) 3(NO3)3 được nghiên cứu trong khoảng<br />
nồng độ từ 60 ÷ 300 ppm. Kết quả thực nghiệm cho thấy phức chất có tác dụng ức chế sự phát<br />
triển mầm hạt đỗ tương, sự ức chế tăng theo nồng độ và phức chất có tác dụng ức chế kém hơn<br />
phối tử, tốt hơn ion kim loại. Ở nồng độ 50.000 µg/ml cả hai phức chất đều có hoạt tính kháng<br />
khuẩn đối với vi khuẩn escherichia coli và staphylococcus. Khả năng kháng khuẩn của hai phức<br />
chất khác nhau không đáng kể.<br />
Từ khóa: Phức chất, lantan, glutamin, lơxin, hoạt tính sinh học<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Các phức chất của nguyên tố đất hiếm<br />
(NTĐH) với các aminoaxit đã được ứng dụng<br />
trong nhiều lĩnh vực khác nhau (công nghệ<br />
sinh học, nông nghiệp, y dược,…)[3, 4]. Các<br />
kết quả nghiên cứu khẳng định phức chất của<br />
nguyên tố đất hiếm với aminoaxit được dùng<br />
làm chất xúc tác tách AND, ARN [2], có hoạt<br />
tính thuốc [5]. Trong bài báo này, chúng tôi<br />
thông báo kết quả khảo sát ảnh hưởng của<br />
phức chất tạo bởi lantan với l-glutamin, lantan<br />
với l- lơxin đến sự phát triển mầm của hạt đỗ<br />
tương và hoạt tính kháng khuẩn của chúng<br />
đối với một số vi khuẩn gây bệnh.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
1. Điều chế phức chất của lantan với<br />
l-glutamin, với l-lơxin<br />
Trộn La(NO3)3 với l-glutamin (Gln) hoặc llơxin (Leu) theo tỉ lệ mol là 1:3. Sau đó hoà<br />
tan hỗn hợp trên bằng dung dịch nước etanol<br />
theo tỉ lệ thể tích là 1:1. Đun cách thuỷ hỗn<br />
hợp phản ứng ở nhiệt độ 50 ÷ 600C. Thỉnh<br />
thoảng thêm vào hỗn hợp phản ứng một<br />
lượng xác định etanol tuyệt đối. Khi nước<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982859002<br />
<br />
trong hỗn hợp phản ứng còn một lượng tối<br />
thiểu thì ngừng đun, để nguội. Các tinh thể<br />
phức rắn tách ra ở pH 6 ÷ 6,5. Lọc rửa phức<br />
rắn thu được bằng etanol tuyệt đối và bảo<br />
quản trong bình hút ẩm [1].<br />
Bằng các phương pháp phân tích hóa học cho<br />
thấy các phức chất thu được có thành phần<br />
tương<br />
ứng<br />
với<br />
công<br />
thức<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O và La(Leu)3(NO3)3. Các<br />
phức chất tan tốt trong nước, kém tan trong các<br />
dung môi hữu cơ như etanol, axeton,…<br />
2. Khảo sát ảnh hưởng của phức chất<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O đến sự phát triển<br />
mầm của hạt đỗ tương<br />
Phương pháp thí nghiệm: Chọn 6 mẫu hạt đỗ<br />
tương, mỗi mẫu 50 hạt kích thước tương đối<br />
đồng đều (Khối lượng 11,87 ± 0,01 g). Ngâm<br />
hạt trong các dung dịch phức chất có nồng độ<br />
50, 100, 150, 200, 250 ppm (mẫu so sánh<br />
ngâm trong nước cất). Thể tích mỗi dung dịch<br />
phức chất và nước cất đem ngâm là 100 ml.<br />
Sau thời gian 24 giờ vớt ra và ủ hạt trong cốc<br />
cỡ 500 ml, được lót dưới và đậy trên bằng<br />
giấy lọc. Các dung dịch ngâm được thu hồi để<br />
tưới lại lần sau. Hàng ngày tưới hạt bằng các<br />
dung dịch phức và nước cất theo thứ tự các<br />
mẫu, ngày tưới 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
3<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sau khi mầm hạt phát triển được số ngày tuổi<br />
nhất định, đem đo độ dài thân mầm và rễ của<br />
từng cây trong các mẫu thí nghiệm. Kết quả<br />
được trình bày ở bảng 1, hình 1.<br />
Từ kết quả bảng 1, hình 1 cho thấy: trong<br />
khoảng nồng độ khảo sát của phức chất<br />
50÷250 ppm, từ nồng độ 50 ÷ 100 ppm phức<br />
chất kích thích sự phát triển mầm của hạt đỗ<br />
tương, sự kích thích thể hiện rõ ở nồng độ<br />
100 ppm; còn từ nồng độ 150 ÷ 250 ppm lại<br />
<br />
83(07): 3 - 8<br />
<br />
ức chế sự phát triển mầm, sự ức chế tăng theo<br />
nồng độ.<br />
3. So sánh ảnh hưởng của phức chất, ion<br />
kim loại và phối tử Gln đến sự phát triển<br />
mầm của hạt đỗ tương<br />
Tiến hành thí nghiệm như 2, mẫu nghiên cứu<br />
ngâm trong các dung dịch: dung dịch phức<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O nồng độ 100 ppm,<br />
dung dịch La(NO3)3 nồng độ 100 ppm và<br />
dung dịch Gln nồng độ 300 ppm. Kết quả<br />
được trình bày ở bảng 2, hình 2.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phức chất La(Gln) 3(NO3)3.4H2O<br />
đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
Nồng độ phức chất (ppm)<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
1<br />
0(H2O)<br />
<br />
d T (cm)<br />
d R (cm)<br />
<br />
3,10<br />
<br />
3,15<br />
<br />
3,36<br />
<br />
2,93<br />
<br />
2,58<br />
<br />
2,41<br />
<br />
2,37<br />
<br />
2,40<br />
<br />
2,55<br />
<br />
2,23<br />
<br />
1,93<br />
<br />
1,77<br />
<br />
AT (%)<br />
AR (%)<br />
n<br />
<br />
100<br />
100<br />
<br />
101,61<br />
101,27<br />
<br />
108,39<br />
107,59<br />
<br />
94,52<br />
94,09<br />
<br />
83,23<br />
80,52<br />
<br />
77,74<br />
73,75<br />
<br />
2<br />
50<br />
<br />
3<br />
100<br />
<br />
4<br />
150<br />
<br />
5<br />
200<br />
<br />
6<br />
250<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
n: độ lặp lại; d T: là độ dài trung bình của thân mầm đỗ tương; d R : là độ dài trung bình của rễ mầm đỗ<br />
tương; AT là % độ dài thân so với đối chứng; AR là % độ dài rễ so với đối chứng;<br />
AT, AR =<br />
<br />
dX<br />
.100<br />
d SS<br />
<br />
d SS: Độ dài trung bình thân, rễ của mầm đỗ tương ở mẫu so sánh (đối chứng).<br />
d X: Độ dài trung bình thân, rễ của mẫu xử lý.<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất La(Gln)3(NO3)3.4H2O đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
Nồng độ phức chất (ppm)<br />
<br />
1<br />
0(H2O)<br />
<br />
2<br />
50<br />
<br />
3<br />
100<br />
<br />
4<br />
150<br />
<br />
5<br />
200<br />
<br />
6<br />
250<br />
<br />
4<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
4<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 3 - 8<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
H2O<br />
Gln<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O<br />
La(NO3)3<br />
Bảng 2. Kết quả so sánh ảnh hưởng của phức La(Gln)3(NO3)3.4H2O, Gln và La(NO3)3<br />
đến sự phát triển mầm của hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
Dung dịch<br />
<br />
1<br />
H2O<br />
<br />
2<br />
Gln<br />
<br />
Nồng độ (ppm)<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
-<br />
<br />
300<br />
<br />
d T (cm)<br />
d R (cm)<br />
<br />
3<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O<br />
<br />
4<br />
La(NO3)3<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
4<br />
3,10<br />
<br />
3,53<br />
<br />
3,36<br />
<br />
2,37<br />
2,64<br />
AT (%)<br />
100<br />
113,87<br />
AR (%)<br />
100<br />
111,39<br />
Từ kết quả ở bảng 2, hình 2 cho thấy phức<br />
chất và phối tử đều kích thích sự phát triển<br />
mầm hạt đỗ tương, phức chất có tác dụng kích<br />
thích sự phát triển mầm đỗ tương kém hơn<br />
phối tử, ion kim loại ức chế sự phát triển<br />
mầm hạt đỗ tương.<br />
4. Khảo sát ảnh hưởng của phức chất<br />
La(Leu)3(NO3)3 đến sự phát triển mầm của<br />
hạt đỗ tương<br />
Tiến hành thí nghiệm như 2.2 với các dung<br />
dịch phức chất có nồng độ 60, 120, 180, 240,<br />
<br />
2,90<br />
<br />
2,43<br />
1,97<br />
108,39<br />
93,55<br />
102,53<br />
82,08<br />
300 ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 3,<br />
hình 3.<br />
Từ kết quả ở bảng 3, hình 3 cho thấy phức<br />
chất có tác dụng ức chế sự phát triển mầm của<br />
hạt đỗ tương. Sự ức chế làm giảm chiều cao<br />
của mầm và độ dài của rễ. Trong khoảng<br />
nồng độ khảo sát từ 60 ÷ 300 ppm, phức chất<br />
có tác dụng ức chế sự phát triển mầm của hạt<br />
đỗ tương. Sự ức chế rõ rệt ở nồng độ 120 ppm<br />
và tăng theo nồng độ.<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phức chất La(Leu) 3(NO3)3<br />
đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
Nồng độ phức chất (ppm)<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
1<br />
0(H2O)<br />
<br />
2<br />
60<br />
<br />
3<br />
120<br />
<br />
4<br />
180<br />
<br />
5<br />
240<br />
<br />
6<br />
300<br />
<br />
d T (cm)<br />
d R (cm)<br />
<br />
3,07<br />
<br />
2,84<br />
<br />
2,46<br />
<br />
2,27<br />
<br />
2,05<br />
<br />
1,82<br />
<br />
2,34<br />
<br />
2,2<br />
<br />
1,78<br />
<br />
1,61<br />
<br />
1,42<br />
<br />
1,25<br />
<br />
AT (%)<br />
AR (%)<br />
N<br />
<br />
100<br />
100<br />
<br />
92,51<br />
94,02<br />
<br />
80,13<br />
76,07<br />
<br />
73,94<br />
68,80<br />
<br />
66,78<br />
60,68<br />
<br />
59,28<br />
53,42<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất La(Leu)3(NO3)3 đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
5<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nồng độ phức chất (ppm)<br />
<br />
0(H2O)<br />
<br />
60<br />
<br />
5. So sánh ảnh hưởng của phức chất , ion<br />
kim loại và phối tử Leu đến sự phát triển<br />
mầm của hạt đỗ tương<br />
Đã tiến hành như thí nghiệm 2.2, mẫu nghiên<br />
cứu ngâm trong các dung dịch:<br />
Dung dịch phức La(Leu)3(NO3)3 nồng độ 120<br />
ppm, dung dịch La(NO3)3 nồng độ 120 ppm<br />
và dung dịch Leu nồng độ 360 ppm. Các kết<br />
quả được trình bày ở bảng 4, hình 4.<br />
Từ kết quả ở bảng 4, hình 4 cho thấy, cũng<br />
như phức chất, phối tử và ion kim loại có tác<br />
dụng ức chế sự phát triển mầm của hạt đỗ<br />
tương. Phức chất có tác dụng ức chế kém hơn<br />
phối tử và tốt hơn ion kim loại.<br />
6. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các<br />
phức chất<br />
Chúng tôi tiến hành thử khả năng kháng<br />
khuẩn<br />
của<br />
các<br />
phức<br />
chất<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O, La(Leu)3(NO3)3 đối<br />
với hai vi khuẩn:<br />
<br />
120<br />
<br />
83(07): 3 - 8<br />
180<br />
<br />
240<br />
<br />
300<br />
<br />
Vi khuẩn staphylococcus (khuẩn gam dương)<br />
Vi khuẩn escherichia coli (khuẩn gam âm).<br />
Mẫu nghiên cứu được tiến hành ở phòng Vi<br />
sinh - Trường Đại học Y - Dược - Đại học<br />
Thái Nguyên.<br />
Các chủng khuẩn được nuôi cấy trong môi<br />
trường Mueller-Hinton-Aga, bằng phương<br />
pháp khuếch tán trong thạch (kỹ thuật giếng<br />
thạch). Kết quả được chỉ ra ở bảng 5, hình 5.<br />
Ở bảng 5, hình 5:<br />
Mẫu 1, 3: La(Gln)3(NO3)3.4H2O; Mẫu 2,4:<br />
La(Leu)3(NO3)3<br />
Từ kết quả ở bảng 5, hình 5 cho thấy ở nồng<br />
độ khảo sát là 50 000 µg/ml, các phức chất có<br />
tác dụng kháng khuẩn với hai loại vi khuẩn<br />
Escherichia coli và Staphylococcus. Khả năng<br />
kháng khuẩn của hai phức chất khác nhau<br />
không đáng kể.<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả so sánh ảnh hưởng của phức La(Leu)3(NO3)3, La(NO3)3 và Leu<br />
đến sự phát triển mầm của hạt đỗ tương<br />
Mẫu<br />
Dung dịch<br />
Nồng độ (ppm)<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
1<br />
H2O<br />
-<br />
<br />
2<br />
La(Leu)3(NO3)3<br />
120<br />
<br />
d T (cm)<br />
d R (cm)<br />
<br />
3,07<br />
<br />
AT (%)<br />
AR (%)<br />
n<br />
<br />
3<br />
La(NO3)3<br />
120<br />
<br />
4<br />
Leu<br />
360<br />
<br />
2,46<br />
<br />
2,68<br />
<br />
2,31<br />
<br />
2,34<br />
<br />
1,78<br />
<br />
1,94<br />
<br />
1,63<br />
<br />
100<br />
100<br />
<br />
80,13<br />
76,07<br />
<br />
87,30<br />
82,91<br />
<br />
75,24<br />
69,66<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của phức chất, phối tử và ion kim loại đến sự phát triển mầm hạt đỗ tương<br />
Bảng 5. Tác dụng kháng khuẩn của các phức chất ở nồng độ 50 000 µg/ml<br />
Mẫu<br />
<br />
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)<br />
<br />
6<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
6<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và đtg<br />
<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O<br />
La(Leu)3(NO3)3<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
Escherichia coli<br />
21<br />
18<br />
<br />
83(07): 3 - 8<br />
Staphylococcus<br />
29<br />
30<br />
<br />
Hình 5. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn của phức chất với vi khuẩn Escherichia coli<br />
(ảnh bên trái) và vi khuẩn Staphylococcus (ảnh bên phải)<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Ion La3+ cũng như các phức chất của nó<br />
với L-glutamin và L-lơxin có ảnh hưởng đến<br />
sự phát triển mầm của hạt đỗ tương.<br />
1. Trong khoảng nồng độ 50 ÷ 100 ppm phức<br />
chất La(Gln)3(NO3)3.4H2O kích thích sự phát<br />
triển mầm của hạt đỗ tương, và thể hiện rõ ở<br />
nồng độ 100 ppm. Mức độ kích thích của<br />
phức chất kém phối tử, còn ion kim loại ức<br />
chế sự phát triển mầm hạt đỗ tương. Sự kích<br />
thích của phức chất làm tăng độ dài thân và rễ<br />
của mầm đỗ tương.<br />
2. Trong khoảng nồng độ từ 60 ÷ 300 ppm,<br />
phức chất La(Leu)3(NO3)3 có tác dụng ức chế<br />
sự phát triển mầm của hạt đỗ tương, nồng độ<br />
ức chế rõ rệt là 120 ppm. Sự ức chế làm giảm<br />
độ dài thân và rễ của mầm đỗ tương. Sự ức<br />
chế tăng dần theo nồng độ. Mức độ ức chế<br />
của phức chất kém hơn phối tử và tốt hơn ion<br />
kim loại.<br />
3. Ở nồng độ 50 000 µg/ml các phức chất<br />
La(Gln)3(NO3)3.4H2O, La(Leu)3(NO3)3 đều có<br />
hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn<br />
Escherichia coli và Staphylococcus. Từ<br />
những kết quả thu được, chúng tôi cho rằng<br />
<br />
các phức chất của lantan với Gln và Leu là có<br />
hoạt tính thuốc, có triển vọng để nghiên cứu<br />
ứng dụng chúng trong sinh học và y dược.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Indrasenan P, Lakshmy M (1997).<br />
Synthesis and infrared spectral studies of<br />
some lanthanide complexes with leucine,<br />
Indian Journal of Chemistry. Vol 36A, P. 998<br />
– 1000.<br />
[2]. Julia Torres, Carlos Kremer, Helena<br />
Pardo,…(2003). Preparation and crystal<br />
structure of new Samarium complexes with<br />
glutamic acid. Journal of Molecular Structure<br />
660, P. 99 – 106.<br />
[3]. P.H. Brown etal (1990). Rare earth<br />
elements biological system hand book on the<br />
physics and chemistry or rare earth. Vol. 13,<br />
P. 432 – 450.<br />
[4]. R. Celia Carubelli, Ana M.G.Massabni<br />
and Sergio R (1997). de A Leite. J. Braz.<br />
Chem. Soc. Vol. 8, No. 6, P. 597 -602.<br />
[5]. Yang Zupei, Zhang Banglao, YuYueying,<br />
Zhang Hongyu (1998). Synthesis and<br />
characterazation on solid compounds of L –<br />
histidine with light rare earth chlorides. Vol.<br />
26, No. 1, P 57 – 59.<br />
<br />
7<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
7<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />