Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRUYỀN MÁU<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ QUỐC 5 NĂM 2007- 2011<br />
Nguyễn Đức Phát*, Nguyễn Văn Dũng*, Nguyễn Thị Loan*, Ngô Mạnh Quân**, Nguyễn Anh Trí**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu trong 5 năm 2007-2011 tại Bệnh viện đa<br />
khoa Phú Quốc.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ dựa trên dữ liệu về số đơn vị máu tiếp<br />
nhận được, số đơn vị máu sử dụng cho người bệnh và tất cả bệnh nhân được truyền máu.<br />
Kết quả: Trong 5 năm, Bệnh viện tiếp nhận được 1.037 đơn vị máu và chế phẩm, trong đó 962 đơn vị được<br />
sử dụng cho 379 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân có chỉ định đều được truyền máu, trung bình mỗi bệnh nhân nhận<br />
2,54 đơn vị máu, 51,6% số đơn vị máu sử dụng là nhóm O. Từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu,<br />
toàn bộ máu tiếp nhận được từ người hiến máu tại Đảo được chuyển về Bệnh viện đa khoa Tỉnh để sàng lọc và<br />
sản xuất chế phẩm, chúng tôi nhận chế phẩm máu (Khối hồng cầu) từ bệnh viện đa khoa Tỉnh, đồng thời tiến<br />
hành xây dựng lực lượng hiến máu dự bị, sẵn sàng cho trường hợp cần máu với số lượng lớn.<br />
Kết luận: Trong năm năm qua, công tác đảm bảo an toàn truyền máu ở Phú Quốc đã được cải thiện đáng<br />
kể; đặc biệt là từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu, toàn bộ máu sử dụng được nhận từ Bệnh viện<br />
đa khoa Tỉnh, máu sử dụng chủ yếu là chế phẩm máu (86,2%). Việc sử dụng chế phẩm huyết tương và tiểu cầu<br />
đã được cân nhắc tuy nhiên điều kiện trang thiết bị chưa cho phép để dự trữ các chế phẩm này.<br />
Từ khóa: Hiến máu, sử dụng máu, truyền máu lâm sàng, hiến máu dự bị, truyền máu từng phần.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY THE RESULT OF BLOOD SAFETY ASSURANCE IN PHU QUOC HOSPITAL IN 5 YEARS<br />
2007 – 2011<br />
Nguyen Duc Phat, Nguyen Van Dung, Nguyen Thi Loan, Ngo Manh Quan, Nguyen Anh Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 397 - 401<br />
Aim: To assess the situation of blood collection and usage in Phu Quoc Island from 2007 to 2011.<br />
Method: This retrospective research based on data in blood collection, using of blood and receivers during 5<br />
years in Phu quoc Island.<br />
Results: 1.037 units of blood were collected from paid, voluntary and family donors in 5 years. 962 units<br />
were used for 379 receivers, with average of 2.54 units per patient; among that, half of unites were O group. From<br />
July 2010, the Blood bank were established, blood collected was sent to Kien Giang Hospital and we received, once<br />
a month on average, in return Red Blood Cell for storage.<br />
Conclusion: some improvement has been achieved in blood safety in Phu Quoc island during 5 years. From<br />
July 2010, blood used has been sent from Kien Giang hospital, the walking donor panel has been established in the<br />
island for emergency transfusion. Platelet and plasma was still not used due to limitation of equipment in the<br />
Island.<br />
Key word: blood donation, blood use, Walking donor panel, blood safety.<br />
* Bệnh Viện Đa Khoa Phú Quốc, ** Viện Huyết học – Truyền máu TW.<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Đức Phát, ĐT: 0903.695.212, Email: drphatpq@gmail.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
397<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biển<br />
đảo và duyên hải đang là vấn đề được Chính<br />
phủ, ngành y tế quan tâm(6). Huyện đảo Phú<br />
Quốc với quy mô 2 thị trấn, 8 xã, dân số 103.000<br />
người, lượng khách du lịch từ 400.0000 – 600.000<br />
lượt người/năm, Bệnh viện đa khoa Phú Quốc<br />
có 140 giường bệnh với đủ các chuyên khoa,<br />
luôn có nhu cầu về máu trong điều trị và cấp<br />
cứu bệnh nhân. Trước tháng 7 năm 2010, hầu hết<br />
lượng máu cho điều trị được tiếp nhận tại chỗ từ<br />
người cho máu lấy tiền, thân nhân cho máu và<br />
một số từ người hiến máu tự nguyện, sử dụng<br />
sàng lọc nhanh trước hiến máu, máu sử dụng<br />
chủ yếu là máu toàn phần. Nhằm cải thiện và<br />
đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh, từ<br />
7/2010, Bệnh viện đã đầu tư nâng cấp Khoa xét<br />
nghiệm thành cơ sở trữ máu, đủ khả năng tiếp<br />
nhận máu, lưu trữ máu an toàn cho điều trị.<br />
Máu được tiếp nhận từ hai nguồn: (1) nguồn tại<br />
chỗ - lấy từ người nhà, người hiến máu dự bị và<br />
người hiến máu tình nguyện, sau đó gửi vào<br />
Bệnh viện Đa khoa tỉnh để làm xét nghiệm sàng<br />
lọc và sản xuất chế phẩm máu và (2) nhận chế<br />
phẩm máu (chủ yếu là khối hồng cầu) về lưu trữ<br />
tại bệnh viện và luôn sẵn sàng cho cấp cứu, điều<br />
trị, đồng thời xây dựng lực lượng hiến máu dự<br />
bị tại chỗ. Nhờ đó, từ 7/2010, chất lượng truyền<br />
máu được cải thiện rõ rệt, không còn tình trạng<br />
bệnh nhân chờ máu và máu luôn đảm bảo chất<br />
lượng tốt.<br />
Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết<br />
quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại<br />
bệnh viện đa khoa Phú Quốc 5 năm 2007-2011”<br />
nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng công tác<br />
đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện đa<br />
khoa Phú Quốc trong 5 năm 2007-2011. Trên cơ<br />
sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng<br />
cao chất lượng đảm bảo an toàn truyền máu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
- Người hiến máu tại Bệnh viện đa khoa Phú<br />
Quốc.<br />
<br />
398<br />
<br />
- Bệnh nhân được nhận máu tại Bệnh viện<br />
đa khoa Phú Quốc.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu hồ sơ tài liệu.<br />
<br />
Chỉ số và nội dung nghiên cứu<br />
- Nguồn cung cấp máu: bao gồm máu tiếp<br />
nhận từ người hiến máu tại chỗ và máu – chế<br />
phẩm nhận từ bệnh viện đa khoa Kiên Giang.<br />
- Tình hình sàng lọc, bảo quản và phát máu.<br />
- Tình hình sử dụng máu lâm sàng.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/1/2007 –<br />
30/6/2011.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tình hình đảm bảo nguồn cung cấp máu<br />
cho bệnh viện<br />
Bảng 1: Kết quả tiếp nhận máu từ các đối tượng hiến<br />
máu 2007-2011<br />
Năm<br />
<br />
2011<br />
2007 2008 2009 2010<br />
(6<br />
Tổng<br />
Đối<br />
tháng)<br />
tượng<br />
HM tình n<br />
74<br />
99<br />
67<br />
92<br />
195<br />
527<br />
nguyện % 37,0 44,8 34,0 41,1 100,0 50,8<br />
Người n<br />
0<br />
26<br />
31<br />
18<br />
0<br />
75<br />
nhà hiến %<br />
0,0 11,8 15,7 8,0<br />
0,0<br />
7,2<br />
máu<br />
Cho máu n 126<br />
96<br />
99<br />
114<br />
0<br />
435<br />
lấy tiền % 63,0 43,4 50,3 50,9<br />
0,0<br />
41,9<br />
Tổng<br />
n 200 221 197 224<br />
195 1,037<br />
<br />
Trong 5 năm, tổng số đơn vị máu tiếp nhận<br />
được tại Phú Quốc là 1.037 đơn vị máu, trong<br />
đó, 50,8% là từ người hiến máu tình nguyện.<br />
Riêng năm 2010 và 2011, toàn bộ máu tình<br />
nguyện thu được, được chuyển về Bệnh viện đa<br />
khoa Kiên Giang để sàng lọc và sản xuất chế<br />
phẩm máu.<br />
Bảng 2: Kết quả tiếp nhận máu và chế phẩm từ BV<br />
đa khoa Kiên Giang<br />
Năm<br />
2007<br />
Loạichế phẩm<br />
Máu toàn phần<br />
0<br />
Khối hồng cầu<br />
0<br />
Chế phẩm khác<br />
0<br />
Tổng<br />
0<br />
<br />
2008<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
2009 2010<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
110<br />
0<br />
110<br />
<br />
2011<br />
(6 tháng)<br />
0<br />
130<br />
0<br />
130<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Kể từ 7/2010, hầu hết lượng máu sử dụng<br />
được tiếp nhận từ BV đa khoa Kiên Giang, cơ sở<br />
có đủ điều kiện sàng lọc và sản xuất các chế<br />
phẩm máu và cung cấp cho các bệnh viện khác<br />
theo mô hình cung cấp máu tập trung(9). Trong<br />
12 tháng đã tiếp nhận 240 đơn vị Khối hồng cầu.<br />
Trung bình chúng tôi tiếp nhận chế phẩm máu<br />
từ BV đa khoa Kiên Giang 1 lần/tháng, khối<br />
hồng cầu bảo quản trong 4 tuần, không sử dụng<br />
hết sẽ đổi lại cho BV Kiên Giang. Thường nhận<br />
máu mới và đổi lại máu cũ (nhận lần trước) sau<br />
1 ngày để đảm bảo luôn luôn có máu dự trữ<br />
trong kho để sẵn sàng cho cấp cứu và điều trị.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong 3 năm 2009 - 2011, trong tổng số bệnh<br />
nhân sử dụng máu, 26,4% bệnh nhân nhận 1<br />
đơn vị máu, 36,6% bệnh nhân nhận 2 đơn vị,<br />
7,4% nhận 3 đơn vị máu và có 18,9% bệnh nhân<br />
nhận trên 3 đơn vị máu. Trong đó, có những<br />
bệnh nhân được nhận nhiều máu như bệnh<br />
nhân Nguyễn Thị Đ.- 27 tuổi – Băng huyết sau<br />
sinh, nhận 8 đơn vị máu (tháng 3/2010), bệnh<br />
nhân Trương Duy T. – 42 tuổi – Chảy máu dạ<br />
dày, truyền 13 đơn vị (tháng 6/1010).<br />
<br />
Tình hình sử dụng máu lâm sàng<br />
Bảng 3: Kết quả chỉ định truyền máu<br />
Năm<br />
2011 (6<br />
Tổng<br />
Chỉđịnh truyền 2007 2008 2009 2010<br />
tháng)<br />
máu<br />
Số ca có chỉ định<br />
75<br />
81<br />
85<br />
87<br />
51<br />
379<br />
truyền máu<br />
Số đơn vị máu<br />
200 221<br />
phát<br />
Số bệnh nhân<br />
75<br />
81<br />
được truyền máu<br />
Số đơn vị máu<br />
trung bình/bệnh 2,66 2,73<br />
nhân truyền máu<br />
<br />
197<br />
<br />
214<br />
<br />
130<br />
<br />
962<br />
<br />
85<br />
<br />
87<br />
<br />
51<br />
<br />
379<br />
<br />
2,31<br />
<br />
2,47<br />
<br />
2,55<br />
<br />
2,54<br />
<br />
Trong 5 năm, có 379 bệnh nhân được chỉ<br />
định sử dụng máu, 100% số bệnh nhân có chỉ<br />
định là được nhận máu, trung bình mỗi bệnh<br />
nhân nhận 2,54 đơn vị máu. Tổng số đơn vị máu<br />
thu được (1.037 đơn vị) cao hơn số được sử<br />
dụng do được chuyển vào Bệnh viện đa khoa<br />
Kiên Giang, chúng tôi nhận lại số đơn vị máu<br />
dự thực, số không sử dụng hết và tới hạn đã<br />
được chuyển trả lại.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng máu của các chuyên khoa<br />
Có 3 chuyên khoa sử dụng máu: Ngoại, Sản<br />
và Cấp cứu. Kết quả 5 năm cho thấy, 67,8%<br />
lượng máu sử dụng cho cấp cứu, 20,3% sử dụng<br />
cho khoa Ngoại và 11,9% sử dụng cho các bệnh<br />
nhân cấp cứu Sản.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ nhóm máu sử dụng qua từng năm<br />
Năm<br />
Nhóm máu<br />
O<br />
n<br />
%<br />
A<br />
n<br />
%<br />
B<br />
n<br />
%<br />
AB<br />
n<br />
%<br />
Tổng<br />
n<br />
<br />
2007 2008 2009 2010<br />
129<br />
64,5<br />
31<br />
15,5<br />
38<br />
19,0<br />
2<br />
1,0<br />
200<br />
<br />
112<br />
50,7<br />
48<br />
21,7<br />
52<br />
23,5<br />
9<br />
4,1<br />
221<br />
<br />
93<br />
47,2<br />
26<br />
13,2<br />
64<br />
32,5<br />
14<br />
7,1<br />
197<br />
<br />
93<br />
43,5<br />
35<br />
16,4<br />
65<br />
30,4<br />
21<br />
9,8<br />
214<br />
<br />
2011 Tổng<br />
(6 tháng)<br />
69<br />
53,1<br />
24<br />
18,5<br />
35<br />
26,9<br />
2<br />
1,5<br />
130<br />
<br />
496<br />
51,6<br />
164<br />
17,0<br />
254<br />
26,4<br />
48<br />
5,0<br />
962<br />
<br />
Việc sử dụng máu ở Phú Quốc hiện nay phổ<br />
biến là truyền máu cùng nhóm. Trong tổng số<br />
962 đơn vị máu đã sử dụng trong 5 năm, 51,6%<br />
là nhóm O, 26,4% nhóm B, 17% là nhóm A,<br />
nhóm AB chiếm 5%.<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng số đơn vị máu<br />
khác nhau 2009 - 2011<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Trước tháng 6/2010, 100% lượng máu sử<br />
dụng là truyền máu toàn phần, từ nguồn máu<br />
tiếp nhận trực tiếp tại Phú Quốc. Kể từ 7/2010,<br />
<br />
399<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
toàn bộ lượng máu sử dụng được nhận từ Bệnh<br />
viện đa khoa Kiên Giang (240 đơn vị), 112/130<br />
(86,2%) số đơn vị máu sử dụng là Khối hồng<br />
cầu.<br />
Bảng 5: Tỷ lệ các chế phẩm được sử dụng<br />
Năm<br />
2007<br />
Nhóm máu<br />
Máu toàn phần 200<br />
Khối hồng cầu<br />
0<br />
Chế phẩm khác 0<br />
Tổng<br />
200<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
(6 tháng)<br />
<br />
221<br />
0<br />
0<br />
221<br />
<br />
197<br />
0<br />
0<br />
197<br />
<br />
114<br />
110<br />
0<br />
224<br />
<br />
18<br />
112<br />
0<br />
130<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về nguồn máu sử dụng tại Phú Quốc:<br />
Được đảm bảo bởi nguồn chính<br />
Người hiến máu với đủ các đối tượng:<br />
người cho máu lấy tiền, người hiến máu tình<br />
nguyện và thân nhân hiến máu. Đến 2010, khi<br />
đã xây dựng được ngân hàng máu, 100% lượng<br />
máu thu được là từ người hiến máu tình<br />
nguyện, không còn phải huy động người nhà<br />
bệnh nhân hiến máu và đã chấm dứt tình trạng<br />
người bán máu lấy tiền. Bên cạnh nguồn người<br />
hiến máu tình nguyện, Bệnh viện Phú Quốc đã<br />
xây dựng được lực lượng hiến máu dự bị, là<br />
nguồn dự trữ máu sống cho những trường hợp<br />
tai nạn, thảm họa cần truyền máu với số lượng<br />
lớn và trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt<br />
không huy động được máu từ Bệnh viện đa<br />
khoa Kiên Giang. Được sự hỗ trợ của Viện<br />
Huyết học – Truyền máu TW, Bệnh viện Phú<br />
Quốc sẽ triển khai việc tuyên truyền nâng cao<br />
nhận thức của người dân về hiến máu dự bị(8) và<br />
tiến hành xét nghiệm trước cho người hiến<br />
máu(3) để tuyển chọn và xây dựng lực lượng<br />
hiến máu dự bị thực chất và hiệu quả, bao gồm<br />
những người nhóm máu O, có xét nghiệm sàng<br />
lọc âm tính với HIV, HBV và HCV, lực lượng<br />
này được khám và xét nghiệm lại 1 lần/năm, khi<br />
huy động máu, chỉ cần làm xét nghiệm nhanh,<br />
nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn truyền<br />
máu(1,4). Trong đó hướng tới việc vận động<br />
người nước ngoài thường trú tại Phú Quốc có<br />
nhóm máu Rh(-) để sẵn sàng trong trường hợp<br />
<br />
400<br />
<br />
cần máu cho bệnh nhân người nước ngoài có<br />
nhóm Rh(-) .<br />
Chế phẩm máu nhận từ Bệnh viện đa khoa<br />
Kiên Giang: đây là phương pháp được tiến hành<br />
thường xuyên, trung bình nhận và đổi máu<br />
trong vòng 4 tuần. Từ 7/2010, toàn bộ lượng<br />
máu sử dụng là Khối hồng cầu đã qua sàng lọc,<br />
đảm bảo chất lượng giống như máu đang sử<br />
dụng tại Bệnh viện Kiên Giang. Tuy nhiên, điểm<br />
hạn chế là chỉ sử dụng máu cùng nhóm. Vì máu<br />
sử dụng chủ yếu trong cấp cứu nên tiến tới, sẽ<br />
chủ yếu dự trữ và truyền Khối hồng cầu nhóm<br />
O cho điều trị, như thế sẽ hạn chế rủi ro truyền<br />
nhầm nhóm máu và thuận lợi cho công tác tiếp<br />
nhận, dự trữ và đổi máu thường xuyên(5,7). Bên<br />
cạnh đó, để nâng cao chất lượng máu cho sử<br />
dụng và có thể kéo dài thời hạn bảo quản, theo<br />
khuyến cáo từ các tài liệu, tiến tới sẽ sử dụng<br />
khối hồng cầu có dung dịch bảo quản để có thể<br />
duy trì thời gian bảo quản tới 42 ngày.<br />
<br />
Bàn luận về tình hình sàng lọc, bảo quản<br />
và phát máu tại Khoa xét nghiệm<br />
Trước 7/2010, toàn bộ lượng máu sử dụng<br />
được tiếp nhận và sàng lọc tại Bệnh viện. Tuy<br />
nhiên, do số lượng tiếp nhận máu ít, không<br />
thường xuyên nên chủ yếu là sử dụng phương<br />
pháp xét nghiệm nhanh, điều này ít nhiều ảnh<br />
hưởng tới an toàn truyền máu và không đúng<br />
với các quy định của Quy chế truyền máu(2). Kể<br />
từ 7/2010, sau khi hoàn thiện cơ sở trữ máu và<br />
tiến hành tiếp nhận máu, chuyển máu chưa sàng<br />
lọc về Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, chúng tôi<br />
đã nhận lại 240 đơn vị máu đã được sàng lọc<br />
theo đúng quy định, góp phần quan trọng cải<br />
thiện chất lượng máu cho điều trị tại Phú Quốc.<br />
<br />
Bàn luận về tình hình sử dụng máu lâm<br />
sàng<br />
Tại các cơ sở y tế có cấp cứu (nội, ngoại,<br />
sản) đều có nhu cầu truyền máu và thực tế tại<br />
Phú Quốc, 100% máu được sử dụng cho 3<br />
chuyên khoa này. Nhờ vào việc chủ động<br />
được nguồn máu tại chỗ, đặc biệt là lực lượng<br />
hiến máu tình nguyện và hiến máu dự bị<br />
những năm gần đây, không có trường hợp<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
nào chỉ định mà không có máu để truyền. Tuy<br />
nhiên, bước đầu hồi cứu hồ sơ, chúng tôi ghi<br />
nhận có những trường hợp được truyền máu<br />
nhưng cho ra viện hoặc chuyển đi mà bệnh<br />
nhân còn trong tình trạng thiếu máu. Bệnh<br />
nhân Huỳnh Ngọc Đ. 79 tuổi, vào viện<br />
24/8/2010, chẩn đoán: Thiếu máu chưa rõ<br />
nguyên nhân, vào viện Hb 50 g/l đã được<br />
truyền 2 đơn vị máu toàn phần trong 3 ngày<br />
điều trị, bệnh nhân xin về với xét nghiệm Hb<br />
là 66 g/l.<br />
Bên cạnh đó, do nhận thức của thầy thuốc<br />
còn hạn chế nên việc sử dụng máu hoàn toàn là<br />
truyền máu cùng nhóm. 6 tháng đầu năm, 51,6%<br />
lượng máu sử dụng là nhóm O. Với các cơ sở<br />
truyền máu xa đất liền, việc dự trữ và sử dụng<br />
chủ yếu là Khối hồng cầu nhóm O đã được<br />
khuyến cáo(5,7) nhưng chưa áp dụng triệt để, vấn<br />
đề này sẽ tiếp tục được cải thiện qua việc đào<br />
tạo, tập huấn trong thời gian tới.<br />
Việc sử dụng chế phẩm máu như huyết<br />
tương và tiểu cầu đã được cân nhắc, một số<br />
trường hợp do không có chế phẩm để dùng nên<br />
bệnh nhân ra viện mà chưa phục hồi được các<br />
chỉ số sinh lý hoặc chuyển viện trong tình trạng<br />
còn nguy cơ xuất huyết. Bệnh nhân Nguyễn<br />
Hoàng Gia H., 10 tuổi, chẩn đoán: Sốt xuất<br />
huyết độ II, khi vào viện, có biểu hiện chảy máu<br />
chân răng, nghiệm phát dây thắt (+), số lượng<br />
Tiểu cầu liên tục giảm trong 3 ngày nằm viện, cụ<br />
thể 04/08- 66G/l, 05/08- 21G/l, ngày 07/08 tiểu cầu<br />
còn 7G/l. Tuy nhiên, do không có tiểu cầu để<br />
truyền nên đã chuyển Thành phố Hồ Chí Minh<br />
ngày 07/08/2010 khi tiểu cầu đang rất thấp và có<br />
biểu hiện xuất huyết.<br />
<br />
Một số giải pháp để nâng cao chất lượng<br />
truyền máu tại Phú Quốc<br />
Nhằm nâng cao chất lượng truyền máu tại<br />
Huyện đảo Phú Quốc, cũng như tại các đảo<br />
khác có điều kiện tương tự, chúng tôi đề xuất<br />
một số giải pháp thiết yếu đó là: xây dựng ngân<br />
hàng máu hoàn chỉnh, chủ yếu là làm tốt công<br />
tác lưu trữ, phát máu an toàn và hoàn thiện quy<br />
trình nhận- bảo quản và đổi máu với trung tâm<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
truyền máu gần nhất (chủ yếu là Khối hồng cầu<br />
nhóm O); tiến tới tự sàng lọc và sản xuất các chế<br />
phẩm máu. Bên cạnh đó, xây dựng lực lượng<br />
hiến máu dự bị tại chỗ thực chất và hiệu quả để<br />
sẵn sàng huy động trong trường hợp khẩn cấp.<br />
Đồng thời sẽ tổ chức tập huấn về sử dụng máu<br />
và chế phẩm máu cho các bác sỹ để nâng cao<br />
chất lượng truyền máu lâm sàng(1,4,5,7).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong 5 năm 2007-2011, Phú Quốc tiếp nhận<br />
được 1.037 đơn vị máu và chế phẩm, trong đó<br />
962 đơn vị được sử dụng cho 379 bệnh nhân,<br />
trung bình mỗi bệnh nhân nhận 2,54 đơn vị<br />
máu, 50% số đơn vị máu sử dụng là nhóm O.<br />
Từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân<br />
hàng máu, toàn bộ máu sử dụng được nhận từ<br />
Bệnh viện đa khoa Tỉnh, máu sử dụng chủ yếu<br />
là chế phẩm máu (86,2%). Việc sử dụng chế<br />
phẩm huyết tương và tiểu cần đã được cân nhắc<br />
tuy nhiên điều kiện trang thiết bị chưa cho phép<br />
để dự trữ các chế phẩm này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Australia Blood Service (2007). Draft Principles For The<br />
Provision Of Blood To Rural And Remote Communities Via<br />
Emergency Donor Panels.<br />
Bộ y tế (2008). Quy chế truyền máu – 2007, NXB Y học.<br />
Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2009). Khảo sát nhóm máu hệ<br />
ABO, Rh (D) và tình hình nhiễm virus viêm gan B của người dân<br />
tại đảo Bình Ba, Khánh Hòa để xây dựng lực lượng hiến máu dự<br />
bị, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 4, tập 63: 82-85.<br />
Malsby R 3rd, et al (2005). Walking donor transfusion in a far<br />
forward environment, South Med J. 2005 Aug; 98(8):809-810.<br />
McMurdo P (2006). Blood Bank and Emergency transfusion,<br />
Raytheon Polar Services Company.<br />
Minh Thu (2010). Việt Nam cần có mô hình riêng cho y tế biển,<br />
đảo, TTXVN/Vietnam, http://www.vietnamplus.vn/Home/VietNam-can-co-mo-hinh-rieng-cho-y-te-biendao/20105/46848.vnplus.<br />
New York State Council on Human Blood and Transfusion<br />
Services (2008). Guideline for Remote Blood Storage, First Ed.<br />
Ngô Mạnh Quân và cs. (2010). Nhận thức, thái độ và hành vi về<br />
hiến máu tình nguyện ở người đăng ký hiến máu dự bị tại một<br />
số vùng đảo, Y học Việt Nam, tháng 9, số 2: 422-427.<br />
Nguyễn Anh Trí (2006). Mô hình cung cấp máu tập trung từ<br />
ngân hàng máu khu vực đến các bệnh viện, Một số chuyên đề<br />
Huyết học – TM, tập II, NXB Y học.<br />
Nguyễn Anh Trí và cs. (2010). Khảo sát nhóm máu hệ ABO,<br />
Rh(D) của người dân tại một số huyện đảo để xây dựng lực<br />
lượng hiến máu dự bị, Y học Việt Nam, tháng 9, số 2: 400-404.<br />
<br />
401<br />
<br />