intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng lướt qua lỗi điện áp thấp của máy phát điện gió DFIG bằng thực nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình vận hành các máy phát điện gió cảm ứng nguồn kép (DFIG) nối lưới, các sự cố trên lưới điện có khả năng gây ra các hiện tượng sụt áp ngắn hạn tại vị trí đấu nối của máy phát điện gió DFIG với lưới. Dựa vào đặc điểm của các bộ chuyển đổi của máy phát điện gió DFIG; giá trị biên độ điện áp và thời gian tồn tại của lỗi điện áp thấp đó mà máy phát điện gió DFIG có thể còn duy trì trạng thái nối lưới để tiếp tục làm việc bình thường hay bị ngắt ra khỏi lưới nhằm đảm bảo an toàn cho máy phát điện gió DFIG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng lướt qua lỗi điện áp thấp của máy phát điện gió DFIG bằng thực nghiệm

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 77 (06/2021) No. 77 (06/2021) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LƯỚT QUA LỖI ĐIỆN ÁP THẤP CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ DFIG BẰNG THỰC NGHIỆM Research on low voltage ride-through capability of Double-Fed Induction Generator (DFIG) using experimental method Văn Công Lâm(1), TS. Ngô Minh Khoa(2) (1)Công ty Điện lực Bình Định (2)Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Trong quá trình vận hành các máy phát điện gió cảm ứng nguồn kép (DFIG) nối lưới, các sự cố trên lưới điện có khả năng gây ra các hiện tượng sụt áp ngắn hạn tại vị trí đấu nối của máy phát điện gió DFIG với lưới. Dựa vào đặc điểm của các bộ chuyển đổi của máy phát điện gió DFIG; giá trị biên độ điện áp và thời gian tồn tại của lỗi điện áp thấp đó mà máy phát điện gió DFIG có thể còn duy trì trạng thái nối lưới để tiếp tục làm việc bình thường hay bị ngắt ra khỏi lưới nhằm đảm bảo an toàn cho máy phát điện gió DFIG. Môđun thí nghiệm máy phát điện gió DFIG tại Phòng thí nghiệm (PTN) Lưới điện thông minh (LĐTM) của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Quy Nhơn được vận dụng để nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm nhằm khảo sát và đánh giá khả năng lướt qua lỗi điện áp thấp của máy phát điện gió DFIG. Từ khóa: DFIG, LVRT, kết quả thí nghiệm, lưới điện thông minh ABSTRACT In the operation process of the double-fed induction generator (DFIG) connected to the network, the faults in power systems are able to cause voltage sag events at the point common coupling of the DFIG with the grid. Based on the characteristic of the converters, the voltage magnitude and duration time of the voltage sag event, the DFIG is still connected to the grid for operating normally or disconnected to the grid in order to save the DFIG. The DFIG experiment module in the Smart Grid laboratory, Faculty of Engineering and Technology, Quy Nhon University is applied to investigate and evaluate the low voltage ride-through capability of the DFIG. Keywords: DFIG, LVRT, experimental result, smart grid 1. Giới thiệu đo thời gian này, các nguồn gió thay đổi Các yêu cầu đối với các hệ thống khác nhau nên có thể ảnh hưởng đến quá điện gió phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình trình vận hành HTĐ. Thông thường mức của hệ thống điện (HTĐ), công suất điện độ thâm nhập đáng kể của năng lượng gió gió được lắp đặt và cách sản xuất năng không chỉ có thể mà còn thường không yêu lượng gió khác nhau [1]. Gió thay đổi theo cầu thiết kế lại chính HTĐ hiện có. Từ góc từng thời điểm trong ngày: giây, phút, giờ, độ kỹ thuật, HTĐ phải ghi nhớ rằng mục ngày, tháng và năm. Trên tất cả các thang đích chính của HTĐ là cung cấp cho người Email: ngominhkhoa@qnu.edu.vn 80
  2. VĂN CÔNG LÂM - NGÔ MINH KHOA TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN tiêu dùng mạng lưới điện bất cứ khi nào lượng gió đến HTĐ nên được nghiên cứu khách hàng có nhu cầu về nó. Bây giờ, nếu kỹ lưỡng để xác định các vấn đề tiềm ẩn và năng lượng gió được đưa vào kết nối với phát triển các biện pháp giảm thiểu những lưới thì HTĐ vẫn phải được đảm bảo duy vấn đề đó. Khả năng phục hồi điện áp của trì quá trình làm việc ổn định dưới các tác máy phát điện gió sau khi xảy ra sự cố trên động ngẫu nhiên; đặc biệt là các máy phát lưới được nghiên cứu trong các công trình điện gió vẫn phải có thể vận hành được [6, 7] hoặc giải pháp ngăn chặn các lỗi điện trong một số trường hợp xuất hiện các lỗi áp thấp bằng cách sử dụng bộ bù nối tiếp liên quan đến điện áp trên lưới [2, 3]. Năng có thể được ứng dụng đối với các máy phát lượng gió thách thức đưa vào thiết kế và điện gió DFIG [8]. Lỗi điện áp thấp có thể vận hành HTĐ có liên quan đến tính chất xuất hiện tại điểm đấu nối của máy phát biến động của gió [4] cũng như các loại điện gió với lưới do một số nguyên nhân máy phát tương đối mới, ví dụ: máy phát khác nhau, chẳng hạn như ngắn mạch trên điện cảm ứng nguồn kép (DFIG) được sử lưới. Do đó bài báo này nghiên cứu vận dụng trong tuabin gió nhưng không phổ dụng các thiết bị hiện có trong phòng thí biến trong các HTĐ truyền thống. Do đó, nghiệm của đơn vị mình đang công tác để thách thức cơ bản liên quan đến việc tích tiến hành một số thí nghiệm về khả năng hợp mạng lưới điện gió bao gồm hai khía lướt qua điện áp thấp của máy phát điện cạnh sau [5]: (i) Làm thế nào để giữ mức gió DFIG. Các đóng góp cơ bản được thực điện áp chấp nhận được cho tất cả người hiện trong bài báo này đó là một phương tiêu dùng của HTĐ: khách hàng sẽ có thể pháp thực nghiệm trên các thiết bị phần tiếp tục sử dụng cùng loại thiết bị mà họ cứng nhằm để khảo sát, thu thập và đánh đang dùng; (ii) Làm thế nào để giữ cân giá khả năng lướt qua lỗi điện áp thấp của bằng năng lượng của hệ thống: nghĩa là, máy phát điện gió DFIG với qui mô trong làm thế nào để sản xuất điện gió và các đơn phòng thí nghiệm. vị phát điện khác liên tục đáp ứng nhu cầu 2. Mô tả hệ thống thí nghiệm về máy của người tiêu dùng. phát điện gió DFIG Tác động của năng lượng gió đến HTĐ Hệ thống thí nghiệm máy phát điện gió phụ thuộc vào kích thước và tính linh hoạt DFIG tại phòng thí nghiệm (PTN) Lưới vốn có của HTĐ. Nó cũng liên quan đến điện thông minh (LĐTM) thuộc Khoa Kỹ mức độ thâm nhập của năng lượng gió thuật và Công nghệ, Trường Đại học Quy trong HTĐ. Ở hầu hết các quốc gia, lượng Nhơn là một mô hình nhà máy điện gió phát điện gió được tích hợp vào các HTĐ dựa cơ sở của máy phát điện không đồng quy mô lớn chỉ chiếm một phần nhỏ trong bộ nguồn kép DFIG. Nó là một máy điện tổng tải của HTĐ. Tuy nhiên, lượng điện không đồng bộ rotor dây quấn được cấp được tạo ra bởi các tuabin gió đang tăng nguồn điện xoay chiều thông qua cả stator liên tục. Do đó, thâm nhập điện gió trong và rotor. Nó có khả năng điều chỉnh độc các HTĐ sẽ tăng trong tương lai và sẽ bắt lập công suất phản kháng và công suất tác đầu thay thế đầu ra của các máy phát đồng dụng, điều chỉnh được giá trị điện áp và tần bộ thông thường. Kết quả là, nó cũng có số phát. Trong ngành công nghiệp điện, thể bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của DFIG chủ yếu được sử dụng làm máy phát HTĐ tổng thể. Do đó, tác động của năng cho các hệ thống tuabin gió. DFIG có cấu 81
  3. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 77 (06/2021) tạo giống máy điện không đồng bộ rotor các cuộn dây rotor được nối với bộ biến dây quấn với các cuộn dây stator được nối đổi điện tử công suất AC/DC/AC thông với lưới thông qua máy biến áp ba pha và qua vành trượt và chổi than như hình 1. IDFIG Máy biến áp IGRID DC-chopper UGRID Q Turbine RB RB ILSC Gió LSC IMSC MSC Bộ khởi tạo sụt áp DFIG UDC ngắn hạn Control Bộ chuyển đổi AC/DC/AC Điều khiển góc pitch Q Nguồn Bộ tải điện trở lưới (Crowbar) Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thí nghiệm DFIG 2.1. Bộ băm DC (DC-Chopper) dụng bộ tải trở, các điện trở bên ngoài được Nếu dòng công suất của tuabin gió bị kết nối vào mạch rotor để ngăn không cho gián đoạn do lỗi, điện áp mạch trung gian các dòng điện quá cao chạy qua bộ MSC. giữa bộ chuyển đổi phía máy phát và bộ Điều này giới hạn điện áp của mạch trung chuyển đổi phía đường dây có thể đạt tới gian, tuy nhiên một bất lợi của phương pháp các giá trị cao không thể chấp nhận được. này là bộ MSC bị khóa khi bộ tải trở hoạt Lúc này năng lượng dư thừa chảy từ mạch động, do đó vô hiệu hóa việc điều chỉnh của rotor vào bộ chuyển đổi phía máy phát máy phát điện trong thời gian này. (MSC - Machine Side Converter) có thể 2.3. Bộ biến đổi AC/DC/AC được tiêu tán thông qua một bộ băm DC. Bộ biến đổi AC/DC/AC thường được Một bộ băm DC thường bao gồm một cấu tạo bởi bộ biến tần nguồn áp sử dụng IGBT để xả mạch trung gian thông qua các IGBT với các điốt mắc song song, có một số điện trở hãm. Năng lượng được lưu thể biến đổi công suất hai chiều. Bộ biến trữ trong mạch này được chuyển thành đổi gồm có bộ biến đổi phía máy phát nhiệt, do đó điện áp giảm xuống. (MSC - Machine Side Converter) và bộ 2.2. Bộ tải điện trở (Crowbar) biến đổi phía lưới (LSC - Line Side Trong trường hợp xảy ra lỗi nghiêm Converter) được nối phản hồi với nhau trọng, bộ băm DC có thể không đủ để hạn thông qua tụ C. Ở đầu ra của bộ LSC có bộ chế điện áp mạch trung gian. Với những lọc L để tối thiểu hóa sóng hài cấp vào tình huống như vậy, nên sử dụng một bộ tải lưới. Đồng thời bộ biến đổi AC/DC/AC là trở ba pha để thay thế. Trong quá trình sử bộ biến đổi PWM cơ bản sử dụng công 82
  4. VĂN CÔNG LÂM - NGÔ MINH KHOA TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN nghệ PWM sóng sin nên giảm được sóng vụ chỉnh lưu lấy năng lượng từ lưới về mà hài cho hệ thống. Bộ biến đổi phía rotor có còn thực hiện nhiệm vụ hoàn trả năng thể được xem như bộ biến đổi nguồn áp lượng từ mạch một chiều trung gian trở lại điều khiển dòng điện. Mục đích chính của lưới. Vì vậy, về cấu trúc mạch điện tử công bộ MSC là điều chỉnh công suất tác dụng suất, bộ chuyển đổi phía lưới hoàn toàn phía stator (hoặc tốc độ quay của rotor) và giống như bộ chuyển đổi phía máy phát. công suất phản kháng phía stator một cách Bộ biến đổi cũng có thể được sử dụng để độc lập thông qua điều khiển các thành đảm bảo công suất phản kháng khi có sự cố phần dòng điện rotor. Đồng thời đảm nhận và nâng cao chất lượng điện năng của lưới. việc hòa đồng bộ với lưới cũng như điều Các mô đun chính liên quan đến mục đích chỉnh tách máy phát ra khỏi lưới khi cần thí nghiệm máy phát điện gió DFIG được thiết. Bộ LSC thường chỉ điều khiển trị số trang bị tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, điện áp một chiều trung gian không đổi Trường Đại học Quy Nhơn bao gồm các theo giá tri đặt của nó, phù hợp với bộ phần tử chính được thể hiện như trong hình chuyển đổi phái rotor và điều khiển hướng, 2. Các thông số kỹ thuật và các chức năng trị số công suất phản kháng lên lưới. Bộ cơ bản của các phần tử chính này được mô chuyển đổi phía lưới không chỉ có nhiệm tả như sau: Nguồn lưới 3 pha Bộ khởi tạo sự cố 400V, 50Hz sụt áp ngắn hạn Máy biến áp Bộ điều khiển động cơ servo Bộ điều khiển DFIG Máy phát Điện DFIG Động cơ servo Bộ mã hóa tương đối Hình 2: Hệ thống thí nghiệm máy phát điện gió DFIG - Máy phát điện DFIG trong hệ thống là 130 VAC/24 VDC và dòng điện kích từ thí nghiệm này có công suất định mức là là 4 A AC/ 11 A DC. 0,8 kW; tốc độ định mức là 1500 vg/ph; - Bộ điều khiển DFIG được sử dụng điện áp định mức là 400/230 V, 50 Hz; trong hệ thống này cho phép điều khiển và dòng điện định mức là 2,0 A/3,5 A; hệ số vận hành máy phát cảm ứng nguồn kép, tốc công suất định mức là 0,75; điện áp kích từ độ biến đổi trong điều kiện phòng thí 83
  5. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 77 (06/2021) nghiệm. Thiết bị điều khiển tạo ra khả năng có thể mô phỏng và nghiên cứu tất cả các tình huống liên quan thực tế. Phần mềm đi kèm cho phép dễ dàng thao tác và hiển thị trực quan các giá trị đo được. Ngoài ra, bộ điều khiển còn các chức năng: hoạt động dưới đồng bộ và trên đồng bộ của máy phát cảm ứng; chuyển mạch nguồn tích hợp để kết nối máy phát với lưới điện; điều khiển độc lập công suất phản kháng/tác dụng, tần số và điện áp; đồng bộ hóa bằng tay và tự Hình 3: Giao diện điều khiển trung tâm động. 3. Khả năng lướt qua lỗi điện áp - Bộ điều khiển động cơ servo là 1 hệ thấp của máy phát DFIG thống kiểm tra hoàn chỉnh để thí nghiệm về Hệ thống thí nghiệm máy phát điện gió đặc tính máy điện cũng như phần điều DFIG của PTN LĐTM là thuộc hãng Lucas khiển. Hệ thống này bao gồm phần điều Nuller, Đức có đặc tính thể hiện khả năng khiển số, bộ thắng điện và phần mềm servo. lướt qua lỗi điện áp thấp (LVRT) như hình Hệ thống này có các tính năng kỹ thuật tiên 4. Đặc tính này cho thấy rằng, nếu những lỗi tiến, dễ dàng thao tác, có thể thực hành điều điện áp thấp mà có biên độ và thời gian tồn khiển bằng tay hay tự động đồng bộ. tại nằm ở phía trên đường đặc tính màu đỏ - Bộ mã hóa tương đối để đo được tốc thì máy phát điện gió DFIG vẫn được phép độ quay của rotor của máy phát phản hồi tiếp tục làm việc mà không bị ngắt ra khỏi về bộ điều khiển DFIG, nó được gắn ở đầu lưới. Ngược lại, đối với những lỗi điện áp trục rotor của máy phát điện gió DFIG. thấp mà có biên độ và thời gian tồn tại nằm Để có thể giám sát và điều khiển được ở phía dưới đường đặc tính màu đỏ thì máy các thông số vận hành của máy phát điện phát điện gió DFIG sẽ bị ngắt ra khỏi lưới. gió, đồng thời để có thể tiến hành khảo sát 1,2 các thí nghiệm về khả năng lướt qua điện 1,0 áp thấp của máy phát điện gió DFIG, các Không bị ngắt 0,8 chương trình phần mềm điều khiển trung ra khỏi lưới U (pu) tâm được tích hợp trong hệ thống thí 0,6 Bị ngắt ra khỏi lưới nghiệm này. Giao diện của một chương 0,4 trình điều khiển trung tâm để thí nghiệm 0,2 máy phát điện gió được thể hiện như hình 0 3. Trên giao diện này, ta có thể nhập tốc độ 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 gió đầu vào, kích hoạt chế độ tự độ lựa t (ms) chọn góc xoay cánh, giám sát các thông số Hình 4: Đặc tính LVRT của máy phát vận hành khác như: tốc độ quay của rotor, DFIG mômen quay, công suất phát ra của máy Trong bài báo này, các tham số của phát,… các bộ điều khiển DFIG sẽ được ghi lại trong quá trình thí nghiệm về khả năng LVRT của hệ thống. Các kết quả thực 84
  6. VĂN CÔNG LÂM - NGÔ MINH KHOA TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN nghiệm này giúp ta khảo sát và đánh giá sự kết quả thu được trên các giao diện của thay đổi của chúng khi xảy ra các sự cố lỗi chương trình được thể hiện như các hình 5. điện áp thấp trên lưới và cũng thể hiện Hình 5a cho thấy rõ ràng điện áp lưới được khả năng duy trì kết nối với lưới khi UGRID của ba pha bị sụt giảm trong khoảng xảy ra các sự cố đó. Quá trình phân tích thời gian 250 ms (từ 0,1 s đến 0,35 s), đồng các thông số thí nghiệm từ hệ thống được thời khi đó bộ điều khiển của máy phát làm tiến hành dựa trên hai trường hợp như sau: việc nên dòng điện IGRID như hình 5b có Trường hợp 1: Lỗi điện áp thấp 3 pha phần tăng lên trong khoảng thời gian xảy ra 60%, 250 ms lỗi điện áp thấp. Còn các hình 5c và hình Sử dụng bộ mô phỏng lưới điện động 5d lần lượt là đồ thị thành phần dq của điện để khởi tạo lỗi điện áp thấp trên 3 pha có áp và dòng điện lưới. Tại thời điểm 3,5 s sự biên độ điện áp sụt giảm đi 60% với thời cố lỗi điện áp thấp 3 pha được loại trừ thì gian tồn tại là 250 ms xảy ra tại điểm đấu giá trị điện áp và dòng điện lưới trở lại giá nối giữa máy phát DFIG với lưới. Khi lỗi trị giống như trước khi xảy ra sự cố. Điều được kích hoạt, ta sử dụng bộ ghi lại các này cho thấy được rằng máy phát điện dạng sóng của sự kiện trong chương trình DFIG vẫn duy trì được trạng thái kết nối điều khiển trung tâm của máy phát DFIG với lưới và tiếp tục phát công suất như lúc trên máy tính tại hệ thống thí nghiệm. Các bình thường vào lưới điện. (a) (b) (c) (d) Hình 5: Trường hợp 1: (a) Điện áp lưới, (b) Dòng điện lưới, (c) Thành phần dq của điện áp lưới, (d) Thành phần dq của dòng điện lưới 85
  7. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 77 (06/2021) Để thấy sự thay đổi của các thông số thường để có thể duy trì mức năng lượng ở trong bộ điều khiển DFIG khi xảy ra lỗi phần liên kết DC nhằm tiếp tục cấp điện điện áp thấp 3 pha như trong trường hợp 1 cho rotor thông qua bộ chuyển đổi phía thì các giá trị dòng điện của bộ chuyển đổi máy phát MSC. Điều này được thể hiện rõ phía lưới LSC (ILSC) và bộ chuyển đổi phía trên đồ thị dòng điện của bộ chuyển đổi máy phát MSC (IMSC) được ghi lại để phân phía máy phát MSC (IMSC) trên hình 6b và tích như trong hình 6. Dòng điện của bộ mức điện áp ở liên kết DC (UDC) trên hình chuyển đổi phía lưới LSC như hình 6a, thể 6c. Quá trình điều khiển trong các bộ hiện rõ rằng trong quá trình xảy ra sự cố chuyển đổi của máy phát DFIG đã duy trì thấp áp ba pha thì dòng điện đưa vào LSC được dòng điện đầu ra của nó như trong tăng lên đáng kể so với lúc làm việc bình hình 6d. (a) (b) (c) (d) Hình 6: Trường hợp 1: (a) Dòng điện LSC, (b) Dòng điện MSC, (c) Điện áp liên kết DC, (d) Dòng điện DFIG 86
  8. VĂN CÔNG LÂM - NGÔ MINH KHOA TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Trường hợp 2: Lỗi điện áp thấp 3 pha ràng điện áp lưới UGRID của ba pha bị sụt 60%, 450 ms giảm trong khoảng thời gian 450 ms (từ 0,2 Quá trình thí nghiệm đối với lỗi điện s đến 0,65 s), và dòng điện phía lưới IGRID áp thấp 3 pha 60% với thời gian tồn tại lâu như hình 7b có phần tăng lên trong khoảng hơn được thực hiện trong trường hợp 2. Bộ thời gian xảy ra lỗi điện áp thấp ba pha. mô phỏng lưới điện động cũng được sử Các hình 7c và hình 7d lần lượt là đồ thị dụng để khởi tạo lỗi điện áp thấp trên 3 pha thành phần dq của điện áp và dòng điện có biên độ điện áp sụt giảm đi 60% với lưới. Tại thời điểm 0,65 s sự cố lỗi điện áp thời gian tồn tại là 450 ms để thu được kết thấp 3 pha được loại trừ sau 450 ms thì giá quả như trong hình 7. Bởi vì thời gian tồn trị điện áp và dòng điện lưới trở lại giá trị tại lỗi điện áp thấp trong trường hợp này giống như trước khi xảy ra sự cố. Điều này lên đến 450 ms do đó khoảng thời gian cho thấy được rằng máy phát điện DFIG thiết lập để ghi lại dạng sóng của các thông vẫn duy trì được trạng thái kết nối với lưới số là 1 s để có thể nhìn thấy được giai đoạn và tiếp tục phát công suất như lúc bình xảy ra lỗi điện áp thấp. Hình 7a cho thấy rõ thường vào lưới. (a) (b) (c) (d) Hình 7: Trường hợp 2: (a) Điện áp lưới, (b) Dòng điện lưới, (c) Thành phần dq của điện áp lưới, (d) Thành phần dq của dòng điện lưới 87
  9. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 77 (06/2021) Trong trường hợp 2, kết quả các thông làm việc bình thường để có thể duy trì mức số dòng điện của bộ chuyển đổi phía lưới năng lượng ở phần liên kết DC nhằm tiếp (ILSC) và dòng điện của bộ chuyển đổi phía tục cấp điện cho rotor thông qua bộ chuyển máy phát MSC (IMSC) trong bộ điều khiển đổi phía máy phát MSC. Điều này được thể DFIG được ghi lại khi xảy ra lỗi điện áp hiện rõ trên đồ thị dòng điện của bộ chuyển thấp 3 pha được ghi lại như hình 8. Dòng đổi phía máy phát MSC trên hình 8b và điện của bộ chuyển đổi phía lưới LSC (ILSC) mức điện áp ở liên kết DC trên hình 8c. Quá như hình 8a, thể hiện rõ rằng trong quá trình trình điều khiển trong các bộ chuyển đổi của xảy ra sự cố thấp áp ba pha thì dòng điện máy phát DFIG đã duy trì được dòng điện đưa vào LSC tăng lên đáng kể so với lúc đầu ra của nó như trong hình 8d. (a) (b) (c) (d) Hình 8: Trường hợp 2: (a) Dòng điện LSC, (b) Dòng điện MSC, (c) Điện áp liên kết DC, (d) Dòng điện DFIG 4. Kết luận được các tác giả nghiên cứu, phân tích để Một phương pháp thực nghiệm dựa khảo sát và đánh giá về khả năng lướt qua trên cơ sở những thiết bị hiện có của điện áp thấp của máy phát điện gió DFIG. Phòng thí nghiệm Lưới điện thông minh Các kết quả thí nghiệm đã kiểm chứng 88
  10. VĂN CÔNG LÂM - NGÔ MINH KHOA TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN được khả năng làm việc của máy phát điện phát điện gió có mặt trong nhà máy. gió DFIG trong các trường hợp xuất hiện Lời cảm ơn lỗi điện áp thấp ngay tại vị trí nối lưới. Các Các tác giả bài báo xin chân thành lỗi điện áp thấp xảy ra phía lưới với các cảm ơn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, khoảng thời gian tồn tại được thay đổi Trường Đại học Quy Nhơn; các giảng khác nhau để tiến hành thí nghiệm nghiên viên trong Bộ môn Kỹ thuật điện và cán cứu và đánh giá khả năng lướt qua lỗi điện bộ kỹ thuật quản lý Phòng thí nghiệm áp thấp của DFIG. Những kết quả thí Lưới điện thông minh đã tạo mọi điều nghiệm này giúp người vận hành hiểu rõ kiện thuận lợi để các tác giả hoàn thành hơn về khả năng vận hành của từng máy bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn Tấn Lượng, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Hoàn, “Đánh giá so sánh các giải pháp duy trì kết nối của hệ thống năng lượng gió DFIG khi lưới bị sự cố”, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm, 15(1), 114-126, 2018. [2] Zhou Y, Bauer P, Ferreira J. A, Pierik J, “Operation of grid-connected DFIG under unbalanced grid voltage condition”, IEEE Transactions on Energy Conversion, 24(1), 240-246, 2009. [3] Seman S, Niiranen J, Arkkio A, “Ride-through analysis of doubly fed induction wind- power generator under unsymmetrical network disturbance”, IEEE Transactions on Power Systems, 21(4), 1782-1789, 2006. [4] Nunes M. V. A, Lopes J. A. P, Zurn H. H, Bezerra U. H, lmeida R. G, “Influence of the variable-speed wind generators in transient stability margin of the conventional generators integrated in electrical grids”, IEEE Transactions on Energy Conversion, 19(4), 692-701, 2004. [5] Tsili M, Papathanassiou S, “A review of grid code technical requirements for wind farms”, IET Renewable Power Generation, 3(3), 308-332, 2009. [6] Sun T, Chen Z, Blaabjerg F, “Voltage recovery of grid-connected wind turbines after a short-circuit fault”, 29th Annual Conference of the IEEE Industrial Electronics Society, 2723-2728, 2003. [7] Lima F. K. A, Luna A, Rodriguez P, Watanabe E. H, Blaabjerg F, “Rotor voltage dynamics in the doubly-fed induction generator during grid faults”, IEEE Transactions on Power Electronics, 25(1), 118-113, 2010. [8] Awad H, Svensson J, Bollen M, “Mitigation of unbalanced voltage dips using static series compensator,” IEEE Transactions on Power Electronics, 19(3), 837-846, 2004. Ngày nhận bài: 29/9/2020 Biên tập xong: 15/6/2021 Duyệt đăng: 20/6/2021 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2