intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Đa dạng sinh học loài và sự phá rừng ở Mêhicô "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự huỷ hoại cảnh quan rừng nhiệt đới làm mất đi đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới đang là một vấn đề môi trường hết sức bức xúc. Rừng nhiệt đới chứa đựng phần lớn đa dạng sinh học loài đã được xác định, trong đó hơn một nửa là các loài động thực vật trên hành tinh này. Đó là một ý nghĩa lớn lao của rừng nhiệt đới. Trường hợp rừng miền Nam Mêhicô là một ví dụ điển hình cho phép phân tích tác hại của sự phá rừng đối với đa dạng sinh học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Đa dạng sinh học loài và sự phá rừng ở Mêhicô "

  1. Đa dạng sinh học loài và sự phá rừng ở Mêhicô Sự huỷ hoại cảnh quan rừng nhiệt đới làm mất đi đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới đang là một vấn đề môi trường hết sức bức xúc. Rừng nhiệt đới chứa đựng phần lớn đa dạng sinh học loài đã được xác định, trong đó hơn một nửa là các loài động thực vật trên hành tinh này. Đó là một ý nghĩa lớn lao của rừng nhiệt đới. Trường hợp rừng miền Nam Mêhicô là một ví dụ điển hình cho phép phân tích tác hại của sự phá rừng đối với đa dạng sinh học của các loài động thực vật ở đây. Cơ chế để bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo đặc tính tối ưu của môi trường và sự huỷ diệt tối thiểu của các loài. Sự phong phú về loài ở đây là sản phẩm của thiên nhiên và những khả năng đột biến của thiên nhiên là vô tận. Từ một vài thập kỷ nay sự xuống cấp cảnh quan rừng nhiệt đới, nhất l à ở các nước vùng nhiệt đới là một vấn đề môi trường bức xúc mà chúng ta phải đương đầu. Sau vấn đề này là sự biến mất dần những đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới đang trở nên báo động. Điều mà công ước Rio (6/1992) nêu ra đã thu hút sự chú ý không chỉ giới khoa học quốc tế mà còn cả các nhà chính trị nổi tiếng và các cộng đồng xã hội kinh tế thế giới. Đa dạng sinh học hay đa dạng của sự sống biểu thị ở mọi hình thái cuộc sống, động vật hoặc thực vật tồn tại trên hành tinh này. Đa dạng sinh học là bao gồm tất cả các mức độ tổ chức tế bào đến các cá thể, các lâm phần, các quần thể, quần xã thực vật, các hệ sinh thái, danh thắng và các vùng địa sinh vật, có nghĩa là từ đa dạng di truyền đến đa dạng các vật thể hình thành tổ chức chung của sinh quyển.
  2. Các nhà khoa học và các tổ chức nhân đạo luôn quan tâm nhiều tới đa dạng sinh học bởi vì đó là nguồn thức ăn, thuốc men, các loại nguyên liệu, các phân tử, các gen di truyền được sử dụng trong công nghiệp dược, nông sản hoặc trong khu vực sử dụng rộng rãi kỹ thuật sinh học. Đó là những nguồn tiềm năng cần được chú ý, bảo vệ, quản lý, và phát triển. Tuy nhiên, còn vì lý do kinh tế mà chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ đa dạng sinh học. Một đa dạng sinh học đáng chú ý Hiện nay, rừng nhiệt đới ẩm xuất hiện các hệ sinh thái phức hợp, thậm chí mâu thuẫn trong chừng mực đa dạng sinh học cao, sự phát triển dồi dào và không đồng nhất trong một môi trường không ổn định, đầy biến cố mặc dù nhiệt độ và độ ẩm cao. Những biến động xuất hiện như là một cuộc cạnh tranh giữa các loài và trong loài, áp lực của lối sống săn mồi, tài nguyên thiên nhiên phong phú (nhất là đối với động vật), sự không đồng nhất về quần cư. Tất cả những mâu thuẫn trên có thể giải thích phần nào tại sao trong rừng nhiệt đới ẩm, phần lớn các loài chỉ có một số ít cá thể. Tuy nhiên, sự đa dạng cao của rừng nhiệt đới ẩm thay đổi nhiều từ châu lục này sang châu lục khác. Theo Blanc (1997), Guyan thuộc Pháp (90.000km2) có 4.300 loài thực vật có hoa, bán đảo Mã Lai (130.000km2) có 8.000 loài, hệ thực vật ở dây vô cùng phong phú. Rừng nhiệt đới chứa đựng trong đó phần lớn những đa dạng sinh học đặc tr ưng đã được xác định và còn ẩn chứa nhiều loài tới nay còn chưa được xác định. Người ta biết rằng rừng nhiệt đới ẩm chứa đựng trong nó hơn 1/2 các loài động thực vật của hành tinh, trong đó 80% là côn trùng, 84% là bò sát, 91% ếch nhái, 90% linh trưởng. Stork (1992) ước tính có khoảng 20-80 triệu loài không xương sống. Lugo (1988) đánh giá rằng trong rừng nhiệt đới, số loài thay đổi trong khoảng từng 3-8 triệu loài. Poney và Labat (1995) ước tính rằng các hệ thực vật nhiệt đới chứa
  3. đựng gần 2/3 trong số 250.000 loài thực vật có hoa, khoảng 180.000 loài. Các tác giả này viết rằng châu Mỹ nhiệt đới có khoảng 85.000 loài, châu Phi nhiệt đới 40.000 loài, châu úc20.000 loài. Cơ chế của đa dạng sinh học loài Rừng nhiệt đới trên thế giới có nhiều nét chung, một mặt giống nhau về điều kiện môi trường, tính đồng nhất cao, mặt khác các đặc tính môi trường đối với sinh cảnh đa dạng sinh học cao hay thấp đều tương đối như nhau. Nếu vĩ độ và khí hậu là những nhân tố sinh thái chủ yếu thuận lợi cho đa dạng sinh học, thì những nhân tố quan trọng khác như quá trình lịch sử, những sự kiện đặc biệt (cháy rừng, bão, gió xoáy,....) tạo ra những biến động cực điểm. Những điều kiện của đa dạng sinh học không đứng im, nó thay đổi theo thời gian địa chất học và còn liên tục thay đổi do những biến động của vũ trụ, động lực b ên trong trái đất, sự tiến hoá của sinh vật, các hệ sinh thái và gần đây là vai trò của con người đối với sinh quyển. Những điều kiện môi trường tối ưu Đối với một số tác giả, đa dạng sinh học bậc cao của rừng nhiệt đới ẩm là do các đặc tính của môi trường ở đây là tốt nhất cho sự tiến hoá (Stebbins, 1974). Những điều kiện khí hậu trung bình như là mưa nhiều lạnh ít rất thuận lợi cho sự tiến hoá. Kết quả là, các kiểu khí hậu nóng và ẩm có những tính chất gần với tính chất trung tính nhiệt của các sinh vật bình nhiệt, điều này giới hạn sự tiêu thụ năng lượng. Từ tính chất này, khả năng sinh sản đều đặn và đa dạng sinh học cao hơn những vùng vĩ độ cao, làm giảm đi sức ép cạnh tranh sinh tồn (Connel, Orias, 1974). Stebbins (1974) xem rừng nhiệt đới ẩm không chỉ cần thiết như một chiếc nôi đa dạng sinh học loài mà còn là khu bảo tồn những nguồn gen tiến hoá nhất, gần đây nhất, bổ sung cho nguồn tài nguyên di truyền và bởi vì sự biến mất của các loài ở đây ít xảy ra.
  4. Sự phong phú của nguồn tài nguyên di truyền theo thời gian ngày một tăng thêm. Những giả thuyết này được xây dựng trên một quan niệm về môi trường bền vững ở những vùng nhiệt đới ẩm. Một môi trường bền vững sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì sự tiến hoá của các loài động thực vật. Đa dạng sinh học loài ở Mêhicô Mêhicô là một nước rất quan tâm đến đa dạng sinh học và đã đạt tới mức độ cao về tài nguyên đa dạng sinh học và tính đặc hữu của nó. ởđây có nhiều yếu tố liên quan đến nhau: Lịch sử địa lý, hiện tượng núi lửa, địa hình, khí hậu và vị trí vĩ độ ở giữa châu Mỹ, là vùng chuyển tiếp giữa các vùng ôn đới ở miền Bắc và các vùng nhiệt đới ở miền Nam. Hơn nữa, một phần nhỏ hệ thực vật nhiệt đới Mêhicô cho thấy có sự giống nhau giữa các hệ thực vật vùng Caribe, châu Phi và châu á(Puig, 1991; Rzedowski, 1992). Rừng nhiệt đới ẩm bao phủ 5% thảm thực vật Mêhicô, có khoảng 5.000 loài động thực vật. Cũng như hệ thực vật, hệ động vật Mêhicô là một trong những hệ động vật phong phú trên thế giới.ởMỹ và Canada có khoảng 2949 loài có xương sống, trong khi đó Mêhicô có khoảng 3032 loài, đứng vị trí thứ 3 trong các nước có da dạng sinh học động vật cao, đứng vị trí thứ nhất về sự phong phú của loài bò sát (717 loài), đứng thứ hai về loài động vật có vú (439 loài) và thứ 4 về loài lưỡng cư (282 loài). Hiện nay rừng nhiệt đới ẩm Mêhicô, theo Vovides và Gerez (1994), là một trong các hệ sinh thái đang bị đe doạ nghiêm trọng nhất (với tỷ lệ phá rừng là 4,3% năm). Điều này sẽ làm cho rừng Mêhicô biến mất trong vòng 25 năm tới. Trước hiện trạng này, vấn đề cần thiết ở đây là phải có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ẩm Mêhicô. Trước hết đó là việc bảo vệ rừng và
  5. những tiềm năng của nó phải được ưu tiên về nghiên cứu và chính sách trong những năm tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2