intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " KỸ THUẬT BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI GỖ KEO, BẠCH ĐÀN DÙNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ LÀM CỘT CỌC NGOÀI TRỜI "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

97
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại các vùng nông thôn miền núi nước ta, nhu cầu sử dụng gỗ làm vật liệu xây dựng nhà cửa và cột cọc để trồng trọt, làm cột điện, điện thoại... ngày càng gia tăng. Gỗ sử dụng ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với đất phải chịu tác động tổng hợp của sinh vật gây hại lâm sản và các yếu tố thời tiết gây hủy hoại gỗ. Chính vì vậy, để sử dụng gỗ được lâu dài, theo kinh nghiệm truyền thống, người dân thường chọn các loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết” có tính chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " KỸ THUẬT BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI GỖ KEO, BẠCH ĐÀN DÙNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ LÀM CỘT CỌC NGOÀI TRỜI "

  1. KỸ THUẬT BẢO QU ẢN MỘT SỐ LOẠI GỖ KEO, BẠCH ĐÀN DÙNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ LÀM CỘT CỌC NGOÀI TRỜI Bùi Văn Ái, Trương Quang Chinh Đinh Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Tại các vùng nông thôn miền núi nước ta, nhu cầu sử dụng gỗ làm vật liệu xây dựng nhà cửa và cột cọc để trồng trọt, làm cột điện, điện thoại... ngày càng gia tăng. Gỗ sử dụng ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với đất phải chịu tác động tổng hợp của sinh vật gây hại lâm sản và các yếu tố thời tiết gây hủy hoại gỗ. Chính vì vậy, để sử dụng gỗ được lâu dài, theo kinh nghiệm truyền thống, người dân thường chọn các loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết” có tính chất cơ lý cao và độ bền tự nhiên tốt. Hiện nay, trước nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, lượng gỗ quý rừng tự nhiên đã cạn kiệt, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách thức sử dụng gỗ. Rừng trồng của nước ta được phát triển mạnh trong những thập kỷ gần đây đã dần từng bước góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhu cầu sử dụng của xã hội. Một số loại gỗ bạch đàn, keo có tính chất cơ học đáp được yêu cầu dùng trong xây dựng cơ bản. Song nhược điểm chung của gỗ cây mọc nhanh thường chứa lượng lớn đường và tinh bột, do đó gỗ sau chặt hạ rất dễ bị sâu nấm phá hại. Để có thể sử dụng gỗ rừng trồng lâu dài trong các điều kiện khắc nghiệt, cần thiết phải nghiên cứu xác định được giải pháp xử lý bảo quản gỗ thích hợp, đảm bảo nâng cao được tuổi thọ sử dụng gỗ đồng thời phải có yêu cầu kỹ thuật đơn giản dễ áp dụng tại các vùng nông thôn miền núi. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu - Các loài gỗ keo, bạch đàn được nghiên cứu xác định độ bền tự nhiên bao gồm: 1. Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Dehnh 2. Bạch đàn đỏ Eucalyptus robusta Smith 3. Bạch đàn Urophylla Eucalyptus urophylla 4. Keo dậu Leucaena leucocephala (Lamk.) De Wit 5. Keo lá tràm Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth 6. Keo lá bạc Acacia aulococarpar 7. Keo lai Acacia mangium x A. auriculiformis 8. Keo lưỡi liềm Acacia crassicerpa 9. Keo tai tượng Acacia mangium W illd. 10. Bồ đề Styrax tonkinensis Pierre (Làm đối chứng) - Thuốc bảo quản gỗ: XM5 được pha chế theo công thức đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đăng ký trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứ u
  2. Phương pháp đánh giá độ bền của một số loại gỗ keo và bạch đàn tại bãi th ử tự nhiên Đánh giá độ bền của gỗ tại bãi thử nghiệm tự nhiên là cách thức xác định độ bền gỗ trước tác động tổng hợp của các yếu tố sinh vật và phi sinh vật. Môi trường thử nghiệm tiệm cận với điều kiện sử dụng gỗ trong thực tế. Số liệu về độ bền mẫu gỗ tại bãi thử nghiệm tự nhiên sẽ là cơ sở để phân nhóm gỗ theo độ bền tự nhiên. Trong sản xuất, sẽ căn cứ vào bảng phân nhóm gỗ đó để lựa chọn giải pháp xử lý bảo quản phù hợp với mục đích sử dụng gỗ. Mẫu gỗ đưa vào thử nghiệm có kích thước mẫu 2,5x5x50cm (kích thước lớn nhất theo chiều dọc thớ gỗ), số lượng mẫu cho mỗi loại gỗ là 20 mẫu. Mẫu gỗ được đánh số và chôn ngập 1/2 chiều dài mẫu dưới đất tại bãi thử nghiệm. Độ bền của mẫu gỗ được đánh giá bằng chỉ số độ bền tương ứng với độ sâu mục mềm và mức độ phá hoại của côn trùng trên mẫu. 6 tháng lấy số liệu một lần. Bảng 1. Chỉ số độ bền gỗ tương ứng với độ sâu phần mục mềm (mm) Chỉ số độ bền gỗ 100 90 70 40 0 0 >2; 30% diện tích mẫu sẽ hạ 1 cấp độ bền Phương pháp xác định sức thấm thuốc bảo quản của gỗ rừng trồng Khảo sát sức thấm thuốc của gỗ rừng trồng với các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu: Độ ẩm gỗ, thời gian tẩm, áp lực tẩm và nồng độ dung dịch thuốc theo các phương pháp tẩm: Ngâm thường, khuếch tán và chân không áp lực. Sức thấm thuốc của gỗ rừng trồng được thể hiện bằng lượng thuốc thấm và độ sâu thấm thuốc. Bố trí quy hoạch thực nghiệm yếu tố toàn phần (QHTNYTTP). - Phương pháp xác định lượng thuốc thấm (kg/m3): Khi tẩm gỗ có độ ẩm thấp dưới điểm bão hoà thớ, lượng thuốc thấm được xác định bằng phương pháp cân, đo. Khi tẩm gỗ có độ ẩm cao trên điểm bão hoà thớ gỗ, lượng thuốc thấm được xác định bằng phương pháp hoá học phân tích định lượng Complexan III để xác định lượng thuốc thấm XM5. - Phương pháp xác định độ sâu thấm thuốc (mm): Độ sâu thấm thuốc bảo quản vào mẫu gỗ được xác định bằng thuốc chỉ thị màu. Phương pháp xác đ ịnh hiệu lực bảo quản gỗ keo, bạch đàn của thuốc XM 5 Mẫu gỗ keo, bạch đàn có kích thước tương tự với mẫu khảo nghiệm độ bền tự nhiên. Mẫu gỗ được tẩm thuốc XM5 theo các cấp nồng độ dung dịch thuốc là 2%, 5% và 8%; Trị số áp lực tẩm 0,3Mpa và 0,6 Mpa. Thời gian duy trì áp lực 90 phút. Mau gỗ sau ngâm tẩm được dặt tại bãI thử tự nhiên. Hiệu lực của thuốc được thể hiện bằng độ bền mẫu thử nghiệm, cách đánh giá theo quy định tại bảng 2, III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LU ẬN 3.1. Kết quả xác đ ịnh độ bền của một số loại gỗ keo và bạch đàn tại bãi thử tự nhiên Mẫu của các loại gỗ đưa vào thử nghiệm được đặt tại bãi thử tự nhiên từ tháng 11 năm 2001, định kỳ 6 tháng lấy số liệu 01 lần. T ổng hợp kết quả xác định độ bền tự nhiên của các loại gỗ được thể hiện tại bảng 2.
  3. Bảng 2. Độ bền của mẫu gỗ tại bãi thử tự nhiên Chỉ số độ bền mẫu gỗ theo thời gian TT Tên gỗ 6/2002 12/2002 6/2003 12/2003 6/2004 12/2004 Bạch đàn đỏ 1 98 97 87 67 41 18 2 Keo lá tràm 91 90 81 64 38 0 Bạch đàn trắng 3 90 89 66 42 19 0 Keo dậu 4 90 85 66 34 0 0 Keo lưỡi liềm 5 87 86 63 36 0 0 6 Keo lai 85 82 65 35 0 0 Bạch đàn Uro 7 86 85 49 29 0 0 Keo lá bạc 8 87 81 43 22 0 0 Keo tai tượng 9 69 59 37 16 0 0 Bồ đề 10 56 11 0 0 0 0 Nhận xét kết quả thực nghiệm: Hầu hết mẫu của các loại gỗ đều bị nấm mục và côn trùng phá huỷ hoàn toàn sau 03 năm thử nghiệm tại bãi thử tự nhiên. Gỗ Bạch đàn đỏ và Keo lá tràm và Bạch đàn trắng thể hiện có độ bền tự nhiên tốt hơn cả, mẫu gỗ còn tồn tại đến năm thứ 3. Gỗ bồ đề làm đối chứng chỉ sau 01 năm thử nghiệm, mẫu gỗ đã bị phá hủy hoàn toàn. So sánh kết quả thực nghiệm với với bảng phân nhóm độ bền tự nhiên gỗ của IUFRO đưa ra như sau: Bảng 3. Bảng phân nhóm độ bền tự nhiên của các loại gỗ Nhóm phân loại Độ bền tự nhiên của Thời gian sử d ụng gỗ ở Thời gian sử d ụng gỗ gỗ điều kiện khí hậu ở điều kiện ôn đ ới khí hậu nhiệt đ ới Rất bền Trên 25 năm Trên 15 năm Nhóm I Bền 15 -25 năm 10 -15 năm Nhóm II Bền trung bình 10 -15 năm 5 – 10 năm Nhóm III Kém bền 5 -10 năm 2- 5 năm Nhóm IV Rất kém Dưới 5 năm Dưới 2 năm Nhóm V Đối chiếu vào cách phân nhóm tại bảng 3 thì gỗ Bạch đàn đỏ, Bạch đàn trắng và Keo lá tràm được xếp vào nhóm IV, là nhóm có độ bền kém, các loại gỗ còn lại trong nghiên cứu đều thuộc nhóm có độ bền tự nhiên rất kém. Từ kết quả thử nghiệm trên đây cho thấy sự phá huỷ gỗ rừng trồng của nấm và côn trùng trong điều kiện sử dụng ngoài trời có biên độ và chủng loại rất rộng. Do đó, gỗ rừng trồng dùng trong xây dựng cơ bản và làm cột cọc ngoài trời phải được xử lý bảo quản với các loại thuốc và liều lượng thích hợp mới kéo dài thời gian sử dụng gỗ.
  4. 3.2. Nghiên cứ u sức thấm thuốc bảo quản của một số loại gỗ keo và bạch đàn Với nội dung nghiên cứu về sức thấm thuốc của một số loại gỗ keo và bạch đàn, do thời gian thực hiện có giới hạn nên đề tài đã lụa chọn 03 loại gỗ đại diện đã được trồng phổ biến với diện tích lớn trên toàn quốc đó là: Keo lá tràm, Keo lai và Bạch đàn Urô. Sức thấm thuốc bảo quản của gỗ được khảo sát theo phương pháp ngâm thường và chân không áp lực. a/ Sức thấm thuố c của 3 loại gỗ theo phương pháp ngâm thường Khi tẩm gỗ theo phương pháp ngâm thường, thuốc bảo quản sẽ thấm vào gỗ theo các nguyên lý khác nhau, phụ thuộc vào độ ẩm gỗ. T rường hợp độ ẩm gỗ cao trên điểm bão hòa thớ, lượng ẩm tự do trong các mao mạch gỗ lớn, thuốc bảo quản (dạng muối vô cơ hòa tan trong nước) sẽ thấm vào gỗ theo nguyên lý khuếch tán là chủ yếu. Khi độ ẩm gỗ dưới điểm bão hòa thớ gỗ, thuốc bảo quản sẽ thấm vào gỗ theo nguyên lý mao dẫn. Do đó, đề tài đã khảo sát sức thấm thuốc của 3 loại gỗ theo phương pháp ngâm thường ở điều kiện gỗ có độ ẩm dưới điểm bão hòa thớ (gỗ có độ ẩm thấp) và gỗ có độ ẩm trên điểm bão hòa thớ (gỗ có độ ẩm cao). Sức thấm thuốc của gỗ được xác định bằng lượng thuốc thấm vào gỗ sau qua trình tẩm (kg/m3). Sức thấm thuốc của 3 lo ại gỗ có độ ẩm thấp theo phương pháp ngâm thường Bảng 4. Lượng thuốc thấm khi ngâm thường gỗ có độ ẩm thấp Lượng thuốc thấm (kg/m3) Chế độ tẩm TT Độ ẩm gỗ Thời gian Keo lai Keo lá tràm ngâm (giờ) Bạch đàn Urô (%) 1 35 72 2,75 2,50 1,99 2 15 72 3,71 3.33 2,97 3 35 24 1,80 1,50 1,09 4 15 24 2,39 2,10 1,68 5 25 48 3,32 3,11 2,34 Mối quan hệ giữa lượng thuốc thấm của 3 loài gỗ với các yếu tố độ ẩm gỗ (W), thời gian tẩm (T) khi ngâm thường gỗ có mức độ ẩm thấp như sau: + Gỗ Keo lá tràm : Y1 = 2,168 - 0,038 W + 0,024 T (3.1) + Gỗ Keo lai: Y2 = 2,491 - 0,039 W + 0,023 T (3.2) + Gỗ Bạch đàn Uro: Y3 = 1,756 - 0,041 W + 0,024 T (3.3) Nhận xét kết quả thực nghiệm Khi ngâm thường đối với gỗ có độ ẩm dưới điểm bão hòa thớ thì độ ẩm gỗ có mối qun hệ tỷ lệ nghịch với lượng thuốc thấm. Khi trị số độ ẩm mẫu gỗ càng tăng, cường độ độ dẫn mao mạch càng giảm, lượng thuốc thấm vào gỗ giảm đi. Thời gian tẩm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng thuốc thấm. T rong cùng một điều kiện tẩm, sức thấm thuốc của gỗ Keo lai lớn nhất, tiếp theo là Keo lá tràm và Bạch đàn Urô. So sánh sức thấm thuốc bảo quản của 3 loại gỗ trên đây với một số loại gỗ rừng tự nhiên ở cùng chế độ tẩm, gỗ Bạch đàn Urô và Keo lá tràm xếp vào nhóm có sức thấm thuốc trung bình, gỗ Keo lai xếp vào nhóm gỗ dễ thấm thuốc.
  5. Sức thấm thuốc của gỗ có độ ẩm cao khi ngâm thường Bảng 5. Lượng thuốc thấm khi ngâm thường gỗ độ ẩm cao Lượng thuốc thấm (kg/m3) Chế độ tẩm TT Độ ẩm gỗ Thời gian Bạch đàn Urô Keo lai Keo lá tràm ngâm (giờ) (%) 1 95 72 3,92 3,56 2,92 2 65 72 2,25 1,75 1,28 3 95 24 3,27 2,84 2,25 4 65 24 1,72 1,15 0,98 5 80 48 2,65 2,15 1,74 Mối quan hệ giữa lượng thuốc thấm của 3 loại gỗ với các yếu tố độ ẩm gỗ (W), thời gian tẩm (T) khi ngâm thường ở mức độ ẩm gỗ cao như sau: + Gỗ Keo lá tràm : Y1 = -3,013 + 0,059 W + 0,014 T (3.4) + Gỗ Keo lai: Y2 = - 2,099 + 0,054 W + 0,012 T (3.5) + Gỗ Bạch đàn Uro: Y3 = -2,507 + 0,048 W + 0,010 T (3.6) Với kết quả nhận được, khi ngâm thường gỗ có độ ẩm cao, thì độ ẩm gỗ càng cao càng thuận lợi cho quá trình thấm thuốc. Ngược lại, khi ngâm gỗ có độ ẩm nhỏ dưới 50% thì khi độ ẩm gỗ càng tăng lại cản trở quá trình thấm thuốc bảo quản. Kết quả nghiên cứu sức thấm thuốc của ba loại gỗ rừng trồng khi tẩm bằng phương pháp ngâm thường ở mức độ ẩm thấp và độ ẩm cao thể hiện bằng các phương trình tương quan có thể áp dụng trong thực tế để xác định chế độ cho mỗi mẻ tẩm tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng gỗ tẩm. b/ Sức thấm thuốc của 03 loài gỗ theo phương pháp chân không áp lực Khi tẩm gỗ theo phương pháp chân không áp lực, yêu cầu cơ bản là gỗ cần tẩm phải có độ ẩm không vượt quá 50%. Nếu quá ngưỡng độ ẩm trên, lượng thuốc thấm đạt được rất hạn chế, không đảm bảo hiệu quả bảo quản. Vì vậy, sức thấm thuốc của gỗ theo phương pháp chân không áp lực chỉ tiến hành khảo sát với gỗ có độ ẩm dưới điểm bão hòa thớ. Bảng 6. Lượng thuốc thấm của 03 loại gỗ rừng trồng theo phương pháp chân không áp lực Lượng thuốc thấm (kg/m3) Chế độ tẩm TT Độ ẩm Thời gian áp lực Bạch đàn Urô Keo lá tràm Keo lai (%) (phút) (kg/cm2) 1 35 90 7 7,48 10,79 5,10 2 15 90 7 9,07 12,23 6,40 3 35 30 7 6,19 8,14 4,39 4 15 30 7 4,10 8,70 3,42
  6. 5 35 90 3 5,23 9,67 4,01 6 15 90 3 4,52 11,12 3,54 7 35 30 3 3,78 7,06 2,75 8 15 30 3 3,23 7,54 2,89 9 25 60 5 3,51 9,63 3,04 Với các kết quả nhận về lượng thuốc thấm của ba loại gỗ, qua tính toán, mối quan hệ giữa lượng thuốc thấm và độ sâu thấm thuốc của 03 loại gỗ với các yếu tố độ ẩm gỗ (W), thời gian duy trì áp lực (T), áp lực tẩm (P) khi tẩm gỗ bằng phương pháp chân không áp lực như sau: + Gỗ Keo lá tràm : Y1 = - 0,504 + 0,022 W + 0,038 T + 0,630 P (3.7) + Gỗ Keo lai: Y2 = 6,141 - 0,049 W + 0,052 T + 0,280 P (3.8) + Gỗ Bạch đàn Uro: Y3 = 0,969 + 0,007 W + 0,021 T + 0,347 P (3.9) Kết quả thực nghiệm trên đây cho thấy kết quả lượng thuốc thấm khi tẩm bằng phương pháp chân không áp lực của gỗ Keo lai đạt lớn nhất tiếp theo là gỗ Keo lá tràm và nhỏ nhất vẫn là Bạch đàn Urô. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp tẩm ngâm thường hoặc chân không áp lực còn phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm được bảo quản, mức độ đầu tư và quy mô sản xuất của doanh nghiệp. 3.3. Xác định hiệu lực của thuốc XM5 bảo quản gỗ dùng trong xây dựng và làm cột cọc ngoài trời Gỗ dùng trong xây dựng cơ bản rất đa dạng về hình thức sử dụng như gỗ làm cột, làm ván thưng, làm sàn, cửa, giàn mái…. Với mỗi loại hình kết cấu trong công trình xây dựng, gỗ sẽ chịu tác động các yếu tố môi trường khác nhau. Kết cấu gỗ chịu tác động khắc nghiệt nhất là cột, ván thưng, của… phải thường xuyên tiếp xúc với nền đất ẩm hoặc bị hút ẩm thất thường do tiếp xúc với nước mưa, nước sinh hoạt nên cần được xử lý bảo quản thích đáng. Thuốc XM5 là loại thuốc có hiệu lực tốt với cả côn trùng và nấm gây hại lâm sản. Đ ề tài đã tiến hành nghiên cứu xác định hiệu lực bảo quản gỗ tại bãi thử tự nhiên nhằm xác định nồng độ và liều lượng thuốc cần sử dụng để đảm bảo hiệu lực bảo quản gỗ dùng trong xây dựng và làm cột cọc ngoài trời Bảng 7. H iệu lực bảo quản của thuốc XM 5 tại bãi tự nhiên N gày đặt mẫu tháng 11 năm 2001 Chế độ tẩm Lượng Chỉ số độ bền theo thời gian TT thuốc thấm Nồng độ áp lực tẩm 5/2002 11/2002 5/2003 11/2003 5/2004 (kg/m3) (kg/cm2) thuốc (%) Keo lá tràm 1 2 3 1,46 100 100 100 90 79 2 2 6 2,77 100 100 100 91,5 83 3 5 6 6,69 100 100 100 94 86
  7. 4 8 6 8,40 100 100 100 98 90 Bạch đàn Urô 5 2 3 1,38 100 100 95 87 76 6 2 6 2,35 100 100 100 90 81.5 7 5 6 5,67 100 100 100 92 85 8 8 6 7,42 100 100 100 95 88 Đ/C Keo lá tràm 9 91 90 81 75 40 Đ/C Bạch đàn Uro 10 86 85 49 29 0 Nhận xét - Mẫu đối chứng: Trong cùng điều kiện bãi thử, gỗ keo lá tràm không tẩm thuốc sau 1 năm chỉ số độ bền vẫn còn rất cao, sang năm thứ 2, chỉ số độ bền giảm xuống rất nhanh và bị phá huỷ nặng sau 30 tháng chôn ngoài bãi. Gỗ Bạch đàn Urô có chỉ số độ bền kém hơn nên mẫu đã bị phá huỷ sau 24 tháng thử nghiệm. - Mẫu tẩm thuốc: Các mẫu tẩm có lượng thuốc thấm nhỏ (2kg/m3), có chỉ số độ bền trong 2 năm đầu không thay đổi (đạt 100) nhưng sang năm thứ 3 chỉ số độ bền đã giảm, song lượng giảm rất thấp (có thể thấy chỉ số độ bền vẫn còn rất cao trên 90). Sở dĩ chỉ số độ bền giảm là do một phần thuốc đã bị rửa trôi và các yếu tố ngoại cảnh khác tác động. 3.4. Đề xuất quy trình bảo quản gỗ rừng trồng dùng trong xây dựng cơ bản và cộ t cọc ngoài trời a/ Quy trình bảo quản gỗ theo phương pháp ngâm thường Phạm vi áp dụng + Gỗ nguyên liệu: Gỗ keo, bạch đàn ở dạng gỗ tròn, gỗ xẻ + Loại thuốc dùng để bảo quản: Thuốc XM5, nồng độ dung dịch 15% dùng để bảo quản gỗ dùng ngoài trời hoặc tiếp xúc với nền đất, nguồn nước. Thuốc XM5, LN5 nồng độ sử dụng 5% dùng để bảo quản gỗ dùng dưới mái che. + Đối tượng phòng trừ chủ yếu: côn trùng và nấm gây mục hỗn hợp Chuẩn bị + Gỗ tròn được loại bỏ sạch vỏ, cành nhành, cắt gỗ thành từng khúc theo độ dài cần sử dụng. + Gỗ xẻ đã được gia công theo kích thước yêu cầu. + Thuốc XM5 hoặc LN5 được pha với nước sạch theo mức nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng gỗ 3 tẩm. Lượng thuốc bột sử dụng sẽ căn cứ vào lượng tre cần tẩm. Trung bình lượng thuốc bột để tẩm 01m gỗ làm cột cọc, sử dụng ngoài trời cần 9-12kg. Gỗ dùng dưới mái che cần 2-4kg/m3. + Trang thiết bị ngâm tẩm: Máy bơm, thùng pha thuốc, bề ngâm gỗ bằng vật liệu chịu ăn mòn hóa học. Kích thước và số lượng bể ngâm phụ thuộc vào lượng gỗ cần tẩm. Tiến hành ngâm tẩm + Xếp gỗ vào bể tẩm, đóng chốt ghìm gỗ (chống nổi)
  8. + Bơm dung dịch thuốc vào bể, gỗ phải chìm dưới dung dịch thuốc 10cm. + Thời gian ngâm gỗ (không kể thời gian xếp và vớt gỗ) Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ làm cột cọc sử dụng ngoài trời, tiếp xúc với nền đất: thời gian ngâm 20 ngày. Đối với gỗ dùng dưới mái che: thời gian ngâm từ 2-3 ngày cho gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 50%; thời gian ngâm 4- 5 ngày cho gỗ có độ ẩm lớn hơn 50%. + Vớt gỗ: sau thời gian ngâm, vớt gỗ và chuyển ra kho bãi dưới mái che để gỗ khô từ từ và thuốc ổn định trong gỗ. Thời gian lưu giữ tại kho bãi tối thiểu từ 10-15 ngày. + Kiểm tra nồng độ dung dịch thuốc sau mỗi lần ngâm tẩm và pha thuốc bổ sung: Dùng Bomme kế để xác định nồng độ của dung dịch thuốc sau ngâm tẩm và tính toán lượng thuốc bột pha bổ xung. An toàn lao động Công nhân làm công tác ngâm tẩm bảo quản gỗ phải mang bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà phòng sau khi kết thúc quá trình ngâm tẩm. Thuốc cặn, nước rửa dụng cụ có dính thuốc đổ xuống bể chứa riêng để tiêu huỷ thuốc, không đổ xuống ao hồ, sông, suối. a/ Quy trình bảo quản gỗ theo phương pháp chân không áp lực Phạm vi áp dụng + Gỗ nguyên liệu: Gỗ keo, bạch đàn ở dạng gỗ tròn, gỗ xẻ + Loại thuốc dùng để bảo quản: Thuốc XM5, nồng độ dung dịch 15% dùng để bảo quản gỗ dùng ngoài trời hoặc tiếp xúc với nền đất, nguồn nước. Thuốc XM5, LN5 nồng độ sử dụng 5% dùng để bảo quản gỗ dùng dưới mái che. + Đ ối tượng phòng trừ chủ yếu: côn trùng và nấm gây mục hỗn hợp Chuẩn bị + Gỗ tròn được loại bỏ sạch vỏ, cành nhành, cắt gỗ thành từng khúc theo độ dài cần sử dụng + Gỗ xẻ đã được gia công theo kích thước yêu cầu. + Thuốc XM5 hoặc LN5 được pha với nước sạch theo mức nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng gỗ tẩm. Lượng thuốc bột sử dụng sẽ căn cứ vào lượng tre cần tẩm. Trung bình lượng thuốc bột để tẩm 01 m3 gỗ làm cột cọc, sử dụng ngoài trời cần 9-12kg. Gỗ dùng dưới mái che cần 2-4 kg/m3. + Trang thiết bị ngâm tẩm - Hệ thống thiết bị tẩm chân không áp lực: Bình tẩm, thùng chứa chế phẩm, Bơm chất lỏng, thiết bị hút chân không, thiết bị nén khí, hệ thống van, ống dẫn, đồng hồ các loại, đường ray, xe goòng… . Các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với dung dịch thuốc phải được làm bằng kim loại không gỉ . - Thùng pha chế dung dịch thuốc; Cân kỹ thuật - Khẩu trang, găng tay, ủng và các dụng cụ bảo hộ lao động khác. Tiến hành tẩm + Xếp gỗ lên xe goong, đưa vào bình tẩm + Đóng chốt nắp bình tẩm. + Rút chân không trong bình tẩm đạt - 0,08MPa và duy trì 15 phút. + Bơm dung dịch thuốc vào bình tẩm, gỗ phải chìm dưới bề mặt dung dịch thuốc tối thiểu 20cm. + Dùng thiết bị tăng áp lực trong bình tẩm: - Đỗi với gỗ tròn, gỗ xẻ làm cột cọc sử dụng ngoài trời, tiếp xúc với nền đất: Trị số áp lực tẩm đạt 0,7Mpa, duy trì áp lực trong thời gian 90 phút.
  9. - Đ ối với gỗ dùng dưới mái che: Trị số áp lực tẩm đạt 0,3Mpa, duy trì áp lực trong thời gian 30 phút. + Xả áp, đưa áp suất trong bình tẩm về áp suất thường, bơm dung dịch thuốc trong bình tẩm ra thùng chứa + Rút chân không trong bình tẩm đạt - 0,08Mpa và duy trì 10 phút. + Kết thúc quá trình tẩm chân không áp lực, chuyển gỗ ra khỏi bình tẩm, xếp đống ủ trong thời gian 15 ngày để thuốc tiếp tục ổn định trong gỗ tẩm. An toàn lao động Phải kiểm tra hệ thống thiết bị tẩm chân không, áp lực trước mỗi ca làm việc; Vận hành thiết bị tẩm theo đúng các bước quy định. Công nhân làm công tác ngâm tẩm bảo quản gỗ phải mang bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà phòng sau khi kết thúc quá trình ngâm tẩm. Thuốc cặn, nước rửa dụng cụ có dính thuốc đổ xuống bể chứa riêng để tiêu huỷ thuốc, không đổ xuống ao hồ, sông, suối. IV. KẾT LUẬN - Đã xác định độ bền tự nhiên của 9 loại gỗ keo và bạch đàn tại điều kiện bãi thử tự nhiên. Các loại gỗ keo, bạch đàn trong nghiên cứu bị phá hủy hoàn toàn sau 03 năm thử nghiệm và được xếp loại độ bền tự nhiên từ kém đến rất kém. - Đã xác định được sức thấm thuốc bảo quản của 03 loại gỗ keo lá tràm, Keo lai và Bạch đàn Urô theo các phương pháp tẩm ngâm thường và chân không áp lực. Gỗ Keo lai có sức thấm thuốc tốt, gỗ Keo lá tràm và Bạch đàn Uro có sức thấm thuốc trung bình. - Từ kết quả nghiên cứu, đã đề xuất 02 quy trình kỹ thuật bảo quản gỗ rừng trồng dùng trong xây dựng và làm cột cọc ngoài trời theo phương pháp ngâm thường và chân không áp lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Xuân Khu, 1985. “ Sơ bộ xác định khả năng thấm thuốc của một số loài gỗ vùng Thanh Sơn 1. - Vĩnh Phú”, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng KHKT công nghiệp rừng, NXB Nông nghiệp, tr 97-109. Lê Văn Lâm, Bùi văn Ái và các cộng tác viên, 2004. “ N ghiên cứu bảo quản một số tre, gỗ rừng 2. trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản, nguyên liệu dồ mộc, ván dán lạng”, Báo cáo tổng kết KHCN đề tài trọng điểm cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nguyễn Vũ Lâm, 2002. Nghiên cứu khả năng thấm thuốc XM5 của gỗ Keo lá tràm 3. (Acacia Auriculiformis Cunn) bằng phương pháp Ngâm thường và Chân không áp lực, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Tây. Lê Duy Phương, 2002. Nghiên cứu khả năng thấm thuốc XM5 của gỗ Keo lai (Acacia Auriculiformis 4. Cunn x A. mangium) bằng phương pháp Ngâm thường và Chân không áp lực, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đ ại học Lâm nghiệp, Hà Tây. Nguyễn Chí Thanh, 1985. “Một số kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản và độ bền tự 5. nhiên của gỗ trong điều kiện trên bãi thử tự nhiên”, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng KHKT công nghiệp rừng, NXB Nông nghiệp, tr 116-123 Nguyễn Văn Thống, 1985. “Hiệu lực phòng nấm hại gỗ của thuốc Celcure-T và Ascu-T”, Một số kết 6. quả nghiên cứu ứng dụng KHKT công nghiệp rừng, NXB Nông nghiệp, tr91-97. 7. FAO, 1986. W ood preservation manual, Paper 76. 8. W illeitner H., Liese W., 1992. W ood protection in tropical countries, Technical cooperation – Federal Republic of Germany.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2