intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trước tới nay và trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc có hàng chục loài tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của vùng Tây Bắc như Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc…. đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc và là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM "

  1. NHÂN GIỐNG MỘT SÔ LOÀI TRE BẢN ĐỊA Ở TÂY BẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước tới nay v à trong tương lai tài nguyên tre trúc phong phú của nước ta vẫn đóng một vai trò hết sức quan trong trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tây Bắc có hàng chục loài tre cho măng với chất lượng cao. Có loài được coi là đặc sản của v ùng Tây Bắc như Mạy lay, Mạy bói, Mạy bó, Mạy hốc…. đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc v à là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Nhưng do tập quán canh tác nên người dân chưa ý thức được việc gây trồng v à các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất nên nguồn cung cấp măng cho thị trường chủ yếu là lợi dụng từ rừng tự nhiên Để giải quyết vấn đề, nhiều nước đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài có năng suất cao để gây trồng tập trung thành các vùng nguyên liệu có năng suất v à chất lượng cao, chu kỳ khai thác lâu dài và ổn định điển hình là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Để từng bước giải quyết nhu cầu giống phục vụ cho công tác trồng rừng tập trung thì việc nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom cành) trở nên cần thiết. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp v ùng Tây Bắc đã tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh một số loài tre bản địa lấy măng ở Tây Bắc”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Hai loài tre bản địa cho măng có giá trị cao là Mạy lay, Mạy bói 2. Phương pháp nghiên cứu - Xác định các loài tre cho nghiên cứu bằng phương pháp kế thừa tài liệu, chuyên gia tư vấn và phương pháp cho điểm. - Khảo sát thu thập kiến thức bản địa cho 2 loài tre nghiên cứu về một số vấn đề sau: Nhu cầu thị trường, thị hiếu v à sở thích của người dân, tình hình gây trồng, thu hái chế biến ở Sơn La bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó sử dụng các công cụ: Phỏng vấn định hướng và bán định hướng. - Phương pháp sinh thái thực nghiệm để nghiên cứu đánh giá khả năng ra rễ của 2 loài tre lấy măng bản địa. - Xử lý số liệu bằng thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mền Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO 1. Điều tra phân bố, sinh thái, hình thái, kiến thức bản địa về kỹ thuật gây trồng, thị trường giá cả một số loài tre bản địa ở vùng Tây Bắc. a. Xác định 2 loài tre bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm đưa vào sản xuất. - Xác định tiêu chí tuyển chọn. - Chất lượng măng ngon, được nhiều người sử dụng. (Rất tốt – tốt– Trung bình – xấu) - Thị trường tiêu thụ. ( Rất chạy - chạy – trung bình – không trao đổi) - Giá cả khi mua bán ( Rất cao – cao – trung bình - thấp)
  2. - Khả năng về gây trồng. (Rất dễ - dễ - trung bình – khó) - Năng suất trong gây trồng.(Rất cao – cao - trung bình - thấp). Tương ứng với mỗi cấp trong các chỉ tiêu là điểm: Rất tốt = 4, tốt = 3, trung bình = 2, xấu = 1). Tổng số điểm loài cây nào cao nhất thì được lựa chọn: Chỉ tiêu đánh giá Tổng điểm TT Loài cây Khả năng Năng Chất lượng Thị trường Giá cả gây trồng suất Mạy hốc 1 2 2 1 3 4 12 Mạy bói 2 4 4 4 4 3 19 Mạy lay 3 4 4 2 2 2 14 4 Nó Khôm 3 2 2 2 2 11 5 Tre gai 1 1 2 4 4 12 Măng dê 6 2 2 3 2 2 11 Măng nứa 7 2 2 2 1 2 9 Măng giang 8 2 2 2 1 2 9 Từ bảng trên ta xác định được 2 loài có số điểm cao nhất đó là: Mạy Bói, Mạy lay. * Mạy bói có tên khoa học là Bambusa burmanica Gamble, thuộc chi Tre Là loài tre có kích thước trung bình, không có gai, mọc cụm, thân thẳng đứng cao khoảng 7 - 12m, đường kính thân trung bình 4 - 7cm có màu xanh lá cây khi già có màu xanh xám và có các đốm địa y màu trắng bám trên thân, thân cứng vách dày, lóng thân khoảng 30 - 35cm, đốt thân có v òng lông và phấn trắng, vòng mo nổi rõ, mỗi đốt thân có 1 cành to và 6- 8 cành nhỏ. Mo thân màu xanh lá cây khi non pha màu vàng dọc theo viền có lông màu nâu sẫm hoặc nâu v àng phủ mé ngoài ở 2 bên phía trên giáp lưới mo, phiến mo hình tam giác thẳng đứng gốc rộng gần bằng đầu bẹ mo nối liền với tai mo. Tai mo tương đối lớn có lông tua ở mép một bên phẳng một bên nhăn. Lưỡi mo nhọn gấp không có lông tua. Phiến lá hình thon dài, dài từ 10- 17cm rộng khoảng 1 -2cm, gốc lá bằng hay có hình nêm, có 4 -6 đôi gân lá, bẹ lá giáp tai lá có mấy cái lông tua. Măng ăn rất ngon nên thường được dùng làm thực phẩm, thân cây được sử dụng trong xây dựng và đan lát. * Mạy lay có tên khoa học là: Gigantocholoa albociliata (Munro) Kurz, thuộc chi Le. Mạy lay là loài tre nhỏ mọc cụm thân cây cao khoảng 5 -10m, đường kính thân 2- 5cm, v ách thân dày 0.5 -1cm màu xanh lá cây xám có sọc trắng, lóng dài 30- 45cm, cành phát triển từ các đốt phía trên gồm 1 cành to và nhiều cành nhỏ cành khi non có nhiều lông. Gốc thân cây màu bạc v à đặc ruột, thân non có nhiều
  3. lông. Bẹ mo phủ lông màu nâu đen nửa trên rụng sớm, dày và đứng ở đáy mo, bẹ mo có nhiều lông khi còn non và mất dần khi về già tới khi nhẵn. Phiến mo hình tam giác đáy hơi lõm khi khô uốn cong ngửa ra phía sau. Lá màu xanh nhạt hơi bạc, phiến lá thuôn v à hẹp gốc lá tròn đỉnh lá nhọn đáy nhỏ gồm 7- 8 đôi gân lá, bẹ lá không có lông. Mạy lay có măng ăn rất ngon nên được dùng làm thực phẩm, đồng bào người Thái Tây Bắc coi măng lay như rau muống của đồng bào dưới xuôi. b. Khảo sát nhu cầu thị trường, giá cả một số loài măng tre bản địa tại Sơn La. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường tại 5 điểm đại diện là: các huyện Mường La, Phù Yên, Mai Sơn, Mộc Châu và Thị xã Sơn La. Tổng số phiếu phỏng vấn là 400 phiếu (mỗi điểm điều tra phỏng vấn 80 người tại 1-3 khu vực đông dân cư nhất). Kết quả được tổng hợp trong bảng sau: Cách chế Mùa vụ Giá cả Năng xuất Cách Nguôn gốc TT Loài cây biến đồng/kg mọc Kg/bụi/năm thu hái Măng khô, Mạy hốc Tự nhiên Cụm 1 6- 9 2000 20 măng chua Ăn tươi, Tự nhiên, Mạy bói măng khô, Cụm 2 5 -10 10000 10 trồng măng chua Ăn tươi, Mạy lay Tự nhiên Cụm 3 6 -11 3000 5 măng chua Ăn tươi Tự nhiên Tản 4 Nó khôm 12- 4 5000 Ăn tươi Trồng Cụm 5 Tre gai 6 -9 2000 15 măng khô, Măng dê Ăn tươi Tự nhiên Tản 6 6-9 4000 Ăn tươi Măng nứa Tự nhiên Cụm 7 6-10 3000 5 măng khô Ăn tươi Măng giang Tự nhiên Cụm 8 6-10 3000 5 măng khô * Kết quả điều tra cho thấy có 100% các hộ được phỏng vấn đều có sử dụng các loại măng tre làm thức ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Ăn tươi (Măng luộc, Măng sào), làm măng chua, măng khô để ăn dần trong năm. Sử dụng măng quanh năm mùa nào thì ăn măng đó như: Mạy lay, Mạy bói, Mạy hốc, Măng dê, Nó khôm. Đa phần là khai thác từ rừng tự nhiên chỉ có 1 số ít là khai thác từ rừng trồng ven nương rẫy. Giá cả trung bình là: 2 000 đồng - 10 000 đồng/ 1 kg măng tươi, tuỳ theo từng loại măng, mùa vụ. Kinh nghiệm gây trồng của người dân địa phương: Một số ít người dân có nhân thức mới tự trồng một số loại măng ngon nhất (Mạy bói, Mạy hốc,...) để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, số lượng gây trồng từ 1 -
  4. 10 gốc/ loại cây. Kỹ thuật trồng: Trồng theo kinh nghiệm, đào hố vừa đủ để gốc tre có thể đặt xuống, không bón phân, không chăm sóc. Giống cây đem trồng là tách gốc, gốc cây để lựa chọn làm giống là gốc cây tuổi 1 v à khi trồng đục lỗ ở đốt trên cùng và đổ nước vào, thời vụ trồng tháng 3-4 dương lịch hàng năm. Trước khi trồng họ thường ngâm, nhúng gốc tre v ào bùn ao mục đích để giữ được độ ẩm cho gốc giống, cách trồng này tỷ lệ sống cao hơn so với trồng không nhúng bùn ao. Thu hái: Sau khi trồng 2 năm có thể thu hái măng. Nhưng từ 4-5 năm trở đi thì thu măng cho năng suất cao hơn, cách thu hái là cắt sát gốc v à lấp đất. Sau khi thu hoạch với mạy bói thì không bảo quản mà đem sử dụng ngay (sào hoặc luộc), còn đối với măng lay thì ngoài luộc ăn thì còn muối và làm măng khô. Nhu cầu cần hỗ trợ: Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc v à thu hái để mang lại năng suất cao hơn và được hỗ trợ về cây giống. c. Điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng, gây trồng các loại tre bản địa tại Sơn La. - Phân bố và tình hình gây trồng: + Mạy lay là loài cây hoàn toàn mọc tự nhiên, thực tế chưa có địa phương nào gây trồng v à phân bố chủ yếu tại các đồi núi có độ dốc tương đối cao, phần đất bằng rất ít gặp, có khả năng tái sinh sau nương rẫy rất mạnh, trong 5 điểm điều tra đều gặp với số lượng rất nhiều, cây sinh trưởng tương đối tốt có đường kính bình quân từ 2 - 4cm, chiều cao vút ngọn trung bình là từ 5 - 8m. + Mạy bói chủ yếu là do nhân dân các địa phương tự trồng, mọc tự nhiện hiếm gặp, cây ưa đất tốt, ẩm có đường kính bình quân là 5 - 7cm, chiều cao vút ngọn trung bình là 7 - 12m. Thường được trồng ở vùng đất tương đối bằng phẳng, xung quanh bờ rào cạnh nhà để tiện cho việc khai thác và sử dụng măng. Trong 5 điểm điều tra chỉ gặp tại thị xã Sơn La và huyện Mai Sơn, các điểm điều tra khác không xuất hiện cây Mạy bói. d. Nghiên cứu về nhân giống. + Giâm hom: Đề tài đã tiến hành các thí nghiệm về tuổi lấy hom xác định tại 2 thời điểm là: Trên 1 tuổi và dưới 1 tuổi. Vị trí lấy hom được xác định. Không có đùi gà và có đùi gà. Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần với số lượng hom 45 hom/ 1 công thức. Sau đó tính trung bình v ề tỷ lệ ra rễ của mỗi công thức. Bảng 1. Kết quả giâm hom L. thuốc Đối Loài IBA NAA chứng cây 0.5% 1% 1.5% 0.5% 1% 1.5% Loại hom Mạy Bói < 1 tuổi 75 91 87 69 78 72 45 > 1 tuổi 61 64 73 60 62 71 39 Mạy Lay < 1 tuổi 24 45 33 19 25 20 15 > 1 tuổi 18 27 35 17 23 25 11 Qua bảng trên ta thấy vị trí lấy hom là rất quan trọng nó thể hiện khả năng ra rễ của hom. Với 2 loài tre bản địa tại Sơn La hom giâm không có đùi gà tỷ lệ ra rễ rất thấp nhỏ hơn 7% đối với cây Mạy lay và nhỏ hơn
  5. 9% đối với cây Mạy bói. Khi có đùi gà tỷ lệ ra rễ của hom lại phụ thuộc vào tuổi lấy hom. Với cả 2 loài cây tre, hom giâm dưới 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ cao hơn cành hom có độ tuổi lớn hơn 1 tuổi. Loại nồng độ thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ra rễ. Thuốc IBA có nồng độ 1%, cành hom giâm là có đùi gà dưới 1 năm tuổi có tỷ lệ ra rễ cao nhất: 91% với cây Mạy bói v à 45% đối với cây Mạy lay. Loại thuốc NAA nồng độ 0.5% có tỷ lệ ra rễ thấp nhất: 69% đối với cây Mạy bói v à 19% đối với cây Mạy lay. Đối với cành hom giâm là đùi gà lớn hơn 1 năm tuổi thì tỷ lệ ra rễ lại tăng dần theo nồng độ thuốc kích thích và cao nhất là loại thuốc IBA nồng độ 1.5% có tỷ lệ ra rễ là 71% với cây mạy bói và 35% với cây Mạy lay. Mùa v ụ giâm cho kết quả ra rễ cao nhất là tháng 4 - 6 hàng năm. IV. KẾT LUẬN Măng có thị trường tiêu thị rộng lớn vì đa phần người dân đều sử dụng măng làm thực phẩm.Với Mạy lay chưa có hộ nông dân nào trồng mà chủ yếu là khai thác từ rừng tự nhiên.Với Mạy bói các hộ nông dân trồng ở những nơi gần nhà v en nương rẫy để thuận tiện cho thu hái. Chưa có hộ nông dân nào biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng v à thu hái măng. Mạy bói giâm hom với loại thuốc IBA nồng độ 1% kết quả ra rễ đạt 91%. Mạy lay giâm hom với loại thuốc IBA nồng độ 1% kết quả ra rễ đạt 45%. Mùa vụ nhân giống tháng 4 -6 cho kết quả cao nhất. T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Viết Lâm, Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền, 2005. Điều tra bổ sung thanh phần loài, phân bố v à một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành, 2005. Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 3. Đỗ Văn Bản 2005. Gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở việt nam. Tài liệu hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986 -2005). 4. Cục Khuyến nông v à Khuyến lâm, 2002. Những điều nông dân miền núi cần biết (tập 1) NXBNN Hà Nội. 5. Triệu Văn Hùng (chủ biên) Nguyễn Xuất Quát, Hoàng Chương, 2002. Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng. NXBNN, Hà Nội. 6. Lê Quang Liên (Chủ trì), Nguyễn Danh Minh, 2000. Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre để lấy măng. Viện KHLN Việt Nam. 7. Lê Quang Liên, 2001. Nhân giống Luồng bằng chiết cành. Thông tin KHKTLN. Viện KHLN Việt Nam, số 06. 8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam. NXBNN, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2