Nghiên cứu khoa học " PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN "
lượt xem 24
download
Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006- 2009” chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện đất đai đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở vùng Tây Nguyên. Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng suất rừng trồng Keo lai là: loại đất, độ dày tầng đất, thảm thực bì, dung trọng, hàm lượng sét vật lý, hàm lượng hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN "
- Nghiên cứu khoa học PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN
- PHÂN HẠNG ĐẤT CẤP VI MÔ CHO TRỒNG RỪNG KEO LAI (A.mangium x A.auriculiformis) Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Ngô Đình Quế, Nguyễn Văn Thắng Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong khuôn khổ của đề t ài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006- 2009” chúng tôi đã ti ến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện đất đai đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở vùng Tây Nguyên. Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng suất rừng trồng Keo lai là: loại đất, độ dày tầng đất, thảm thực bì, dung trọng, hàm lượng sét vật lý, hàm lượng hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu. Đề tài đã đề xuất bảng phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng loài cây này tại vùng Tây Nguyên nhằm góp phần sử dụng đất một cách hợp lý để tạo ra các rừng trồng có năng suất cao, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Từ khoá: Phân hạng đất, Keo lai ĐẶT VẤN ĐỀ Keo lai là loài được l ai tạo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có ưu đi ểm cây sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng thời lại có khả năng cải tạo đất cao. Với những ưu điểm trên, từ khi ra đời Keo lai đã nhanh chóng trở thành cây trồng rừng chủ lực cho ngành lâm nghiệp, đặc biệt l à cho trồng rừng sản xuất nguyên li ệu giấy, dăm. Ngoài ra, Keo lai được coi là một loài có triển vọng cho trồng rừng đa mục đích: phòng hộ, cải tạo đất, cung cấp nguyên li ệu. Trước đòi hỏi, cũng như yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trồng rừng sản xuất hiện nay l à cần phải lựa chọn chính xác loại đất phù hợp cho trồng rừng Keo lai và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này nhằm: nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai với một số đặc điểm đất đai làm cơ sở phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng ở vùng Tây Nguyên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận và cách tiếp cận. - Dùng không gian thay cho thời gian để bố trí và thu thập các số liệu ngoài hiện trường. - Đi ều tra so sánh năng suất rừng trồng xác định các yếu tố lập địa, đất đai có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng. Phương pháp cụ thể a. Phương pháp kế thừa, thu thập các kết quả nghiên cứu đã có trước đây và tài liệu có liên quan đến đề tài. b. Điều tra ngoại nghiệp - Chọn địa điểm nghiên cứu, lập tuyến điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực rừng trồng hiện 2 có. Trên hệ thống tuyến khảo sát, lập các ô ti êu chuẩn diện tích 400m (20x20m) đại diện cho cấp tuổi và mức độ sinh trưởng khác nhau. - Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn bộ cây trong ô các chỉ ti êu về đường kính ngang ngực (D1,3) bằng thước đo vanh, chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo độ cao. Ngoài ra còn đào và mô tả phẫu diện, thu thập các mẫu đất theo tầng để phân tích trong phòng thí nghiệm. c. Phương pháp nội nghiệp. - Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ ti êu lý, hoá tính theo các phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong phòng thí nghi ệm hiện nay: 3 Dung trọng: Dùng ống đóng có thể tích V=100cm 0 Độ ẩm: Sấy ở nhiệt độ 105 C trong 3 giờ Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO. Hữu cơ tổng số: Theo Walkley- Black. Đạm tổng số:Theo Kjendhall pHKCl của đất: Dùng pH metter P2O5 dễ ti êu: Trắc quang (Bray II) K2O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa) - Áp dụng GIS xây dựng bản đồ phân cấp mức độ thích hợp cấp vĩ mô cho việc trồng rừng Keo lai ở vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000. - Tổng hợp, xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phần mềm SPSS d. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo lai: Dựa trên các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), Hiệu suất đầu tư (BCR). 1
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đánh giá mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô Bảng 1. Diện tích thích hợp cây trồng với Keo lai ở vùng Tây Nguyên Rất thích Rất hạn Thích Ít thích Diện tích tự Đất trống và hợp hợp hợp chế Tỉnh đất rừng trồng TT nhiên (ha) (ha) % so với đất trống và đất rừng trồng I Gia Lai 1.537.845,00 282.641,66 0,01 57,36 26,32 16,31 Đắc Lắc II 1.312.537,00 206.864,65 2,76 65,06 23,05 9,13 III Kon Tum 967.655,00 281.996,65 1,20 60,59 21,70 16,51 Lâm Đồng IV 977.219,70 204.430,32 0,09 42,82 36,84 20,25 Đắc Nông V 651.334,20 31.565,96 0,03 51,61 40,71 7,65 Tổng 5.446.590,90 1.007.499,24 0,93 56,74 26,91 15,42 Kết quả ở bảng trên cho thấy vùng Tây Nguyên có ti ềm năng cho phát triển Keo lai. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến năng suất rừng trồng Keo lai. Bảng 2. Sinh trưởng của Keo lai trên các lập địa khác nhau ở Tây Nguyên Độ NS Độ Đ á m ẹ/ Thực Mật Nhận D1,3 Hvn 3 T uổi Đ ịa điểm OTC dày m /ha/ dốc loại đất độ bì xét ( cm) (m) đất năm Đất xám/ 8 6 Mang Yang- G ia 15 85 Ic 1600 12,91 15,4 26,82 Lai Xa Sinh trưởng tốt M'Đrăk- Đăk Lăk 15 7 15 P T Sét/ 100 Ib1 1000 15,24 17,6 22,95 Fs YaHội- Đăk Pơ- S a thạch/ 4 7 10 90 Ic 1200 13,93 17 22,16 Gia Lai Fq Đ ăk Tlay- Mang 3 6 18 Granit/ Fa 85 Ic 1300 13,40 14,4 21,96 Yang- Gia Lai Sinh trư ởng khá YaHội- Đăk Pơ- S a thạch/ 5 7 20 85 Ib1 1200 14,22 16 21,77 Gia Lai Fq Đ ăk Kan- N gọc 12 7 18 Gnai/ Fa 90 Ib1 1500 11,81 16,8 19,68 H ồi- K on Tum Đ ăk Kan- N gọc 13 7 20 Granit/ Fa 95 Ib1 1400 14,23 11,5 18,23 H ồi- K on Tum YaHội- Đăk Pơ- S a thạch/ 6 7 15 70 Ib2 1300 12,09 16 17,09 Sinh trưởng trung Gia Lai Fq Đất xám/ 9 6 Mang Yang- G ia 15 50 Ib2 1800 10,69 12,5 16,82 bình Lai Xa M'Đrăk- Đăk Lăk 16 4 25 P T Sét/ 60 Ib2 1600 10,04 9,52 15,07 Fs Đ ăk Kan- N gọc 11 7 25 P aragnai/ 50 Ib2 1300 12,65 11,8 13,73 Sinh trưởng H ồi- K on Tum Fa kém YaHội- Đăk Pơ- Cát kết/ 7 4 25 40 Ia 1500 10,00 6,93 10,20 Gia Lai Fq 2
- 1 3 Yang Man- Kong 30 Granit/ Fa 40 Ia 1250 8,60 7,27 8,79 C hro- GL Đ ăk Trăm- Đăk Đ á BC/ 10 5 28 45 Ia 1300 9,91 8,76 8,79 Tô- K on Tum Fa C hư Pui- Krông S a thạch 14 4 25 50 Ia 1500 7,70 7,3 6,37 B ông- Đăk Lăk m ịn/ Fq 2 2 K ong Yang- Kong 30 Granit/ Fa 45 Ia 1600 4,84 2,85 2,10 C hro- GL Fs- Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét. Ghi chú: Fa- Đất feralit phát triển trên đá macma axit Xa- Đất xám trên đá macma axit Fq- Đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch. Ic- Thảm thực vật tái sinh tốt có > 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ib1- Cây bụi tốt, có từ 300- 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ib2- Cây bụi, có dưới 300 cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ia- Cỏ thấp: tế guột, cỏ lông lợn, cỏ tranh... 3 - Rừng sinh trưởng tốt (năng suất > 22m /ha/năm): chủ yếu là loại đất phát triển trên đá macma axit chua là Fa, Xa và trên phiến thạch sét Fs và sa thạch Fq; đất tương đối bằng phẳng dốc không quá 150, độ dày tầng đất rất tốt (phần lớn ~ 90cm) và thảm thực bì rất tốt chủ yếu l à cây bụi dày và cây gỗ tái sinh (Ic, Ib1). 3 - Rừng sinh trưởng khá (năng suất 18-22m /ha/năm): trồng trên các loại đất f eralit phát tri ển trên đá macma axit (Fa), đất feralit vàng đỏ phát triển trên cuội kết, sa thạch (Fq); độ dày tầng 0 đất ở mức khá gi ống đất rừng sinh trưởng tốt tuy nhiên đất dốc hơn (15- 25 ); thực bì chủ yếu là thảm cây bụi tốt có nhiều cây gỗ tái sinh (Ib1). 3 - Rừng sinh trưởng trung bình (năng suất 15-18m /ha/năm): được trồng trên các loại đất Fs, Fq và Xa; độ dày tầng đất mỏng hơn so với ở 2 rừng trên (50- 70cm). Thảm thực bì là cây bụi trung bình rải rác có cây gỗ tái sinh (Ib2) - Rừng sinh trưởng xấu (năng suất
- 20-30 57,68 4,01 1,93 0,069 1,15 36,05 Yang- Gia Lai 16 Ea Trang- 0-10 1,19 40,67 3,19 3,05 0,133 11,64 61,86 M'Đrăk- Đăk Lăk 20-30 43,22 3,58 1,67 0,067 0,24 40,96 Đạ Tẻh- Lâm 29 0-10 1,11 59,57 3,83 2,89 0,128 9,42 39,63 Đồng 20-30 67,98 3,85 1,44 0,065 3,33 28,76 Đạ Tẻh- Lâm 17 0-10 1,15 65,66 3,58 2,68 0,124 8,27 17,70 Đồng 20-30 69,67 3,78 1,05 0,046 1,43 8,94 Đạ Tẻh- Lâm 24 0-10 1,22 35,14 3,67 2,46 0,115 7,46 13,25 Đồng 20-30 45,35 3,66 1,05 0,048 1,58 11,04 Đăk Kan- Ngọc 11 0-10 1,33 33,50 3,63 1,78 0,091 7,08 102,90 Hồi- Kon Tum 20-30 57,96 3,75 1,26 0,104 0,87 56,93 YaHội- Đăk Pơ- 7 0-10 1,41 22,13 4,41 1,52 0,068 4,47 75,53 Gia Lai 20-30 24,16 4,14 0,90 0,033 1,20 45,32 Sinh trưởng kém 1 Yang Man- Kong 0-10 1,42 23,34 4,22 1,61 0,044 4,23 70,35 Chro- Gia Lai 20-30 25,45 4,01 0,55 0,024 10,62 40,20 Chư Pui - Krông 14 0-10 1,46 28,57 3,67 1,14 0,052 4,18 143,81 Bông- Đăk Lăk 20-30 38,53 3,60 0,72 0,049 1,85 76,05 Đạ Tẻh- Lâm 23 0-10 1,30 55,32 3,71 2,91 0,123 9,96 8,80 Đồng 20-30 57,21 3,66 1,16 0,069 2,97 4,51 Đạ Tẻh- Lâm 27 0-10 1,35 85,68 3,53 1,68 0,088 8,52 66,57 Đồng 20-30 90,54 3,48 1,06 0,051 2,08 42,15 Kết quả ở bảng trên cho thấy: - Đất dưới rừng trồng Keo lai có hàm lượng sét vật lý dao động lớn từ 22,13- 85,68% ở tầng 0-10cm và từ 24,16- 90,54% ở tầng 20- 30cm được xếp là đất thịt nhẹ đến sét trung bình. 3 - Dung trọng tầng mặt của đất từ 0,99g/cm ở đất dưới rừng 7 tuổi tại M’ Đrăk- Đăk Lăk đến 3 1,46g/cm ở rừng 4 tuổi tại Krông Bông- Đăk Lăk. - Chỉ số pHKCl của tất cả các mẫu đất đa số nhỏ hơn 4,5 chứng tỏ đất có phản ứng chua và thuộc loại đất rất chua. - Đất trổng Keo lai ở Tây Nguyên có hàm lượng hữu cơ từ nghèo đến giầu, biểu hiện ở hàm lượng hữu cơ tổng số ở tầng đất 0-10cm dao động từ 1,14% ở rừng 4 tuổi sinh trưởng xấu tại Krông Bông- Đăk Lăk đến 5,15% ở rừng 7 tuổi sinh trưởng tốt tại M’ Đrăk- Đăk Lăk. - Hàm lượng Nitơ tổng số trong đất ở tầng mặt (0-10cm) dao động lớn từ 0,044% đến 0,212%. Từ các kết quả thu được ở trên dễ dàng nhận thấy tính chất lý, hoá học của đất dưới các rừng Keo lai sinh trưởng tốt xấu có sự phân hoá khá rõ rệt: 3 - Rừng sinh trưởng tốt (năng suất >22 m /ha/năm): Đất xốp thể hiện ở dung trọng tầng 3 mặt thấp, đa số 3%) kéo theo đó hàm lượng N tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình- khá; Hàm lượng P2O5 dễ ti êu phần lớn ở mức trung đến khá bình khá; Hàm lượng sét vật lý tầng mặt dao động từ 47,29- 66,34% thuộc loại đất thịt trung bình. 3 - Rừng sinh trưởng khá (năng suất 18-22 m /ha/năm): Đất có dung trọng tầng mặt ở mức 3 trung bình 1,11-1,20g/cm biểu hiện đất có độ xốp khá; Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt dao động từ 2,89-4,11% ở mức trung bình đến khá, hàm lượng Phốt pho dễ tiêu đa số ở mức nghèo đến trung bình; Cũng giống như đất rừng sinh trưởng tốt, đất ở đây thuộc loại đất thịt trung bình. - Rừng sinh trưởng trung bình (năng suất 15-18 m3/ha/năm): Đất có dung trọng tầng mặt khá cao dao động từ 1,11-1,26g/cm3 biểu hiện đất có độ xốp từ xốp đến hơi chặt; Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt ở mức trung bình (2-3%) kéo theo hàm l ượng Nitơ tổng số ở mức nghèo đến trung bình; Hàm lượng Phốt pho dễ ti êu chủ yếu ở mức nghèo ít (6-10ppm). 4
- 3 - Rừng sinh trưởng xấu (năng suất 100 < 1,1 Ic, Ib1 >4 Ff, D Hạng II: Cấp năng suất 18 - Fs, Fq, X, 3 22 m /ha/năm Fv 15 - 25 50- 70 1,1- 1,2 Ib2,Ib1 3- 4 Hạng III: Cấp năng suất 15- 18 m3/ha/năm Fs, Fq 25 - 35 30- 50 1,2- 1,3 Ia,Ib2 2 -3 Hạng IV: Cấp năng suất 35 1,3 Ia 1000cây X- Đất xám gỗ tái sinh (h>1m)/ha Fs- Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét. Ib1- Cây bụi tốt, có từ 300- 1000cây gỗ tái D- Đất dốc tụ sinh (h>1m)/ha 5
- Ff- Đất feralit phát triển trên đá phấn sa, mica, gơna Ib2- Cây bụi, có dưới 300 cây gỗ tái sinh Fv- Đất phát triển trên đá vôi (h>1m)/ha E- Đất xói mòn trơ sỏi đá, kết von Ia- Cỏ thấp: tế guột, cỏ lông lợn, cỏ tranh... Fp- Đất ferlit nâu đỏ trên phù sa cổ Fq- Đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch Đánh giá hiệu quả kinh tế. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai trên các hạng đất khác nhau ở vùng Tây Nguyên được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại các điểm nghiên cứu Số năm Hiệu Doanh thu từ Tổng chi phí NPV/năm suất hoàn Hạng IRR rừng tạo rừng (đồng/ha/ NPV (đồng/ha) đất vốn đầu tư (%) (đồng/ha) (đồng/ha) năm) (năm) (lần) I 80.198.300 11.096.748 36.625.714 5.232.246 39,40 1,15 3,34 II 58.220.750 11.388.853 21.811.173 3.115.883 28,00 1,52 2,60 III 39.189.750 12.030.000 8.248.120 1.178.300 17,00 2,13 2,02 IV 26.630.833 10.787.673 3.345.510 477.930 11,33 3,06 1,70 Ghi chú: NPV: lợi nhuận dòng IRR: tỷ lệ hoàn vốn KẾT LUẬN - Trong điều kiện đầu tư, thâm canh không cao như hiện nay thì sinh trưởng của Keo lai phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm điều kiện lập địa và tính chất lý hoá học đất ở nơi trồng rừng như: độ dốc, thảm thực bì che phủ, l oại đất, độ dày tầng đất, dung trọng, hàm lượng sét vật lý, hàm lượng hữu cơ tổng số và hàm lượng photpho dễ tiêu. - Bảng phân hạng đất cấp vi mô mà đề tài đưa ra là có cơ sở khoa học, được tổng hợp từ các kết quả điều tra thực địa cũng như phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS nên đáng tin cậy và có thể sử dụng trong quy hoạch, chọn đất trồng rừng Keo lai cho các cơ sở sản xuất ở vùng Tây Nguyên như: Lâm trường, xã, thôn... - Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, Keo lai trồng tr ên hạng đất I cho hiệu quả kinh tế cao nhất tiếp theo l à hạng II, hạng III và thấp nhất là hạng IV. Từ các kết quả này chúng tôi khuyến cáo nên trồng Keo lai trên các hạng đất I, II và không nên trồng trên hạng đất IV. Có thể trồng Keo lai trên hạng đất III nhưng cần phải đầu tư thâm canh cao thì mới đem l ại hiệu quả kinh tế mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tấn Phương (2001). Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai (Acacia hybrid) với một số tính chất đất ở Ba Vì. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Vi ệt Nam, Hà Tây. 2. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tiến Đạt (1988). Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn Phân hạng đất trồng Quế. Báo cáo khoa học. 3. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2001). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 4. Nguyễn Huy Sơn, Đoàn Hoài Nam và các cộng tác viên (2005), Đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và độ tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng ở vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và phát tri ển nông thôn số 14/2005. 6
- Micro-level land classification for acacia hybrid (A.mangium x A.auriculiformis) plantation in tay Nguyen Ngo §inh Que, Nguyen Van Thang Research Centre for Forest Ecology and Environment Forest Science Institute of Vietnam Summary In the framework of the project "Land classification and evaluation for plantation forest at priority region, 2006-2009", the influence of site condition on growth rate of A.mangium x A.auriculiformis was investigated using a quantitative approach. The results showed that the main factors affecting A.mangium x A.auriculiformis' yield are: vegetation cover, soil type, soil depth, bulk density, physical clay contents, total humus, and available P2O5. Based on this result, a micro-level land classification matrix was developed for A.mangium x A.auriculiformis on the High Plateau . Key words: Land evaluation, Forest land, Acacia hybrid, A.mangium x A.auriculiformis 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn Nghiên cứu khoa học và Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Văn Hải
26 p | 875 | 217
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Vũ Cao Đàm
200 p | 768 | 191
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu,chi phí và lợi nhuận để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV thuyền viên VIPCO
64 p | 633 | 171
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh
88 p | 803 | 171
-
Thuyết trình Báo cáo nghiên cứu khoa học: Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đại Á
19 p | 480 | 165
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - PGS.TS. Lưu Trường Văn
44 p | 572 | 163
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Công nghệ GTVT
66 p | 312 | 62
-
Nghiên cứu Khoa học: Phân khúc thị trường khách du lịch tại Phú Quốc
11 p | 807 | 54
-
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Phần 1 - PGS.TS. Dương Văn Tiển (ĐH Thủy lợi)
92 p | 201 | 54
-
Tiểu luận:Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Phân tích các nguyên tắc sáng tạo qua quá trình phát triển của Web
25 p | 280 | 49
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả
144 p | 197 | 43
-
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: Phần 2 - PGS.TS. Dương Văn Tiển (ĐH Thủy lợi)
66 p | 118 | 40
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe: Phần thứ nhất - NGND.GS. BS.Hoàng Tử Hùng
28 p | 165 | 21
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích thực trạng tỷ giá hối đoái giai đoạn 2006-2010
47 p | 158 | 16
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của Thành phố Hà Nội
12 p | 128 | 11
-
Triển khai công nghệ giai đoạn 1996-2001 và Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học: Phần 1
106 p | 89 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
61 p | 15 | 9
-
Triển khai công nghệ giai đoạn 1996-2001 và Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học: Phần 2
94 p | 86 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn