intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý môi trường ngành khách sạn: Những bài học rút ra cho Việt Nam

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến quá trình quản lý môi trường trong lĩnh vực khách sạn cũng như quá trình áp dụng tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý môi trường ngành khách sạn: Những bài học rút ra cho Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH KHÁCH SẠN: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM A STUDY ON EXPERIENCES IN ENVIRONMENT MANAGEMENT IN HOSPITALITY: LESSONS FOR VIETNAM ThS. Lê Cát Vi – ThS. Nguyễn Hồng Uyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM vilc@uel.edu.vn Tóm tắt Quản trị môi trường là một quy trình giảm thiểu các tác hại từ các hoạt động của tổ chức hoặc hành vi của con người đến thiên nhiên và môi trường ở hiện tại và có ảnh hưởng đến tương lai thông qua các giải pháp trực tiếp và gián tiếp; từ đó, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Quản trị môi trường của một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được đánh giá qua hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường. Bài viết này tập trung làm rõ các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến quá trình quản lý môi trường trong lĩnh vực khách sạn cũng như quá trình áp dụng tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết cũng xác định những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình áp dụng, từ đó, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị môi trường cho ngành Khách sạn tại Việt Nam. Từ khoá: Quản lý Môi trường, Thực hành Quản lý Môi trường, Hệ thống Quản lý Môi trường Abstract Environmental management is about decision-making - and it is especially concerned with the process of decision-making in relation to the use of natural resources, the pollution of habitats and the modification of ecosystems. The environmental management of an organization or business will be assessed by its environmental performance. This article focuses on clarifying the concepts and theoretical bases related to the process of environmental management in the tourism industry as well as the process applied in countries around the world and in Vietnam. Basically, the article also identifies the advantages and disadvantages encountered in the appli- cation process, thereby, proposes some solutions to improve the efficiency of environmental man- agement for the tourism industry in Vietnam. Keywords: Environmental Management (EM), Environmental Management Practice (EMP) & Environmental Management System (EMS) 1. Đặt vấn đề Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quốc tế, và Việt Nam cũng đang chú trọng phát triển mạnh đặc biệt từ Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) - nhằm phát triển du lịch bền vững theo 1639
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hướng thân thiện với môi trường với sự tham gia của 179 quốc gia. Đối với Việt Nam nói riêng, từ Pháp lệnh về du lịch (1999) đã tập trung phát triển du lịch trong và ngoài nước đến quyết định của chính phủ về chiến lược phát triển du lịch định hướng đến năm 2030, đồng thời cũng đã tạo động lực thúc đẩy các đơn vị vận hành du lịch có những hoạt động giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn nữa, những vấn đề môi trường gần đây đã thu hút sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ bởi việc giảm thiểu sự tác động tiêu cực từ các hoạt động của con người đến môi trường tự nhiên (Pham & Jabbour, 2019a). Về phía doanh nghiệp, quản trị môi trường (Environmental Manage- ment – EM) là một yêu cầu quan trọng nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Đối với ngành khách sạn, xây dựng hệ thống EM trong các cơ sở lưu trú đã và đang được sự quan tâm từ các cơ quan quản lý nhà nước, khách sạn và các nhà khoa học. Một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã tiến hành phân tích mối quan hệ tương quan giữa quản lý môi trường (Molina-Azorín, ClaverCortes, Lopez-Gamero, & Tarí, 2009). Hay có một mối tương quan giữa quản lý môi trường và hiệu suất công ty (Gonza- lez-Benito & Gonzalez-Benito, 2005; Leonidou, Leonidou, Fotiadis, & Zeriti, 2013; Liên kết & Naveh, 2006; Lopez-Gamero, Molina-Azorín, & Claver-Cortes, 2011). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tác động giữa vấn đề quản lý chất lượng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu suất của công ty (Nair, 2006, Prajogo & Sohal, 2006; Sila, 2007, Alonso- Almeida, Rodríguez-Anton, & Rubio-Andrada, 2012; Inoue & Lee, 2011; Ladhari, 2012). Hay một nghiên cứu từ rất sớm được thực hiện bởi Curkovic, Melnyk, Handfield, &Calantone (2000) đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của hệ thống quản lý này đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá sự tác động chung của quản lý môi trường đến lợi thế cạnh tranh trong ngành du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú tại các địa điểm du lịch. Một trong những hoạt động nổi bật là việc áp dụng EM, Thực hành Quản lý Môi trường (Environmental Management Practice - EMP) & Hệ thống Quản lý Môi trường (Environmental Management System - EMS) vào quá trình kinh doanh bởi đó không chỉ là đi cùng xu hướng hiện tại mà góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các đề tài EM, EMP đã được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới thông qua các nghiên cứu khoa học đã được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề này còn khá mới mẻ. Một nghiên cứu từ Le và cộng sự (2006) từ rất sớm chỉ mới đơn thuần nêu ra các yếu tố thuận lợi và khó khăn nếu áp dụng các hoạt động thân thiện với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình, cách thức cụ thể để áp dụng EM lại chưa được xem xét. Do đó, xuất phát từ những lý do trên, đề tài này nhằm tập trung khái quát hoá cũng như là phân biệt và làm rõ các định nghĩa về EM, EMP & EMS để làm cơ sở cho việc áp dụng vào Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cũng nêu ra một số ví dụ thực tế được áp dụng EM tại các quốc gia khác, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng. Đồng thời, đề tài cũng tổng hợp và khái quát các nghiên 1640
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 cứu về việc EM áp dụng ở một số khách sạn tại Việt Nam. Từ đó, phân tích về những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng EM ở Việt Nam. Như vậy, nội dung bài viết sẽ bao gồm 4 phần: (1) Thống kê các định nghĩa EM, EMP & EMS qua các thời kì, đưa ra các mối liên hệ liên quan thông qua sơ đồ khái niệm (conceptual framework); (2) Đưa ra một số ví dụ nổi bật của các quốc gia áp dụng EM, EMP & EMS; (3) Khái quát và phân tích tình hình áp dụng EM, EMP & EMS tại Việt Nam; (4) Nhận định các khó khăn, thuận lợi và đề xuất một số khuyến nghị khi Việt Nam áp dụng EM, EMP & EMS trong các hoạt động du lịch. 2. Cở sở lý thuyết Bắt đầu từ tháng 3 năm 1992, Tập đoàn BSI đã công bố tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường (EMS) đầu tiên trên thế giới như một phần của việc giải quyết những lo ngại ngày càng tăng cao về vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể được gọi là BS 7750. Bộ tiêu chuẩn này là nền tảng và khuôn mẫu cho sự phát triển của bộ tiêu chuẩn sau như: ISO 14000 vào năm 1996, ISO 14001 vào năm 2017. Khi tổ chức ISO chính thức đưa EMS vào bộ tiêu chuẩn 14001 và nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Kéo theo đó, một số thuật ngữ đi kèm và liên quan được đề cập rộng rãi, ví dụ như EM, EMP cũng là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có rất nhiều bài báo cũng như là các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn giúp phân biệt giữa các khái niệm và thuật ngữ, Hình 1 sẽ trình bày các khái niệm của các thuật ngữ các tác giả nêu ra qua các thời kì. Hình 1: Sơ đồ mô tả các thuật ngữ liên quan đến quản lý môi trường (EM) dựa trên các cơ sở lý thuyết từ các nguồn học thuật chính thống Bản chất EM là một quy trình giảm thiểu các tác hại từ các hoạt động của tổ chức hoặc hành vi của con người đến thiên nhiên, môi trường ở hiện tại và có ảnh hưởng đến tương lai 1641
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thông qua các giải pháp trực tiếp và gián tiếp; từ đó, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Việc áp dụng EM trong thực tiễn, còn được gọi là EMP sẽ có sự khác biệt tuỳ thuộc vào đặc trưng của ngành. Cụ thể hơn, đối với ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch, thì EMP, theo định nghĩa từ các nhà nghiên cứu, được đưa ra bao gồm 2 mảng chính: đó là phần mềm và phần cứng. Đối với phần mềm, các hoạt động sẽ liên quan đến EMS. Đây là hệ thống theo tiêu chuẩn ISO, cơ chế tự nguyện (voluntary mechanism). Nó không tác động trực tiếp đến hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường (environmental performance). Trong khi đó, phần cứng bao gồm hệ thống sản xuất và vận hành (production & operation system) sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường (environmental performance). Cụ thể, theo Álvarez Gil và cộng sự (2001); González Benito và González Benito (2006); Saha và Darnton (2005); El Dief và Font (2012); Park và cộng sự, (2012), EM bao gồm một loạt các hoạt động nhằm giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đối với môi trường tự nhiên, và thường được phân thành hai loại, đó là thực hành vận hành hoặc kỹ thuật (operational or technical practices) và thực hành tổ chức hoặc hệ thống (organizational or system practices). Thực hành vận hành (operational or technical practices) là những thực hành có thể trực tiếp cải thiện hoạt động môi trường của công ty, chẳng hạn như lắp đặt các kỹ thuật tiết kiệm nước trong các phòng khách sạn. Đặc biệt, thực tiễn hoạt động của các khách sạn tập trung vào tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng và quản lý chất thải (Park và cộng sự, 2012; Kasim, 2007; Stipanuk, 1996). Không giống như các phương thức trong lĩnh vực vận hành, bản thân các phương thức tổ chức (organizational or system practices) không làm giảm trực tiếp các tác động đến môi trường của công ty. Thay vào đó, các hoạt động cụ thể về hệ thống có liên quan đến việc phát triển và thực hiện hệ thống quản lý môi trường giám sát và hỗ trợ các hoạt động thực hành vận hành (El Dief và Font, 2012; Álvarez Gil và cộng sự, 2001). Các hoạt động liên quan đến tổ chức hoặc hệ thống sẽ bao gồm việc thiết lập các chính sách liên quan đến môi trường, thiết lập các mục tiêu về bảo vệ môi trường, đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường một cách thường xuyên và có những khoá đào tạo về việc bảo vệ môi trường cho nhân viên (Álvarez Gil và cộng sự, 2001; Bohdanowicz, 2005; Bohdanowicz và cộng sự, 2011; González Benito và González Benito, 2006; Mensah, 2006). Hơn nữa, theo Buffa, F., Franch, M., & Rizio, D. (2018), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) áp dụng ba bộ EMP (truyền thông, tổ chức và vận hành) và các tác giả cũng cho biết vai trò của chủ thể công là rất quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp hoạt động tốn kém, dẫn đến việc chủ thể công trở thành người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của các DNVVN sang các mô hình kinh doanh bền vững. Việc thực hiện các EMP của các DNVVN đưa chúng ta đến các bước nghiên cứu tiếp theo là để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các thực hành đó với hiệu quả kinh tế và năng lượng của khách sạn. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Han, H., Lee, J. S., Trang, H. L. T., & Kim, W. (2018), họ đã phát triển thành công một khung lý thuyết giải thích vai trò rõ ràng của các thực hành khách sạn trong việc quản lý bảo tồn nước và giảm thiểu chất thải, các giá trị và mối quan tâm đến môi trường trong việc xây dựng ý định vì môi trường của khách hàng. Các thực hành của khách sạn về bảo tồn nước và quản lý giảm thiểu chất thải là rất quan trọng trong việc tạo ra các ý định vì môi trường. 1642
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Cuối cùng, EM của một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được đánh giá qua hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường (environmental performance). Cụ thể là từ năm 1998, Judge và Douglas đã chỉ ra rằng mức độ tích hợp cao của quản lý môi trường của một công ty có liên quan tích cực đến kết quả hoạt động môi trường của công ty. Họ định nghĩa hoạt động môi trường của công ty là “hiệu quả của công ty trong việc đáp ứng và vượt quá mong đợi của xã hội liên quan đến các mối quan tâm đến môi trường tự nhiên (trang 245).” Tương tự, Lober (1996) cũng định nghĩa Hoạt động môi trường của một tổ chức phản ánh mức độ cam kết bảo vệ môi trường tự nhiên. Ông cũng đưa ra một số các chỉ số như ngăn ngừa ô nhiễm, thải ra môi trường thấp, hoạt động tái chế và giảm thiểu chất thải đánh giá hoạt động môi trường của một tổ chức nhằm đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của một tổ chức. Hiệu quả này đã được nhấn mạnh trong một số nghiên cứu đo lường tác động của tiêu chuẩn đối với hiệu suất. Một số nghiên cứu về các doanh nghiệp được đã được chứng nhận trong bảo vệ môi trường cả lớn và nhỏ đã chỉ ra rằng tiêu chuẩn này thực sự góp phần cải thiện hiệu quả môi trường một cách đáng kể (González-Benito và González-Benito, 2005; Melnyk và cộng sự, 2003; Pun và Hui, 2001) hoặc quy định tuân thủ (Kwon và cộng sự, 2002; Potoski và Prakash, 2005; Zutshi và Sohal, 2004). Cụ thể hơn, một số nghiên cứu điển hình về các công ty được chứng nhận ISO 14001 đã chỉ ra rằng việc thực hiện tiêu chuẩn đã giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, bao gồm khối lượng chất thải được tạo ra, tiêu thụ nước và năng lượng, cũng như phát thải khí quyển (Chattopadhyay, 2001; Fielding, 1999). Các nghiên cứu khác đã nhấn mạnh những tác động tích cực của tiêu chuẩn đối với đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình an toàn và giảm nguy cơ rủi ro môi trường (Hanna và cộng sự, 2000; Shin và Chen, 2000), giảm sử dụng nguyên liệu thô, năng lượng, và chi phí (Chattopadhyay, 2001; Fielding, 1999; González-Benito và GonzálezBenito, 2005; Shin và Chen, 2000), và cải tiến hình ảnh của tổ chức, lợi thế cạnh tranh và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng (Corbett và Kirsch, 2001; Goh Eng và cộng sự, 2006; Melnyk và cộng sự, 2003; Potoski và Prakash, 2005; Pun và Hui, 2001). Trong thời gian gần đây, hầu hết mọi ngành công nghiệp đều thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện thông qua việc xử lý hiệu quả chất thải và xử lý nhanh các vật liệu độc hại (Melnyk, Sroufe, & Calantone, 2003). Thông thường, điều này là do sự nhận thức toàn cầu về vấn đề môi trường và buộc các tổ chức phải có trách nhiệm với môi trường (Post, Rahman, & McQuillen, 2015). Cùng với đó, ngành công nghiệp khách sạn cũng có những nỗ lực ‘xanh’ đáng kể bao gồm bảo tồn nước, năng lượng, giảm thiểu chất thải, giáo dục nhân viên và khách hàng về những khái niệm này (Bohdanowicz, Zientara, & Novotna, 2011; Rahman, Reynolds & Svaren, 2012). Tương tự, một số lượng lớn các nghiên cứu trong bối cảnh xanh hóa ngành khách sạn và du lịch đã được thực hiện trong quá khứ (Aragon-Correa, Martin-Tapia, & Torre-Ruiz, 2015; Hsiao & Chuang, 2016; Jones, Hillier, & Comfort, 2016; Kim & Choi, 2013; Mittal & Dhar, 2016; Novacka, Pícha, Navratil, Topaloglu, & Švec, 2019; Robin, Pedroche, & Astorga, 2017; Gurlek & Tuna, 2018; Siyambalapitiya, Zhang, & Liu , 2018; Zientara & Zamojska, 2018). Một cách ngắn gọn, ảnh hưởng của quản lý môi trường đối với lợi thế cạnh tranh có thể 1643
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 được phân tích thông qua tác động của nó đối với việc giảm được tạo chi phí và sự khác biệt (Aragon-Correa, 1998; Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2005; Shrivastava, 1995). Quản lý môi trường chủ động có thể cho phép công ty tiết kiệm chi phí đầu vào và tiêu thụ năng lượng, đồng thời tái sử dụng vật liệu thông qua tái chế (Hart, 1997). Do đó, khái niệm hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ bao hàm việc sản xuất và phát triển hàng hóa đồng thời giảm tác động môi trường và sử dụng tài nguyên hợp lý (Starik & Marcus, 2000). Trong bối cảnh này ngày nay, ô nhiễm được coi là dấu hiệu của sự kém hiệu quả (Porter & Van der Linde, 1995) và các doanh nghiệp phải học cách cải thiện môi trường về mặt năng suất tài nguyên. Liên quan đến lợi thế cạnh tranh thông qua sự khác biệt, bằng cách giảm ô nhiễm, có thể tăng nhu cầu từ những người tiêu dùng nhạy cảm với môi trường, những người quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm môi trường của sản phẩm (Elkington, 1994). Ngoài ra, một công ty có các sáng kiến tốt về môi trường có thể nâng cao danh tiếng về môi trường (Miles & Covin, 2000). Gần đây nghiên cứu của Preziosi, M., Tourais, P., Acampora, A., Videira, N., & Merli, R. (2019) khẳng định mối quan hệ giữa việc thực hiện các thực hành xanh và việc nâng cao nhận thức của thị trường và lòng trung thành đối với các khách sạn xanh. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về quản lý môi trường, đặc biệt trong ngành du lịch khách sạn vẫn còn hạn chế và chưa có lý thuyết nào cho việc giải quyết vấn đề đó. Vì thế, nghiên cứu tình huống/trường hợp (case study research) được sử dụng nhằm trả lời cho những câu hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” (Ying, 2009). Nghiên cứu tình huống ở các nước trên thế giới và một số tập đoàn điển hình có thể mang lại một bức tranh với những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản lý môi trường vào các hoạt động du lịch. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, đồng nghĩa với việc, bài viết phải phân tích các khía cạnh nổi bật trong việc ứng dựng quản lý môi trường vào ngành khách sạn. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam. Đồng thời, chuyên đề còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp nhằm bổ sung và hoàn thiện bức tranh chuyên biệt về quản lý môi trường. Cụ thể là phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu phát triển dựa trên việc tổng quan tài liệu theo hệ thống bao gồm năm bước: (i) định nghĩa nghiên cứu, (ii) lựa chọn cơ sở dữ liệu, (iii) xác định các từ khóa và thuật ngữ, (iv) lựa chọn các bài báo tương thích, và (v) trích xuất và đánh giá dữ liệu. Dựa trên câu hỏi nghiên cứu (“Các mô hình quản lý môi trường được thực hiện ra sao?”). Chúng tôi chọn cơ sở dữ liệu Scopus và Web of Science để lấy mẫu các bài báo. Việc lựa chọn cơ sở dữ liệu là hợp lý khi chúng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học do khả năng tiếp cận lớn các tạp chí từ một số lĩnh vực kiến thức. Các tìm kiếm được giới hạn trong các bài báo trên tạp chí và các đóng góp đánh giá (nghĩa là, không bao gồm các bài báo hội nghị), và chúng tôi không thiết lập các hạn chế liên quan đến ngày xuất bản. 4. Kinh nghiệm EM, EMP & EMS trong ngành dịch vụ khách sạn Nhận thấy các lợi ích trong quá trình áp dụng EMP, đã có nhiều quốc gia đã có những chương trình cụ thể nhằm giảm tải tác động đến môi trường. Bảng 1 tổng hợp một số ví dụ các chương trình thực tiễn của các quốc gia: Đài Loan (Taiwan), Sri Lanka, Anh Quốc (UK), Penn- sylvania, Mỹ (US) và Macao. 1644
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 1: Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng của EM, EMP & EMS trong ngành dịch vụ khách sạn Một số quốc gia STT có chương Nội dung cụ thể về các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường trình EMP điển hình 1 Đài Loan Ví dụ điển hình nhất là Đài Loan đã ứng dụng EMP vào dịch vụ khách sạn (Taiwan) thông qua Các tiêu chuẩn đánh giá khách sạn của chính phủ (Government’s hotel assessment standards, 2008) bao gồm nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đến 2014, Hsu đã so sánh, phân tích và phát triển, lập nên 1 sơ đồ lý thuyết (dựa trên ISO 14000) bao gồm 10 yếu tố chính tác động đến EM tại Đài Loan. Bên cạnh đó, tác giả đa đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ở cả 2 mảng phần cứng và phần mềm cho 10 yếu tố và 38 chỉ số. 2 Sri Lanka Ở Sri Lanka, theo nghiên cứu của Kularatne, T., Wilson, C., Månsson, J., Hoang, V., & Lee, B. (2019) kết luận rằng có trách nhiệm với môi trường sẽ nâng cao hiệu quả của các khách sạn, đặc biệt là về mặt nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và quản lý chất thải (phần cứng). Các tác giả ước tính chỉ số năng suất Malmquist để kiểm tra mức độ năng suất trong ngành khách sạn Sri Lanka nhằm giúp cho các nhà điều hành khách sạn và chính phủ hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của lợi thế cạnh tranh từ các hoạt động về môi trường và do đó có thể giúp họ ra quyết định chiến lược để cải thiện quản lý kỹ thuật và môi trường của khách sạn. 3 Anh Quốc Quản lý Môi trường cho Khách sạn-Hướng dẫn Ngành Thực hành Tốt nhất (UK) của Sáng kiến Môi trường Khách sạn Quốc tế, Butterworth-Heinemann, Ox- ford, ISBN 07506 16601, 193 tr. (Environmental Management for Hotels- the Industry Guide to Best Practice by International Hotels’ Environment Initiative, Butterworth-Heinemann, Oxford, ISBN 07506 16601, 193 pp.) Khi Hoàng tử xứ Wales đưa bộ hướng dẫn này vào buổi ra mắt sổ tay Sáng kiến Môi trường của các Khách sạn Quốc tế, “nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với thực tế rằng nhận thức về môi trường được nâng cao đã thêm một khía cạnh hoàn toàn mới cho quy trình ra quyết định của họ”. Sổ tay hướng dẫn này sẽ giúp các khách sạn đánh giá cao tầm quan trọng và sự phức tạp của khía cạnh môi trường. Nó đề cập đến các quyết định phải được đưa ra và những người nên tham gia để đạt được những cải thiện trong hoạt động môi trường của khách sạn. Được khởi xướng vào năm 1992, sáng kiến này là kết quả của sự hợp tác hợp tác giữa 11 tập đoàn khách sạn quốc tế lớn do Diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp Prince of Wales và được gọi là Sáng kiến Môi trường Khách sạn Quốc tế (IHEI). Được chia thành 13 phần, sổ tay hướng dẫn khách sạn về nhiều tác động mà hoạt động của họ có thể có đối với môi trường và để chứng minh những cải tiến có thể đạt được. Nó hướng dẫn người đọc thông qua toàn bộ quá trình cải tiến từ việc đưa văn hóa môi trường vào khách sạn; thông qua từng vấn đề môi trường chính - quản lý chất thải, bảo tồn năng lượng và nước, chất lượng nước, mua sản phẩm, chất lượng không khí trong nhà, khí thải bên ngoài, tiếng ồn, nhiên liệu lưu trữ, polychlorinated biphenyls, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, vật liệu độc hại và amiăng và có một Phụ lục của các tổ chức liên quan đến tác động của khách sạn đến môi trường. 1645
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4 Pennsylvania, US Cục Bảo vệ Môi trường (DEP) ở Pennsylvania đã đưa ra một sơ đồ khái niệm để lập kế hoạch và thực hiện nỗ lực “phủ xanh” hiệu quả tại các khách sạn và nhà nghỉ (http://www.dep.state.pa.us/dep/deputate/pollprev/industry /hotels/de- fault.htm). Cách tiếp cận của họ có thể được mô phỏng bởi Bộ Môi trường địa phương ở Malaysia, chủ yếu tập trung về quá trình giáo dục này, bao gồm các nguyên tắc quản lý tốt về tài liệu của các quá trình và trách nhiệm của dây chuyền và tập trung vào các lĩnh vực ô nhiễm chính mà các DNVVN phải đối mặt như nước thải, sử dụng năng lượng và quản lý chất thải (phần cứng). 5 Macao Ở Macao, hầu hết các chủ khách sạn đều tích cực đưa ra các sáng kiến góp phần tiết kiệm chi phí. Các sáng kiến bao gồm sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, có một hệ thống tích cực để phát hiện / sửa chữa các thiết bị rò rỉ và lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước được thực hiện rộng rãi, trong khi các chương trình liên quan đến sử dụng đèn chiếu sáng mặt trời, tái chế thức ăn thừa và tái sử dụng nước thải thì không (phần cứng). Các rào cản chính để tiến tới môi trường xanh bao gồm thiếu các quy định của chính phủ về quản lý môi trường (EM) (phần mềm(, hạn chế tài chính, thiếu nhân viên để xử lý EM và lo sợ rằng các sáng kiến môi trường có thể tác động tiêu cực đến trải nghiệm của khách, đặc biệt là những khách VIP và người chơi cờ bạc khó tính và mong đợi được tận hưởng những dịch vụ xa xỉ tại các khách sạn ở Ma Cao. Các khách sạn thấp hơn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc áp dụng các phương pháp tiếp cận xanh. Ở một nghiên cứu mới đây của Heras-Saizarbitoria, I., Boiral, O., Garcia, M., & Allur, E. (2020), các tác giả đặt câu hỏi về giả định rằng liệu chứng nhận tự điều chỉnh tự nguyện (voluntary self-regulatory certification) như ISO 14001, EMAS - được coi là hệ thống chứng nhận EMS nghiêm ngặt và đòi hỏi khắt khe nhất (Bracke et al., 2008; Bonilla-Priego et al., 2011; Petrosillo et al., 2012 ) – có tạo ra được kích thích tốt nhất các hành vi ủng hộ môi trường không? Câu trả lời là việc sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn này lại có hiệu suất còn rất yếu. Nghĩa là, theo nghiên cứu này chỉ ra rằng chứng nhận quản lý môi trường không phải là sự đảm bảo về năng lực của các công ty được chứng nhận để đóng góp vào hoạt động môi trường bằng các công nghệ và thực hành tốt nhất của họ mà nó chỉ được áp dụng mang tính biểu tượng, tập trung vào các khía cạnh thủ tục của quản lý môi trường — chẳng hạn như thủ tục giấy tờ —, và sự thiếu chặt chẽ trong việc áp dụng các công cụ này (Boiral, 2007; Heras-Saizarbitoria et al., 2013; Testa et al., 2018a). Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với những phát hiện khác như của Testa và cộng sự. (2018a), người đã chỉ ra rằng việc thực hiện và chứng nhận EMAS “không tạo ra những cải thiện đáng kể về hiệu suất môi trường và công cụ này là một hình thức của chủ nghĩa môi trường mang tính biểu tượng” (Testa và cộng sự, 2018a; trang 64). Mặc dù các tiêu chuẩn SRD và thực hành tốt nhất được đề xuất trong EMAS III không phải là bắt buộc, nhưng việc triển khai hệ thống này sẽ dẫn đến hiệu suất cao hơn về tiêu thụ nước, tiêu thụ năng lượng và phát sinh chất thải, là những chỉ số chính trong ngành khách sạn (Boiral 2012). Như đã chỉ ra bởi quan điểm 1646
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tân thể chế đối với EMS, việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường có thể chứng nhận tự nguyện như ISO 14001 và EMAS có xu hướng bị thúc đẩy bởi các áp lực bên ngoài hơn là tìm kiếm những cải tiến thực sự của các hoạt động nội bộ (Heras-Saizarbitoria et al., 2011; Boiral và Henri, 2012; Martín-de Castro và cộng sự, 2017). Từ góc độ này, hiệu suất môi trường kém và việc sử dụng ít các thực hành bảo vệ môi trường được giải thích là do sự tập trung vào cải thiện hình ảnh và các khía cạnh thương mại có xu hướng xuất hiện như một “mức độ tổ chức” (Boiral, 2012) chứ không phải là một phương tiện để nội bộ hóa các mối quan tâm về môi trường. Các phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý, người ra quyết định công và các bên liên quan khác liên quan đến tác động thực sự của các công cụ tự điều chỉnh của doanh nghiệp như ISO 14001 và EMAS. Do vậy, các nhà quản lý nên thận trọng với việc coi thường lợi ích của việc cải thiện tác động môi trường liên quan đến các chương trình chứng nhận môi trường tự nguyện. Những lợi ích như vậy không phải là tự động và đơn giản mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các động cơ bên trong để áp dụng các tiêu chuẩn có thể chứng nhận (HerasSaizarbitoria và cộng sự, 2011; Boiral và Henri, 2012; Ferrón-Vílchez, 2016; Boiral và cộng sự, 2018). Tóm lại, việc xem xét áp dụng ISO 14001 và EMAS tiếp tục được quy định rộng rãi và trực tiếp hoặc gián tiếp được các nhà quyết định công ở nhiều khu vực trên thế giới và đang rất được quan tâm, đáng chú ý là ở EU (Testa và cộng sự, 2016). Những người ra có thẩm quyền quyết định, các bên liên quan, như các tổ chức phi chính phủ không nên coi hiệu quả của các chương trình chứng nhận môi trường là tự nguyện mà cần nên bắt buộc để thúc đẩy ý thức và hành động trong những hoạt động bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú. 5. Quá trình áp dụng quản trị môi trường tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam Quá trình quản trị môi trường đã cho thấy những tác động tích cực không chỉ với thiên nhiên, môi trường, xã hội, mà còn giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh, vị thế, năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Do đó, việc áp dụng quản trị môi trường đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Một số khách sạn lớn, tập đoàn khách sạn tại Việt Nam đã áp dụng hiệu quả các chiến lược và quy trình quản trị môi trường trong suốt thời gian vừa qua. Tập đoàn khách sạn ACOR Tập đoàn khách sạn Accor là một trong những tập đoàn đầu tiên áp dụng chính sách bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh khách sạn từ năm 1994. Accor đã thành lập một bộ phận chuyên trách môi trường với nhiệm vụ đề ra chính sách môi trường nhằm giải quyết những thách thức môi trường toàn cầu dưới sự quản lý của giám đốc phụ trách môi trường. Tập đoàn đã đề ra Hiến chương môi trường bao gồm 15 chương trình hành động bảo vệ môi trường vào năm 1998, sau đó, bổ sung thành 65 chương trình (năm 2017). Các chương trình hành động được thể hiện rất rõ ràng và đồng bộ thông qua việc thông tin và nâng cao nhận thức của các toàn thể các nhân viên trong khách sạn, quản lý năng lượng, quản lý nước, quản lý nước thải, quản lý chất thải, các biện pháp bảo vệ tầng ozone, đảm bảo tính đa dạng sinh học, mua sắm xanh,… Tập đoàn thường xuyên định kì có các hoạt động nâng cao nhận thức thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện, mời các diễn giả trình bày sự tác động của môi trường đến khách sạn. Về 1647
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 vấn đề quản lý năng lượng, tập đoàn thường xuyên lập báo cáo về mức tiêu thụ; giám sát và phân tích mức tiêu thụ hàng tháng; liệt kê các cải tiến kỹ thuật; tổ chức các biện pháp ngăn ngừa; đảm bảo việc sử dụng tối ưu các cơ sở và máy móc; lắp đặt các đèn trang trí tiết kiệm năng lượng; sử dụng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng; sử dụng các bóng đèn có độ chiếu sáng thấp trong phòng ngủ; sử dụng đèn LED cho đèn trang trí bên ngoài; sử dụng đèn LED làm tín hiệu cho tín hiệu thoát hiểm; sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng; bọc vỏ cách nhiệt cho các ống dẫn nước nóng; sử dụng thiết bị đun nước nóng tiết kiệm điện; thu hồi năng lượng từ hệ thống thông gió chính; sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng; thu hồi năng lượng từ hệ thống điều hòa không khí; lắp tấm thu năng lượng mặt trời để đun nước nóng; lắp tấm thu năng lượng mặt trời để làm ấm bể bơi; thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Về vấn đề quản lý nước, tập đoàn đã chủ động có các biện pháp như lắp đặt thiết bị điều chỉnh dòng nước trong vòi nước; lắp đặt thiết bị điều chỉnh dòng nước ở các vòi hoa sen; lắp đặt thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước; sử dụng thiết bị giặt tiết kiệm nước; khuyến khích khách sử dụng lại khăn tắm; khuyến khích khách sử dụng lại khăn trải giường; loại bỏ hệ thống tủ lạnh làm mát bằng nước; thu hồi nước mưa. Về vấn đề quản lý nước thải và chất thải, khách sạn đã có các biện pháp thu hồi và tái chế dầu ăn qua sử dụng; phân loại và thu hồi thức ăn vụn; xử lý nước thải, tái xử lý bao gói bằng giấy và bìa các tông; tái chế giấy, giấy báo và tạp chí; hạn chế việc sử dụng các bao bì không phân hủy được; tái chế chai lọ thủy tinh; tái chế bao đựng bằng nhựa; tái chế các hộp đựng kim loại; thực hiện phân loại chất thải trong phòng ngủ của khách; hạn chế việc sử dụng bọc các sản phẩm vệ sinh trong phòng ngủ; tái chế các chất thải hữu cơ từ nhà hàng; tái chế chất thải xanh trong vườn; thải pin của khách sạn một cách an toàn; thải pin của khách một cách an toàn; tái chế thiết bị điện và điện tử; tái chế hộp mực; thải các bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn ống một cách an toàn. Khách sạn đã có các biện pháp như loại bỏ các thiết bị chứa CFC; kiểm tra các thiết bị chứa CFC, HCFC hoặc HFC không rò rỉ, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu; giảm thuốc diệt cỏ; giảm việc sử dụng thuốc diệt nấm mốc; sử dụng phân hữu cơ; tưới cây một cách hợp lý; trồng các cây thích nghi với địa phương; trồng ít nhất mỗi cây một năm; tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Đồng thời, khách sạn cũng chủ động sử dụng giấy sinh học; sử dụng các sản phẩm có nhãn sinh thái; hỗ trợ những sản phẩm hữu cơ. Khách sạn MAJESTIC Majestic cũng là một trong những khách sạn sớm áp dụng biện pháp bảo vệ và quản lý tài nguyên trong hoạt động kinh doanh từ những năm 1998. Quá trình áp dụng được khách sạn chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1999 đến 2003. Trong giai đoạn này, khách sạn tập trung chủ yếu vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh với sự giúp đỡ của Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME). Một số giải pháp được khách sạn tập trung thực hiện bao gồm: thay bóng đèn thường bằng bóng đèn có hiệu suất hoạt động cao hơn, điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ xuống còn 24 – C, hoạt động giặt là trong khách sạn cũng được chuyển sang giờ thấp điểm để được hưởng mức giá điện rẻ hơn (từ 10 giờ đêm các ngày chuyển sang 6 giờ sáng ngày hôm sau), sử dụng hệ thống điện bằng năng lượng mặt trời cho một số khu vực như phòng khách, bếp, bộ phận giặt là,.. Bên cạnh đó, khách sạn cũng chủ 1648
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 động lắp đặt công tơ và đồng hồ đo nước phụ để quản lý và kiểm soát mức tiêu thụ ngay tại các khu vực, lắp thêm các lưới lọc để lọc bớt rác thải trong các chậu rửa để hạn chế lượng chất thải có lẫn vào trong nước thải,.. Giai đoạn thứ hai được triển khai từ tháng 10/2003 đến nay. Với các đầu tư về cơ sở vật chất trong quá trình quản lý môi trường, khách sạn tiếp tục có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động như lên kế hoạch, giám sát việc thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị, bộ phận. Bên cạnh đó, khách sạn còn thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện định kì để nâng cao nhận thức, hiệu quả hoạt động của nhân viên ở các bộ phận. Thực hiện giáo dục cho nhân viên về các biện pháp như cách thức phân loại và tái sử dụng chất thải, quản lý sử dụng hoá chất, tắt điện sau khi hết ca làm việc,.. Không dừng lại ở đó, Majestic còn khuyến khích khách hàng tham gia vào việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng như điện, nước thông qua một số câu slogan, khẩu hiệu,.. được dán tại một số vị trí nhất định trong khách sạn. Khách sạn REX Khách sạn Rex đã bắt đầu triển khai và áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường từ những năm 2000 đến nay. Việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cũng được khách sạn thực hiện theo hai nội dung chính: Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 2000, với việc áp dụng một số biện pháp liên quan đến vấn đề áp dụng tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên như điện, nước, phân loại rác thải, sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, khách sạn còn xây dựng và thường xuyên duy trì áp dụng chu trình lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – điều chỉnh (PDCA) Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 2002 cho đến nay. Giai đoạn này khách sạn tập trung vào các biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm đối với môi trường của toàn thể cán bộ công nhân viên của khách sạn. Đồng thời khách sạn cũng tiến hành cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng như thay bóng đèn thường bằng bóng đèn compact, lắp thêm các lưới kiểm soát dòng chảy ở các vòi nước để tiết kiệm nước, thay thế các tủ lạnh sử dụng CFC bằng loại không dùng CFC. Khách sạn còn lắp đặt thêm các đồng hộ điện phụ, đồng hồ nước phụ tại các khu vực, sử dụng các bẫy rác, bẫy mỡ tại các đầu thoát nước tại bếp, nhà hàng. Về việc xử lí cuối nguồn, khách sạn đã xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung theo tiêu chuẩn TCVN 6772:2000, loại bỏ hết chất thải dư thừa trước khi xả vào cống thoát nước, sử dụng sản phẩm tẩy rửa Enchoice với thành phần từ enzyme tự nhiên an toàn với môi trường. Về chất thải rắn, khách sạn đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, quản lý rác thải, phân loại rác, tái sử dụng hoặc tái chế rác thải. 6. Thuận lợi, khó khăn và khuyến nghị thúc đẩy việc áp dụng quản trị môi trường Thuận lợi trong quá trình áp dụng quản trị môi trường Quá trình quản lý bảo vệ môi trường thực chất góp phần giảm được chi phí hoạt động của khách sạn thông qua các biện pháp đơn giản và dễ thực hiện. Phần lớn chi phí tiết kiệm được là từ tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện, chiếm khoảng 80% tổng chi phí tiết kiệm được. Như vậy, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn không chỉ đóng góp vào hoạt động 1649
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bảo vệ môi trường chung của ngành Du lịch mà trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Một ví dụ về việc giảm sử dụng nước là tại khách sạn Fairmont Royal York ở Toronto. Họ tiết kiệm hơn 476.000 lít nước mỗi ngày bằng việc dùng nước xả vải với lượng nước cần thiết ít hơn. Các giải pháp thân thiện với môi trường khác cũng được áp dụng trong phòng giặt với mục đích ngăn hóa chất độc hại xâm nhập vào hệ thống nước thải. Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đây, khách sạn không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh. Theo thống kê của Tập đoàn khách sạn Acor ở Việt Nam (2015), tính chung kết quả trong 5 năm, khách sạn đã tiết kiệm được 2,8 tỷ đồng trong đó phần tiết kiệm chi phí điện năng chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh tiết kiệm được (khoảng 2,5 tỷ đồng). Theo thống kê của khách sạn Rex năm 2008, trong thời gian ba năm thực hiện các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường, khách sạn đã tiết kiệm được 5,4 tỷ đồng trong đó tiết kiệm điện là 4,5 tỷ đồng. Một ví dụ cụ thể sau khi khách sạn Majestic đặt các mẫu thông báo kêu gọi khách thuê phòng ngủ tham gia hổ trợ Chính sách môi trường của khách sạn (2010), trung bình mỗi tháng số lượng drap và khăn tắm giảm trên 30%, trung bình hàng tháng có khoảng 3.500 khách thuê phòng tham gia hỗ trợ khách sạn tiết kiệm lượng khăn drap cần phải giặt, từ đó tiết kiệm được số lượng điện, nước và hóa chất tẩy rửa tương ứng. Thứ hai, hầu hết các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường đều là các biện pháp đơn giản không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, thậm chí là các biện pháp không cần đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường có thể được áp dụng tại các khách sạn với quy mô nhỏ cũng như hạng sao thấp. Đây là bước quan trọng trong giảm định kiến của nhiều người khi đề cập tới hoạt động bảo vệ môi trường thường cho rằng đây là biện pháp đòi hỏi đầu tư tốn kém chỉ phù hợp với khách sạn nhiều sao. Hoạt động bảo vệ môi trường trong khách sạn gắn liền với việc phân chia theo từng giai đoạn và trong các giai đoạn sau có sự tham gia của việc đào tạo nhân viên, thành lập các nhóm chuyên trách quản lý môi trường, áp dụng lần lượt các biện pháp nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt qua các năm với những hành động cụ thể được thể hiện trong các giai đoạn nhất định nên rất dễ nghiên cứu áp dụng. Hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ đem lại những gía trị thiết thực cho xã hội mà còn góp phần cải thiện hình ảnh của cơ sở lưu trú đối với khách hàng. Nhờ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, các khách sạn trên đã nhận được một số giải thưởng bằng khen trong và ngoài nước. Ví dụ như khách sạn Majestic nhận “Giải thưởng năng lượng ASEAN” do Tập đoàn năng lượng Châu Á trao tháng 7/2002. Khách sạn Rex nhận chứng chỉ ISO 14001 vào tháng 10/2004. Một số khó khăn khi gặp phải trong quá trình áp dụng quản trị môi trường Hệ thống quản trị môi trường đã cho thấy những tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, vẫn tồn tại không ít những rào cản cản trở trong việc cải thiện các hoạt động môi trường trong giai đoạn hiện nay (Hillary, 2004). Nhiều khách sạn, đặc biệt là các khách sạn vừa và nhỏ (SMH), đã không áp dụng EMS, mặc dù hóa đơn hàng năm cho điện, khí đốt và nhiên liệu diesel cho một khách sạn cỡ vừa điển hình đóng góp đáng kể vào tổng chi phí hoạt động của nó (Deng & Burnett, 1650
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2002a). Khi xem xét tài liệu về EMS trong các ngành công nghiệp khác, một số rào cản đối với việc áp dụng và thực hiện chúng đã được tìm thấy. Ví dụ, Wee và Quazi (2005) chỉ ra rằng việc thực hiện EMS có thể bị cản trở bởi các yếu tố như sự phức tạp của các tiêu chuẩn ISO, sự phân nhánh pháp lý, thiếu động lực để thực hiện một hệ thống như vậy, thiếu cam kết quản lý, thiếu sự tham gia của toàn bộ nhân viên, chi phí thực hiện và trách nhiệm của nhân viên không rõ ràng. Post và Altman (1994) đã phân loại các rào cản thành hai loại chính: (a) các rào cản trong ngành, bao gồm thông tin kỹ thuật, chi phí vốn, cấu hình hoạt động hiện tại, áp lực cạnh tranh và các quy định của ngành và (b) rào cản tổ chức, bao gồm thái độ của nhân viên, kém giao tiếp, các hoạt động trong quá khứ và sự lãnh đạo không đầy đủ của lãnh đạo cao nhất. Hillary (2004) đã xác định 48 yếu tố và chia chúng thành tám khía cạnh: (a) nguồn lực, (b) hiểu biết và nhận thức, (c) thực hiện, (d) thái độ và văn hóa công ty, (e) người chứng nhận / người xác minh, (f) kinh tế , (g) điểm yếu của thể chế, và (h) hỗ trợ và hướng dẫn. Việc thiếu các dịch vụ cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như khu ký gửi an toàn cho chất thải độc hại và nguy hiểm, hoặc không có xử lý chất thải có thể ảnh hưởng đến việc các doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp môi trường (Mas- cle & Zhao, 2008). Sử dụng các rào cản do Hillary phát triển, Chan (2008) đã tìm ra sáu yếu tố chính cản trở các khách sạn ở Hồng Kông áp dụng EMS: (a) thiếu kiến thức và kỹ năng, (b) thiếu tư vấn chuyên nghiệp, (c) kết quả không chắc chắn, (d) thiếu người chứng nhận / thẩm định có đủ năng lực, (e) thiếu nguồn lực và (f) chi phí thực hiện và bảo trì. Đối với ngành nhà hàng khách sạn tại Việt Nam, cũng giống như những khó khăn chung tồn tại trong quá trình áp dụng hệ thống quản trị môi trường, có 2 nhóm rào cản bên trong và bên ngoài tác động: Các rào cản bên trong bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp thường gặp trong hoạt động của các công ty nhỏ như thiếu nguồn lực tài chính và tổ chức dành cho quản trị môi trường (Brío & Junquera, 2003). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị hạn chế về quy trình sản xuất khi phải đối mặt với một môi trường nhiều biến động như hiện nay (PerezSanchez và cộng sự, 2003). Cụ thể hơn, các doanh nghiệp thường thiếu sự hỗ trợ đào tạo nhân viên công ty về quản trị môi trường (Brío & Junquera, 2003; Hillary, 2004). Hơn nữa, các rào cản nội bộ liên quan đến việc thực hiện thiếu các thực hành quản trị môi trường do các nhà quản lý có xu hướng thiếu nhận thức về môi trường và khó tiếp cận với các công nghệ sạch hơn (Perez-Sanchez và cộng sự, 2003). Các rào cản bên trong được xác định trong nghiên cứu này tương tự như những rào cản được xác định trong nghiên cứu của Chan (2008), bao gồm thiếu kiến thức và kỹ năng, chi phí thực hiện và bảo trì, thiếu động lực và lời khuyên chuyên môn, và kết quả không chắc chắn. Tất cả những rào cản này cũng gặp phải bởi các khách sạn có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã xác định các rào cản duy nhất đối với các DNVVN: (a) thiếu ý thức cấp bách, (b) không rõ ràng về các tiêu chuẩn EMS, (c) thiếu chuyên gia thẩm tra / tư vấn có đủ năng lực, (d) hướng dẫn mâu thuẫn và (e) không nhất quán ủng hộ. Các rào cản bên ngoài bao gồm những khó khăn liên quan đến môi trường thể chế nơi doanh nghiệp hoạt động như sự không chắc chắn về kinh tế, không có luật và chính sách môi trường quốc gia phù hợp và thiếu cả các nhà cung cấp dịch vụ / hiệp hội kinh doanh chuyên biệt có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ cải thiện các thực hành quản trị môi trường (Brío & Junquera, 1651
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2003). Bên ngoài, các chính sách công và áp lực xã hội có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những rào cản này (Lai & Wong, 2012). Dựa trên nghiên cứu của họ về thực tiễn chuỗi cung ứng để tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải giữa các nhà sản xuất Trung Quốc, Zhu và Geng (2013) cho rằng các chính sách môi trường hiệu quả, hành động của chính phủ và khuyến khích khu vực công có thể là những cơ chế chính mà thông qua đó các công ty thuộc mọi quy mô để cải thiện hoạt động môi trường của họ. Khuyến nghị thúc đẩy áp dụng quản trị môi trường tại các khách sạn ở Việt Nam hĐối với cơ quan quản lí nhà nước Một trong những rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng EMS đó là do thiếu nguồn thông tin chính thống về luật môi trường, cũng như những khuôn khổ luật pháp kèm theo. Do sự thiếu thông tin này, các doanh nghiệp đôi lúc chưa đặt sự ưu tiên dành cho EMS mà chủ yếu tập trung nguồn lực cho các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ bởi luật môi trường chưa đủ nghiêm ngặt để bắt buộc họ phải tuân thủ theo (Levy, Powell, & Yetton, 2002; Reynolds, Ngày, & Lancester, 2001). Khó khăn tiếp theo mà các cơ sở lưu trú du lịch gặp phải đó là sự sửa đổi liên tục của luật môi trường, do đó, một lần nữa, vì lý do này, họ sẽ tập trung nguồn lực vào các lợi ích kinh doanh khác (Middleton, 1998). Sự mơ hồ về các tiêu chuẩn EMS là do sự nhầm lẫn về các bộ tiêu chuẩn EMS khác nhau trên thị trường (ví dụ: tiêu chuẩn của ISO 14001 và EMAS) cũng là một rào cản mà các công ty kinh doanh du lịch gặp phải. Do đó, về phía các cơ quan quản lý, giải pháp được đề xuất đó là: Theo Choi & Sirakaya (2006); Könnölä & Unruh (2007), các quy định về môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, hành vi cũng như quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Sau quá trình 5 năm thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ đã trình Quốc hội một số sửa đổi bổ sung các điều khoản, tuy nhiên, quản lý môi trường hiện nay mới chỉ tập trung đề cao vai trò, trách nhiệm của nhà nước, chưa làm rõ vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong vấn đề môi trường. Do đó, về phía cơ quan nhà nước, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung luật, ban hành những văn bản chính quy, các quy định liên quan đến môi trường áp dụng cho tất cả các đối tượng trong quá trình bảo vệ môi trường và thông tin rộng rãi đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Phối hợp với các tổ chức cấp giấy chứng nhận như ISOCERT, ISOCUS,.. tăng cường thông tin đến các doanh nghiệp để nâng cao hiểu biết về EMS, cụ thể bao gồm các chương trình hành động, nội dung hành động, các tiêu chuẩn, điều khoản, điều kiện áp dụng, đối tượng áp dụng., cũng như tầm quan trọng, sự tác động của EMS đến xã hội nói chung và đến doanh nghiệp nói riêng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn. hĐối với các tổ chức cấp giấy chứng nhận Thứ nhất, chuẩn hoá các quy trình cấp giấy chứng nhận liên quan. Thứ hai, phối hợp để tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm, tập huấn,… để nâng cao ý thức của doanh nghiệp cũng như 1652
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, đào tạo, cung cấp các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể luôn sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp khi cần thiết. Bởi, theo Rezaee & Elam (2000), một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải đó là tiêu chuẩn EMS quốc tế như ISO 14001 cung cấp các hướng dẫn thực hiện EMS trong các lĩnh vực kinh doanh chung, do đó, khi áp dụng vào những lĩnh vực cụ thể, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lúng túng. Theo Chan (2015), các khách sạn vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc hiểu các khía cạnh liên quan đến môi trường và sự tác động của chúng vì họ không có hướng dẫn hoặc thông tin chính thống để thực hiện. Ngoài ra, kết quả trong nghiên cứu của Chan cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp dự định đăng ký chứng nhận ISO 14001 bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi rào cản này, điều này cho thấy rằng cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng hơn về EMS, giá trị của chúng,.. trên thị trường. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các cơ sở lưu trú vừa và nhỏ, vì họ thường không có đủ nguồn lực để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu trước khi áp dụng. Thêm vào đó, chứng nhận EMS thường liên quan đến việc đánh giá các hoạt động môi trường của khách sạn (Meade & Pringle, 2001), được xác minh dựa trên một số tiêu chí trước khi được chứng nhận. Tuy nhiên, quá trình xác minh sẽ khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí, vì các tiêu chí này cần có các minh chứng phù hợp tuỳ vào đặc điểm của từng ngành nghề. Cũng chính vì sự khác biệt này, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú sử dụng sai hoặc không hiệu quả các hệ thống như mong muốn (Seiffert, 2007). hĐối với các cơ sở lưu trú du lịch Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cấp quản lý về các vấn đề liên quan đến luật bảo vệ môi trường, các hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn như ISO 140011, EMAS,..Thứ hai, tổ chức các buổi tập huấn, giới thiệu để thông tin, hướng dẫn đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức về tầm quan trọng, các quy định, quy trình, cách thức thực hiện các bộ tiêu chuẩn. Thứ ba, xây dựng các bộ phận chuyên biệt đảm nhận vai trò quản lý chất lượng trong tổ chức, phối hợp với toàn thể các nhân viên cùng thực hiện để đảm bảo sự toàn diện và đồng nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt SaiGon Times (2015), Accor công bố kết quả bảo vệ môi trường trong ba năm liên tục, https://www.thesaigontimes.vn/129440/Accor-cong-bo-ket-qua-bao-ve-moi-truong-trong-ba- nam-lien-tuc.html Robbreport (2020), Phát triển bền vững trong ngành dịch vụ khách sạn Accor https://www.robbreport.com.vn/phat-trien-ben-vung-trong-nganh-dich-vu-khach-san-ky-2-accor- hotels-khoi-xuong-planet-21-hanh-trinh-vi-tuong-lai/ Tổng cục du lịch (2008), Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn http://vtr.org.vn/ap-dung-bien-phap-bao-ve-moi-truong-trong-khach-san.html 1653
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tiếng Anh Barrow, C., & Barrow, C. J. (2005). Environmental management and development (Vol. 5). Psychology Press. Best Environmental Management Practice in the Tourism Sector Brío & Junquera (2003), Influence of the perception of the external environmental pressures on obtaining the ISO 14001 standard in Spanish industrial companies, International Journal of Production Research 41(2):337-348 Buffa, F., Franch, M., & Rizio, D. (2018). Environmental management practices for sus- tainable business models in small and medium sized hotel enterprises. Journal of Cleaner Pro- duction, 194, 656-664. B.F. and Huang, S. (2001), “Achieving sustainability through attention to human resource factors in environmental management”, International Journal of Operations & Production Man- agement, Vol. 21 No. 12, pp. 1539-1552. Choi & Sirakaya (2006), Sustainability Indicators for Managing Community Tourism, Tourism Management, 27, 1274-1289 D. Perez‐Sanchez, J. R. Barton, D. Bower, (2003), Implementing environmental manage- ment in SMEs, Corporate Social Responsibility and Enviromental Management, 10, 67-77. D. Styles, H. Schönberger, J.L. Galvez Martos (2013) JRC Scientific and Policy Report on Daily. Darnall, N., Jolley, G. J., & Handfield, R. (2007). Environmental management systems and green supply chain management: complements for sustainability? Business Strategy and the En- vironment, 17(1), 30–45. doi:10.1002/bse.557. Dief, M. E., & Font, X. (2010). Determinants of Environmental Management in the Red Sea Hotels. Journal of Hospitality & Tourism Research, 36(1), 115–137. doi:10.1177/1096348010388657. Frank Montabon a, *, Robert Sroufe b, Ram Narasimhan (2007), An examination of cor- porate reporting, environmental management practices and firm performance. Journal of Opera- tions Management 25), 998–1014. Han, H., Lee, J. S., Trang, H. L. T., & Kim, W. (2018). Water conservation and waste re- duction management for increasing guest loyalty and green hotel practices. International Journal of Hospitality Management, 75, 58-66. Heras-Saizarbitoria, I., Boiral, O., Garcia, M., & Allur, E. (2020). Environmental best prac- tice and performance benchmarks among EMAS-certified organizations: An empirical study. En- vironmental Impact Assessment Review, 80, 106315. Hillary Ruth (2004). Environmental management system and the smaller enterprise. Journal of Cleaner Production, 12, 561-569. International Hotel & Restaurant Association, United Nations Environment Programme, & EUHOFA. (2001) Sowing the seeds of change: An environmental teaching pack for the hos- pitality industry. Paris, France: Author. 1654
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 JE Post, and BW Altman, Managing the environmental change process: Barriers and op- portunities: Journal of Organizational Change Management [J. ORGAN. CHANGE MANAGE.], vol. 7, no. 4, pp. 64-81, 1994. Kim, Y. J., Kim, W. G., Choi, H.-M., & Phetvaroon, K. (2019). The effect of green human resource management on hotel employees’ eco-friendly behavior and environmental performance. International Journal of Hospitality Management, 76, 83–93. Könnölä & Unruh (2007), Really changing the course: The limitations of environmental management systems for innovation, Business Strategy and the Environment 16(8): 525 - 537 Kularatne, T., Wilson, C., Månsson, J., Hoang, V., & Lee, B. (2019). Do environmentally sustainable practices make hotels more efficient? A study of major hotels in Sri Lanka. Tourism Management, 71, 213-225. Meade, B. & Pringle, J. (2001), Environmental Management Systems for Caribbean Hotels and Resorts, Journal of Quality Assurance in Hospitality & Tourism 2(3-4):149-159 Montabon, F., Sroufe, R., & Narasimhan, R. (2007). An examination of corporate reporting, environmental management practices and firm performance. Journal of Operations Management, 25(5), 998–1014. Preziosi, M., Tourais, P., Acampora, A., Videira, N., & Merli, R. (2019). The role of envi- ronmental practices and communication on guest loyalty: Examining EU-Ecolabel in Portuguese hotels. Journal of Cleaner Production, 237, 117659. Umrani, W. A., Channa, N. A., Yousaf, A., Ahmed, U., Pahi, M. H., & Ramayah, T. (2020). Greening the workforce to achieve environmental performance in hotel industry: A serial medi- ation model. Journal of Hospitality and Tourism Management. Wan, Y. K. P., Chan, S. H. J., & Huang, H. L. W. (2017). Environmental awareness, initia- tives and performance in the hotel industry of Macau. Tourism Review. Wee, Hesan A. Quazi (2005), Development and validation of critical factors of enviromen- tal management, Industrial Management & Data System, 105. 1655
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0