T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CT SỌ NÃO VÀ KẾT QUẢ<br />
ĐIỀU TRỊ rTPA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QỤY<br />
NHỒI MÁU NÃO CÓ KÈM RUNG NHĨ<br />
Đỗ Đức Thuần*; Phạm Đình Đài*; Nguyễn Thanh Xuân**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CT sọ não ở bệnh nhân (BN) đột quỵ nhồi<br />
máu não (ĐQNMN) có rung nhĩ trong 4,5 giờ sau khởi phát đột quỵ. Đối tượng và phương<br />
pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 53 BN được chẩn đoán ĐQNMN có rung nhĩ trong<br />
4,5 giờ đầu tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến 3 - 2017. Kết quả:<br />
yếu tố nguy cơ: bệnh van tim 32,07%, tăng huyết áp 28,30%. Điểm NIHSS trung bình 17,25 ±<br />
4,45 với liệt tay nặng hơn chân 79,24%. Trên hình ảnh CT sọ não: 60,38% có hình ảnh tổn<br />
thương. Kết luận: yếu tố nguy cơ hay gặp là bệnh van tim và tăng huyết áp. Lâm sàng thường<br />
nặng và biểu hiện của tắc động mạch não giữa. Biến đổi hình ảnh trên CT sọ não sớm. Ở giờ<br />
thứ 24 sau điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, NIHSS trung bình 9,80 ± 5,25, tai biến<br />
chảy máu não 5,89%.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ nhồi máu não; Rung nhĩ; Hình ảnh CT sọ não.<br />
<br />
Research on Clinical Symptoms, Images of CT Brain Damage and<br />
Results of Treatment by rTPA Intravenous in Patients with Brain<br />
Ischemic Stroke Combined Atrial Fibrillation<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical symptoms and images of CT brain damage and results of<br />
treatment of rTPA intravenous in patients with brain ischemic stroke combined atrial fibrillation.<br />
Subject and method: A prospective, descriptive cross-sectional study of 53 patients who were<br />
diagnosed with brain ischemic stroke and atrial fibrillation within the first 4.5 hour of onset in the<br />
Stroke Department of 103 Hospital from January, 2013 to March, 2017. Results: Previous<br />
medical history of heart valve disease 32.07%; hypertension 28.30%. NIHSS score 17.25 ±<br />
4.45, upper limbs were more paralyzed than lower limbs 79.24%. CT brain: Infarcted image<br />
60.38%. Conclusion: Brain ischemic stroke combined atrial fibrillation with common risks are<br />
heart valve disease and hypertension. The usual severe clinical condition of middle cerebral<br />
artery occlusion. Early change on CT brain image. At 24 hour after treatment, NIHSS 9.80 ±<br />
5.25, hemorrhagic brain complication 5.89%.<br />
* Keywords: Brain ischemic stroke; Atrial fibrillation; CT scan.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Xuân (bsxuanhatay@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/09/2017<br />
<br />
82<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột quỵ não đã và đang trở thành một<br />
vấn đề quan trọng của y học ở tất cả các<br />
quốc gia trên thế giới. ĐQNMN chiếm<br />
khoảng 80 - 85% toàn bộ các thể đột quỵ<br />
não [8]. Rung nhĩ được xem là một yếu tố<br />
nguy cơ của ĐQNMN, tắc mạch liên quan<br />
tới rung nhĩ chiếm 10% trong tổng số<br />
ĐQNMN [8]. Hiện nay, nghiên cứu về<br />
ĐQNMN do rung nhĩ còn ít. Để giúp việc<br />
chẩn đoán, tiên lượng và điều trị BN<br />
ĐQNMN có rung nhĩ, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm<br />
lâm sàng và hình ảnh tổn thương não ở<br />
BN ĐQNMN có rung nhĩ trong 4,5 giờ sau<br />
khởi phát đột quỵ.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
53 BN ĐQNMN trong vòng 4,5 giờ đầu<br />
sau khởi phát có rung nhĩ tại Khoa Đột<br />
quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 2013 đến 3 - 2017.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN có đủ<br />
4 tiêu chuẩn: BN ĐQNMN được chẩn đoán<br />
theo định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức<br />
Y tế Thế giới năm 1970; trên hình ảnh cắt<br />
lớp vi tính sọ não hay hình ảnh cộng<br />
hưởng từ sọ não có hình ảnh nhồi máu<br />
não; có bằng chứng rung nhĩ trên điện<br />
tâm đồ khi vào viện; BN vào viện trong<br />
vòng 4,5 giờ đầu sau khởi phát ĐQNMN.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có triệu<br />
chứng lâm sàng hồi phục nhanh và không<br />
có bằng chứng nhồi máu não trên hình<br />
ảnh học, BN vào viện sau 4,5 giờ; BN có<br />
tổn thương não cũ.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br />
cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
- BN được khám đánh giá tình trạng<br />
lâm sàng và thang điểm NIHSS tại thời<br />
điểm vào viện, đánh giá thang điểm nguy<br />
cơ tắc mạch hệ thống trong rung nhĩ<br />
CHA2DS2-VASC.<br />
- BN được chụp CT sọ não trên máy<br />
Shimadzu SCT 7000 TH (Nhật Bản) trong<br />
vòng 4,5 giờ sau khởi phát bệnh, nếu trên<br />
CT sọ não không rõ hình ảnh tổn thương<br />
sẽ chụp cộng hưởng từ 1,5 tesla để xác<br />
định chẩn đoán.<br />
- Điện tim làm trên máy điện tim 6 cần<br />
Suzuken cardio 601 (Nhật Bản), xác định<br />
rung nhĩ khi trên điện tim có đủ 3 tiêu<br />
chuẩn: mất sóng p chuyển thành sóng f,<br />
biên độ QRS không đều, tần số QRS<br />
không đều.<br />
- Siêu âm tim thực hiện trên máy Philip<br />
HD11, tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân<br />
y 103 do bác sỹ có chứng chỉ hành nghề<br />
về siêu âm tim thực hiện.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
- Tuổi trung bình của BN trong nghiên<br />
cứu 65,19 ± 13,55, tương đương với tuổi<br />
trung bình của BN ĐQNMN có rung nhĩ<br />
trong nghiên cứu của Mai Duy Tôn (64,84<br />
± 12,73 tuổi) [2]; Nguyễn Quang Lĩnh<br />
(66,73 ± 13,14 tuổi) [4], nhưng thấp hơn<br />
tuổi trung bình của BN ở các nghiên cứu<br />
ĐQNMN có rung nhĩ trên thế giới [7, 8],<br />
điều này được cho rằng tuổi thọ của<br />
người Việt Nam thấp hơn so với các<br />
nước phát triển và hẹp hai lá do thấp, suy<br />
83<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
tim là những yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ<br />
cho BN còn gặp nhiều ở Việt Nam.<br />
- Về giới: chúng tôi gặp BN ĐQNMN có<br />
rung nhĩ ở nam là 41,51%, nữ 8,49%, tuy<br />
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê. Theo Niamh F Murphy (2007),<br />
tỷ lệ rung nhĩ ở nữ cao hơn nam. Nghiên<br />
cứu ATRIA với hơn 15.000 người thấy nữ<br />
là yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ<br />
cũng như biến chứng do huyết khối thuyên<br />
tắc khác do liên quan đến rung nhĩ.<br />
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ (n = 53).<br />
Tiền sử<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
2<br />
<br />
3,77<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
15<br />
<br />
28,30<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
5<br />
<br />
9,43<br />
<br />
Bệnh van tim<br />
<br />
17<br />
<br />
32,07<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
8<br />
<br />
15,09<br />
<br />
1<br />
<br />
1,86<br />
<br />
Bệnh Basedow<br />
CHA2DS2-VASC<br />
<br />
4,87 ± 1,29 điểm;<br />
thấp nhất 2 điểm,<br />
cao nhất 7 điểm<br />
<br />
So với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ<br />
lệ BN ĐQNMN có rung nhĩ do tăng huyết<br />
áp thấp hơn, nhưng các yếu tố nguy cơ<br />
như bệnh van tim, suy tim lại chiếm tỷ lệ<br />
cao hơn [8]. Đây là sự khác biệt do đặc<br />
thù phân bố mặt bệnh của các quốc gia<br />
khác nhau, tổn thương van tim do thấp ở<br />
Việt Nam vẫn còn cao so với các nước<br />
phát triển. Các yếu tố nguy cơ ít gặp<br />
khác: hút thuốc lá (3,77%), đái tháo<br />
đường (9,43%), bệnh Basedow (1,86%).<br />
Điểm CHA2DS2-VASC trung bình 4,87<br />
± 1,29; thấp nhất 2 điểm, cao nhất<br />
7 điểm. Theo hướng dẫn của Hội Tim<br />
mạch châu Âu về điều trị rung nhĩ,<br />
CHA2DS2-VASC 2 điểm có nguy cơ đột<br />
quỵ là 2,2%/năm và điểm CHA2DS284<br />
<br />
VASC ≥ 2 có chỉ định dùng thuốc chống<br />
đông đường uống [7]. Điểm CHA2DS2VASC trong nghiên cứu thấp nhất 2 điểm.<br />
Như vậy, BN ĐQNMN có rung nhĩ nên sử<br />
dụng thuốc chống đông đường uống để<br />
dự phòng đột quỵ tái phát.<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng (n = 53).<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Rối loạn ý thức<br />
<br />
19<br />
<br />
35,85<br />
<br />
Liệt tay nặng hơn<br />
chân<br />
<br />
42<br />
<br />
79,24<br />
<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
<br />
40<br />
<br />
75,47<br />
<br />
Điểm NIHSS khi<br />
vào viện<br />
<br />
17,25 ± 4,45, thấp nhất 7,<br />
cao nhất 30<br />
<br />
Rối loạn ý thức trong nghiên cứu này<br />
(35,85%) cao hơn so với Nguyễn Minh<br />
Hiện về ĐQNMN chung với tỷ lệ rối loạn ý<br />
thức là 25,8% [1], tỷ lệ này cũng cao so<br />
với nghiên cứu về ĐQNMN có rung nhĩ<br />
của Mai Duy Tôn (rối loạn ý thức 26,15%)<br />
[2], sự khác biệt này có thể do rung nhĩ<br />
thường gây tắc các động mạch lớn như<br />
não giữa, thân nền và do khác biệt thời<br />
gian đánh giá triệu chứng.<br />
Liệt tay nặng hơn chân, rối loạn ngôn<br />
ngữ là những triệu chứng lâm sàng của<br />
tắc động mạch não giữa. Như vậy, lâm<br />
sàng của ĐQNMN do rung nhĩ biểu hiện<br />
chủ yếu của tắc động mạch não giữa.<br />
Điểm NIHSS trung bình khi vào viện<br />
17,25 ± 4,45, thấp nhất 7 điểm, cao nhất<br />
30 điểm. Kết quả nghiên cứu thấy điểm<br />
NIHSS trung bình cũng tương đương với<br />
các nghiên cứu về ĐQNMN có rung nhĩ<br />
[2], nhưng cao hơn điểm NIHSS trung<br />
bình nghiên cứu về ĐQNMN chung ở giai<br />
đoạn cấp [1, 5]. Như vậy, ĐQNMN có<br />
rung nhĩ với đặc điểm lâm sàng thường<br />
nặng so với ĐQNMN chung.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
* Hình ảnh tổn thương sớm trên cắt lớp<br />
vi tính sọ não (n = 53):<br />
Hình ảnh tổn thương sớm trên CT sọ<br />
não: mờ nhân đậu 13,20% (7 BN), mất<br />
dải đảo 15,09% (8 BN), xóa rãnh cuộn<br />
não 18,88% (10 BN), tăng tỷ trọng động<br />
mạch não giữa 20,75% (11 BN), mất<br />
phân biệt chất trắng và chất xám có tỷ lệ<br />
15,09% (8 BN) tương đương với tỷ lệ các<br />
dạng tổn thương sớm trên CT sọ não ở<br />
BN ĐQNMN cấp có rung nhĩ trong nghiên<br />
cứu của Mai Duy Tôn [3]. Giảm tỷ trọng<br />
> 1/3 vùng chi phối động mạch não giữa<br />
11,32% (6 BN). Không thấy hình ảnh tổn<br />
thương trên CT sọ não 39,62% (21 BN),<br />
thấp hơn so với tỷ lệ BN ĐQNMN trong<br />
3 giờ không thấy hình ảnh tổn thương<br />
trên CT sọ não trong nghiên cứu của Lê<br />
Văn Thành và CS (49%) [5]. Nhưng tỷ lệ<br />
các dạng hình ảnh tổn thương sớm trên<br />
CT sọ não trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cao hơn so với kết quả của Đặng Phúc<br />
Đức ở BN ĐQNMN trong 3 giờ đầu [1],<br />
chúng tôi cho rằng do thời gian đánh giá<br />
tổn thương của nghiên cứu này dài hơn<br />
(4,5 giờ), đối tượng nghiên cứu cũng<br />
khác và ĐQNMN có rung nhĩ thường gây<br />
tắc các động mạch lớn như động mạch<br />
não giữa nên sớm gây biến đổi hình ảnh<br />
trên CT sọ não.<br />
Bảng 3: Kết quả điều trị tiêu huyết khối<br />
đường tĩnh mạch (rTPA-IV) (n = 34).<br />
Điểm<br />
NIHSS<br />
<br />
Chảy máu<br />
não<br />
<br />
Trước điều<br />
trị rTPA-IV*<br />
<br />
Sau điều trị<br />
rTPA-IV 24 giờ<br />
<br />
15,21 ± 4,71<br />
<br />
9,80 ± 5,25<br />
<br />
Trong 24 giờ<br />
đầu<br />
<br />
Sau 24 giờ<br />
<br />
2 (5,89%)<br />
<br />
6 (17,6%)<br />
<br />
(*rTPA-IV: rTPA đường tĩnh mạch)<br />
<br />
34 BN được điều trị bằng rTPA đường<br />
tĩnh mạch liều 0,9 mg/kg actilyse. BN<br />
không được dùng rTPA bằng đường tĩnh<br />
mạch chủ yếu do điểm NIHSS > 22 hoặc<br />
đang dùng chống đông hay có IRN > 1,7.<br />
Sau điều trị rTPA bằng đường tĩnh mạch<br />
trong 24 giờ đầu, điểm NIHSS trung bình<br />
(9,8 ± 5,25) cao hơn so với điểm NIHSS<br />
trung bình trong nghiên cứu của Đặng<br />
Phúc Đức (7,1 điểm), của Mai Duy Tôn<br />
(7,5 điểm) khi dùng rTPA bằng đường<br />
tĩnh mạch ở BN ĐQNMN trong 3 giờ đầu.<br />
Chúng tôi cho rằng do ĐQNMN có rung<br />
nhĩ lâm sàng nặng nề hơn, cục tắc bền<br />
vững hơn, động mạch lớn bị tắc thường<br />
khó tái thông bằng rTPA đường tĩnh<br />
mạch và thời gian sau đột quỵ của chúng<br />
tôi (4,5 giờ) dài hơn so với 2 nghiên cứu<br />
trên.<br />
Chảy máu não trong 24 giờ sau điều trị<br />
2 BN (5,89%), 1 BN dẫn đến tử vong.<br />
Chảy máu não trong 24 giờ đầu được cho<br />
là do tác dụng không mong muốn của<br />
actilyse. Trong nghiên cứu của Nguyễn<br />
Huy Thắng, chảy máu não sau dùng rTPA<br />
bằng đường tĩnh mạch là 4,6% [6], nhưng<br />
tai biến chúng tôi gặp nặng hơn. Chảy<br />
máu não sau 24 giờ điều trị 17,6%, do<br />
chuyển thể chảy máu sau nhồi máu não,<br />
tương đương với tỷ lệ chảy máu não<br />
chuyển thể sau đột quỵ nhồi máu não có<br />
rung nhĩ trong nghiên cứu của Mai Duy<br />
Tôn [3] và Nguyễn Quang Lĩnh [4].<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 53 BN ĐQNMN có rung<br />
nhĩ được đưa đến bệnh viện trong 4,5 giờ<br />
đầu từ khi khởi phát đột quỵ não, tuổi<br />
trung bình 65,19 ± 13,55, nam 41,51%,<br />
nữ 58,49%, chúng tôi thấy:<br />
85<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
- Đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ ở<br />
BN có bệnh van tim và tăng huyết áp<br />
chiếm tỷ lệ cao: 32,07% và 28,30%, điểm<br />
CHA2DS2-VASC đều ≥ 2, trung bình 4,87<br />
± 1,29 điểm.<br />
- BN ĐQNMN có rung nhĩ thường có<br />
lâm sàng nặng với điểm NIHSS trung<br />
bình 17,25 ± 4,45, hay gặp biểu hiện của<br />
tắc động mạch não giữa với liệt tay nặng<br />
hơn chân (79,24%), rối loạn ngôn ngữ<br />
(75,47%).<br />
- BN ĐQNMN có rung nhĩ biến đổi sớm<br />
trên hình ảnh CT sọ não thấy hình ảnh<br />
tổn thương 60,38% (CT sọ não chưa rõ<br />
tổn thương 39,62%) hay gặp tăng tỷ trọng<br />
động mạch não giữa (20,75%), xóa rãnh<br />
cuộn não (18,88%).<br />
- Ở giờ thứ 24 sau điều trị rTPA bằng<br />
đường tĩnh mạch, NIHSS trung bình 9,80<br />
± 5,25 điểm, tai biến chảy máu não 5,89%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đặng Phúc Đức, Nguyễn Minh Hiện,<br />
Phạm Đình Đài và CS. Nghiên cứu kết quả<br />
điều trị thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch<br />
trên 30 BN nhồi máu não cấp tại Bệnh viện<br />
Quân y 103. Tạp chí Y - Dược học quân sự.<br />
Học viện Quân y. 2013, số 9.<br />
2. Nguyễn Thị Bảo Liên, Mai Duy Tôn,<br />
Nguyễn Đạt Anh và CS. Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
86<br />
<br />
của nhồi máu não có rung nhĩ. Tạp chí<br />
Y Dược học lâm sàng 108. 2015, 10 (9),<br />
tr.170-173.<br />
3. Nguyễn Thị Bảo Liên, Mai Duy Tôn,<br />
Nguyễn Đạt Anh và CS. Đặc điểm hình ảnh<br />
học của nhồi máu não có rung nhĩ. Tạp chí Y<br />
Dược học lâm sàng 108. 2015, 10 (9),<br />
tr.174-177.<br />
4. Nguyễn Quang Lĩnh, Nguyễn Hoàng<br />
Ngọc, Nguyễn Văn Tuyến. Nghiên cứu đặc<br />
điểm lâm sàng, kết quả điều trị ở BN nhồi<br />
máu não cấp có rung nhĩ. Tạp chí Y Dược<br />
học lâm sàng 108. 2015, 10 (9), tr.225-232.<br />
5. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên,<br />
Phan Công Tâm và CS. Điều trị tiêu huyết<br />
khối đường tĩnh mạch trên 121 BN thiếu máu<br />
não cấp trong 3 giờ tại Thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108.<br />
2010, tập 5, tháng 10, tr.25-36.<br />
6. Nguyễn Huy Thắng. Điều trị thuốc tiêu<br />
sợi huyết rTPA đường tĩnh mạch trên BN nhồi<br />
máu não cấp sau 3 giờ đầu. Luận án Tiến sỹ<br />
Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí<br />
Minh. 2012.<br />
7. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D et al.<br />
2016 ESC Guidelines for the management of<br />
atrial fibrillation developed in collaboration<br />
with EACTS. Eur J Cardiothorac Surg. 2016,<br />
50 (5), pp.e1-e88.<br />
8. Meschia J.F, Bushnell C, Boden-Albala<br />
B et al. Guidelines for the primary prevention<br />
of stroke. Stroke Aha Journal. 2014, 45.<br />
<br />