intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu marketing part 10

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

132
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả trên, nhân viên điều tra kết luận có mối tương quan giữa độ tuổi và loại thương tật của người lao động. Bạn có đồng ý không với độ tin cậy 95%. 20. Một viên thanh tra chi cục thuế muốn nghiên cứu xem có sự khác nhau nào trong việc kê khai hồ sơ thuế giữa ba nhóm doanh nghiệp khác nhau hay không

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu marketing part 10

  1. Mức độ xem phim (số lần) Vùng Tổng số (1) (2) (3) (4) (5) Nội thành 20 28 23 14 12 97 Ven đô 14 34 21 14 12 95 Huyện 4 12 10 20 53 99 Tổng số 38 74 54 48 77 291 Với độ tin cậy 95% hãy xét xem mối quan hệ người dân giữa các vùng trong thành phố và mức độ xem phim 19. Người ta muốn điều tra xem giữa loại tai nạn lao động có liên quan đến độ tuổi của người lái xe không, kết quả thu được: Loại thương tật Chân, tay Mình Sọ Dưới 35 9 17 5 Tuổi Trên 35 61 13 12 Từ kết quả trên, nhân viên điều tra kết luận có mối tương quan giữa độ tuổi và loại thương tật của người lao động. Bạn có đồng ý không với độ tin cậy 95%. 20. Một viên thanh tra chi cục thuế muốn nghiên cứu xem có sự khác nhau nào trong việc kê khai hồ sơ thuế giữa ba nhóm doanh nghiệp khác nhau hay không và đã thu thập được số liệu sau: Loại doanh nghiệp A B C Hồ sơ sai 6 5 9 Kết quả Hồ sơ đúng 19 20 41 21. Nhân viên marketing của một hãng nước ngọt CBA muốn nghiên cứu xem tỷ lệ người thích chọn loại nước giải khát A có tăng thêm sau khi chiến dịch quảng cáo được thực hiện hay không. Một mẫu 200 người uống nước ngọt được chọn ngẫu nhiên và được hỏi họ thích loại nước ngọt A hay B trước và sau khi thực hiện quảng cáo hoàn tất. Ở mức ý nghĩa 0,05, có bằng chứng nào cho thấy khách hàng chuộng nước ngọt A hơn sau khi thực hiện quảng cáo không? Cho biết: Trước khi quảng cáo A B Sau khi Loại A 101 9 quảng cáo Loại B 22 68 22. Viên thanh tra chất lượng hàng của một công ty sản xuất ô tô muốn tìm hiểu xem tỉ lệ sản phẩm hư hỏng có khác nhau trong những ngày khác nhau trong tuần hay không. Mỗi ngày người ấy chọn ngẫu nhiên một mẫu 100 sản phẩm làm được trong ngày ấy. Kết quả như sau: Kết quả Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Số bị hỏng 12 7 7 10 14 Số tốt 88 93 93 90 86 Tổng 100 100 100 100 100 Ở mức ý nghĩa 0,05, có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ hàng hư hỏng khác nhau trong ngày khác nhau trong tuần không? 23. Trong mỗi tình huống sau, cho biết phân tích thống kê nào bạn sẽ thực hiện và các kiểm định hoặc các biến mà bạn sẽ sử dụng: 184
  2. a. Với một thang đo Likert gồm 9 điểm, người ta đo lường ý kiến của một nhóm khách hàng đối với xà phòng Camay. Sau đó người ta chiếu một đoạn phim quảng cáo cho những người tham gia này rồi đo lường lại lần thứ hai ý kiến của họ. Quảng cáo có đạt tới khả năng làm thay đổi ý kiến của người mua? b. Ý kiến khách hàng đối với xà phòng Camay có tuân theo qui luật phân phối chuẩn không? c. Một nghiên cứu dựa vào 1000 hộ gia đình, những người trả lời được sắp xếp theo mức tiêu thụ của họ về kem (đáng kể, trung bình, yếu hoặc không) và mức thu nhập của họ (cao, trung bình, thấp). Mức tiêu thụ kem có quan hệ với thu nhập không? 24. Chiến dịch quảng cáo hiện tại sẽ được thay đổi nếu ít nhất 30% người tiêu dùng thích. a. Xác lập giả thuyết không và giả thuyết đối b. Kiểm định thống kê nào bạn sẽ sử dụng? tại sao? c. Một điều tra dựa vào 300 người tiêu dùng chỉ ra rằng 84 người trong số họ thích quảng cáo. Quảng cáo có phải thay đổi không? tại sao? 25. Trong khuôn khổ một thực nghiệm nhằm đo lường ảnh hưởng của giới tính và mức độ thường xuyên đi du lịch đối với sở thích du lịch ra nước ngoài, người ta đã thu được kết quả của 30 người trả lời như phần sau. Sở thích được đo lường ởi một thang đo 9 điểm (1= không hề thích, 9= hoàn toàn rất thích). Giới tính được mã hoá 1 đối với nam và 2 đối với nữ. Mức độ thường xuyên đi du lịch dducmã hoá như sau: 1= yếu, 2= trung bình, 3= cao. Số thứ tự Giới tính Mức độ thường xuyên đi du lịch Sở thích 1 1 1 2 2 1 1 3 3 1 1 4 4 1 1 4 5 1 1 2 6 1 2 4 7 1 2 5 8 1 2 5 9 1 2 3 10 1 2 3 11 1 3 8 12 1 3 9 13 1 3 8 14 1 3 7 15 1 3 7 16 2 1 6 17 2 1 7 18 2 1 6 19 2 1 5 20 2 1 7 21 2 2 3 22 2 2 4 23 2 2 5 24 2 2 4 25 2 2 5 26 2 3 6 27 2 3 6 28 2 3 6 29 2 3 7 30 2 3 8 185
  3. Với phần mềm SPSS, hãy thực hiện các phân tích sau: a. Nam và nữ có sở thích khác nhau đối với đi du lịch ra nước ngoài hay không? b. Những người ít đi du lịch, đi du lịch ở mức trung bình và hay đi du lịch có sở thích khác nhau đối với việc đi du lịch ra nước ngoài không? c. Mức độ thường xuyên đi du lịch có khác nhau giữa nam và nữ không? 26. Sau đây là một vài dữ liệu liên quan đến nhà hàng A đã được thu thập từ 45 khách hàng. Các dữ liệu này liên quan mức độ thường xuyên đến nhà hàng, giới tính của khách hàng, đánh giá của khách hàng về không gian, thái độ của nhân viên phục vụ, chất lượng các món ăn và giá cả các món ăn của nhà hàng. Mức độ thường xuyên đến nhà hàng được mã hoá 1,2 và 3 theo ít thường xuyên, thường xuyên và rất thường xuyên. Giới tính được mã hoá 1 đói với nam và 2 đối với nữ. Đánh giá về không gian thoáng đẹp nhà hàng, thái độ lịch sự vui vẻ của nhân viên phục vụ, chất lượng cao của các món ăn và giá cả các món ăn hợp lý của nhà hàng được đánh giá bởi một thang Likert gồm 7 điểm( 1=Rất không tán thành, 7= rất tán thành). Có 5 người trả lời đã không trả lời và được mã hoá bằng giá trị khuyết là 9. Mức độ nhân viên không gian món ăn giá cả TT thường Giới tính phục vụ thoáng đẹp ngon hợp lý xuyên đến lịch sự 1 3 2 7 6 5 5 2 1 1 2 2 4 6 3 1 1 3 3 6 7 4 3 2 6 5 5 3 5 3 2 5 4 7 4 6 2 2 4 3 5 2 7 2 1 5 4 4 3 8 1 1 2 1 3 4 9 2 2 4 4 3 6 10 1 1 3 1 2 4 11 3 2 6 7 6 4 12 3 2 6 5 6 4 13 1 1 4 3 3 1 14 3 2 6 4 5 3 15 1 2 4 3 4 5 16 1 2 3 4 2 4 17 3 1 7 6 4 5 18 2 1 6 5 4 3 19 1 1 1 1 3 4 20 3 1 5 7 4 1 21 3 2 6 6 7 7 22 2 2 2 3 1 4 23 1 1 1 1 3 2 24 3 1 6 7 6 7 25 1 2 3 2 2 1 26 2 2 5 3 4 4 27 3 2 7 6 6 5 28 2 1 6 4 2 5 29 1 1 9 2 3 1 30 2 2 5 9 4 6 186
  4. 31 1 2 1 2 9 3 32 1 2 4 6 5 9 33 2 1 3 4 3 2 34 2 1 4 6 5 7 35 3 1 5 7 7 3 36 3 1 6 5 7 3 37 3 2 6 7 5 3 38 3 2 5 6 4 3 39 3 2 7 7 6 3 40 1 1 4 3 4 6 41 1 1 2 3 4 5 42 1 1 1 3 2 3 43 1 1 2 4 3 6 44 1 1 3 3 4 6 45 1 1 1 1 4 5 a. Thiết lập phân phối tần suất cho mỗi biến. b. Lập một bảng chéo giữa hai biến: mức độ thường xuyên đến nhà hàng và giới tính ? mức độ thường xuyên đến nhà hàng có khác nhau giữa nam và nữ không ? c. Dữ liệu về đánh giá chất lượng các món ăn có tuân theo qui luật chuẩn hay không ? d. Hãy mã hoá lại dữ liệu đánh giá sự hợp lý về giá cả theo một thang đo lường thứ tự. Biến số này có thay đổi theo mức độ thường xuyên đến nhà hàng? 26. Để biết được chất lượng, giá cả các mặt hàng đã ảnh hưởng như thế nào đến mức độ ưa thích của khách hàng đối với các cửa hàng, người ta đã tiến hành nghiên cứu trên 14 cửa hàng. Các cửa hàng này đã dducđánh giá theo các đặc tính sau : mức độ ưa thích đối với cửa hàng, chất lượng hàng hoá, mức giá. Tất cả các đánh giá được đo lường bởi một thang điểm 11 trong đó điểm số càng cao biểu thị mức đánh giá càng tốt. Số TT cửa hàng Mức độ ưa thích Chất lượng HH Giá 1 6 5 3 2 9 6 11 3 8 6 4 4 3 2 1 5 10 6 11 6 4 3 1 7 5 4 7 8 2 1 4 9 11 9 8 10 9 5 10 11 10 8 8 12 2 1 5 13 9 8 5 14 5 3 2 a. Phân tích thống kê nào là thích hợp để xem xét mối quan hệ giữa biến mức độ ưa thích và chất lượng hàng hoá? Tại sao ? Sử dụng phần mềm SPSS thực hiện phân tích đó và giải thích kết quả? b. Phân tích thống kê nào là thích hợp để xem xét mối quan hệ giữa biến mức độ ưa thích với biến chất lượng hàng hoá và giá cả? Tại sao ? Sử dụng phần mềm SPSS thực hiện phân tích đó và giải thích kết quả? TÀI LIỆU THAM KHẢO Dick R. Wittink, The Application of Regression Analysis (Boston: Allyn & Bacon, 1988), 30–31. William E. Becker, Statistics for Business and Economics (Cincinnati: South-Western College Publishing, 1995), 502. 187
  5. 9 CHƯƠNG CHÍN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC BỘ PHẬN MARKETING NỘI DUNG CHÍNH Nội dung chính của chương này gồm: - Vai trò của bản báo cáo nghiên cứu - Các chức năng của bản báo cáo nghiên cứu - Các loại báo cáo kết quả - Tổ chức bộ phận nghiên cứu marketing 188
  6. Công tác nghiên cứu kỹ thuật kết thúc bằng sự giải thích những số liệu và đúc kết thành những kết quả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu không chấm dứt tại đó mà còn phải bàn vài bước quan trọng cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu trong chương này, chúng ta đề cập đến việc chuẩn bị viết một bản báo cáo rõ ràng, chính xác, có đủ sức thuyết phục. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bản báo cáo kết quả: Chỉ khi nào bản báo cáo giải thích cho khách hàng hiểu được các số liệu và các kết luận, chứng minh các kết luận đó là đúng và có được những hành động thích hợp, chừng đó mọi cố gắng và phí tổn dành cho việc nghiên cứu mới chứng minh được là đúng. Một bản báo cáo được xem là thành công phải nêu bật được sức sống của các phát hiện về mặt thống kê và phải thuyết phục được các nhà quản lý chấp nhận ứng dụng những phát hiện đó vào thực tế. Chức năng của bản báo cáo Một bản báo cáo có chứa 3 chức năng chính - Là phương tiện mà qua đó các dữ liệu và các phân tích và các kết quả được sắp xếp có hệ thống và cố định vì: • Nó là bản (ghi nhận) duy nhất ghi chép có hệ thống cuộc nghiên cứu. • Nó được xem như tài liệu tham khảo cần thiết cho các cuộc nghiên cứu trong tương lai. - Nó phản ánh chất lượng của công trình nghiên cứu: Chất lượng công trình nghiên cứu được đánh giá chủ yếu qua báo cáo vì người lãnh đạo (mà ác cuộc nghiên cứu phục vụ) rất ít khi tiếp xúc cá nhân với các nhà nghiên cứu trong công ty của họ và lại càng ít có dịp tiếp xúc nếu cơ quan nghiên cứu ở bên ngoài công ty. Bởi vì bản báo cáo là bản liệt kê của họ về kỹ năng và thành tích về thời gian, về tư duy và sự cố gắng dành cho công trình nhiên cứu có ý nghĩa quyết định đến tương lai của nhà nghiên cứu. - Là hiệu quả của bản báo cáo có thể xác định những hoạt động dễ hiểu, trình bày rõ ràng sẽ giúp cho việc đề ra hoạt động hoặc chính sách thích hợp. Đây là mục tiêu của mọi cuộc khảo sát về thương mại và hành chính. Trong các tình huống khẩn cấp, những bản sao có tính thuyết phục sẽ giúp cho lãnh đạo đề ra quyết định nhanh chóng khả năng làm tăng mức độ nhận thức và hoạt động đúng của các kết quả qua khảo sát là tiêu chuẩn chủ yếu cho sự thành công của bản báo cáo. Bản báo cáo có thể được trình bày bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Sẽ thuận tiện hơn nếu ta trình bày các kết quả qua việc thảo luận miệng và chất vấn để kết quả được rõ ràng, làm cho bản báo cáo có chất lượng hơn. Tuy nhiên, chất lượng của cả hai dạng báo cáo bằng văn bản và lời nói tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người báo cáo cáo có tốt hay không, một văn bản báo cáo được trình bày rõ ràng sẽ không bị đánh giá thấp. Vì vậy kỹ năng truyền đạt là kỹ năng quan trọng nhất cho mọi ngành nghề. Các loại báo cáo: Mỗi loại báo cáo là một công việc được đo ni sẵn làm cho thích nghi với đặc trưng của vấn đề, với những thông tin chứa đựng trong nó và cách suy nghĩ, thị hiếu của người dùng nó. Tuy vậy, một cách chung nhất, các kết quả nghiên cứu có thể được báo cáo theo các dạng sau: - Báo cáo gốc là bản báo cáo đầu tiên được xây dựng dựa trên các kết quả có được của dự án và được nghiên cứu viết để cho chính mình sử dụng. Nó bao gồm các tài liệu và các bản phát thảo sơ bộ. Nó làm cơ sở cho bản báo cáo cuối cùng và sau dó trở hành tài liệu để xếp vào hồ sơ. Thường thì việc xem nó như một báo cáo bị coi nhẹ nên không được sắp xếp chuẩn các 189
  7. báo cáo cũng như không có tập hồ sơ được sắp xếp có thứ tự khi chúng được lưu giữ. Việc sắp xếp theo thứ tự chỉ được thực hiện khi ta cần đến phương pháp luận hay những dữ liệu này cần để tham khảo hay hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu ở tương lai. - Báo cáo được phổ biến: Loại báo cáo này được soạn ra từ những kết quả nghiên cứu để đăng tải trong các tạp chí chuyên ngành hoặc trong các chuyên khảo, các tạp chí phổ thông, các tập san... Không có hình thức thống nhất cho loại hình báo cáo này do tính chất thay đổi của độc giả và các ấn phẩm. Điều quan trọng để tạo một báo cáo hay một mẫu in được chấp nhận là người viết phải xác định được đặc tính và vấn đề quan tâm của độc giả cũng như chính sách của nhà xuất bản để viết cho thích hợp. - Báo cáo kỹ thuật: Loại thường dùng cho các chuyên gia kỹ thuật. Họ quan tâm chủ yếu đến các mô tả chi tiết về toàn bộ quá trình nghiên cứu, trong đó giới thiệu các giả thuyết đã được nghiên cứu, quan tâm đến các chi tiết về mặt lôgíc và ý nghĩa thống kê, có thể có những phụ lục phức tạp về phương pháp luận, thủ tục cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo. - Báo cáo cho lãnh đạo: Loại này phục vụ cho những người ra quyết định (người lãnh đạo). Vì rất bận rộn nên người lãnh đạo chỉ quan tâm chủ yếu phần cốt lõi của công trình nghiên cứu, những kết luận chính cùng những đề xuất và kiến nghị. Báo cáo không được rờm rà và những thông tin về phương pháp luận nên để vào phụ lục để tham khảo nếu cần. Nội dung của bản báo cáo cho lãnh đạo: Tính chất của một bản báo cáo cho lãnh đạo phải được xác định từ những yêu cầu cần biết về thông tin của người lãnh đạo. Thường thì bản báo cáo này phải rõ ràng, không phức tạp, ngắn gọn, dễ đọc. Câu văn phải hoàn chỉnh, rõ ràng và được chứng minh bằng số liệu. Một hình thức thông dụng của báo cáo cho lãnh đạo gồm các mục sau: I. Trang tựa (trang ghi tựa đề báo cáo). II. Bản mục lục (có thể để cuối). III. Bản tóm tắt cho lãnh đạo. IV. Phần giới thiêu. V. Phương pháp luận. VI. Kết quả. VII. Những hạn chế. VIII. Những kết luận (rút ra từ dữ liệu ) và những đề xuất (xuất phát từ kết luận). IX. Phụ lục. X. Danh mục các tài liệu sử dụng. Hình thức này là sự sắp xếp một cách hợp lý và có tính qui ước những bước trong việc chuẩn bị bản báo cáo. - Trang tựa: Nên đơn giản, và trang trọng, nêu chủ đề của bản báo cáo, ai soạn thảo và soạn thảo cho ai, ngày hoàn thành và đệ trình. - Bảng mục lục: Là phần trình bày các mục của bản báo cáo theo thứ tự xuất hiện cùng với số trang của nó. Nếu bản báo cáo có một số bảng biểu, biểu đồ hình vẽ hoặc các minh họa thì phải có bảng phụ lục riêng cho từng loại đặt phía sau bảng mục lục, hoặc từng bản riêng biệt trong các trang cá biệt. 190
  8. - Tóm lược cho lãnh đạo: Nó giúp cho lãnh đạo nắm bắt nhanh chóng được ý chính của cuộc nghiên cứu. Đối với nhiều vị lãnh đạo, bản tóm lược là cốt lõi của bản báo cáo, ta không nên xem thường. Phần tóm lược sẽ được đặt trước các chứng cứ hay lập luận chi tiết. Nó tóm tắt một cách ngắn gọn các phần chủ yếu của bản báo cáo bao gồm các sự kiện và kết quả chính cùng với các quyết định, bản tóm tắt là bản báo cáo thu nhỏ lại nhưng không thiếu ý. - Phần giới thiêu: Nhằm định hướng người đọc vào những thảo luận chi tiết của vấn đề đang được nghiên cứu. Thường bao gồm những lý do để làm cuộc nghiên cứu, phạm vi của công việc, sự hình thành phương pháp của vấn đề được nghiên cứu, những mục tiêu cần đạt đến và cơ sở để hình thành cuộc nghiên cứu. - Phương pháp luận: Phần này mô tả cách thức dùng để đạt đến những mục tiêu. Phần mô tả này phải làm rõ đã sử dụng mô hình nghiên cứu nào? Mô hình thăm dò, mô tả hay là thử nghiệm. Các nguồn dữ liệu đã được nghiên cứu tỉ mỉ và sử dụng ra sao, cáchứlấy mẫu, các loại bảng câu hỏi dã dùng và tại sao lại dùng nó: Số lượng và loại nhân viên nghiên cứu được sử dụng (chẳng hạn những người đi phỏng vấn, giám sát...). - Các kết quả: Phần này thường dài nhất trong bản báo cáo vì khối lượng các số liệu thu thập ở dạng thô là rất lớn: Để diễn giải các số liệu này phải sắp xếp, tổ chức sao cho có thể truyền đạt được ý nghĩa của các dữ liệu. Việc này cần đến các kỹ thuật thống kê và phân tích. Có một số phương tiện giúp ta trình bày kết quả nghiên cứu như các bảng, các biểu đò, đồ thị... và khi sử dụng phải giải thích đầy đủ, rõ ràng. - Các giới hạn của bản báo cáo: Trong cuộc nghiên cứu, có thể nảy sinh một số vấn đề mà phạm vi cuộc nghiên cứu chưa thể đi sâu làm rõ. Khi đó nhà nghiên cứu (tác giả bản báo cáo) phải trình bày rõ những giới hạn đó để độc giả hiểu. - Các kết luận và đề nghị: Phần này trình bày các kết luận và đề xuất những hành động cần phải làm rút ra từ việc suy luận của kết quả bằng các phương pháp qui nạp hoặc diễn giải. Những kết luận sẽ xác minh hoặc phủ nhận những tiền đề hoặc các giả thuyết đã đưa ra. Những kết luận phải xuất phát hợp lý từ các kết quả để tránh những sai lầm. Từ các kết luận nhà nghiên cứu có điều kiện tốt nhất để nêu lên các đề xuất về các giải pháp trong đó cần chỉ rõ nhiệm vụ của ai, làm gì, ở đâu, lúc nào và tại sao? Các đề nghị không chỉ phụ thuộc vào bản chất của quyết định mà còn phụ thuộc vào kiến thức của nhà nghiên cứu về toàn cảnh của vấn đề. Trong thẩm quyền của mình, các nhà nghiên cứu có thể đề nghị về việc nên có thêm những cuộc điều tra khác về vấn đề này hay các vấn đề khác có liên quan. - Phụ lục: Phần này cung cấp thêm các chỉ dẫn, các tư liệu đã được đưa ra trong phần chính của bản báo cáo. Tư liệu trong phụ lục chứa đựng nội dung thông tin chi tiết và (hoặc) triển khai thông tin. Ví dụ, một bản sao của câu hỏi dùng để thu thập dữ liệu, những chỉ dẫn cho người phỏng vấn... - Danh mục tài liệu tham khảo đã được sử dụng: Đây là phần cuối cùng trong trình báo cáo. Nó chứa đựng những thông tin chi tiết để tham khảo, hoặc những tài liệu gốc được tìm thấy trong nhiều dạng thông tin chẳng hạn biên bản hội nghị, sách vở, tạp chí. Nguyên tắc khi soạn thảo báo cáo: Phương tiện cơ bản để truyền đạt các kết quả nghiên cứu là từ ngữ. Mỗi báo cáo đều phải có lời giải thích cho từng kết quả đạt được và người viết báo cáo phải nắm được toàn bộ cuộc khảo sát để có thể sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau (từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh) truyền cho người khác hiểu được kiến thức đó. 191
  9. Nói chung, khi trình bày một báo cáo, phải theo các nguyên tắc sau: - Dễ theo dõi: Bản báo cáo phải có cấu trúc hợp lý, đặc biệt trong phần thân của bản báo cáo cần trình bày rõ ràng và dễ tìm ra các chủ đề. Phải có các dòng tiêu đề để chỉ mỗi chủ đề khác nhau mà chỉ bàn đến một điểm mà thôi. - Rõ ràng: Báo cáo phải được viết rõ ràng để tránh bị hiểu lầm và khi không hiểu rõ có thể ra những quyết định sai lầm và gặp phải những thất bại đáng kể. Có thể kiểm tra sự rõ ràng của báo cáo bằng cách để hai hoặc ba người không quen thuộc với cuộc khảo sát đọc trước bản báo cáo. - Dùng câu có cấu trúc tốt: - Tránh dùng ngôn từ chuyên môn: Thông thường nên dùng các từ chuyên môn trong báo cáo. Các thuật ngữ chuyên môn cần được thay thế bằng cách mô tả hoặc giải thích cách làm. Nếu cần thiết phải dùng các từ chuyên môn thì phải xem xét liệu người đọc có hiểu không và cần có bảng giải thích kèm theo. • Trình bày ngắn gọn: Một bản báo cáo phải có độ dài cần thiết để đủ trình bày chi tiết các nội dung, tuy nhiên do tâm lý người đọc không muốn đọc những báo cáo dài dòng nên cần phải trình bày gọn nhưng đủ ý, xúc tích. • Cần trình bày sát vấn đề, chú trọng sự rõ ràng của vấn đề. • Nhấn mạnh các kết luận có tính thực tiễn: Trong báo cáo phải nhấn mạnh các kết luận có tính thực tiễn (đã được kiểm nghiệm qua thực tế để xóa bỏ cảm giác của các nhà kinh doanh cho rằng phát biểu hoặc nhận xét của nhà nghiên cứu thường chỉ có giá trị về lý thuyết và trong các dữ liệu lý tưởng). - Sử dụng các phương tiện nhìn trong bản báo cáo: Các phương tiện nhìn bao gồm: Biểu đồ tranh ảnh, đồ thị... có thể giúp bản báo cáo thêm sinh động hơn và người đọc bản báo cáo xem xét các kết quả một cách trực quan hơn, tuy nhiên các phương tiện này chỉ có khả năng hỗ trợ chứ không thay được phần lời trong báo cáo. Những nguyên tắc trình bày bảng: Trong báo cáo, khi trình bày hay phân tích nhiều số liệu thống kê chúng ta cần lập các bảng số để dễ theo dõi. Việc trình bày bảng phải tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng của việc trình bày bảng sau đây: - Tựa (tên) bảng: Tên bảng phải đảm bảo mô tả đúng nội dung của bảng, phải ngắn gọn, rõ ràng và giải thích được các bản chất của việc sắp xếp các thông tin trong bảng. - Số của bảng: Các bảng phải được đánh số thứ tự để chỉ rõ vị trí của chúng trong hệ thống (ví dụ, bảng 1-a; 1-6...). - Cách sắp xếp các mục: Phải xếp các mục theo một lôgíc hay trình tự sao cho có thể đưa ra các khía cạnh nổi bật nhất của dữ liệu. - Đơn vị đo lường: Đơn vị đo lường phải được nêu rõ trong đề mục trừ nó đã rõ ràng. Trong một bảng có thể có một hoặc nhiều đơn vị đo lường cho mỗi khía cạnh nghiên cứu. - Tổng số: Trong đa số các trường hợp, tổng số được trình bày sau cùng (dưới) hoặc lề phải. khi cần nhấn mạnh các tổng số, có thể đặt chúng ở hàng đầu tiên và cần gạch dưới các con số này để tránh nhầm lẫn. Các tổng số phụ thuộc được sử dụng cho mỗi nhóm phân loại riêng biệt. Nếu tổng số được đặt ở cuối bảng thì tổng số phụ phải đặt ngay trong từng nhóm phân loại và ngược lại. 192
  10. - Nguồn gốc dữ liệu: Nguồn gốc dữ liệu phải được ghi chú rõ ràng để tiện cho việc tra cứu khi cân thiết. Các ghi chú này phải được đặt ở dưới bảng và về phái bên trái. - Chú thích cuối trang: Chú thích được sử dụng để trình bày những điều không thể thực hiện được ở trên bảng, bao gồm một số đặt tính của dữ liệu hay phương pháp tính toán. Lời chú giải được đặt ngay dưới bảng nhưng trước nguồn gốc dữ liệu và phải được định rõ bằng ký hiệu hay bằng chữ (chứ không phải bằng số) để tránh sự nhằm lẫn với các phần khác của bảng. - Làm nổi bật: Kỹ thuật làm nổi bật được áp dụng thông qua việc làm tương phản cách in giữa các con số, cùi (hóa đơn, biên lai nhận...) và cả đề để nhấn mạnh bằng cách dùng các dòng chữ đậm và nhạt hay các dòng đôi. Các nguyên tắc trình bày biểu đồ: Các biểu đồ được sử dụng để làm rõ được các phần quan trọng của báo cáo. Biểu đồ là phương tiện giúp thấy rõ các chất liệu được trình bày nên biểu đồ được sử dụng một cách vừa phải. Hiện nay có rất nhiều loại biểu đồ nhưng ở đay chúng ta chỉ xem xét đến các loại biểu đồ như: Biểu đồ tuyến, biểu đồ thanh, biểu đồ thanh hai chiều, biểu đồ múi, biểu đồ dạng bản đồ, biểu đồ lượng hình. Các biểu đồ này được định rõ theo mục đích, loại đề mục nghiên cứu, đối tượng phải báo cáo. - Biểu đồ tuyến hay biểu đồ đường cong: Loại biểu đồ này được dùng để trình bày các hàm liên tục, ví dụ sự tăng trưởng hay tỷ lệ thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế các biểu đồ tuyến thường được sử dụng để trình bày sự tăng trưởng giữa các điểm biểu đồ. Ví dụ báo cáo về doanh số bán của 10 năm được biểu đồ hóa thành đường nối liền các doanh số bán tổng cộng hàng năm. Biểu đồ tuyến là dạng biểu đồ thường được sử dụng. Biểu đồ này thể hiện sự biến thiên và có thể biểu hiện nhiều đường biểu diễn khác nhau ứng với các bộ dữ liệu khác nhau và cho phép sự biến thiên tương đối giữa các đường biểu diễn này. Sau đây là một vài qui tắc được áp dụng khi xây dựng biểu đồ tuyến: + Chọn cẩn thận thang tỷ lệ trên các trục. + Nối các tọa độ tuyến bằng cách vẽ đường hướng mắt của chúng ta vào tối thiểu tỷ lệ. Số lượng các tọa độ tuyến phải được hạn chế ở mức tối thiểu có thể được. + Các tọa độ tuyến được sử dụng này phải làm nổi bật được đường biểu diễn và làm cho đường biểu diễn nằm tách khỏi đường biên và các tọa độ tuyến. Đường biên phải đậm hơn các tọa độ tuyến. Nếu biểu diễn nhiều tọa độ cùng lúc thì mỗi đường biểu diễn phải được tách biệt và được định rõ bằng các ký hiệu hay thêm ghi chú. Để biểu đồ được rõ ràng thì số đường biểu diễn trên một biểu đồ không được quá 4 đường. + Vẽ đường chuẩn nằm ngang qua mức 0 (đường 0). Trong nhiều trường hợp, điểm 0 phải được thể hiện ở đường 0 và thang tỷ lệ đứng sẽ được rút ngắn bằng đường zie-zắc ở đường biên nằm ngay trên điểm 0. Một dạng khác của biểu đồ tuyến là biểu đồ tầng (thay biểu đồ tuyến của thành phần). Các thành phần của mỗi điểm được liên tục cộng vào tổng số của thành phần trước đó, tức là chúng được chồng lên nhau, cái sau chồng lên cái trước. Dạng biểu đồ này rất hữu ích khi muốn thể hiện mức độ biến thiên của các thành phần khác theo thời gian. - Biểu đồ thanh: Loại biểu đồ này được dùng rất phổ biến. Biểu đồ thanh gồm nhiều thanh được xếp dọc theo trục tung hay trục hoành. Mỗi thanh riêng lẽ được vẽ cho một lần quan sát. Biểu 193
  11. đồ thanh dọc thích hợp hơn. Đối với các dữ liệu được phân loại theo định tính hay theo vị trí thích hợp với việc sử dụng thanh ngang. Các biểu đồ khác : + Biểu đồ tượng hình: Biểu đồ tượng hình sử dụng hình ảnh hay biểu đồ tượng nhỏ tượng trưng cho ý tưởng hay đề mục nghiên cứu và thể hiện chiều dài của các thanh. Phương tiện này làm cho biểu đồ trở 5nên phổ biến hơn và gây được ấn tượng thực tế. Các hình ảnh và biểu tượng thường thích hợp với biểu đồ thanh và biểu đồ này không được dùng cho công tác nghiên cứu và đo lường chính xác. + Biểu đồ múi: Biểu đồ này có dạng hình tròn gồm nhiều múi, hình tròn tượng trưng cho số lượng tổng thể, các múi tượng trưng cho các thành phần của tổng thể. Theo qui ước: Bắt đầu múi đầu tiên ở vị trí 12 giờ, các múi sau được xếp theo chiều kim đồng hồ và theo thứ tự độ lớn góc giảm dần. - Biểu đồ dạng bản đồ: Rất có ích trong việc thể hiện các dữ liệu liên quan chủ yếu đến vị trí địa lý hay khu vực lãnh thổ. Bản đồ có thể được tô màu theo nhiều cách khác nhau để thể hiện giá trị tương đối. Loại này không thích hợp trong việc so sánh các dữ liệu định hướng một cách chính xác. Phương pháp trình bày báo cáo miệng (thuyết trình): Phần lớn các báo cáo nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn bản, nhưng sẽ có hiệu quả hơn nếu được trình bày các kết quả nghiên cứu bằng miệng (thuyết trình) tại các cuộc họp liên quan đến các đề tài đó, như thế có thể biết được các phản ứng, trả lời các câu hỏi và đối phó lại mọi sự phản đối hoặc nghi ngờ nảy sinh ra. Tuy nhiên việc thuyết trình không thay thế cho báo cáo bằng văn bản. Để buổi thuyết trình có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Xác định đối tượng nghe thuyết trình: Ai nghe, đặc điểm của họ, thông tin nào về đề tài sẽ được trình bày mà họ biết rồi hoặc chưa biết, họ có khả năng hiểu vấn đề gì mà không cần giải thích tỉ mỉ, những lĩnh vực nào cần phải nhấn mạnh và những câu hỏi mà họ có khả năng sẽ nêu ra. Việc làm này cần thiết để việc truyền đạt có hiệu quả. Bước 2: Lựa chọn kỹ thuật hiểu (truyền đạt): Có 4 hình thức cơ bản của việc phát biểu: Nói ứng khẩu, nói bằng cách dùng trí nhớ, đọc một bài soạn trước, tùy ứng. Không nên sử dụng 2 phương pháp đầu để trình bày kết quả nghiên cứu khi việc trình bày đòi hỏi yếu tố chính xác cao. Nói bằng trí nhớ có thể không truyền đạt được những thông tin quan trọng do nhớ lầm và làm cho cuộc trình bày có thể không linh hoạt. Dù trình bày bằng cách nào thì việc truyền đạt cũng phải được tập dượt và chuẩn bị kỹ. Bước 3: Xem xét việc sử dụng những phương tiện nhìn. Trong khi thuyết trình thường kết hợp kỹ năng truyền đạt với các phương tiện nhìn vì các lý do sau: - Người ta thích nhìn bằng mắt nên sử dụng các phương tiện nhìn giúp cho việc điều khiển buổi họp và duy trì sự chú ý của nhóm. - Trí nhớ được tăng lên: các phương tiện nhìn thích hợp cho phép trí nhớ tăng lên khoảng 50% (nếu chỉ nghe không là 10%). - Việc nhìn thấy sẽ khuyến khích khâu tổ chức: Cách làm cho nhìn thấy bắt buộc người phát biểu phải sắp xếp ý tưởng của minh theo trình tự làm cho thông tin được đơn giản hóa cô đọng, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí. - Ít có thể xảy ra sự hiểu sai. 194
  12. Khi lựa chọn các phương tiện nhìn thích hợp, cần xem xét những điều sau đây: (1) Cần tạo ra việc nhìn thấy để tăng cường, nổi bật hoặc đơn giản hóa các ý tưởng của người trình bày. (2) Thông tin thấy được nên dễ hiểu và không nên hỗn độn với quá nhiều chất liệu, một lúc chỉ nên diễn đạt một ý tưởng hay một khái niệm mà thôi. (3) Hình ảnh nhìn thấy cần đủ lớn để toàn thể người nghe có thể thấy dễ dàng do đó phải chú ý đến khối lượng và vị trí người nghe. (4) Lựa chọn kỹ thuật trình bày có minh họa nhìn bằng mắt hiệu quả nhất. Cách sử dụng bao gồm: - Kỹ thuật viết ra. - Kỹ thuật dùng que chỉ. - Kỹ thuật khám phá: Sử dụng các ý tưởng hoặc khái niệm mô tả có thể được đề cập đếïn và phát biểu nhấn mạnh đến một vấn đề sẽ được phát hiện. -Kỹ thuật tắt, mở: Sử dụng máy chiếu khi cần minh họa. - Kỹ thuật dùng vật đậy che phủ: Đây là kỹ thuật sử dụng một máy chiếu với các lớp kính ảnh chiếu khác nhau. Trước khi quyết định kỹ thuật trình bày này nên cần căn cứ vào hiện trạng và chú ý xem xét tính khả dụng, thích đáng và kỹ thuật hiệu quả nhất. Các kỹ thuật truyền đạt bằng mắt nhìn khác: (1) Sử dụng phim ảnh và băng hình. (2) Sử dụng đầu ghi hình (video). 3. Kiểm tra theo dõi kết quả nghiên cứu: Sau khi kết quả nghiên cứu đã báo cáo và trình bày cho những người có thẩm quyền ra quyết định thì về nguyên tắc, công việc nghiên cứu xem như hoàn tất và người nghiên cứu có thể chuẩn bị để thực hiện các dự án nghiên cứu khác. Thế nhưng người làm công việc nghiên cứu chuyên nghiệp không nên kết thúc công việc tại đây, mà phải thường xuyên theo dõi kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng như thế nào, và không chỉ thế, cần rà xét lại toàn bộ công việc đã thực hiện. Việc xem xét lại này giúp người nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm quí giá để có thể áp dụng tốt hơn cho những dự án nghiên cứu tiếp theo. Mặc dù trong nghiên cứu marketing không có những dự án nghiên cứu giống hệt nhau, nhưng kinh nghiệm rút ra được từ việc xem xét các dự án đã hoàn thành có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường kỹ năng thực hiện nghiên cứu. Việc kiểm tra và theo dõi kết quả các dự án nghiên cứu đã hoàn thành cần phải được tiến hành thường xuyên và có tính hệ thống. Vì thế có bốn vấn đề chủ yếu sau đây cần được xem xét để thực hiện tốt công việc này. (1) Trong quá trình nghiên cứu có duy trì kiểm tra đầy đủ không? Có phải nhờ việc duy trì kiểm tra này mà kế hoạch đã được hoàn tất? (2) Dữ liệu thu được có giá trị và đáng tin cậy không? (3) Các kết quả lôgíc và thích hợp cho những quyết định phải đối phó hay không? (4) Những người ra quyết định có cảm thụ được và họ có chấp nhận các kết quả hay không? Các hành động nào dược xác nhận đã xảy ra dựa trên các kết quả nghiên cứu? Có những hành động nào thực hiện trái với các kết quả? 195
  13. TỔ CHỨC BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU MARKETING Chức năng, nhiệm vụ của ban nghiên cứu marketing - Chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của ban nghiên cứu tiếp thị được xác định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. + Quan hệ với khách hàng: Quan hệ giữa nhà nghiên cứu với khách hàng là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công của cuộc nghiên cứu. Do đó, để xác định chức năng của bộ phận nghiên cứu, cần phân tích mối quan hệ giữa khách hàng và nhà nghiên cứu qua việc phân chia và xác định trách nhiệm của mỗi bên đối với mỗi cuộc nghiên cứu. Việc phân tích này sẽ đem lại một nhận định tổng quát về chức năng của bộ phận nghiên cứu nghĩa là có một số chức năng sẽ do khách hàng đảm nhận trong tiến trình nghiên cứu marketing. + Quan hệ với các tổ chức nghiên cứu bên ngoài: Trong những cuộc nghiên cứu với qui mô lớn, đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm; hoặc áp lực của thời gian nghiên cứu khiến cho việc tuyển mộ, huấn luyện và đào tạo nhân viên trở thành một trở ngại lớn, các cuộc nghiên cứu marketing có thể tính đến việc hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu bên ngoài. Việc hợp tác này có thể bao gồm toàn bộ công việc nghiên cứu hay chỉ thực hiện một số chức năng: tổ chức thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu... Thông thường, các ban nghiên cứu marketing của các công ty có xu hướng hợp tác với các tổ chức nghiên cứu bên ngoài thực hiện chức năng thu thập dữ liệu sơ cấp (các nhan viên điều tra), điều này có thể giúp cơ cấu tổ chức của ban được đơn giản và mang tính ổn định, nhờ vậy hiệu quả chuyên môn sẽ cao hơn. Với việc cân nhắc những cơ sở này, chức năng và nhiệm vụ của các ban nghiên cứu tiếp thị trong các công ty thường tập trung vào các công việc nghiên cứu yêu cầu của khách hàng để xác định vấn đề nghiên cứu hoạch định, chương trình nghiên cứu, kiểm tra, giám sát công việc nghiên cứu, số lượng và phân tích số lượng, báo cáo kết quả nghiên cứu, huấn luyện chỉ dẫn nhân viên nghiên cứu... Cơ cấu tổ chức của bộ phận nghiên cứu marketing Với việc phân tích các chức năng, nhiệm vụ như trên, một ban nghiên cứu marketing trong một công ty thường bao gồm: trưởng ban, nhân viên phụ tá và các phân tích viên. Dĩ nhiên, đối với các công ty lớn, nếu ban nghiên cứu marketing đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, họ sẽ có cơ cấu phức tạp hơn và bao gồm nhiều bộ phận nhân viên được chuyên môn hóa theo từng chức năng. Điều này thật ra ít phổ biến trong thực tế do áp lực về chi phí dành cho nghiên cứu tiếp thị, cũng như tính chất khác biệt thường xuyên của dự án nghiên cứu marketing, nên cũng không cần phải tổ chức hẳn một bộ phận điều tra (thu thập dữ liệu sơ cấp) trong bộ phận nghiên cứu marketing của công ty. Nếu bộ phận nghiên cứu marketing trong công ty là một phòng chức năng độc lập, thì nó có thể được tổ chức theo các kiểu cấu trúc sau: a. Kiểu tổ chức tập trung: Trong đó có các phân tích viên được bố trí trong phòng nghiên cứu marketing và việc tiếp xúc với khách hàng được thực hiện thông qua một đầu mối. b. Kiểu tổ chức theo khách hàng: Các phân tích viên được bố trí và tiếp xúc riêng từng nhóm khách hàng. c. Kiểu tổ chức phân tán: Không có văn phòng trung tâm, các phân tích viên được cơ cấu rải rác vào các bộ phận khách hàng khác nhau. (Chẳng hạn, các công ty con trong một công ty lớn đều có các nhân viên nghiên cứu marketing). 196
  14. TÓM TẮT Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, vấn đề cần thiết đặt ra cho nhà nghiên cứu là cần phải chuẩn bị và trình bày báo cáo như thế nào để những dữ liệu thu được cung cấp thông tin cho người sử dụng. Có thể xem việc trình bày các báo là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình nghiên cứu bởi vì trình bày báo cáo như thế nào, trình bày cái gì để thể hiện được kết quả nghiên cứu và những kết luận, đề nghị trong quá trình nghiên cứu có đủ sức thuyết phục và được thuận hay không mới đánh giá được những nổ lực của nhà nghiên cứu. Trước hết, báo cáo phải đảm bảo là phương tiện mà qua đó các dữ liệu, các phân tích và các kết quả được sắp xếp có hệ thống, phản ánh được chất lượng của công trình nghiên cứu trên cơ sở trình bày bằng miệng hoặc văn bản. Nhưng cho dù trình bày bằng miệng hay văn bản thì nhà nghiên cứu cần phải chuẩn bị cách trình bày (báo cáo) tùy theo nhu cầu và khả năng của người lãnh hội thông tin đó. Có các loại báo cáo thường được sử dụng sau: báo cáo gốc, báo cáo được phổ biến, báo cáo kỹ thuật, báo cáo cho lãnh đạo...Đặc biệt, đối với báo cáo cho lãnh đạo cần phải rõ ràng, cô đọng, dể hiểu, không phức tạp, đảm bảo các nguyên tắc khi trình bày báo cáo, phải có sự sắp xếp hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc. Nội dung của một báo cáo viết (văn bản) và báo cáo nói (thuyết trình) sẽ khác nhau, tuy nhiên nó vẫn phải dựa trên một số yếu tố chính như phần mở đầu, phương pháp luận, nội dung,..để đảm bảo truyền đạt đầy đủ và các phương tiện để truyền đạt (phương tiện nghe nhìn) để đảm bảo nội dung truyền đạt và tránh những sai lầm có thể xảy ra. Về tổ chức bộ phận nghiên cứu tiếp thị trong mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau tùy theo điều kiện, khả năng, chức năng, quan niệm...của mỗi doanh nghiệp về bộ phận marketing. Bộ phận nghiên cứu tiếp thị thường gặp trong một công ty thường gồm trưởng ban, nhân viên phụ tá và các phân tích viên và thường được cấu trúc theo một trong 3 dạng sau: kiểu tổ chức tập trung, tổ chức theo khách hàng, kiểu tổ chức phân tán. CÂU HỎI 1. Bản báo cáo là gì? Các chức năng của bản báo cáo? 2. Các loại báo cáo kết quả? 3. Mô tả hình thức thường được sử dụng để trình bày một báo cáo nghiên cứu marketing 4. Lựa chọn các đồ thị và biểu đồ được trình bày như thế nào trong một bản báo cáo. 5. Làm thế nào để thuyết trình kết quả nghiên ( báo cáo miệng) cứu hiệu quả? 6. Tổ chức bộ phận nghiên cứu marketing ? 197
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2