TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔĐUN ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ TRUYỀN ĐỘNG<br />
MÁY CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN<br />
A STUDY ON THE DRIVE SYSTEM CONTROL MODULE FOR THE WIRE<br />
ELECTRICAL DISCHARGES MACHINING MACHINE<br />
<br />
Lưu Đức Bình, Dương Quốc Bảo<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Gia công cắt dây tia lửa điện ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ những tính năng<br />
ưu việt của nó như không có lực cắt, gia công các vật liệu siêu cứng, gia công các contour kín,<br />
phức tạp... Để phương pháp này đạt hiệu quả kinh tế cao, ta cần phải tiến hành tối ưu hoá<br />
nhằm tìm ra chế độ cắt tối ưu. Tuy nhiên, với các bộ điều khiển của máy sẵn có thì muốn tối ưu<br />
hoá cần phải can thiệp vào bộ điều khiển, điều này là không thể. Nhằm mục đích muốn làm chủ<br />
công nghệ này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo môđun điều khiển hệ truyền<br />
động máy cắt dây tia lửa điện. Bài báo này trình bày một số kết quả bước đầu với mô hình thực<br />
nghiệm và mô phỏng trên máy tính.<br />
ABSTRACT<br />
Nowadays, electrical discharges machining (EDM) has been widely used thanks to its<br />
special properties: forceless cutting, super-hardened material machining, close and complex<br />
contour machining. In order to obtain high economic efficiency with this method, we need to<br />
optimize intended methods for an optimal cutting schedule. With such an optimization, we need<br />
to change the control system. However, it is impossible to do so. For this reason, our study is<br />
aimed to design and manufacture a drive system control module of the wire electrical<br />
discharges machining machine (WEDM). In this article, some results of a study on a model<br />
experiment and simulation on the PC will be discussed.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Gia công tia lửa điện được tìm ra bởi hai nhà khoa học người Nga GS. TS Boris<br />
Lazarenko và TS. Natalya Lazarenko vào năm 1943 từ việc nghiên cứu sự ăn mòn của<br />
các thiết bị điện. Sau đó, công nghệ gia công này được phát triển mạnh tại các nước<br />
công nghiệp phát triển. Đến nay, hầu hết các máy gia công theo nguyên lý này đều đã sử<br />
dụng điều khiển CNC nhờ những ứng dụng mạnh mẽ của công nghiệp máy tính.<br />
Tại các hãng sản xuất máy gia công tia lửa điện nổi tiếng như Sodick, Agie<br />
Charmilles… hay các trường đại học, viện nghiên cứu ở các nước công nghiệp phát triển<br />
đều nghiên cứu rất mạnh về công nghệ gia công này và các kết quả được công bố tại Hội<br />
thảo chuyên đề “International Symposium for ElectroMachining” (ISEM) tổ chức 3 năm<br />
một lần.<br />
Ở nước ta, việc ứng dụng gia công tia lửa điện cũng mới khoảng hơn mười năm<br />
nay và việc nghiên cứu về lĩnh vực này hầu như không đáng kể. Muốn nghiên cứu sâu về<br />
ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chất lượng chi tiết gia công cần phải can thiệp<br />
1<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
vào hệ điều khiển của máy, điều này là không thể vì đây là bí quyết của các nhà sản xuất<br />
thiết bị.<br />
Với mục đích nghiên cứu về lĩnh vực gia công tia lửa điện (gồm có Gia công xung<br />
định hình và Cắt dây tia lửa điện), chúng tôi lựa chọn phương pháp gia công cắt dây tia<br />
lửa điện để xây dựng mô hình thực nghiệm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số<br />
kết quả nghiên cứu bước đầu của môđun điều khiển hệ truyền động từ việc mô phỏng trên<br />
máy tính và kiểm chứng bằng mô hình thực nghiệm.<br />
2. Nội dung<br />
Các chuyển động cần thiết khi gia công trên máy cắt dây tia lửa điện (không cắt<br />
côn) gồm hai chuyển động vuông góc nhau X, Y trong mặt phẳng nằm ngang của bàn<br />
máy và chuyển động thẳng đứng do dây được cuốn bởi tang dẫn động thực hiện. Do vậy,<br />
hệ thống truyền động của máy thực chất là bàn máy mang phôi chuyển động theo hai<br />
phương X, Y. Việc điều khiển hệ truyền động cho hai phương X và Y là giống nhau về<br />
mặt bản chất, do vậy, bước đầu chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm với<br />
hệ truyền động cho một phương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Động cơ<br />
phương Y<br />
<br />
Động cơ<br />
phương X<br />
Hình 1. Mô hình thực nghiệm hệ thống truyền động máy cắt dây tia lửa điện.<br />
<br />
Mô hình thực nghiệm chúng tôi xây dựng gồm bàn máy được truyền động bằng<br />
vitme – đai ốc bi φ15 bước 6mm từ động cơ điện 1 chiều. Sơ đồ tính toán điều khiển được<br />
mô hình hoá như sau:<br />
<br />
R L y<br />
<br />
I<br />
+ Bàn máy<br />
(Ω1) (Ω2) tx<br />
Va<br />
<br />
θ1 θ2<br />
e = Ke.Ω1<br />
Hình 2. Sơ đồ tính toán mô hình thực nghiệm.<br />
<br />
2<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
Để điều khiển mô hình, chúng tôi sử dụng Vi điều khiển PIC 18f4550 kết nối với<br />
máy tính qua cổng RS232 thông qua phần mềm giao diện điều khiển và mô phỏng bằng<br />
Matlab. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày việc tính toán, sử dụng luật<br />
PID để điều khiển cho mô hình thực nghiệm. Công việc này tập trung vào hai phần là tính<br />
toán tổng hợp mạch vòng dòng điện và mạch vòng tốc độ, từ đó đưa ra các tham số cho<br />
bộ điều khiển.<br />
a. Tính toán tổng hợp mạch vòng dòng điện<br />
Để cho việc tính toán bài toán được đơn giản, ta giả thiết hệ thống làm việc ở chế<br />
độ dòng điện liên tục, có sức điện động E không ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của<br />
mạch vòng dòng điện.<br />
Mô hình đối tượng có mạch vòng dòng điện với bộ điều chỉnh dòng điện RI như<br />
hình sau:<br />
E<br />
Uid K CL Ed ∆U 1 I M 1 ω<br />
RI Ru KΦ<br />
(1 + TVO .s )(1 + Tdk .s ) (1 + Tu .s ) Js<br />
MC<br />
KI<br />
(1 + TI .s )<br />
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc tổng hợp bộ điều khiển dòng điện<br />
<br />
<br />
Với các giả thiết trên, hàm truyền của đối tượng của bộ điều chỉnh dòng điện bây<br />
giờ là:<br />
K CL K I<br />
Ru<br />
Soi (s ) =<br />
(1 + TVo .s )(1 + Tdk .s )(1 + Tu .s )(1 + Ti .s )<br />
Ta viết gọn lại như sau:<br />
K CL K I<br />
Ru<br />
Soi (s ) =<br />
(1 + TSi .s )(1 + Tu .s )<br />
Để xác định mô hình bộ điều chỉnh dòng điện, ta áp dụng tiêu chuẩn tối ưu môdul<br />
vì có độ quá điều chỉnh nhỏ:<br />
FC 1<br />
RI = với FC =<br />
Soi (1 − FC ) 1 + 2τσs + 2τσ2 s 2<br />
Để bù hằng số thời gian lớn hơn (Tu), ta chọn τσ = TSi nên hàm truyền bộ điều<br />
chỉnh RI:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
1 + Tu .s Tu ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞<br />
RI = = ⎜⎜1 + ⎟⎟ = K RI ⎜⎜1 + ⎟⎟<br />
K CL K I K CL K I ⎝ T .s ⎠ ⎝ T .s ⎠<br />
2.TSi .s 2.TSi u u<br />
Ru Ru<br />
Trong thực nghiệm mô hình ta thay các tham số vào và tìm được:<br />
Tu 25,83.10−3<br />
K RI = = = 0,1304<br />
K CL K I 57,2.2 −3<br />
2.TSi .2.2,36.10<br />
Ru 1<br />
b. Tính toán tổng hợp mạch vòng tốc độ:<br />
Để đơn giản ta tổng hợp mạch vòng tốc độ khi đã tổng hợp được mạch vòng dòng<br />
điện, nghĩa là kế thừa các kết quả và các giả thiết ở mục trên (E = 0, MC = 0). Ta có mô<br />
hình cho việc xác định bộ điều chỉnh tốc độ Rω như hình sau:<br />
E<br />
HCD<br />
Uωd 1 KΦ 1 ω<br />
Rω<br />
1 + 2TSi .s + 2TSi2 .s 2 KI Js<br />
− Uω − M<br />
C<br />
Kω<br />
1 + Tω .s<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ cấu trúc tổng hợp bộ điều khiển tốc độ<br />
<br />
Tương tự, khi không tải MC = 0, ta tính được đối tượng Soω của mạch vòng tốc độ:<br />
KΦK ω<br />
KI<br />
Soω =<br />
( )<br />
1 + 2TSi .s + 2T .s 2 (1 + Tω .s )Js<br />
2<br />
Si<br />
<br />
Đây là hệ vô sai cấp 1, để rút gọn hàm truyền trên, ta bỏ qua Tsi2 , tích TSi .Tω thay<br />
tham số và đặt: TSω = 2TSi + Tω = 2.2,36.10-3 + 0,5.10-3 =5,22.10-3, ta có:<br />
KΦK ω<br />
KI<br />
Soω =<br />
(1 + TSω.s )Js<br />
Áp dụng chuẩn tối ưu modul ta có:<br />
FC 1<br />
Rω = với FC =<br />
Soω (1 − FC ) 1 + 2τσs + 2τ2σ s 2<br />
<br />
J.R u 0,32.1<br />
Thay thế và rút gọn, với TC = = = 0,1916 , ta được:<br />
(KΦ ) 1,29232<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
K I KΦ<br />
Rω = TC<br />
2K ωTsωR u<br />
<br />
4<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
Kết quả & bàn luận<br />
Với những tham số tính toán nói trên ta thực hiện mô phỏng cũng như việc đưa<br />
các tham số này vào mô hình thực nghiệm, sau khi nạp chương trình điều khiển vào PIC<br />
18f4550 và điều khiển bằng máy tính thông qua phần mềm giao diện viết trên Matlab;<br />
chúng tôi tiến hành thử nghiệm với kết quả như sau:<br />
- Đáp ứng đầu ra của mạch vòng dòng điện (hình 5)<br />
Quá trình quá độ điều chỉnh sẽ kết thúc sau thời gian Tqd = 8,4TSi và độ quá điều<br />
chỉnh là 4,3%. Thực ra nếu tính đến tác dụng của sức điện động động cơ thì do tính chất<br />
cản diệu của nó mà trong nhiều trường hợp không xảy ra quá điều chỉnh dòng điện.<br />
- Đáp ứng đầu ra của mạch vòng tốc độ khi Mc = 0 (hình 6)<br />
Trên hình 5 ta thấy quá trình thay đổi dòng điện khi có đột biến nhiễu tải. Mạch<br />
vòng tốc độ này là vô sai cấp 1 đối với tín hiệu điều khiển và là hữu sai đối với tín hiệu<br />
nhiễu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đáp ứng dòng điện của RI Hình 6. Đáp ứng tốc độ của Rω khi Mc = 0<br />
<br />
- Đáp ứng đầu ra của mạch vòng tốc độ khi Mc ≠ 0 (hình 7)<br />
Ta nhận thấy khi tải bằng tải định mức, sau 3 giây đáp ứng tốc độ quay có sụt<br />
giảm đi một ít so với tín hiệu đặt (1498 so với 1500), giá trị sai lệch này không lớn.<br />
- Đáp ứng đầu ra của tốc độ trên mô hình thực tế (hình 8)<br />
Nếu ta đặt một độ dài tương ứng với số xung (ví dụ 5mm tương ứng với 8000<br />
xung) thì bàn máy đáp ứng tương đối tốt (trong trường hợp phản hồi đọc từ encoder lên là<br />
8006 xung) Sai số tương đối khoảng 1%, hoàn toàn có thể chấp nhận được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đáp ứng tốc độ của Rω khi Mc ≠ 0 Hình 8. Đáp ứng tốc độ của mô hình<br />
<br />
Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu như trên nhưng vẫn còn một số vấn đề<br />
cần hoàn thiện trong những nghiên cứu tiếp theo: vấn đề nội suy khi kết hợp điều khiển cả<br />
hai phương X, Y; vấn đề động lực học của quá trình cắt; kết hợp điều khiển cho hai bàn<br />
máy trên và dưới khi cắt côn...<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Lưu Đức Bình, Thiết kế, chế tạo môđun điều khiển máy cắt dây tia lửa điện, Đề tài<br />
nghiên cứu khoa học, Đà Nẵng, 2008<br />
[2] Dương Quốc Bảo, Nghiên cứu chế tạo môđun điều khiển bàn máy CNC sử dụng<br />
động cơ điện một chiều, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đà Nẵng, 2009<br />
[3] Nguyễn Phùng Quang, Matlab và Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nhà<br />
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.<br />
[4] George W. Younkin, Industrial Servo Control Systems, New York: Marcel Dekker,<br />
2003.<br />
[5] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Điều chỉnh<br />
tự động truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1998.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />