Nguyễn Quý Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 27 - 33<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH SẨN NGỨA NỘI SINH<br />
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CHUYỂN HÓA TẠI KHOA DA LIỄU<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Quý Thái1*,<br />
Hà Thị Thanh Nga , Nguyễn Thị Hải Yến2<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh và tìm hiểu mối<br />
liên quan với một số chỉ số chuyển hoá (glucid, lipid, glucid).<br />
Đối tượng và phương pháp: gồm 32 bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh (cỡ mẫu thuận tiện) nằm điều<br />
trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 03/2011 đến 8/2011.<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên bệnh nhân về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
một số chỉ số về chuyển hóa.<br />
Kết quả: bệnh chủ yếu gặp ở tuổi trung niên (93,4%). Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp chiếm tỷ<br />
lệ 18,7%, rối loạn chuyển hóa lipid 9,4%, bệnh tiểu đường 6,3%. Mô hình lâm sàng gồm: Ngứa<br />
(100%), sẩn huyết thanh 100%, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch 71,9%, dày da lichen hóa<br />
53,1%, sẩn cục - sẹo 43,7%. Vị trí tổn thương: thân mình 50%, toàn thân 25%, tay và chân 25%.<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có tăng bạch cầu (đa nhân): 34,4%, rối loạn men gan (SGOT, SGPT) 37,5%, có<br />
hình ảnh siêu âm gan - mật bất thường 46,9%. Mô hình rối loạn chỉ số chuyển hóa: Cholesterol<br />
50%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm) 12,5%, Albumin<br />
(giảm) 12,5%, HDL-C 6,3%, Ure, Creatinin 3,1%.<br />
Kết luận: hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh chưa có thay đổi gì đặc biệt, nhưng tỷ lệ bệnh<br />
nhân có rối loạn một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipit, protid là khá cao. Tác giả khuyến nghị: cần<br />
phát hiện triệt để các rối loạn cận lâm sàng nói chung, chuyển hóa nói riêng, góp phần nâng cao<br />
chất lượng chẩn đoán và điều trị trong bệnh sẩn ngứa.<br />
Từ khóa: Sẩn ngứa, chuyển hóa, glucid, lipid, protid.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sẩn ngứa (Prurigo) là một trong những bệnh<br />
ngoài da thường gặp, có xu thế gia tăng và<br />
chiếm khoảng từ 30% - 45% trong các bệnh<br />
da liễu đến khám tại các phòng khám chuyên<br />
khoa [1], [4], [6]. Bệnh gây ngứa nhiều làm<br />
cho người bệnh ăn, ngủ kém kéo dài có thể<br />
dẫn tới hậu quả cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, …và<br />
nói chung là làm ảnh hưởng đến chất lượng<br />
cuộc sống của người bệnh [7], [10]. Theo<br />
nhiều tác giả, bệnh sẩn ngứa nội sinh có căn<br />
nguyên không phải là các tác nhân bên ngoài,<br />
mà do các rối loạn bệnh lý bên trong cơ thể<br />
gây ra (chiếm tới 50% các trường hợp sẩn<br />
ngứa nội sinh): bệnh gan, thận, rối loạn tiêu<br />
hoá, các yếu tố tâm sinh lý - xã hội; hoặc các<br />
rối loạn chuyển hóa, nội tiết như đái tháo<br />
*<br />
<br />
đường, mỡ máu tăng cao…[2], [3], [8], [9],<br />
[11]. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm lâm<br />
sàng, cận lâm sàng cũng như mối liên quan<br />
với các rối loạn chuyển hóa, làm cơ sở giúp<br />
cho việc định hướng chẩn đoán bệnh một<br />
cách có hệ thống và toàn diện nhằm góp phần<br />
nâng cao chất lượng điều trị trong bệnh sẩn<br />
ngứa nội sinh là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ<br />
vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm mục tiêu sau:<br />
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận<br />
lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh tại Khoa<br />
Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương<br />
Thái Nguyên.<br />
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh sẩn<br />
ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hoá<br />
(glucid, lipid và glucid) tại địa điểm<br />
nghiên cứu nói trên.<br />
27<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thu Hiền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên<br />
cứu<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là sẩn ngứa<br />
nội sinh nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.<br />
Thời gian nghiên cứu: từ 03/2011 đến 8/2011.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào triệu chứng<br />
lâm sàng kinh điển:<br />
- Cơ năng: Bệnh nhân có ngứa<br />
- Tổn thương căn bản (TTCB): sẩn huyết<br />
thanh, sẩn đỏ, vết xước, chợt, chảy dịch, vết<br />
thâm hoặc sẹo, sẩn cục, hay dày da và thâm<br />
da, tổn thương này có thể đứng riêng rẽ hoặc<br />
tập trung thành đám, mảng trên cơ thể. Vị trí<br />
tổn thương: chân tay, thân người, các nếp gấp,<br />
toàn thân.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Sẩn ngứa trẻ em, sẩn<br />
ngứa ở phụ nữ có thai, sẩn ngứa do các nguyên<br />
nhân bên ngoài (tìm được nguyên nhân).<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Loại nghiên cứu: mô tả tiến cứu.<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu: thuận tiện, bao gồm các<br />
bệnh nhân được chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh<br />
đang nằm điều trị nội trú tại Khoa Da liễu BVĐKTƯ Thái Nguyên.( tối thiểu n>=30).<br />
Chọn mẫu: chủ đích (mẫu toàn bộ).<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:<br />
+ Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, tiền sử<br />
bệnh lý nội khoa, mô hình tổn thương lâm<br />
sàng, vị trí tổn thương ...<br />
+ Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn một<br />
số chỉ số sinh hóa máu (chức năng gan, thận)<br />
và một số rối loạn một số chỉ số cận lâm sàng<br />
khác (công thức máu, siêu âm gan - mật, XQ<br />
tim phổi, chức năng gan, thận…).<br />
- Liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và<br />
một số yếu tố chuyển hóa glucid, lipid, protid.<br />
+ Mô hình rối loạn bất thường về một số chỉ<br />
số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong<br />
bệnh sẩn ngứa nội sinh.<br />
<br />
89(01/2): 21 - 26<br />
<br />
+ Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa và<br />
một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipid, protid<br />
và một số chỉ số sinh hóa máu khác (Glucose,<br />
Cholesterol, Triglycerit, HDL-C, LDL-C,<br />
SGOT, SGPT, Ure, Creatinin, Protein TP,<br />
Albumin).<br />
Kỹ thuật nghiên cứu:<br />
- Sử dụng mẫu phiếu nghiên cứu, dựa trên<br />
khám lâm sàng, phỏng vấn và tham khảo hồ<br />
sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân sẩn ngứa<br />
nội sinh điều trị nội trú tại khoa Da liễu trong<br />
thời gian nghiên cứu để thu thập các thông tin<br />
cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.<br />
- Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán sẩn ngứa<br />
nội sinh đều được làm các xét nghiệm: công<br />
thức máu (SLBC, BCĐNTT), nước tiểu (cặn,<br />
10 thông số, protein), chụp XQ tim phổi, siêu<br />
âm gan- mật, và các chỉ số sinh hoá liên quan<br />
đến chuyển hoá (glucose máu lúc đói,<br />
cholesterol, trirglycerid, HDL-C, HDL-L,<br />
protid máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP,<br />
ure, creatinin) tại khoa Huyết học, Sinh hoá<br />
và Chẩn đoán hình ảnh thuộc Bệnh viện<br />
ĐKTƯ Thái Nguyên.<br />
+ Xét nghiệm (XN) Công thức máu ( SLBC,<br />
BCĐNTT): được thực hiện trên máy phân<br />
tích tự động Celltax Fe - Nhật.<br />
+ XN Nước tiểu: thực hiện trên máy Clintex,<br />
Hãng Bayer - Đức.<br />
+ XN Sinh hóa máu (glucose máu lúc đói,<br />
cholesterol, triglycerid, HDL-C, HDL-L, protid<br />
máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP, ure,<br />
creatinin): được thực hiện trên máy phân tích đa<br />
thông số AU 640, Hãng Olympus - Nhật.<br />
+ Các kỹ thuật XN cận lâm sàng khác (XQ, siêu<br />
âm) được thực hiện theo kỹ thuật thường quy.<br />
2.6 Cách xác định một số chỉ số nghiên cứu:<br />
- Mức độ bệnh sẩn ngứa được quy ước dựa<br />
vào tổn thương căn bản (TTCB) trên da và<br />
chia theo 4 mức độ như sau:<br />
Mức độ bệnh nhẹ: TTCB chỉ đơn thuần có<br />
sẩn huyết thanh.<br />
Mức độ bệnh vừa: TTCB có sẩn huyết thanh<br />
+ sẩn phù (mày đay).<br />
<br />
28<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quý Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mức độ bệnh nặng: TTCB có sẩn huyết thanh<br />
+ sẩn cục.<br />
Mức độ bệnh rất nặng: TTCB có sẩn huyết<br />
thanh + sẩn cục + dày da lichen hóa.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:<br />
dựa theo hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ:<br />
Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l).<br />
Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử đái<br />
tháo đường và đang điều trị thuốc hạ<br />
đường máu cũng được chẩn đoán là đái<br />
tháo đường.<br />
<br />
89(01/2): 27 - 33<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo Tổ<br />
chức Y tế thế giới (WHO):<br />
Huyết áp tâm thu >= 140mmHg và huyết áp<br />
tâm trương >=90mmHg.<br />
-Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu<br />
theo APT III:<br />
+ Cholesterol toàn phần >6,2mmol/l;<br />
Triglycerid >=2,4 mmol/l.<br />
+ HDL-C =4,2 mmol/l<br />
Xử lý số liệu: Theo phương pháp thông kê y<br />
học, dựa trên phần mềm thống kê STATA 13.0<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
Tuổi<br />
<br />
Số lượng<br />
0<br />
10<br />
13<br />
22<br />
<br />
19-45<br />
45-60<br />
>60<br />
Tổng<br />
<br />
Nữ<br />
Tỷ lệ %<br />
0<br />
31,5<br />
40, 6<br />
71,9<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
3<br />
4<br />
10<br />
<br />
Tổng<br />
Tỷ lệ %<br />
6,5<br />
9,4<br />
12, 5<br />
28,1<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
13<br />
17<br />
32<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
6,5<br />
40,6<br />
53,1<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa ở nam giới chiếm 71,9%, cao hơn nữ<br />
(28,1%) và chủ yếu gặp ở tuổi ≥ 45 (93,7%).<br />
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư và dân tộc<br />
Dân tộc<br />
Địa dư<br />
Nông thôn<br />
Thành thị<br />
Tổng<br />
<br />
Kinh<br />
Số lượng<br />
8<br />
21<br />
29<br />
<br />
%<br />
25,0<br />
65,6<br />
90,6<br />
<br />
Khác<br />
Số lượng<br />
3<br />
0<br />
3<br />
<br />
%<br />
9,4<br />
0,0<br />
9,4<br />
<br />
Tổng<br />
Số lượng<br />
%<br />
11<br />
34,4<br />
21<br />
65,4<br />
32<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sẩn ngứa ở thành thị (65, 6%)<br />
cao hơn nông thôn (34, 4%), tỷ lệ dân tộc kinh chiếm 90,6%.<br />
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh nội khoa<br />
Tiền sử bệnh<br />
Bệnh tiểu đường<br />
Bệnh tăng huyết áp<br />
Bệnh RLCH Lipid<br />
Bình thường<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
2<br />
6<br />
3<br />
21<br />
32<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
6, 3<br />
18,7<br />
9,4<br />
65,6<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy bệnh nhân sẩn ngứa có mắc kèm theo các bệnh nội khoa khác<br />
gồm: tiểu đường chiếm tỷ lệ 6,3%, tăng huyết áp 18,7% và rối loạn chuyển hóa lipid 9,4<br />
<br />
29<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quý Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bảng 4. Mô hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn<br />
ngứa nội sinh<br />
Số lượng<br />
(n = 32)<br />
32<br />
32<br />
25<br />
23<br />
23<br />
17<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
Triệu chứng<br />
Ngứa<br />
Sẩn huyết thanh<br />
Sẩn đỏ<br />
Vẩy tiết<br />
Trợt, chảy dịch<br />
Dày da-lichen hóa<br />
Sẩn cục, sẹo<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
100,0<br />
100,0<br />
78,1<br />
71,9<br />
71,9<br />
53,1<br />
43,7<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy 100% bệnh<br />
nhân sẩn ngứa có triệu chứng ngứa và có tổn<br />
thương sẩn huyết thanh; sẩn đỏ (mày đay):<br />
78,1%; vẩy tiết 71,9%; chợt chảy dịch; dày da<br />
53,1%; sẩn cục, sẹo 43,7%.<br />
Bảng 5: Phân bố bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh<br />
theo vị trí tổn thương<br />
Tỷ lệ<br />
Vị trí<br />
Thân người<br />
Chân, tay<br />
Toàn thân<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
16<br />
8<br />
8<br />
32<br />
<br />
50,0<br />
25,0<br />
25,0<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vị trí<br />
thường gặp trong bệnh sẩn ngứa chủ yếu là<br />
thân người chiếm 50,0%, tứ chi 25,0%, phân<br />
bố toàn thân 25,0%.<br />
Bảng 6: Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn bất<br />
thường về một số chỉ số cận lâm sàng<br />
Tỷ lệ bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ %<br />
sẩn ngứa<br />
Chỉ số cận lâm sàng<br />
Siêu âm gan mật (n = 32)<br />
15<br />
46,9<br />
SGOT, SGPT (n = 32)<br />
12<br />
37,5<br />
CTM (SLBC) (n = 32)<br />
11<br />
34,4<br />
X-Quang tim phổi (n = 32)<br />
1<br />
3,1<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh<br />
nhân có hình ảnh siêu âm gan - mật bất<br />
thường 46,9%; thay đổi công thức máu (chủ<br />
yếu số lượng bạch cầu đa nhân tăng) chiếm tỷ<br />
lệ 34,4%.<br />
<br />
89(01/2): 27 - 33<br />
<br />
Bảng 7. Mô hình các rối loạn bất thường một số<br />
chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong<br />
bệnh sẩn ngứa nội sinh (n = 32)<br />
Rối loạn<br />
Chỉ số<br />
cận lâm sàng<br />
Cholesterol<br />
LDL - C<br />
Glucose<br />
Triglycerit<br />
Protein toàn phần<br />
Albumin<br />
HDL - C<br />
Ure, Creatinin<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
16<br />
10<br />
5<br />
4<br />
4<br />
4<br />
2<br />
1<br />
<br />
50, 0<br />
31,3<br />
15,6<br />
12,5<br />
12,5<br />
12,5<br />
6,3<br />
3,1<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy mô hình rối<br />
loạn bất thường về chỉ số chuyển hóa trong<br />
bệnh nhân sẩn ngứa gồm: Cholesterol là<br />
50,0%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%,<br />
Triglycerid, Albumin và Protein TP là 12,5%;<br />
các rối loạn khác thấy ít gặp hơn.<br />
Bảng 8. Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa<br />
với một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid)<br />
và một số chỉ số cận lâm sàng khác (men gan)<br />
Cặp tương quan<br />
MĐB-Glucose<br />
MĐB-Cholesterol<br />
MĐB-Triglycerit<br />
MĐB-HDL-C<br />
MĐB-LDL-C<br />
MĐB-Ure<br />
MĐB-Creatinin<br />
MĐB-Protein TP<br />
MĐB-Albumin<br />
MĐB-SGOT<br />
MĐB-SGPT<br />
<br />
Hệ số tương<br />
quan (R<br />
spearman)<br />
-0,52<br />
-0.21<br />
-0,01<br />
-0,04<br />
-0,37<br />
-0,34<br />
-0,1<br />
-0,14<br />
-0,22<br />
-0,09<br />
0,07<br />
<br />
p<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy chưa thấy có<br />
sự tương quan giữa một số chỉ số về chuyển<br />
hóa (glucid, lipid, protid) và chỉ số cận lâm<br />
sàng khác (men gan, thận) với mức độ bệnh<br />
trong bệnh sẩn ngứa nội sinh (với p>0,05,…<br />
và p>0,05).<br />
<br />
30<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quý Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy: Đa số<br />
bệnh nhân mắc bệnh sẩn ngứa nội sinh gặp ở<br />
tuổi trung niên: 93,4% (trong đó trên 60 tuổi<br />
chiếm 53,1%). Kết quả này hoàn toàn phù<br />
hợp với y văn và kết quả của nhiều nghiên<br />
cứu khác [4], [6], [10]. Có thể ở lứa tuổi này,<br />
sự lão hóa các cơ quan bộ phận trong cơ thể<br />
đang diễn ra với tốc độ khá nhanh vì thế cũng<br />
không tránh khỏi có nhiều rối loạn, nhất là<br />
các rối loạn chức năng, rối loạn chuyển hóa<br />
và nội tiết… Và như vậy khả năng mắc bệnh<br />
sẩn ngứa trong nhóm đối tượng này chiếm tỷ<br />
lệ cao cũng là phù hợp.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn<br />
ngứa có tiền sử mắc các nội khoa là khá cao:<br />
huyết áp cao: 18,7%, rối loạn chuyển hóa<br />
lipid 9,4% và bệnh tiểu đường 6,3%. Kết quả<br />
của chúng tôi cũng tương tự như kết quả<br />
nghiên cứu của Trần Việt Đệ, Lê Thành<br />
Khánh Hải và nhiều tác giả khác [4], [5], [6],<br />
[9]. Thông tin này đã góp phần làm phong<br />
phú thêm kiến thức sinh bệnh học của bệnh<br />
sẩn ngứa nội sinh - một bệnh mà cơ chế của<br />
những rối loạn gây ra sẩn ngứa còn khá phức<br />
tạp, thậm chí còn nhiều khia cạnh chưa được<br />
rõ ràng [8].<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 5, 6) cho thấy mô<br />
hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn ngứa<br />
gồm: 100% bệnh nhân có ngứa và sẩn huyết<br />
thanh, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch<br />
71,9%, dày da lichen hóa 53,1%, thâm da, sẩn<br />
cục hoặc 43,7%. Vị trí tổn thương gặp nhiều<br />
nhất ở thân người chiếm 50%, toàn thân 25%,<br />
tay và chân 25%. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với y văn và nhận xét của nhiều tác giả khác<br />
[4], [6], [7], [9]. Như vậy bước đầu chúng tôi<br />
cho rằng hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa<br />
cho đến nay cũng chưa thấy có sự thay đổi gì<br />
đặc biệt.<br />
Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy tỷ lệ<br />
bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn công thức<br />
máu (tăng bạch cầu đa nhân) là 34,4%. Phải<br />
chăng khi bị bệnh sẩn ngứa, bệnh nhân gãi<br />
nhiều đã làm da bị trầy xước, trợt, chảy dịch<br />
nên có thể sẽ dễ gây nhiễm khuẩn da phối<br />
<br />
89(01/2): 27 - 33<br />
<br />
hợp. Nhưng mặt khác vấn đề này cũng nên<br />
được nghiên cứu thêm, nhất là khai thác sâu<br />
hơn về lâm sàng cũng như cận lâm sàng nhằm<br />
phát hiện triệt để những ổ nhiễm khuẩn trong<br />
cơ thể người bệnh. Bởi vì chính những nhiễm<br />
trùng tiềm tàng bên trong cơ thể cũng đã là<br />
những tác nhân có thể góp phần vào quá trình<br />
phát sinh, phát triển của bệnh sẩn ngứa nội<br />
sinh [10]. Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối<br />
loạn men gan (SGOT, SGPT) chiếm 37,5%;<br />
cùng với có hình ảnh siêu âm gan mật bất<br />
thường là 46,9%. Kết quả này khá phù hợp<br />
với thông báo của Rowland Payne CM và<br />
nhiều tác giả khác (các rối loạn chức năng<br />
gan chiếm tới 50% các trường hợp sẩn ngứa<br />
nội sinh) [9].<br />
Kết quả ở bảng 8 cho thấy mô hình các rối<br />
loạn bất thường xét nghiệm sinh hóa máu ở<br />
một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid,<br />
protid) trong bệnh sẩn ngứa nội sinh gồm:<br />
Cholesterol 50%, LDL-C 31,3%, Glucose<br />
15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm)<br />
12,5%, Albumin (giảm) 12,5%, HDL - C<br />
6,3%, Creatinin 3,1%. Mặc dù còn thấy rất ít<br />
các nghiên cứu về mô hình các rối loạn<br />
chuyển hóa trong bệnh sẩn ngứa nội sinh đã<br />
công bố để so sánh, nhưng chúng tôi cho rằng<br />
kết quả trên cũng hoàn toàn phù hợp với nhận<br />
xét của Cohen JB, … và Greither A: Các rối<br />
loạn chuyển hóa (glucid, lipid) và nội tiết<br />
đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học<br />
bệnh sẩn ngứa nội sinh [2], [5]. Như vậy có<br />
thể thấy trong thực hành lâm sàng bệnh sẩn<br />
ngứa nội sinh, ngoài thuốc điều trị kinh điển<br />
được lựa chọn là glucocorticoids, việc phát<br />
hiện các rối loạn cận lâm sàng nói chung, các<br />
rối loạn chuyển hóa nói riêng, sẽ góp phần<br />
định hướng cho việc chẩn đoán có hệ thống<br />
và toàn diện, nhằm góp phần nâng cao chất<br />
lượng điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh - một<br />
bệnh được coi là mạn tính và khó chữa cũng<br />
luôn là vấn đề cần thiết.<br />
Tuy kết quả ở bảng 9 cho thấy chưa có sự<br />
tương quan giữa giữa một số chỉ số chuyển<br />
hóa glucid, lipid và protid với mức độ bệnh<br />
trong bệnh sẩn ngứa nội sinh. Nhưng, theo<br />
chúng tôi vấn đề này nên vẫn cần được<br />
31<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />