T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ<br />
HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TINH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ<br />
THIẾU MÁU NÃO CẤP TRONG 6 GIỜ ĐẦU KỂ TỪ KHI KHỞI PHÁT<br />
Nguyễn Quang Ân*; Nguyễn Minh Hiện**<br />
Nguyễn Hoàng Ngọc***; Nguyễn Huy Ngọc*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) của bệnh nhân (BN)<br />
đột quỵ thiếu máu não (TMN) cấp trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát. Tìm mối liên quan giữa<br />
đặc điểm lâm sàng với hình ảnh CLVT. Đối tượng và phương pháp: 134 BN TMN cấp trong<br />
6 giờ đầu đến cấp cứu tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ 7 - 2016 đến 7 - 2017, mô tả các đặc điểm<br />
lâm sàng khi nhập viện, đọc hình ảnh CLVT, cho điểm NIHSS, điểm ASPECT. Phân tích mối<br />
liên quan giữa hình ảnh CLVT với đặc điểm lâm sàng. Kết quả: tuổi trung bình 64,35 ± 12,37,<br />
cao nhất 85 tuổi, thấp nhất 21 tuổi. Thời gian trung bình khoảng 213 phút. Các triệu chứng lâm<br />
sàng gồm: liệt nửa người (95,5%), rối loạn ngôn ngữ (70,9%) và liệt dây VII trung ương (91%).<br />
Rối loạn ý thức: 68,9%. Các biểu hiện khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, dấu hiệu quay mắt đầu<br />
chiếm tỷ lệ thấp. Điểm NIHSS trung bình 17,37 ± 6,8. Triệu chứng tổn thương hệ động mạch<br />
não sau và động mạch lớn hay gặp hôn mê, chóng mặt, quay mắt đầu, rối loạn ngôn ngữ...<br />
Trên hình ảnh CLVT, 55,22% BN có giảm tỷ trọng, tổn thương mạch máu lớn 70,89%, hệ động<br />
mạch não trước 81,35%. Điểm ASPECT trung bình 7,87 ± 1,39. Kết luận: đánh giá đặc điểm<br />
lâm sàng và hình ảnh CLVT của BN TMN cấp trong 6 giờ đầu giúp xác định định khu tổn thương<br />
và mức độ tổn thương.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ thiếu máu não cấp; Đặc điểm lâm sàng; Hình ảnh cắt lớp vi tính.<br />
<br />
Relationship between Clinical and Computed Tomography<br />
Characteristics of Acute Ischemic Stroke Patients in the First<br />
6 Hours after Symptom Onset<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical characteristics and computed tomography (CT) of acute<br />
ischemic stroke (AIS) patients in the first 6 hours after symptom onset; to determine the<br />
relationship between clinical characteristics and CT image. Subjects and methods: There were 134 AIS<br />
patients in the first 6 hours at 108 Hospital from 7 - 2016 to 7 - 2017. The clinical characteristics<br />
of AIS patients, CT images, NIHSS score, ASPECT scores were recorded. Analyze the<br />
relationship between CT image and clinical characteristics. Results: Average age: 64.35 ± 12.37,<br />
* Bệnh viện tỉnh Phú Thọ<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Bệnh viện Trung ương Quân đội 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Ân (longdangtrang@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 08/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/03/2018<br />
<br />
84<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
ranged from 21 - 85 years old. Mean time of onset was 213 minutes. Clinical signs include:<br />
unilateral paresis (95.5%), aphasia (70.9%) and facial palsy (91%), consciousness accounted<br />
for 68.9%. Other manifestations include headache, dizziness and gaze preference are at low rate.<br />
Average NIHSS score 17.37 ± 6.8. On the CT image: 55.22% of patients had a reduction in<br />
contrast in attenuation of the cerebral parenchyma, 70.89% had large blood vessels occlusion,<br />
81.35% had a frontal cerebral artery. Average ASPECT scores 7.87 ± 1.39. Clinical characteristics<br />
of the vertebrobasilar arterial system stroke were coma, dizziness. Signs of large vessel occlusion<br />
were coma, gaze preference and language disorders. Conclusions: Determination of clinical<br />
characteristics and CT images of AIS patients in the first 6 hours helps to identify the lesion area<br />
and level of brain injury.<br />
* Keyword: Acute ischemic stroke; Clinical characteristics; Computed tomography image.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị nhằm cứu các tế bào não của<br />
BN đột quỵ TMN là cuộc chạy đua với<br />
thời gian. Mỗi phút trôi đi nếu BN không<br />
được điều trị sẽ mất đi 1,9 triệu tế bào<br />
não [8]. Trên in vitro nhận thấy, các tế<br />
bào thần kinh thay đổi sớm nhất vào thời<br />
điểm thiếu máu khoảng 20 phút. Bắt đầu<br />
là quá trình tạo vi không bào qua con<br />
đường phù nề và phân rã ty lạp thể, các<br />
tế bào thay đổi rõ nhất vào giờ thứ 4 đến<br />
giờ thứ 6 [8].<br />
Nghiên cứu NINDS (1995) đã khẳng<br />
định tiêu sợi huyết (TSH) đường tĩnh<br />
mạch trong 3 giờ đầu giúp thêm 13% BN<br />
phục hồi chức năng thần kinh trung ương<br />
so với BN điều trị nội khoa. Nghiên cứu<br />
ECASS III (2008) cho thấy TSH có lợi ở<br />
những BN bị đột quỵ não trong vòng 3 4,5 giờ, tỷ lệ BN cải thiện chức năng thần<br />
kinh trung ương của nhóm dùng TSH cao<br />
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (52,4%<br />
so với 45,7%, p = 0,04). Một phân tích gộp<br />
dựa trên 12 thử nghiệm lâm sàng ngẫu<br />
nhiên đã xác nhận lợi ích của biện pháp<br />
TSH đường động mạch trong vòng 6 giờ<br />
<br />
kể từ khi khởi phát (OR 1,17; 95%CI:<br />
1,06 - 1,29; p = 0,001) [7]. Gần đây, các<br />
thế hệ của dụng cụ cơ học (DCCH) áp<br />
dụng lấy huyết khối động mạch não đã<br />
mở rộng cửa sổ điều trị BN TMN cấp.<br />
8 nghiên cứu sơ bộ được đem ra phân<br />
tích, mang đến hướng dẫn điều trị lấy<br />
huyết khối bằng DCCH. Hiệp hội Đột quỵ<br />
Hoa Kỳ (2015) đưa ra khoảng thời gian<br />
cửa sổ điều trị khác nhau, như nghiên cứu<br />
ESCAPE cho cửa sổ điều trị là 12 giờ,<br />
nghiên cứu MR RESCUE và REVASCAT<br />
là 8 giờ, các nghiên cứu còn lại cửa sổ điều<br />
trị là 5 - 6 giờ [7]. Tuy nhiên, khi thống<br />
nhất hướng dẫn điều trị và áp dụng có sự<br />
đồng thuận cao với cửa sổ điều trị 6 giờ.<br />
Tất cả các bằng chứng lâm sàng cũng<br />
như nghiên cứu định lượng và in vitro đều<br />
cho thấy cửa sổ 6 giờ từ khi khởi phát là<br />
thời gian vàng cho điều trị đột quỵ TMN<br />
cấp. Vì vậy, việc khảo sát đặc điểm lâm<br />
sàng, hình ảnh CLVT trong 6 giờ đầu sẽ<br />
có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán, quyết<br />
định điều trị, tiên lượng và lập kế hoạch<br />
chăm sóc BN đột quỵ TMN cấp. Với những<br />
lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
đề tài này nhằm:<br />
85<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng,<br />
hình ảnh CLVT ở BN đột quỵ TMN cấp<br />
trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát.<br />
- Phân tích mối liên quan giữa đặc<br />
điểm lâm sàng và hình ảnh CLVT ở BN<br />
đột quỵ TMN cấp trong 6 giờ đầu kể từ<br />
khi khởi phát.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
BN TMN cấp được điều trị nội trú từ<br />
7 - 2016 đến 7 - 2017 tại Trung tâm Đột<br />
quỵ não, Bệnh viện TWQĐ 108. Tất cả đối<br />
tượng đều đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
<br />
- Khám lâm sàng đánh giá một số đặc<br />
điểm lâm sàng: thời gian nhập viện, một<br />
số triệu chứng điển hình (liệt khu trú, tổn<br />
thương thần kinh sọ não, thất ngôn, thất<br />
điều…), điểm NIHSS (National Institutes<br />
of Health Stroke Scale).<br />
- Chụp CLVT mạch máu sọ não: đánh<br />
giá đặc điểm tổn thương nhu mô não sớm,<br />
điểm ASPECTS (Alberta Stroke Program<br />
Early CT score) trên phim không tiêm<br />
thuốc, đặc điểm tổn thương mạch máu<br />
não trên phim dựng hình mạch máu não.<br />
- Xử lý số liệu: số liệu được trình bày<br />
dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
hoặc tỷ lệ phần trăm. Giá trị p < 0,05 được<br />
coi có ý nghĩa thống kê. Xử lý số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS 22.0 (IBM Inc, Mỹ).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới, thời gian khởi phát đến khi nhập viện.<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Giới<br />
Thời gian (phút)<br />
<br />
BN (n = 134)<br />
<br />
Trung bình ( X ± SD)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
64,35 ± 12,37<br />
<br />
Thấp nhất<br />
<br />
21<br />
<br />
Cao nhất<br />
<br />
85<br />
<br />
≤ 40<br />
<br />
4<br />
<br />
3,0<br />
<br />
40 - 59<br />
<br />
40<br />
<br />
29,9<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
90<br />
<br />
67,1<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
55<br />
<br />
41,0<br />
<br />
Nam<br />
<br />
79<br />
<br />
59,0<br />
<br />
Trung bình ( X ± SD)<br />
<br />
213,38 ± 92,54<br />
<br />
Thấp nhất (phút)<br />
<br />
15<br />
<br />
Cao nhất (phút)<br />
<br />
360<br />
<br />
Trung bình (phút)<br />
<br />
300<br />
<br />
Nhóm tuổi gặp nhiều nhất > 60 tuổi. Nam có tỷ lệ cao hơn nữ. Nghiên cứu SWIFT<br />
(2012) của Saver J.L. và CS cho thấy độ tuổi trung bình tương tự giữa nhóm solitaire<br />
86<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
65,4 ± 14,5, nhóm merci 67,1 ± 11,1. Tương tự nghiên cứu về kinh nghiệm can thiệp<br />
lấy huyết khối ở 129 BN TMN trong 6 giờ đầu của Behme D và CS cho thấy độ tuổi<br />
trung bình 69,8 ± 12,6, trong đó nữ 54% [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc<br />
gặp tuổi trung bình 64,7, kết quả của chúng tôi khá tương đồng do cùng địa điểm<br />
lấy số liệu.<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc và CS tại Bệnh viện TWQĐ 108 cho thấy BN<br />
TMN cấp đến can thiệp mạch lấy huyết khối trung bình 197 phút [2]. Trong nghiên<br />
cứu này, thời gian trung bình dài hơn, do chúng tôi lựa chọn cả BN được can thiệp và<br />
BN không được can thiệp lấy huyết khối.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng khi BN nhập viện trong 6 giờ đầu.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tiền sử bệnh lý của BN đột quỵ TMN cấp.<br />
Tăng huyết áp (55,2%) và rung nhĩ (27,6%) là tiền sử bệnh lý hay gặp nhất ở BN<br />
đột quỵ TMN cấp. Các tình trạng bệnh lý gặp ít hơn bao gồm đái tháo đường, bệnh lý<br />
van tim, tiền sử hút thuốc lá.<br />
Tỷ lệ BN tăng huyết áp phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyến (46,5%) [4],<br />
tuy nhiên tỷ lệ rung nhĩ của chúng tôi thấp hơn (Nguyễn Văn Tuyến: 40,7%; thậm chí<br />
trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Anh và CS, tỷ lệ này lên đến 64,3% [1]). Bệnh lý<br />
cũ này cũng được ghi nhận, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc và CS tại<br />
Bệnh viện TWQĐ 108 [2].<br />
87<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Quay mắt đầu<br />
<br />
11,2%<br />
<br />
Co giật<br />
<br />
2,9%<br />
<br />
Tê nửa người<br />
<br />
18,7%<br />
8,2%<br />
<br />
Nôn, buồn nôn<br />
<br />
11,9%<br />
<br />
Chóng mặt<br />
<br />
26,9%<br />
<br />
Đau đầu<br />
Rối loạn ý thức<br />
<br />
68,9%<br />
<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
<br />
70,9%<br />
<br />
Liệt nửa người<br />
<br />
95,5%<br />
<br />
Liệt dây VII TƯ<br />
<br />
91%<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
90<br />
<br />
100<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đặc điểm lâm sàng của BN đột quỵ TMN cấp.<br />
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong 6 giờ đầu của BN đột quỵ TMN cấp là liệt<br />
nửa người (95,5%), rối loạn ngôn ngữ (70,9%). Ở đây không phân biệt rối loạn ngôn<br />
ngữ vận động hay rối loạn ngôn ngữ giác quan hay chỉ nói khó do liệt cơ mặt (BN nói<br />
khó khăn hoặc không hiểu lời nói hay hôn mê đều cho vào loại rối loạn này) và liệt dây<br />
VII trung ương chiếm 91%. Rối loạn ý thức từ nhẹ đến hôn mê 68,9%. Biểu hiện khác<br />
bao gồm đau đầu, chóng mặt, tê nửa người, dấu hiệu quay mắt đầu chiếm tỷ lệ thấp<br />
hơn. Trong nghiên cứu này, mức độ liệt từ nhẹ đến nặng đều gặp. Do vậy, tỷ lệ liệt<br />
chân tay cao hơn các nghiên cứu khác: Đỗ Đức Thuần và CS ghi nhận liệt nặng chân<br />
tay ở BN TMN cấp đến sớm được dùng TSH với tỷ lệ cao nhất 79,24% [3], trong khi<br />
các tác giả cũng ghi nhận rối loạn ngôn ngữ 75,47% và rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ thấp<br />
hơn (35,85). Nghiên cứu tại châu Âu về dấu hiệu lâm sàng của TMN cấp tuần hoàn<br />
não trước và sau cho thấy: liệt nửa người chiếm tỷ lệ cao nhất, 96% hệ não trước và<br />
80% hệ não sau [10]. Như vậy, các triệu chứng kinh điển như liệt nửa người, rối loạn<br />
ngôn ngữ đều ghi nhận.<br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng theo thang điểm NIHSS khi BN nhập viện.<br />
Điểm NIHSS<br />
NIHSS<br />
<br />
Nhóm NIHSS<br />
<br />
BN (n = 134)<br />
<br />
Trung bình ( X ± SD)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
17,37 ± 6,8<br />
<br />
30 chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 10%.<br />
88<br />
<br />