intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng nuôi tảo xoắn có bổ sung muối i ốt

Chia sẻ: ViValletta2711 ViValletta2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm cải tiến môi trường dinh dưỡng Zarrouk có bổ sung muối I ốt để nuôi tảo xoắn Spirulina platensis. Thí nghiệm nghiên cứu gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần bao gồm: (1) môi trường Zarrouk (nghiệm thức đối chứng (NT1); (2) 75% Zarrouk + muối i-ốt (NT2); (3) 50% Zarrouk + muối i-ốt (NT3); (4) 25% Zarrouk + muối i- ốt (NT4).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng nuôi tảo xoắn có bổ sung muối i ốt

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. QCVN 40-2011/ thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.<br /> BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017. Niên giám thống kê<br /> công nghiệp. tỉnh Bắc Ninh năm 2016. Nhà xuất bản Thông tin và<br /> Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Báo cáo hiện trạng truyền thông.<br /> môi trường Quốc gia 2016. Chuyên đề môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2015. Báo<br /> đô thị. cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bắc Ninh giai<br /> Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi đoạn 2011 - 2015.<br /> trường tỉnh Bắc Ninh, 2017. Báo cáo quản lý chất<br /> <br /> Urban solid wastes and treatment solutions in Bac Ninh province<br /> Tran Sy Hai,, Luong Duc Toan<br /> Abstract<br /> The survey results showed that the average solid waste generation was 256.2 tons/day. The major component of solid<br /> waste was organic (about 65%), recyclable waste (paper, plastic, metal) accounting for about 15% with a specific<br /> weight of about 234 kg/m3. The pollutants in solid waste were still within acceptable limit. The organic matter was<br /> quite high. The leachates quality in waste dump sites was mostly in excess of the permitted level when comparing<br /> with QCVN 40-2011/BTNMT. Based on the results of analysis of urban solid waste quality and the current situation<br /> of solid waste treatment in Bac Ninh, the authors proposed several technology solutions for solid waste treatment<br /> which are suitable to socio-economic conditions of Bac Ninh province.<br /> Keywords: Solid waste urban, technology, solution<br /> <br /> Ngày nhận bài: 23/9/2018 Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm<br /> Ngày phản biện: 16/10/2018 Ngày duyệt đăng: 10/12/2018<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG<br /> NUÔI TẢO XOẮN CÓ BỔ SUNG MUỐI I-ỐT<br /> Dương Hoàng Oanh1<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhằm cải tiến môi trường dinh dưỡng Zarrouk có bổ sung muối I ốt để nuôi tảo xoắn Spirulina<br /> platensis. Thí nghiệm nghiên cứu gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần bao gồm: (1) môi trường<br /> Zarrouk (nghiệm thức đối chứng (NT1); (2) 75% Zarrouk + muối i-ốt (NT2); (3) 50% Zarrouk + muối i-ốt (NT3);<br /> (4) 25% Zarrouk + muối i- ốt (NT4). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện pH 9,23 - 10,18; nhiệt độ 28,00C -<br /> 32,90C và độ mặn dao động từ 2‰ - 16‰ ở 4 nghiệm thức nghiên cứu thì ở nghiệm thức 4 (NT4) tảo đạt mật độ và<br /> sinh khối tối ưu, lần lượt là 68.667 ± 3.216 tb/mL và 14,40 ± 0,83 g/L, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)<br /> so với nghiệm thức đối chứng (NT1) là 66.160 ± 1.604 tb/mL và 13,33 ± 0,53 g/L và NT3 là 66.880 ± 3.322 tb/mL và<br /> 13,90 ± 0,51 g/L. Riêng NT2 cho kết quả thấp nhất cả về mật độ tế bào tảo và khối lượng tảo, lần lượt là 54.800 ± 536<br /> tb/mL và 11,78 ± 0,49 g/L khác biệt có ý nghĩa so với ba nghiệm thức trên. Điều này khẳng định rằng khi nuôi tảo xoắn<br /> Spirulina platensis trong môi trường có 25% Zarrouk + muối i-ốt tạo ra kết quả không những đạt năng suất về sinh<br /> khối tảo mà còn tiết kiệm chi phí về hàm lượng dinh dưỡng nuôi tảo khoảng 75% khi nuôi với môi trường Zarrouk.<br /> Từ khóa: Công thức cải tiến, i-ốt, Spirulina platensis, Zarrouk<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ ung thư (Đặng Xuyến Như, 1995). Ngoài ra, tảo<br /> Tảo xoắn (Spirulina platensis) được tách chiết xoắn Spirulina chứa hàm lượng protein từ 60 - 70%,<br /> để mang lại chế phẩm giàu sắc tố có tác dụng tăng Gluxít: 13 - 16%, Lipít: 7 - 8%, ngoài ra còn chứa<br /> khả năng đề kháng, tăng miễn dịch, tăng hàm lượng nhiều Axít amin không thay thế: Lysine, Metionin,<br /> hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng máu, nâng cao thể Penylalanin, Tryptophan…, vitamin E, B6, B12…,<br /> trạng của bệnh nhân, hạn chế sự phát triển của khoáng: đồng, kẽm, magie, kali, sắt… Vì vậy, chúng<br /> 1<br /> Trường Đại học Trà Vinh<br /> <br /> 113<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> được ứng dụng hiệu quả trong dinh dưỡng, trong giàu dinh dưỡng cùng với tìm kiếm môi trường<br /> dược phẩm và công nghiệp hóa mỹ phẩm cho con dinh dưỡng rẻ tiền thay thế hoặc giảm bớt lượng<br /> người và cho thấy Spirulina rất nhiều tiềm năng của muối dinh dưỡng cần thiết trong nuôi tảo Spirulina<br /> một loại siêu thực phẩm (Belay et al., 2002). Sau platensis nhằm giảm chi phí là điều cần thiết.<br /> một khoảng thời gian dài tìm hiểu về vai trò, chức<br /> năng, tác dụng của tảo Spirulina, các nhà khoa học II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> trong và ngoài nước đã tiếp tục nghiên cứu thêm về 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển<br /> của tảo cũng như các môi trường dinh dưỡng nuôi Vật liệu nghiên cứu bao gồm dụng cụ và thiết bị<br /> tảo nhằm chọn ra những yếu tố tối ưu cho tảo phát thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.<br /> triển. Kết quả, dạng môi trường dinh dưỡng nuôi Bảng 1. Các dụng cụ và thiết bị<br /> tảo thích hợp và mang lại hiệu quả tốt là môi trường được sử dụng trong thí nghiệm<br /> Zarrouk (Madkour et al., 2012). Tuy nhiên, các dạng<br /> STT Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm<br /> môi trường dinh dưỡng này khá phức tạp và tốn chi<br /> phí cao. Với sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, 1 Lam + Lamel<br /> tiềm năng lớn trong các lĩnh vực thực phẩm, dược 2 Bình định mức<br /> phẩm, y học,… nên những năm gần đây, các công 3 Nước cất<br /> trình nghiên cứu trong nước đã thiên về nghiên cứu 4 Micropipet, Đầu col<br /> môi trường dinh dưỡng nuôi tảo Spirulina dựa trên 5 Bình xịt cồn<br /> môi trường Zarrouk, các nghiên cứu nhằm mục đích 6 Đèn cồn, Cồn 700, 900<br /> giảm hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường và 7 Pipetpaster<br /> thay thế những thành phần khác vào để giảm giá 8 Bình tam giác 1 lít<br /> thành về môi trường dinh dưỡng. Lê Quỳnh Hoa 9 Hệ thống sụt khí<br /> (2013) cho biết khi khảo sát việc thay thế hàm lượng 10 Kính hiển vi<br /> NaHCO3 bằng NaCl trong môi trường nuôi trồng tảo 11 Nồi hấp tiệt trùng<br /> Spirulina platensis, có thể giảm hàm lượng NaHCO3 12 Buồng đếm Naubauer<br /> bằng NaCl nhưng năng suất giảm. Bên cạnh đó đề 13 Máy đo cường độ ánh sáng<br /> tài Nuôi Spirulina platensis bằng nước biển ở quy<br /> 14 Khúc xạ kế + Nhiệt kế<br /> mô phòng thí nghiệm và ứng dụng trong chế biến<br /> 15 Cân điện tử 4 số lẻ + Giấy bạc<br /> thực phẩm của Phạm Thị Kim Ngọc (2013) cũng đã<br /> 16 Bếp đun + cá từ<br /> xác định được các thông số tối ưu như tỉ lệ nước<br /> biển 29%, tỉ lệ giống 0,35 g/L, hàm lượng các dưỡng 17 Môi trường dinh dưỡng<br /> chất bổ sung NaHCO3, NaNO3 và KH2PO4 lần lượt 18 Đèn huỳnh quang<br /> là 17; 3,0 và 0,07 g/L vẫn còn quá cao trong 1 lít nước 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> môi trường nuôi tảo dẫn đến giá thành cao khi nuôi<br /> tảo xoắn. Vì vậy môi trường dinh dưỡng nuôi tảo 2.2.1. Bố trí thí nghiệm<br /> Spirulina còn là một bài toán cần tiếp tục giải mã. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí hoàn toàn<br /> Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là giảm NaHCO3 ngẫu nhiên trong bình tam giác có thể tích 1 lít,<br /> nhưng phải tăng lượng muối bổ sung để vừa tạo với 4 nghiệm thức (3 môi trường tương ứng với 3<br /> môi trường đủ nhưng lại giảm liều lượng của môi hàm lượng dinh dưỡng cải tiến khác nhau từ môi<br /> trường dinh dưỡng nuôi tảo. Trong đó, muối I ốt có trường Zarrouk có bổ sung muối iốt và 1 môi trường<br /> các thành phần cần thiết cho tảo xoắn phát triển. đối chứng: Zarrouk), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần<br /> Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tạo giống tảo (Hình 1).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NT1 NT2 NT3 NT4<br /> Hình 1. Tảo Spirulina platensis được bố trí thí nghiệm<br /> <br /> 114<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> Tảo được cấy vào bình tam giác với mật độ ban ở 121oC trong 15 phút. Môi trường dinh dưỡng cho<br /> đầu là 104 tb/mL, sục khí liên tục trong suốt quá tảo phát triển được cung cấp vào ngày đầu tiên của<br /> trình nuôi, tiến hành nuôi với cường độ ánh sáng thí nghiệm, muối iốt bổ sung mỗi ngày 1 ml. Môi<br /> 2.500 lux, chiếu sáng 12/24 giờ. Môi trường nuôi cấy trường dinh dưỡng theo 4 dạng công thức tương ứng<br /> và dụng cụ nuôi được hấp khử trùng bằng autoclave với 4 nghiệm thức như sau được thể hiện ở bảng 2.<br /> <br /> Bảng 2. Môi trường dinh dưỡng theo 4 dạng công thức tương ứng với 4 nghiệm thức<br /> Liều lượng (g/L)<br /> STT Thành phần<br /> NT1 (ĐC) NT2 NT3 NT4<br /> 1 EDTA 0,08 0,06 0,04 0,02<br /> 2 NaNO­3 2,5 1,875 1,25 0,625<br /> 3 K2HPO4 0,5 0,375 0,25 0,125<br /> 4 FeSO4.7H2O 0,01 0,0075 0,005 0,0025<br /> 5 NaHCO3 16,8 12,6 8,4 4,2<br /> 6 K2SO4 1,0<br /> 7 NaCl 1,0 1 ml/ngày 1 ml/ngày 1 ml/ngày<br /> Muối I ốt đã pha Muối I ốt đã pha Muối I ốt đã pha<br /> 8 MgSO4.7H2O 0,2 có độ mặn 100‰ có độ mặn 100‰ có độ mặn 100‰<br /> 9 CaCl2.2H2O 0,04<br /> <br /> Độ mặn ở các nghiệm thức khác nhau có độ mặn b) Sinh khối tảo<br /> ban đầu khác nhau. Cụ thể độ mặn ban đầu bố trí Tảo được thu mỗi ngày lúc 8 giờ sáng để xác định<br /> thấp nhất là NT4 (4‰) đến NT3 (7‰) đến NT2 mật độ tảo. Mật độ tảo được xác định bằng cách<br /> (10‰) và cao nhất là NT1 đạt 15‰. dùng micropipep có thể tích 1 ml hút tảo từ trong<br /> Bảng 3. Thành phần định lượng của muối iốt bình tam giác vào ống ly tâm có thể tích 10 ml, tiến<br /> hành pha loãng bậc 5 (1 tuần đầu tiên) và pha loãng<br /> TT Thành phần (%/g)<br /> bậc 10 (tuần tiếp theo), sau đó lắc đều và hút 1 ml đã<br /> 1 Hàm lượng NaCl 92<br /> pha loãng vào buồng đếm Sedgewick-Rafter có thể<br /> 2 Hàm lượng I ốt 0,2 - 0,4 tích 1 ml, đậy lamel lại và tiến hành đếm tảo đại diện<br /> 3 Độ ẩm 5 trên 125 ô (25 ô/góc: 4 góc và 1 giữa) ở vật kính 10,<br /> 4 Hàm lượng Ion Ca2+ 0,4 lặp lại 3 lần đếm. Xác định khối lượng tảo sau khi kết<br /> 5 Hàm lượng Ion Mg2+ 0,6 thúc thí nghiệm: Khi mật độ tảo đạt cực đại thì sau<br /> 6 Hàm lượng Ion SO2- 1,2 1-2 ngày, toàn bộ sinh khối tảo được thu bằng lưới<br /> 7 Hàm lượng tạp chất không tan 0,5 lọc có kích thước mắt lưới là 5 - 10 µm và khối lượng<br /> tảo được xác định bằng cân 2 số lẻ, sau đó so sánh<br /> (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5647:1992).<br /> khối lượng tảo ở 4 nghiệm thức.<br /> Hàm lượng muối i-ốt bổ sung vào 3 nghiệm thức - Cách tính mật độ tảo:<br /> môi trường cải tiến được pha bằng cách cân 130 g<br /> muối iốt như bảng 5 pha trong 1 lít nước cất để đạt Số lượng tảo = T ˟ (A/N) ˟ V pha loãng<br /> độ mặn 100‰, sau đó đem hấp tiệt trùng trong nồi Trong đó: T: tổng số tế bào đếm được; A: tổng<br /> autoclave ở 1210C trong 15 phút. Lượng nước muối số ô của buồng đếm; N: tổng số ô đếm được; V pha<br /> iốt đã pha được bổ sung vào 3 lô thí nghiệm mỗi loãng : thể tích pha loãng<br /> ngày 1ml trong suốt quá trình nghiên cứu. Thể tích buồng đếm: 1,0 mL. Buồng đếm tảo<br /> 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi Sedgwick-Rafter.<br /> a) Các yếu tố môi trường c) Phương pháp phân tích các thành phần dinh dưỡng<br /> Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, pH, độ của tảo Spirulina platensis<br /> mặn được kiểm tra 2 lần/ngày lúc 8 giờ sáng và 2 Protein: Theo phương pháp TCVN 4328-1:2007<br /> giờ chiều. pH được đo bằng pH kế, nhiệt độ nuôi đo phương pháp Kjeldahl; Lipid: Theo phương pháp<br /> bằng nhiệt kế, độ mặn đo bằng khúc xạ kế. TCVN 4331:2001 xác định hàm lượng chất béo;<br /> <br /> 115<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> Carbohydrate/Gluxid: Theo phương pháp (Ref. TCVN 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> 4594:1988) phương pháp xác định đường tổng số, Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2016 đến<br /> đường khử và tinh bột. 6/2017, tại Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản, Trường<br /> 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Đại học Trà Vinh.<br /> Các số liệu được phân tích bằng phương sai một III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> yếu tố (ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0 với phép<br /> kiểm định Duncan’s Test và Tukey Test được sử dụng 3.1. Yếu tố môi trường cơ bản trong quá trình<br /> nuôi tảo<br /> để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức<br /> ý nghĩa p < 0,05. Tất cả các số liệu trong thí nghiệm 3.1.1. Yếu tố pH<br /> được trình bày dưới dạng trung bình (Mean) ± sai Yếu tố pH trong quá trình thí nghiệm được thể<br /> số chuẩn (SE). hiện cụ thể qua Hình 2.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Biểu đồ thể hiện giá trị pH trung bình hằng ngày<br /> <br /> Kết quả ở hình 2 cho thấy, pH ở 4 nghiệm thức tối ưu cho sự hấp thu carbon ghi dấu phóng xạ và sự<br /> tăng dần theo thời gian nghiên cứu. Từ ngày thứ 1 phóng thích oxygen quang hợp.<br /> đến ngày 5 pH tăng nhanh từ 9,23 - 9,88, từ ngày<br /> 3.1.2. Yếu tố nhiệt độ<br /> thứ 6 trở đi pH tăng chậm dần và đạt chỉ số cao nhất<br /> vào ngày nuôi thứ 20 ( 10,00 - 10,18). Nhìn chung, Nhiệt độ ở cả 4 nghiệm thức trong quá trình thí<br /> pH ở nghiệm thức 4 (NT4) là thấp nhất, kế đến là nghiệm dao dộng rất nhỏ (Hình 3). Nhiệt độ trong<br /> nghiệm thức 2 (NT2), tới nghiệm thức 3 (NT3) và khoảng thời gian nghiên cứu có sự thay đổi giữa các<br /> cao nhất là nghiệm thức 1 (NT1) nhưng cả 4 nghiệm ngày không quá 5 đơn vị. Cụ thể NT1 nhiệt độ thấp<br /> thức đều có chỉ số pH nằm trong khoảng thích hợp nhất là 28,00C và cao nhất là 32,90C. Ở NT2 nhiệt độ<br /> cho tảo phát triển dao động từ 9,23 - 10,18. Kết quả thấp nhất là 28,30C và cao nhất là 33,00C. Ở NT3 nhiệt<br /> này tương tự như Ismaiel và cộng tác viên (2016) độ thấp nhất là 29,00C và cao nhất là 32,90C. Ở NT4<br /> đã khẳng định rằng Spirulina platensis phát triển tốt nhiệt độ thấp nhất là 28,70C và cao nhất là 32,20C.<br /> nhất ở pH 9,0 - 10 và pH của thí nghiệm đã nằm Nhiệt độ giữa các ngày có sự chênh lệch nguyên<br /> trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tảo. nhân là do sự thay đổi của nhiệt độ xung quanh dưới<br /> pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh ảnh hưởng của thời tiết (mưa). Nhiệt độ môi trường<br /> hưởng rất lớn lên sự phát triển của tảo Spirulina nuôi rất dễ bị chi phối và tác động bởi điều kiện xung<br /> platensis. Kết quả pH ở bốn nghiệm thức có sự khác quanh, mức độ và thời gian chiếu sáng (Đặng Đình<br /> biệt nhau là do hàm lượng các thành phần môi<br /> Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền, 1998).<br /> trường dinh dưỡng ban đầu của bốn nghiệm thức<br /> tương ứng khác nhau, thêm vào đó môi trường Nhìn chung, nhiệt độ của của các nghiệm thức<br /> dinh dưỡng khác nhau cũng ảnh hưởng đến mật trong suốt quá trình nghiên cứu dao động từ 28,0<br /> độ phát triển của tảo theo thời gian nuôi nên pH ở - 33,20C luôn nằm trong khoảng tối ưu cho tảo<br /> bốn nghiệm thức có sự khác biệt nhau nhưng các sinh trưởng và phát triển. Kết quả này phù hợp với<br /> chỉ số pH vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho tảo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010) cho<br /> phát triển. Theo Trần Văn Tựa (1993) thì Spirulina rằng Spirulina platensis có thể nuôi trong khoảng<br /> platensis tăng trưởng tối ưu ở pH 9,0 - 11,0; pH = 9,0 nhiệt độ từ 26 - 340C.<br /> <br /> 116<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Biểu đồ thể hiện giá trị nhiệt độ trung bình hằng ngày<br /> <br /> 3.1.3. Yếu tố độ mặn khả năng hấp thu muối cao, đặc biệt ở các ngày đầu<br /> Độ mặn ở các nghiệm thức khác nhau có độ mặn bố trí độ mặn cả 4 nghiệm thức đầu có xu hướng<br /> ban đầu khác nhau. Cụ thể độ mặn ban đầu bố trí giảm mặc dù có bổ sung muối i-ốt, điều này xảy ra<br /> thấp nhất là NT4 (4‰) đến NT3 (7‰) đến NT2 là do tảo sinh trưởng và phân cắt tế bào, những ngày<br /> (10‰) và cao nhất là NT1 đạt 15‰. Độ mặn của các gần cuối thí nghiệm do mật độ tảo tăng cao kèm<br /> nghiệm thức này có sự biến động nhẹ giữa các ngày theo có sự thay đổi về pH, ánh sáng và môi trường<br /> nhưng không quá 2‰. Ở NT1 không bổ sung muối dinh dưỡng cạn kiệt nên tảo bắt đầu bị ức chế về<br /> i-ốt, độ mặn của nghiệm thức này vẫn duy trì 14‰ sự tăng trưởng dẫn đến hấp thu muối kém, làm cho<br /> - 16‰. Ba nghiệm thức còn lại có bổ sung muối i-ốt độ mặn càng về cuối thí nghiệm càng tăng cao như<br /> hằng ngày và đến ngày cuối cùng độ mặn cũng tăng (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2010) cho rằng độ mặn có<br /> cao hơn ban đầu lần lượt: NT2 (6‰); NT3 (4,5‰); ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi<br /> NT4 (4,5‰). Nhìn chung, tuy có sự tăng nhẹ về độ tảo. Độ mặn thay đổi làm thay đổi áp suất thẩm thấu<br /> mặn trong quá trình nghiên cứu so với nghiệm thức của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô<br /> đối chứng nhưng cho thấy tảo Spirulina platensis có hấp, tốc độ tăng của tảo.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Biểu đồ thể hiện giá trị độ mặn trung bình hằng ngày<br /> <br /> 3.2. Phát triển sinh khối của tảo Spirulina platensis đạt mật độ thấp nhất và có sự khác biệt thống kê (p<br /> Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 3 tuần nuôi < 0,05) so với ba nghiệm thức còn lại (Bảng 4). Tuy<br /> các nghiệm thức đều có xu hướng tăng mật độ tế nhiên, ở NT3 và NT4 mật độ tế bào tảo đạt cao hơn<br /> bào tảo ở 2 tuần đầu tiên. Bắt đầu tuần thứ 3, mật NT1 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> độ tế bào tảo có tăng theo thời gian nhưng không Kết quả về mật độ tảo ở NT1 (môi trường Zarrouk)<br /> nhiều và đạt cực đại ở ngày thứ 20, 21 và giảm ở đạt 66.160 ± 1.604 tb/mL tương đồng với kết quả<br /> ngày thứ 22 trở đi. Mật độ tảo ở 3 nghiệm thức đạt nghiên cứu của Ngô Thị Thùy Tâm (2009) khi nuôi<br /> cao nhất ở ngày thứ 20 (NT1: 66.160 ± 1.604 tb/mL; tảo trong môi trường Zarrouk, với mật độ ban đầu<br /> NT3: 66.880 ± 3.322 tb/mL; NT4: 68.667 ± 3.216 tb/ 10.000 tb/mL đạt mật độ (65.677 ± 15.913 tb/mL).<br /> mL) và ngày thứ 21 (NT2: 54.800 ± 536 tb/mL). NT2 Theo nghiên cứu của Lê Quỳnh Hoa (2013) khi khảo<br /> <br /> 117<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018<br /> <br /> sát việc thay thế hàm lượng NaHCO3 bằng NaCl và hàm lượng i-ốt chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng đã tác<br /> trong môi trường nuôi tảo Spirulina platensis đã kết động đến tăng trưởng của tảo rất nhiều. Kết quả<br /> luận tảo nuôi trong môi trường Zarrouk có tốc độ nghiên cứu, khi nuôi tảo xoắn Spirulina platensis<br /> tăng trưởng đạt cao nhất, các nghiệm thức càng giảm trong môi trường có ~25% Zarrouk có bổ sung nước<br /> dần NaHCO3 tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng. Vì muối i-ốt tạo ra kết quả cao nhất, không những đạt<br /> vậy, khi nghiên cứu giảm NaHCO3 và thay thế NaCl năng suất về sinh khối tảo mà còn tiết kiệm chi phí<br /> không hiệu quả bằng việc giảm NaHCO3 và bổ sung về hàm lượng dinh dưỡng nuôi tảo khoảng 75% khi<br /> nước muối i-ốt. Điều này cho thấy, trong môi trường so với môi trường Zarrouk.<br /> nước muối i-ốt có các thành phần Ca2+, Mg2+, SO42-<br /> <br /> Bảng 4. Tăng trưởng của tảo ở các nghiệm thức<br /> Nghiệm thức<br /> Ngày<br /> NT1 (ĐC) NT2 NT3 NT4<br /> 1 10.000 ± 0 a 10.000 ± 0 a 10.000 ± 0 a 10.000 ± 0 a<br /> 2 11.365 ± 189 a 10.987 ± 79 a 12.053 ± 1.563 a 12.853 ± 19 a<br /> 3 14.947 ± 322 a 14.680 ± 100 a 17.613 ± 745b 17.440 ± 997 b<br /> 4 15.840 ± 229 a 15.480 ± 205 a 20.200 ± 494 b 19.813 ± 1.975 b<br /> 5 18.440 ± 3.609 a 18.320 ± 237 a 26.653 ± 1.141 b 27.440 ± 2.224 b<br /> 6 20.360 ± 1.479 a 20.720 ± 794 a 26.453 ± 2.285 ab 31.093 ± 5.624 b<br /> 7 22.933 ± 1.894 a 28.440 ± 622 ab 33627 ± 1.423 b 33.600 ± 6.037 b<br /> 8 31.253 ± 3.857 a 31.440 ± 999 a 42.480 ± 2.159 b 42.373 ± 3.279 b<br /> 9 37.467 ± 1.468 a b 31.600 ± 909 a 50.053 ± 2.626c 44.907 ± 4.339 bc<br /> 10 40.720 ± 1.301 a 36.560 ± 447 a 52.213 ± 1.969 b 51.120 ± 3.169 b<br /> 11 42.800 ± 2.811 a 38.000 ± 540 a 54.560 ± 1.484 b 50.293 ± 3.332 b<br /> 12 41.627 ± 945 a 41.200 ± 649 a 55.520 ± 914 b 57.200 ± 4.133 b<br /> 13 48.107 ± 3.827 ab 43.600 ± 652 a 59.600 ± 2.874 c 55.707 ± 4.183 bc<br /> 14 44.533 ± 3.190 a 45.360 ± 1.436 a 56.587 ± 7.983 ab 64.040 ± 6.808 b<br /> 15 52.115 ± 2.656 b 40.480 ± 1.026 a 59.093 ± 1.486 b 60.053 ± 4.979 b<br /> 16 51.867 ± 2.568 a 46.960 ± 945 a 64.187 ± 743 b 67.733 ± 3.324 b<br /> 17 55.773 ± 478 b 46.640 ± 1028 a 62.480 ± 2.920 bc 65.733 ± 3.605 c<br /> 18 53.853 ± 3.576 ab 46.400 ± 1.022 a 66.408 ± 4.082 b 66.000 ± 5.807 b<br /> 19 54.667 ± 3.308 a 53.680 ± 603 a 65.787 ± 4.113 ab 67.840 ± 6.209 b<br /> 20 66.160 ± 1.604 b 50.960 ± 1.190 a 66.880 ± 3.322 b 68.667 ± 3.216 b<br /> 21 58.240 ± 1.334 ab 54.800 ± 536 a 63.013 ± 3.641 bc 68.320 ± 3.091 c<br /> 22 56.907 ± 2.003 ab 51.120 ± 793 a 65.360 ± 4.362 b 65.813 ± 6.050 b<br /> 23 55.780 ± 1.697 ab 49.120 ± 439 a 58.613 ± 934 b 61.834 ± 4.761 b<br /> Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) (tb/mL). Trong cùng một hàng ngang các chữ<br /> cái viết kèm bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> <br /> 3.3. Sinh khối tảo và cao hơn NT2 nhưng khác biệt không có ý nghĩa<br /> Sinh khối lượng tảo đạt cao nhất ở NT4 với thống kê (p > 0,05) so với ba nghiệm thức trên. Theo<br /> 14,40 ± 0,83 g/L, kế đến là NT3 đạt 13,90 ± 0,51 g/L, “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng<br /> 2 nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống lên sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis<br /> kê. NT2 có khối lượng thấp nhất 11,78 ± 0,49 g/L nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm”<br /> thấp hơn đáng kể so với 2 nghiệm thức trên và khác của Đặng Thị Men (2013), tảo được nuôi trong môi<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p 0.05 in comparison with that in Expt 1 which was<br /> 66,160 ± 1,604 cells/ml and 13.33 ± 0.5 mg/l of biomass and in Expt 2 which was 66,880 ± 3,322 (cells/ml) and 13.90<br /> ± 0.51 (g/l) of biomass. The result showed the minimum density at 54,800 ± 536,0 cells/ml and lowest biomass at<br /> 11.78 ± 0.49 g/l in Expt 2 (P-value < 0.05 with 3 other expts). In conclusion, the improved nutrient medium with<br /> 25% of original Zarrouk supplemented with iodized salt can improve Spirulina culture effectiveness in economic<br /> efficiency (decrease up to 75% of expenditure compared to Zarrourk medium).<br /> Keywords: Improved formulation, Spirulina platensis, Zarrouk, Iodized salt<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/11/2018 Người phản biện: PGS.TS. Vũ Ngọc Út<br /> Ngày phản biện: 5/12/2018 Ngày duyệt đăng: 10/12/2018<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 120<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2