Nghiên cứu môi trường thủy canh tối ưu cho cây Phú quý (Aglaonema hybrid)
lượt xem 5
download
Bài viết này trình bày kết quả khảo sát sự sinh trưởng của cây Phú quý trên các môi trường dinh dưỡng Knop, Hewitt, Hoaglanh & Arnon, Murashige & Skoog. Kết quả cho thấy, trong bốn loại môi trường khảo sát, cây Phú quý sinh trưởng tốt trên môi trường Hewitt nguyên. Khi hạ thấp nồng độ môi trường Hewitt, cây Phú quý sinh trưởng chậm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu môi trường thủy canh tối ưu cho cây Phú quý (Aglaonema hybrid)
- 448 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG THỦY CANH TỐI ƯU CHO CÂY PHÚ QUÝ (Aglaonema hybrid) SV. Nguyễn Xuân Lan ThS. Nguyễn Kim Búp Tóm tắt. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát sự sinh trưởng của cây Phú quý trên các môi trường dinh dưỡng Knop, Hewitt, Hoaglanh & Arnon, Murashige & Skoog. Kết quả cho thấy, trong bốn loại môi trường khảo sát, cây Phú quý sinh trưởng tốt trên môi trường Hewitt nguyên. Khi hạ thấp nồng độ môi trường Hewitt, cây Phú quý sinh trưởng chậm. 1. Mở đầu Khi đời sống vật chất người dân được nâng cao thì nhu cầu về giải trí cũng tăng, trong đó có thú chơi kiểng, đặc biệt là kiểng lá thủy canh. Hình thức này đã khắc phục phần lớn các nhược điểm của việc trồng cây trong đất như không gây ô nhiễm môi trường sống, kiểm soát được sâu bệnh hại, tiết kiệm không gian và thời gian chăm sóc. Cây Phú quý là loài cây thích nghi với môi trường có ánh sáng nhẹ, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc. Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo của bộ lá màu trắng hồng có viền đỏ bao quanh, bộ rễ trắng to khỏe, cây còn mang cái tên mang đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn. Do đó, cây Phú quý đang rất được ưa chuộng được chọn làm cây trang trí trong nhà, phòng làm việc...Để tôn thêm vẻ đẹp quý phái của của loài kiểng lá, đã có một số môi trường dinh dưỡng thủy canh khác nhau được công bố. Tuy nhiên, mỗi loài kiểng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Vì thế, việc nghiên cứu thành phần dinh dưỡng thủy canh phù hợp cho từng loài kiểng lá là cần thiết. Từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu môi trường thủy canh tối ưu cho cây Phú quý”. 2. Vật liệu, môi trường dinh dưỡng và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Vật liệu Cây Phú quý đang trong giai đoạn tăng trưởng, khoảng 3 tháng tuổi, có 6-7 lá, chiều cao thân 20-25 cm được trồng trong chậu đất. 2.2. Môi trường dinh dưỡng Khảo sát sự tăng trưởng của cây Phú quý được trồng trong 4 môi trường dinh dưỡng là Knop, Hewitt, Hoaglanh & Arnon (H&A), Murashige & Skoog (MS). Bảng 2.1. Thành phần chất khoáng của môi trường Knop và Hewitt Môi trường Knop Môi trường Hewitt Tên hóa chất (g/l) Tên hóa chất (mg/l) Ca(NO3)2 0,527 H3PO3 3,10 KNO3 0,143 Ca(NO3)2.4H2O 656 KCl 0,071 CuSO4.5H2O 0,25 KH2PO4 0,143 MgSO4.7H2O 368 MgSO4 0,143 KNO3 404 FeCl3.6H2O (dung dịch 5%) 1 giọt ZnSO4.7H2O 0,29 PH 5,7 PH 5,7
- 449 Bảng 2.2. Thành phần chất khoáng của môi trường H & A và MS Môi trường MS Môi trường H & A Tên hóa chất (mg/l) Tên hóa chất (mg/l) Tên hóa chất (mg/l) NH4NO3 1650 MgSO4.7H2O 370 NH4H2PO4 115 H3BO3 6,2 MnCl2.4H2O 22,3 H3PO3 2,88 Ca(NO3)2.4H2O 440 CoCl2.6H2O 0,025 Ca(NO3)2.4H2O 656 CuSO4.5H2O 0,025 KH2PO4 170 CuSO4.5H2O 0,08 FeSO4.7H2O 28,7 KNO3 1900 MgSO4.7H2O 490 Na2EDTA 37,3 KI 0,83 MnCl2.4H2O 1,81 Na2MoO4.4H2O 0,25 ZnSO4 8,6 KNO3 606 ZnSO4.7H2O 0,22 pH = 5,7 pH = 5,7 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp chuẩn bị cây trước khi chuyển vào dung dịch dinh dưỡng Cây Phú quý tương đối đồng đều về chiều cao, số lá được chọn và tiến hành giũ hết đất để lộ bộ rễ. Sau đó dùng dao cắt bớt rễ già, lá già và rửa sạch bộ rễ. 2.3.2. Phương pháp chuyển cây vào môi trường thủy canh Sau khi rửa sạch bộ rễ, các cây thí nghiệm được đặt vào các dung dịch: Knop, Hoagland & Arnon, Hewitt và MS. Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây theo thời gian như chiều cao thân, số rễ mới, chiều dài rễ, số lá mới và diện tích lá. Sau đó tiếp tục khảo sát sự tăng trưởng của cây Phú quý trên môi trường Hewitt (môi trường tối ưu so với các môi trường được khảo sát) ở các nồng độ khác nhau (Hewitt nguyên, Hewitt ½, Hewitt 1/5). Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây theo thời gian nhằm xác định nồng độ môi trường mà ở đó cây Phú quý thích nghi nhất. 2.3.3. Phương pháp chăm sóc cây trong môi trường thủy canh Trong tuần đầu tiên sau khi chuyển cây vào môi trường dinh dưỡng cần thay mới dung dịch dinh dưỡng hai ngày một lần cho đến khi cây trở lại sinh trưởng bình thường và ra rễ mới. Sau đó, thay dung dịch dinh dưỡng mỗi tuần một lần. Lượng dung dịch cần ngập 2/3 bộ rễ. Khi thay dung dịch phải rửa sạch rễ bằng nước sạch đồng thời cắt bỏ rễ già và rễ thối. Cây trồng trong nước và cây trồng trong chậu đất được chọn làm cây đối chứng. Đối với cây trồng trong nước cách chăm sóc giống như cây đặt trong môi trường thí nghiệm: thay nước hai ngày một lần trong tuần đầu, sau đó thay nước mỗi tuần một lần. Đối với cây trồng trong chậu đất, thành phần đất trồng gồm đất, phân rơm, tro trấu và phân bò với tỷ lệ 3:3:3:1. Cây trồng trong đất được tưới nước mỗi ngày hai lần (sáng và chiều), nước tưới có độ pH 5-6,5. Lượng nước tưới một lần đủ để nước đi từ mặt chậu đến xuống đáy chậu. 2.3.4. Xử lý số liệu thống kê Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS 22 để xử lý các số liệu.
- 450 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Sự tăng trưởng của cây Phú quý được trồng trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau. Sau 1 tuần đặt cây vào môi trường dinh dưỡng, có sự tăng trưởng khác nhau của cây Phú quý được trồng trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau. Cây này trồng ở các môi trường thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn so với cây trồng trong nước. Trong đó, cây trồng trong môi trường Hewitt tăng trưởng cao hơn cả 3 môi trường còn lại (Knop, H & A, MS). Tuy nhiên, sự tăng trưởng về chiều cao thân cũng như diện tích lá của cây trồng trong môi trường Hewitt vẫn còn thấp hơn so với môi trường đất (Bảng 3.3). Mặc dù sau 1 tuần đặt vào môi trường Hewitt, sự tăng trưởng về chiều cao cây cũng như sự tăng trưởng của lá không bằng so với cây trồng trong đất. Nhưng sau 2 tuần, không có sự khác biệt về sự tăng trưởng của cây trên 2 môi trường này. Cùng với sự tăng trưởng của cây Phú quý trên môi trường Hewitt, trọng lượng tươi, trọng lượng khô của lá trồng trong môi trường này không có sự khác biệt so với các cây trồng trong môi trường đất (Bảng 3.4, 3.5, Biểu đồ 3.1). Điều này có thể giải thích do sự thay đổi môi trường sống từ trong môi trường đất chuyển sang môi trường thủy canh, cây chưa thích nghi với điều kiện sống mới. Từ tuần thứ 2 trở đi, cây Phú quý trồng trong môi trường Hewitt sinh trưởng tốt như cây trồng trong đất một cách ổn định theo thời gian (theo dõi đến 4 tuần sau khi chuyển vào môi trường dinh dưỡng). Như vậy, cây Phú quý sinh trưởng tốt trên môi trường dinh dưỡng trung bình (Hewitt) trong khi cây Bạch mã hoàng tử lại thích nghi tốt trên môi trường giàu dinh dưỡng (MS) (Xuân Lan và Kim Búp, 2015). So với các môi trường hiện có trên thị trường, môi trường Hewitt đơn giản hơn (chỉ gồm 8 nguyên tố: K, Ca, N, S, P, Cu, Mg, Zn) trong khi môi trường NQ2 hay Hydro Deco với 13 nguyên tố hóa học (N, K, Ca, Mn, Bo, S, Cl, P, Fe, Mg, Mo, Co, Zn). Điều này khẳng định rằng tùy thuộc vào đặc điểm sinh học mà mỗi loài kiểng lá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đáp ứng mức dinh dưỡng phù hợp cho mỗi loài kiểng ngoài việc giúp cây sinh trưởng phát triển một cách bình thường còn giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc kiểng lá thủy canh. Bảng 3.3. Sự tăng trưởng của cây Phú quý trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau sau 1 tuần. MT Đối chứng Knop Hewitt H&A MS CT Đất Nước Chiều cao thân 0,4 ± 0,63 ± 0,40 ± 0,47 ± 0,83 ± 0,33 ± (cm) 0,06a 0,09a 0,12a 0,12a 0,09b 0,03a Số rễ mới 1,00 ± 2,00 ± 1,00 ± 1,67 ± 2,33 ± 0,33 ± (rễ) 0,58a 0,58b 0,58a 0,33b 0,33b 0,33a Chiều dài rễ 1,70 ± 2,87 ± 2,27 ± 2,80 ± 3,03 ± 0,83 ± (cm) 0,85ab 0,23b 0,26b 0,31b 0,32 b 0,83a Số lá mới 0,67 ± 1,00 ± 0,67 ± 0,67 ± 1,33 ± 0,00 ± (lá) 0,33a 0,00ab 0,33a 0,33a 0,33 b 0,00a Diện tích lá 57,29 ± 58,63 ± 55,58 ± 58,03 ± 60,33 ± 54,26 ± (cm2) 0,88b 0,96c 0,38ab 0,48b 1,15d 0,61a Các số trung bình trong hàng với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05.
- 451 Bảng 3.4. Sự tăng trưởng của cây Phú quý trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau sau 2 tuần. MT Đối chứng Knop Hewitt H&A MS CT Đất Nước Chiều cao thân 0,83 ± 1,20 ± 0,87 ± 0,90 ± 1,57 ± 0,60 ± (cm) 0,15a 2,10b 0,07a 0,17a 0,09 b 0,06a Số rễ mới 3,00 ± 4,00 ± 2,00 ± 3,33 ± 4,76 ± 1,67 ± (rễ) 0,58b 0,58c 0,58a 0,33b 0,67c 0,33a Chiều dài rễ 3,67 ± 3,90 ± 3,20 ± 3,90 ± 4,20 ± 2,43 ± (cm) 0,35b 0,15c 0,21b 0,26c 0,17 d 0,19a Số lá mới 1,33 ± 2,00 ± 1,67 ± 1,67 ± 2,33 ± 0,67 ± (lá) 0,33ab 0,00b 0,33ab 0,33ab 0,33 b 0,33a Diện tích lá 61,66 ± 67,55 ± 62,24 ± 65,08 ± 69,30 ± 57,47 ± (cm2) 1,33b 0,87c 0,45b 0,42c 1,09 d 0,58a Các số trung bình trong hàng với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05. Bảng 3.5. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá thứ 5 cây Phú quý trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau sau 4 tuần. Chỉ tiêu Trọng lượng tươi Trọng lượng khô Tỷ lệ khô/tươi Môi trường (g) (g) (%) Knop 1,53 ± 0,46 a 0,18 ± 0,83 a 11,76 ± 0,64 b Hewitt 1,97 ± 0,06 b 0,25 ± 0,64 b 12,69 ± 0,28 c H&A 1,40 ± 0,55 a 0,16 ± 0,89 a 11,43 ± 0,47 b MS 1,81 ± 0,23 b 0,21 ± 0,77 b 11,60 ± 0,24 b Đối Đất 2,03 ± 0,96 b 0,28 ± 0,56 b 12,79 ± 0,82c chứng Nước 1,29 ± 0,18 a 0,14 ± 0,85 a 10,85 ± 0,14 a Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05. Biểu đồ 3.1. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá thứ 5 cây Phú quý trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau sau 4 tuần.
- 452 3.2. Sự tăng trưởng của cây Phú quý trong các môi trường Hewitt với các nồng độ khác nhau theo thời gian. Mặc dù cây Phú quý thích nghi tốt với thành phần môi trường Hewitt. Nhưng nếu hạ thấp nồng độ của môi trường này (Hewitt 1/2 hay 1/5) cây Phú quý sinh trưởng chậm (Bảng 3.6). Qua đó cho thấy sự tăng trưởng của cây Phú quý không cần môi trường giàu dinh dưỡng, nhưng nếu môi trường có hàm lượng dinh dưỡng quá thấp cũng không phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Bảng 3.6. Sự tăng trưởng của cây Phú quý trong môi trường Hewitt với các nồng độ khác sau 1 tuần. MT Hewitt Hewitt Hewitt Đối chứng CT nguyên 1/2 1/5 Đất Nước Chiều cao thân 0,63 ± 0,53 ± 0,50 ± 0,83 ± 0,17 ± (cm) 0,09 ab 0,03 a 0,06 a 0,09 b 0,09 a 2,00 ± 1,67 ± 1,00 ± 2,33 ± 0,33 ± Số rễ mới (rễ) 0,58 b 0,33 ab 0,58 a 0,33 b 0,33 a Chiều dài rễ 2,87 ± 2,37 ± 1,70 ± 3,03 ± 0,83 ± (cm) 0,23 b 0,44 b 0,85 a 0,32 b 0,83 a Số lá mới 1,00 ± 0,67 ± 0,67 ± 1,33 ± 0,00 ± (lá) 0,00 ab 0,33 a 0,33 a 0,33 b 0,00 a Diện tích lá 58,63 ± 56,60 ± 55,27 ± 60,33 ± 54,27 ± (cm2) 0,98 c 0,59 b 0,58 b 1,15 d 0,61 a Các số trung bình trong hàng với các mẫu tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05. 4. Kết luận - Cây Phú quý sinh trưởng tốt nhất trên môi trường Hewitt nguyên. - Sau hai tuần chuyển vào dung dịch thủy canh, cây Phú quý đã thích nghi với môi trường Hewitt nguyên. - Khi hạ thấp nồng độ (Hewitt 1/2, Hewitt 1/5), cây Phú quý sinh trưởng chậm hơn so với môi trường Hewitt nguyên. Tài liệu tham khảo [1]. Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nxb ĐHQG HN. [2]. Nguyễn Xuân Lan và Nguyễn Kim Búp (2015), Nghiên cứu môi trường thủy canh tối ưu cho cây Bạch Mã Hoàng Tử, Thông tin Khoa học và Công nghệ số 05/2015, Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh Đồng Tháp. [3]. Võ Thị Bạch Mai (2003), Giáo trình Thủy canh cây trồng (kỹ thuật trồng trọt mới), Nxb ĐHQG TP. HCM. [4]. Võ Thị Bạch Mai (2004), Sự phát triển chồi và rễ, Nxb ĐHQG HN. [5]. Trương Thị Cẩm Nhung (2009), Bài giảng Dinh dưỡng cây trồng, Nxb ĐH Nông Lâm TP.HCM. [6]. Trương Lỗ Quy (2008), Kỹ thuật trồng hoa và cây lá trong nước, Nxb MT. [7]. Lê Thị Trĩ (2004), Giáo trình Dinh dưỡng khoáng, Nxb Huế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn
7 p | 343 | 54
-
Xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ IOT và thuỷ canh hồi lưu trong sản xuất sạch đạt tiêu chuẩn Vietgap
6 p | 110 | 17
-
Ảnh hưởng của thời gian chiếu bổ sung đèn led đến sinh trưởng và năng suất xà lách trồng thủy canh nhiều tầng trong nhà lưới
6 p | 63 | 10
-
Nghiên cứu kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch: Phần 2
58 p | 17 | 7
-
Nghiên cứu kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch: Phần 1
142 p | 18 | 7
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng khả năng trồng cây cà chua bằng hệ thống thủy canh nhỏ giọt
12 p | 15 | 6
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của hai giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh
10 p | 10 | 5
-
Phân công lao động và vai trò của giới trong nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu
10 p | 104 | 5
-
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát và cảnh báo tự động một số thông số môi trường trong các ao nuôi tôm
10 p | 86 | 4
-
Nghiên cứu môi trường sống tự nhiên của loài cà cuống Lethocerus indicus (Lepeletier et Seville, 1775) (Hemiptera: Belostomatidae) góp phần bảo tồn loài côn trùng nước quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
9 p | 34 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng dinh dưỡng môi trường thủy canh đến sự tăng trưởng củ Sâm Hàn Quốc
8 p | 46 | 4
-
Ảnh hưởng của hai hệ thống thủy canh lên chất lượng nước và phát triển của cá lóc và cải xanh trong mô hình aquaponic
9 p | 60 | 4
-
Đa dạng sinh học phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) và tương quan với các thông số môi trường trong một số dạng thủy vực nước ngọt thuộc tỉnh Quảng Bình
10 p | 8 | 3
-
Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm-rừng ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau
7 p | 58 | 3
-
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
6 p | 126 | 2
-
Sự hiện diện của Vibrio parahaemolyticus O3:K6 trong môi trường nước nuôi thủy sản, hải sản tươi sống ở Đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 28 | 1
-
Quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải: Một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm
0 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn