
Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng điện ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019
lượt xem 0
download

Bỏng điện là loại bỏng nặng, tỷ lệ tử vong cao, có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt đối với trẻ em - luôn hiếu động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh nhưng chưa đủ nhận thức về sự nguy hiểm có thể gặp phải. Sau khi khỏi, bỏng điện thường để lại di chứng nặng nề, hay gặp là bị tàn phế (cắt cụt, tháo khớp), rối loạn cảm giác, giảm hoặc mất chức năng vận động, ảnh hưởng nặng nề tâm lý hòa nhập xã hội và khả năng lao động. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá đặc điểm và kết quả điều trị bỏng điện ở trẻ em tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ năm 2017 đến năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng điện ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019
- TCYHTH&B số 3 - 2021 21 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỎNG ĐIỆN Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA TỪ THÁNG 1 NĂM 2017 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2019 Trần Đình Hùng, Ngô Tuấn Hưng Bệnh viện Bỏng Qu c gia Lê H u Trác TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một s đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và k t quả điều trị của trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏng điện điều trị tại Bệnh viện Bỏng Qu c gia Lê H u Trác từ tháng 1/2017 đ n tháng 12/2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, th ng kê, mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án được lưu tr tại Bệnh viện. Kết quả nghiên cứu: Có 167 bệnh nhi dưới 16 tuổi bị bỏng điện, điều trị tại Bệnh viện Bỏng Qu c gia Lê H u Trác trong 3 năm từ 2017 đ n 2019. Nguyên nhân chủ y u do điện hạ th chi m 89,8%; thường gặp ở vùng nông thôn (86,2%) và ở trẻ nam (76,6%). Lứa tuổi hay gặp bỏng điện cao th là trên 10 tuổi (85%), trong khi đ trẻ dưới 6 tuổi hay gặp bỏng điện hạ th (65,35%). So với nhóm bệnh nhân bị bỏng điện hạ th , nhóm bệnh nhân bị bỏng điện cao th có tỷ lệ s c bỏng cao hơn p = 0,0000), diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu lớn hơn, s lần phẫu thuật nhiều hơn, thời gian n m viện dài hơn (p = 0,0000). Tỷ lệ cắt cụt, tháo khớp của bệnh nhi bỏng điện là 15,56% và không có bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị. Kết luận: Bỏng điện ở trẻ em là một cấp cứu thường gặp, k t quả điều trị tại Bệnh viện Bỏng Qu c gia Lê H u Trác với 100% được điều trị khỏi ra viện. Từ khóa: Bỏng điện, trẻ em dưới 16 tuổi, đặc điểm dịch tễ. ABSTRACT1 Aims: This study aims to comment on some epidemiological, clinical characteristics and treatment outcomes in electric burn patients aged up to sixteen years who were hospitalized at the Le Huu Trac National Burn Hospital from 2017 to 2019. Materials and methods: Retrospective, statistical and descriptive research based on medical records of burn patients from January of 2017 to December of 2019 at Le Huu Trac National Burn Hospital. 1 Chịu trách nhiệm: Trần Đình Hùng, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác Email: drtrandinhhung@gmail.com Ngày nhận bài: 17/5/2021; Ngày phản biện 08/6/2021; Ngày duyệt bài: 18/6/2021
- 22 TCYHTH&B số 3 - 2021 Results: 167 under-16-year-old electrical burn patients were hospitalized in Le Huu Trac National Burn Hospital from 2017 to 2019. The main cause was low-voltage burns 89.8%; common in rural areas (86.2%) and male pediatric patients (76.6%). The age group that often encounters high-voltage electrical burns is over 10 years old (85%), while children under-6-year-old often suffer from low-voltage burns (65.35%). Compared with the group of patients with low voltage burns, it was found that the group of patients with high voltage burns had a higher rate of burn shock than p = 0.000000, larger burn area, larger depth of burn area, more surgeries, longer hospital stay (p = 0.00000). The rate of amputation and dissection of pediatric patients with electrical burns was 15.56% and no patient died during treatment. Conclusion: Electrical burns in children are a common emergency, the treatment results at the National Burn Hospital give good results with 100% being cured and discharged from the hospital. Keywords: Electrical burns, children under-16-year-old, epidemiological characteristics. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhi từ 16 tuổi trở xuống điều trị tại Bệnh Bỏng điện là loại bỏng nặng, tỷ lệ tử viện từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 vong cao, có xu hướng gia tăng trong cuộc năm 2019. sống hiện đại, đặc biệt đối với trẻ em - luôn hiếu động, tìm tòi, khám phá thế giới xung Các dữ liệu của bệnh nhân được lấy từ quanh nhưng chưa đủ nhận thức về sự hồ sơ lưu trữ trong mạng nội bộ Bệnh viện nguy hiểm có thể gặp phải. và từ hồ sơ bệnh án. Sau khi khỏi, bỏng điện thường để lại Các chỉ tiêu phân tích đánh giá bao di chứng nặng nề, hay gặp là bị tàn phế gồm: Tuổi, giới, nơi sinh sống, diện tích (cắt cụt, tháo khớp), rối loạn cảm giác, bỏng, diện tích bỏng sâu, biến chứng, số giảm hoặc mất chức năng vận động, ảnh lần phẫu thuật, đặc điểm phẫu thuật, ngày hưởng nặng nề tâm lý hòa nhập xã hội và nằm điều trị, kết quả điều trị. So sánh và khả năng lao động. phân tích giữa hai nhóm bỏng điện cao thế Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá và bỏng điện hạ thế. đặc điểm và kết quả điều trị bỏng điện ở trẻ Chẩn đoán sốc bỏng trẻ em dựa vào em tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ năm 2017 đến năm 2019. các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng lúc vào viện. Chẩn đoán tổn thương thận cấp 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU dựa vào hướng dẫn AKIN 2007. Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả Các kết quả nghiên cứu được xử lý được thực hiện tại Bệnh viện Bỏng Quốc bằng phần mềm Stata 14.0. Giá trị p
- TCYHTH&B số 3 - 2021 23 3. KẾT QUẢ Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân bỏng Nhận xét: Bỏng điện ở trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ (4,04%) sau bỏng nhiệt ướt và bỏng nhiệt khô. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Điện cao thế1 Điện hạ thế2 Tổng Thông số Nhóm p,OR1/2 (n = 20) (n = 147) (n = 167) Nơi sinh sống n Thành thị 7 (35) 16 (10,8) 23 (13,8) 0,003 (%) Nông thôn 13 (65) 131 (89,2) 144 (86,2) OR = 4,4 Nam 20 (100) 108 (73,5) 128 (76,6) Giới tính 0,009 Nữ 0 39 (26,5) 39 (23,4) 10 17 (85) 16 (10,9) 33 (19,7) Trung bình 12,2 ± 0,6 5,1 ± 0,3 5,9 ± 0,3 Nhận xét: Nguyên nhân bỏng chủ yếu điện gặp chủ yếu ở nam giới (76,6%). Lứa do dòng điện hạ thế (147/167 = 89,8%). tuổi hay gặp bỏng điện cao thế là trên 10 Trẻ em ở thành thị có nguy cơ bỏng điện tuổi (85%), trong khi đó lứa tuổi < 6 tuổi cao thế gấp 4,4 trẻ em ở nông thôn. Bỏng hay gặp bỏng điện hạ thế (65,35%). Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân theo nguyên nhân b ng điện Điện cao thế Điện hạ thế p Thông số (n = 20) (n = 147) OR ≥ 10, n (%) 11 (55) 2 (0,81) 0.0000 Diện tích bỏng < 10, n (%) 9 (45) 145 (99,19) OR = 88,6 Trung bình 13,6 ± 2,6 0,49 ± 0,22 0,0000 Có, n (%) 20 (100) 144 (97,96) Diện tích bỏng 0,52 Không, n (%) 0 3 (2,04) sâu Trung bình 6,35 ± 1,46 0,35 ± 0,10 0,0000
- 24 TCYHTH&B số 3 - 2021 Nhận xét: Bỏng điện hạ thế thường OR = 88,6). Diện tích bỏng và diện tích gặp bỏng với diện tích dưới 10% DTCT bỏng sâu trung bình bệnh nhân bỏng điện (99,19%), trong khi bệnh nhân bỏng điện cao thế lớn hơn so với bệnh nhân bỏng cao thế chủ yếu có diện tích trên 10%, sự điện hạ thế (p = 0,0000). khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0000, Bảng 3. Mối liên quan giữa nguyên nhân bỏng điện và biến chứng Điện cao thế Điện hạ thế P Đặc điểm (n = 20) (n = 147) OR Sốc bỏng Có 17 (85) 9 (6,1) 0,0000 n (%) Không 3 (15) 138 (93,9) OR = 86,9 Tổn thương thận cấp Có 2 (10) 5 (34) 0,17 n (%) không 18 (90) 142 (66) OR = 3,16 Nhận xét: Không gặp các biến chứng điện cao thế cao hơn bệnh nhân bỏng điện nặng như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn hạ thế (p = 0,0000), trong khi biến chứng huyết, suy đa tạng trong quá trình điều trị. tổn thương thận cấp không có sự khác biệt Biến chứng sốc bỏng ở bệnh nhân bỏng giữa hai nhóm. Bảng 4. Mối liên quan giữa nguyên nhân bỏng điện và kết quả điều trị Điện cao thế Điện hạ thế P Thông số Nhóm (n = 20) (n = 147) OR Có, n (%) 5 (25) 21 (14,3) 0,22 Cắt cụt, tháo khớp Không, n (%) 15 (75) 126 (85,7) OR = 2 Chung 5,6 ± 0,8 1,7 ± 0,1 0,0000 Cắt hoại tử 2,1 ± 0,3 0,8 ± 0,1 0,0000 Số lần PT Ghép da 2,3 ± 0,3 0,6 ± 0,1 0,0000 Chuyển vạt 0,4 ± 0,2 0,1 ± 0,03 0,002 Thời gian nằm viện (ngày) 66,9 ± 10,2 27,0 ± 1,3 0,0000 Số bệnh nhân điều trị khỏi 20 (100%) 147(100%) Nhận xét: Tỷ lệ cắt cụt, tháo khớp 4. BÀN LUẬN không có sự khác biệt giữa hai nhóm bỏng Chấn thương bỏng điện thường chiếm điện cao thế và bỏng điện hạ thế. Số lần một tỷ lệ nhỏ số ca nhập viện tại các trung PT cắt hoại tử, ghép da, chuyển vạt cũng tâm bỏng trên thế giới [1]. Tuy nhiên, bệnh như ngày điều trị khỏi trung bình ở nhóm nhân bỏng điện phức tạp hơn nhiều so với bệnh nhân bỏng điện cao thế đều cao hơn bỏng đa đơn thuần, gây ra nhiều di chứng nhóm bỏng điện hạ thế, sự khác biệt có ý nặng nề. Đặc trưng của bỏng điện là gây nghĩa thống kê (p < 0,01). Không có bệnh hoại tử mô, tổ chức theo đường đi của nó, nhân tử vong trong quá trình điều trị.
- TCYHTH&B số 3 - 2021 25 mức độ tổn thương phụ thuộc vào cường Bỏng điện cao thế thường gồm cả độ dòng điện. bỏng do tia lửa điện và bỏng do dòng điện với cường độ dòng điện rất lớn nên diện Nguyên nhân phổ biến của bỏng tích bỏng và độ sâu thường lớn hơn bỏng điện ở trẻ nhỏ khác với thanh thiếu niên. điện hạ thế. Ở trẻ nhỏ bỏng điện hạ thế thường do tiếp xúc với các vật dụng dẫn điện trong Trong nghiên cứu của chúng tôi, diện gia đình khi chúng bắt đầu khám phá môi tích bỏng và diện tích bỏng sâu của bỏng trường xung quanh, trong khi thanh thiếu điện cao thế đều cao hơn đáng kể so với niên thường bị bỏng điện cao thế do bỏng điện hạ thế (p = 0,0000) (13,6 ± 2,6 công việc hoặc các hành vi mạo hiểm [2]. so với 0,49 ± 0,22 và 6,35 ± 1,46 so với Tuổi trung bình của trẻ nhỏ bị bỏng điện 0,35 ± 0,10). Bỏng điện hạ thế thường gặp từ 5,3 - 9,6 tuổi và nam giới chiếm chủ bỏng với diện tích dưới 10% DTCT yếu [3], [4], [5]. (99,19%), trong khi bệnh nhân bỏng điện cao thế chủ yếu có diện tích trên 10%, sự Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0000, phù hợp với nhận định trên: Bỏng do OR = 88,6). dòng điện hạ thế gặp nhiều nhất ở lứa tuổi mẫu giáo từ 6 tuổi trở xuống (65,3%), Diễn biến của tổn thương bỏng do trong khi đó 85% trường hợp bỏng điện dòng điện cao thế theo hai bước: Tổn cao thế gặp ở lứa tuổi trên 10 tuổi. Tuổi thương mô xẩy ra ngay sau khi có dòng trung bình trẻ bị bỏng điện là 5,9 tuổi, điện cao thế đi vào cơ thể và những tổn nam giới chiếm ưu thế (76,6%). 86,2% thương xẩy ra sau nhiều giờ và ngày sau. các trường hợp bỏng điện trong nghiên Mô bị tổn thương hoại tử thứ phát do hiện cứu của chúng tôi sống ở nông thôn. tượng tắt mạch, thiếu máu cục bộ [7]. Điều này trái ngược với các báo cáo trên Bên cạnh đó, diện tích bỏng và diện thế giới là phần lớn bệnh nhân bỏng điện tích bỏng sâu của bỏng điện cao thế cao sống ở khu vực thành thị [3], [6]. Nguyên hơn đáng kể so với bỏng điện hạ thế. Cho nhân có thể do quá trình công nghiệp hóa nên số lần phẫu thuật (cắt hoại tử, ghép nhanh chóng ở các vùng nông thôn, da, chuyển vạt), thời gian nằm điều trị của nhưng người dân thiếu nhận thức về các bỏng điện cao thế đều cao hơn đáng kể phòng tránh bỏng điện. so với bỏng điện hạ thế (bảng 4). Trong Bỏng do điện năng gồm hai loại: Bỏng khi đó, không có sự khác biệt về tỷ lệ cắt do tia lửa điện và bỏng do dòng điện. Tia cụt, tháo khớp giữa hai nhóm bỏng điện lửa điện gây bỏng theo cơ chế bỏng nhiệt, cao thế và bỏng điện hạ thế. Nguyên nhân còn dòng điện gây tổn thương theo hai cơ có thể do, chỉ định cắt cụt chủ yếu do chế chính là năng lượng dòng điện sinh ra bỏng do dòng điện, hay gặp ở đầu xa của khi chạy qua cơ thể và hiệu ứng đục lỗ. chi thể, nơi đầu vào và đầu ra của dòng Sự phá hủy mô, tổ chức tỷ lệ thuận với diện. Mặt khác, chúng tôi thống kê tất cả bình phương của cường độ dòng điện các trường hợp cần cắt cụt hay tháo khớp (Q = k.R.I2.T). ở tất cả các vị trí của cơ thể.
- 26 TCYHTH&B số 3 - 2021 5. KẾT LUẬN 3. Rai A., Khalil S., Batra P.et al. (2013) Electrical injuries in urban children in New Delhi. Pediatric Có sự khác nhau về đặc điểm và kết emergency care, 29 (3), 342-345. quả điều trị ở bệnh nhân bỏng điện cao thế 4. Glatstein M. M., Ayalon I., Miller E.et al. (2013) và hạ thế. Bỏng điện cao thế thường gặp ở Pediatric electrical burn injuries: experience of a thanh thiếu niên, trong khi bỏng điện hạ thế large tertiary care hospital and a review of hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. electrical injury. Pediatric emergency care, 29 (6), 737-740. Bỏng điện cao thế có tỷ lệ diện tích 5. Çelik A., Ergün O., Özok G. (2004) Pediatric bỏng, số lượng bỏng sâu, diện tích bỏng electrical injuries: a review of 38 consecutive sâu cao hơn và trải qua nhiều lần phẫu patients. Journal of pediatric surgery, 39 (8), thuật hơn, thời gian nằm viện dài hơn so 1233-1237. với bỏng điện hạ thế (p = 0,0000). Tuy 6. Patil S. B., Khare N. A., Jaiswal S.et al. (2010) nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ cắt Changing patterns in electrical burn injuries in a cụt, tháo khớp giữa hai nhóm bỏng điện developing country: should prevention programs focus on the rural population? Journal of burn cao thế và bỏng điện hạ thế. care & research, 31 (6), 931-934. 7. Nguyễn Ngọc Tuấn (2016) Bỏng điện. Bỏng - TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản y học, Hà 1. 1Ahmad I., Akhtar S., Rashidi E.et al. (2012) Nội, 344 - 356. Electrical burns in children: An experience. Indian Journal of Burns, 20 (1), 30. 2. Roberts S., Meltzer J. A. (2013) An evidence- based approach to electrical injuries in children. Pediatric emergency medicine practice, 10 (9), 1-16; quiz 16.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phối ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir
174 p |
172 |
24
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba, Đồng Hới
0 p |
181 |
16
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sốt xuất huyết ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2017
6 p |
89 |
7
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não do Streptococcus suis tại bệnh viện trung ương Huế năm 2011-2012
6 p |
102 |
6
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010
5 p |
117 |
5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn ở bệnh nhân viêm màng não mủ do liên cầu khuẩn
7 p |
101 |
5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm chung, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư bàng quang và mối liên quan với giai đoạn bệnh
7 p |
84 |
4
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do E. coli ở bệnh nhân cao tuổi
4 p |
84 |
3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học và thành phần huyết sắc tố của người mang gen bệnh huyết sắc tố E
9 p |
4 |
2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học của bệnh nhân u do răng thường gặp
9 p |
7 |
2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm tinh dịch đồ ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh tại Bệnh viện Bạch Mai
6 p |
24 |
2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm siêu âm bìu ở các bệnh nhân có bất thường tinh dịch đồ tại Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng năm 2021
8 p |
19 |
2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh PET/CT của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không thể phẫu thuật được điều trị hóa xạ đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
6 p |
32 |
2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng và đột biến exon 2 gen KRAS của 35 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021
5 p |
3 |
1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch ngực ngoài ở người Việt Nam
4 p |
1 |
1
-
Một số đặc điểm sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
7 p |
78 |
1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng trẻ em dưới 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia
8 p |
7 |
0
-
Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học và tình hình truyền máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 p |
88 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
