Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 119 - 123<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br />
CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY CẤP KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN<br />
Phạm Công Chính*, Lương Thị Thu<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị<br />
bệnh mày đay cấp vô căn, kết quả cho thấy: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên<br />
60 tuổi (29,03%); tỷ lệ gặp ở nữ: 64,51%, ở nam: 35,49%.<br />
Về lâm sàng: 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ,<br />
48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu<br />
chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng...<br />
Về cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về số lượng hồng cầu: 25,81%. Tăng số lượng bạch<br />
cầu (BC): 77,40%, trong đó tăng BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%,<br />
BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%.<br />
Từ khoá: Bệnh mày đay cấp, lâm sàng và cận lâm sàng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Mày đay là một bệnh da dị ứng hay gặp nhất<br />
và rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt<br />
đới, ở nước ta có khoảng 15 - 23% dân số đã<br />
từng bị mày đay, trong đó mày đay cấp (thời<br />
gian bị bệnh dưới 6 tuần) chiếm 75%. Ở một<br />
số quốc gia châu Âu như Anh, Đức tỷ lệ mắc<br />
bệnh này dao động từ 10 - 15%. Căn nguyên<br />
của bệnh rất phức tạp, có liên quan tới nhiều<br />
bệnh và nhiều yếu tố, phần lớn các trường<br />
hợp là không rõ nguyên nhân [1], [2], [10].<br />
Tổn thương cơ bản là các sẩn phù (sẩn mày<br />
đay) và dát đỏ. Sẩn mày đay có kích thước từ<br />
vài milimet đến 1- 2 centimet, có khi tạo<br />
thành mảng sẩn phù hình tròn, hình nhẫn,<br />
hình bản đồ, hình bầu dục hoặc ngoằn ngoèo,<br />
không đều, giới hạn rõ, kích thước to nhỏ<br />
khác nhau, màu đỏ, ở giữa tổn thương màu<br />
trắng ngà, ấn kính mất màu, nhìn trên bề mặt<br />
sẩn phù thấy lỗ chân lông giãn rộng. Tổn<br />
thương có thể lan ra xung quanh dưới dạng<br />
giả túc (chân giả), số lượng nhiều hay ít tùy<br />
bệnh nhân. Có một đặc điểm là mỗi khi<br />
những sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo như<br />
mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm<br />
mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa và rất nguy<br />
hiểm [3], [4].<br />
*<br />
<br />
Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí<br />
nào, rải rác toàn thân hoặc khu trú trên cơ thể,<br />
các thương tổn có thể xuất hiện cả ở niêm<br />
mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm<br />
mạc dạ dày làm bệnh nhân đau bụng từng<br />
cơn, đi ngoài phân lỏng. Các thương tổn xuất<br />
hiện ở quanh miệng phải được nhìn nhận như<br />
là một cấp cứu trong da liễu và phải theo dõi<br />
các dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp ở bệnh nhân<br />
[8], [9]. Bệnh nhân thấy ngứa, có thể ngứa<br />
râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa<br />
dữ dội, cảm giác nóng rát; có thể đau khớp,<br />
đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng,<br />
khó thở, sốt, tụt huyết áp.<br />
Về cận lâm sàng, một số tác giả đề cập đến sự<br />
thay đổi tăng số lượng bạch cầu đặc biệt là tế<br />
bào bạch cầu ái toan trong hầu hết các trường<br />
hợp [9], [10].<br />
Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Mô<br />
tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của bệnh mày đay cấp không rõ căn nguyên.<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 62 bệnh nhân bị bệnh mày đay cấp vô<br />
căn vào điều trị nội trú tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.<br />
<br />
Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com<br />
<br />
119<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
- Các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đặc trưng:<br />
+ Tổn thương căn bản: Sẩn phù hay mảng sẩn<br />
phù kèm theo dát đỏ, có vết xước.<br />
+ Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí<br />
nào, rải rác hoặc khu trú trên cơ thể.<br />
+ Cơ năng: Bệnh nhân thường có ngứa, ngứa<br />
râm ran, càng gãi càng ngứa và tổn thương xuất<br />
hiện càng nhiều, có thể kèm theo đau bụng,<br />
buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, khó thở...<br />
+ Triệu chứng toàn thân: Có thể sốt, tụt<br />
huyết áp.<br />
- Thời gian bị bệnh dưới 6 tuần.<br />
- Chưa dùng thuốc điều trị trước khi vào viện.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang<br />
<br />
123(09): 119 - 123<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.<br />
Cỡ mẫu: toàn bộ.<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Đặc điểm về tuổi, giới.<br />
- Đặc điểm lâm sàng: Toàn thân, cơ năng và<br />
thực thể.<br />
- Công thức máu ngoại vi, một số chỉ số sinh<br />
hóa máu.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu - BV Đa<br />
khoa TƯ Thái Nguyên.<br />
Thời gian nghiên cứu; Từ tháng 09/2012<br />
đến tháng 05/2013.<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực<br />
tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm.<br />
Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y<br />
học trên phần mềm SPSS 16.0 và EPI 6.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, giới tính<br />
Giới tính<br />
Nhóm tuổi<br />
02 - 15 tuổi<br />
16 - 30 tuổi<br />
31 - 45 tuổi<br />
46 - 60 tuổi<br />
> 60 tuổi<br />
Tổng<br />
<br />
Nữ<br />
SL<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
TL (%)<br />
<br />
9<br />
14,52<br />
15<br />
24,19<br />
1<br />
1,61<br />
4<br />
6,45<br />
11<br />
17,74<br />
40<br />
64,52<br />
35,75 ± 24,41<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL (%)<br />
<br />
10<br />
16,13<br />
2<br />
3,23<br />
1<br />
1,61<br />
2<br />
3,23<br />
7<br />
11,29<br />
22<br />
35,48<br />
35,64 ± 31,38<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL (%)<br />
<br />
19<br />
30,65<br />
17<br />
27,42<br />
2<br />
3,23<br />
6<br />
9,68<br />
18<br />
29,03<br />
62<br />
100,00<br />
35,71 ± 26,83<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 02 - 15 tuổi với tỷ lệ 30,65%. Tuổi trung bình của<br />
bệnh nhân là 35,71 ± 26,83, trong đó nữ là 35,75 ± 24,41; nam là 35,64 ± 31,38. Tỷ lệ bệnh<br />
nhân nữ chiếm 64,52%, nam chiếm 35,48%.<br />
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo biểu hiện lâm sàng<br />
Giới<br />
Biểu hiện<br />
Sẩn phù<br />
Dát đỏ<br />
Phù nề<br />
Ngứa<br />
Đau rát<br />
Sốt<br />
Khó thở<br />
Các triệu chứng khác<br />
<br />
120<br />
<br />
Nữ (n = 40)<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
(%)<br />
40<br />
100,00<br />
20<br />
50,00<br />
23<br />
57,50<br />
40<br />
100,00<br />
26<br />
65,00<br />
17<br />
42,50<br />
15<br />
37,50<br />
11<br />
27,50<br />
<br />
Nam (n = 22)<br />
Số<br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
(%)<br />
21<br />
95,45<br />
10<br />
45,45<br />
9<br />
40,91<br />
22<br />
100,00<br />
7<br />
31,82<br />
8<br />
36,36<br />
4<br />
18,18<br />
5<br />
27,73<br />
<br />
Tổng<br />
Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
61<br />
30<br />
32<br />
62<br />
33<br />
25<br />
19<br />
16<br />
<br />
98,38<br />
48,39<br />
51,61<br />
100,00<br />
53,22<br />
40,32<br />
30,63<br />
25,80<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 119 - 123<br />
<br />
Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn<br />
phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ, 48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có<br />
khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng...<br />
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu ngoại vi (n = 62)<br />
Bất thường<br />
SL<br />
TL (%)<br />
16<br />
25,80<br />
48<br />
77,40<br />
<br />
Bình thường<br />
SL<br />
TL (%)<br />
46<br />
74,20<br />
14<br />
22,60<br />
<br />
- BC trung tính<br />
<br />
39<br />
<br />
62,90<br />
<br />
23<br />
<br />
37,10<br />
<br />
- BC ái toan<br />
<br />
40<br />
<br />
64,52<br />
<br />
22<br />
<br />
35,48<br />
<br />
- BC ái kiềm<br />
- BC mono<br />
- BC lympho<br />
<br />
8<br />
7<br />
30<br />
<br />
12,90<br />
11,29<br />
48,39<br />
<br />
54<br />
55<br />
32<br />
<br />
87,10<br />
88,71<br />
51,61<br />
<br />
Chỉ số<br />
Số lượng hồng cầu<br />
Số lượng bạch cầu (BC) tăng<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về các chỉ số như sau: hồng cầu: 25,81%, BC trung tính:<br />
62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%, BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%.<br />
Bảng 4. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa máu ngoại vi (n = 62)<br />
Chỉ số<br />
Glucose máu<br />
Ure máu<br />
Creatinin máu<br />
Men gan (SGOT, SGPT)<br />
<br />
Bất thường (tăng)<br />
SL<br />
TL (%)<br />
18<br />
29,00<br />
07<br />
11,30<br />
16<br />
25,80<br />
22<br />
35,48<br />
<br />
SL<br />
44<br />
55<br />
46<br />
40<br />
<br />
Bình thường<br />
TL (%)<br />
71,00<br />
88,70<br />
74,20<br />
64,52<br />
<br />
Nhận xét: Trong số các trường hợp xét nghiệm sinh hóa máu ngoại vi, tỷ lệ bệnh nhân bất<br />
thường về các chỉ số như sau: tăng glucose máu: chiếm 29,00%, tăng ure máu: 11,30%, tăng<br />
creatinin máu: 25,80%, tăng men gan (SGOT, SGPT): 35,48%.<br />
BÀN LUẬN<br />
Yếu tố nhóm tuổi, giới tính<br />
Nhóm tuổi<br />
Trong số 62 bệnh nhân nghiên cứu, phân bố<br />
theo nhóm tuổi như sau: 2 - 15 tuổi chiếm<br />
30,65%; 16 - 30 tuổi chiếm 27,42%, 31 - 45<br />
tuổi chiếm 3,23%; 46 - 60 tuổi chiếm 9,68%<br />
và trên 60 tuổi chiếm 29,03% (bảng 1). Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy bệnh mày đay cấp<br />
tính xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Mặc dù<br />
nghiên cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng kết<br />
quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với<br />
nghiên cứu của Novembre E và CS [8].<br />
Chúng tôi cho rằng trẻ em dễ bị các bệnh dị<br />
ứng do da trẻ mỏng và nhạy cảm, ý thức giữ<br />
gìn vệ sinh da của các trẻ chưa cao nên dễ<br />
mắc bệnh mày đay là hoàn toàn phù hợp. Đối<br />
tượng khác mắc bệnh mày đay cũng chiếm tỷ<br />
lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
<br />
nhóm người cao tuổi. Điều này phù hợp với<br />
nghiên cứu của một số tác giả là các bệnh<br />
ngoài da gặp nhiều ở người cao tuổi [7], [9].<br />
Giới tính<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh<br />
nhân mày đay cấp vô căn vào viện chủ yếu<br />
gặp ở nữ giới (chiếm 64,52%) (bảng 1). Kết<br />
quả này phải chăng, cơ thể nam giới khỏe<br />
mạnh hơn nữ giới và chức năng của hệ miễn<br />
dịch tốt hơn ở nữ nên cơ thể nam giới có sức<br />
đề kháng và khả năng chống lại các yếu tố dị<br />
nguyên xâm nhập tốt hơn, đồng thời nữ giới<br />
cũng dễ bị stress hơn nam giới là yếu tố thúc<br />
đẩy sự phát triển của các bệnh dị ứng da. Điều<br />
này cũng giải thích tại sao cần giữ tâm trạng<br />
thoải mái, an tĩnh và bồi dưỡng nâng cao sức<br />
khỏe khi bị bệnh mày đay nói chung và các<br />
bệnh dị ứng da nói riêng. Điều này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Kalogeromitros D và CS<br />
121<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
về đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân mày đay<br />
nói chung [6], [10 ].<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp khi bệnh<br />
nhân vào viện như sau: sẩn phù, dát đỏ, phù<br />
nề, ngứa, đau rát, sốt, khó thở. Các triệu<br />
chứng khác ít gặp hơn như: đau khớp, rối loạn<br />
tiêu hóa, tụt huyết áp... Qua theo dõi, chúng<br />
tôi thấy khi bệnh nhân vào viện có những<br />
biểu hiện lâm sàng hoàn toàn phù hợp với các<br />
tài liệu nghiên cứu về bệnh mày đay [1], [3],<br />
[4]. Tất cả các triệu chứng lâm sàng khi bệnh<br />
nhân vào viện gặp ở nữ nhiều hơn ở nam:<br />
100,00% nữ và 95,45% nam có sẩn phù;<br />
50,00% nữ và 45,45% nam có dát đỏ; 57,50%<br />
nữ và 40,91% nam bị phù nề; 65,00% nữ và<br />
31,82% nam thấy đau rát; 42,50% nữ và<br />
36,36% nam bị sốt; 37,50% nữ và 18,18%<br />
nam thấy khó thở; các triệu chứng khác cũng<br />
gặp nhiều ở nữ hơn ở nam (bảng 2). Điều này<br />
hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của<br />
Kalogeromitros D và CS [6].<br />
Qua 62 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy<br />
triệu chứng ngứa gặp ở tất cả các bệnh nhân.<br />
Chúng tôi cho rằng khi người ta thấy ngứa sẽ<br />
tạo một phản xạ muốn gãi, gãi là một giải<br />
pháp tình thế làm giảm ngứa nhưng trong đa<br />
số các trường hợp càng gãi càng ngứa và lại<br />
phải gãi nhiều hơn tạo một vòng luẩn quẩn<br />
ngứa - gãi. Chính vì vậy, trong điều trị bệnh<br />
mày đay cần lưu ý tránh gãi nhiều vì gãi<br />
không những làm cho ta thấy ngứa nhiều hơn<br />
mà còn làm tình trạng bệnh nặng hơn, kéo<br />
theo nhiều thương tổn hơn, làm ảnh hưởng<br />
đến kết quả điều trị [4] [9].<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
- Một số chỉ số máu ngoại vi: Trong số 62<br />
bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu,<br />
có 25,81% bệnh nhân có bất thường về số<br />
lượng hồng cầu và có tới 77,40% số bệnh<br />
nhân có tăng bất thường về số lượng bạch cầu<br />
(BC), trong đó số lượng BC đa nhân trung<br />
tính: 62,90%, số lượng BC ái toan 64,52%, số<br />
lượng BC ái kiềm: 12,90%, số lượng BC<br />
mono: 11,29%, số lượng BC lympho: 48,39%<br />
122<br />
<br />
123(09): 119 - 123<br />
<br />
(bảng 3). Như ta đã biết, phản ứng viêm xảy<br />
ra tại vị trí tổn thương sẽ giải phóng các sản<br />
phẩm xâm nhập vào máu, theo tuần hoàn đến<br />
tủy xương kích thích tủy xương tăng giải<br />
phóng bạch cầu. Mà bệnh mày đay là phản<br />
ứng của da do viêm [3], nên có sự bất thường<br />
về số lượng bạch cầu là phù hợp với quy luật<br />
thay đổi thành phần máu ngoại vi trong<br />
trường hợp có viêm và phù hợp với nghiên<br />
cứu trong các tài liệu về bệnh mày đay [4].<br />
Về vấn đề thiếu máu, để phát hiện ra những<br />
rối loạn bất thường trong công thức máu nên<br />
được nghiên cứu cụ thể trên số lượng bệnh<br />
nhân lớn hơn.<br />
- Một số chỉ số sinh hóa máu: Trong số 49<br />
bệnh nhân được xét nghiệm sinh hóa máu có<br />
30,61% bệnh nhân có chỉ số glucose máu bất<br />
thường, 12,24% bệnh nhân có chỉ số ure máu<br />
bất thường, 26,53% bệnh nhân có chỉ số<br />
creatinin máu bất thường, 34,69% số bệnh<br />
nhân có có chỉ số men gan (SGOT, SGPT)<br />
tăng bất thường (bảng 4). Mặc dù số lượng<br />
bệnh nhân còn khiêm tốn nhưng với kết quả<br />
trên chúng tôi cho rằng các rối loạn sinh hóa<br />
cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh<br />
học bệnh mày đay. Kết quả này hoàn toàn phù<br />
hợp với y văn và kết luận của Cohen JB và<br />
CS là bất kỳ một rối loạn nào về chức năng<br />
sinh lý đều có ý nghĩa quan trọng trong các<br />
biểu hiện ngoài da, trong đó có bệnh mày đay<br />
[5]. Ngoài ra, hiện tượng bất thường SGOT,<br />
SGPT cũng liên quan đến triệu chứng cơ năng<br />
của bệnh, chúng tôi cho rằng khi men gan<br />
tăng cao sẽ làm cho gan không lọc được các<br />
chất độc, đây có thể là các kháng nguyên nội<br />
sinh sinh ra bệnh cảnh của bệnh mày đay.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Bệnh mày đay cấp thường gặp ở trẻ dưới 15<br />
tuổi (30,65%) và trên 60 tuổi (29,03%).<br />
- Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới (64,51%) cao hơn<br />
nam giới (35,49%).<br />
- Lâm sàng: 100% bệnh nhân có ngứa, 95,00100,00% bệnh nhân có sẩn phù, dát đỏ<br />
- Rối loạn chỉ số máu ngoại vi thường gặp<br />
nhất là tăng số lượng bạch cầu (77,40%),<br />
trong đó chủ yếu là tăng bạch cầu ái toan<br />
(64,52%).<br />
<br />
Phạm Công Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Lan Anh (2012), Bệnh mày đay, Viện Da<br />
liễu Trung ương, tr. 4 – 22.<br />
2. Phạm Thị Thu Hà (2011), "Nghiên cứu nguyên<br />
nhân gây bệnh và hiệu quả điều trị mày đay mạn<br />
tính bằng phối hợp thuốc kháng histamin H1 + H2"<br />
Luận văn thạc sĩ, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh<br />
viện Đại học Y Hà Nội, tr. 43 – 52.<br />
3. Nguyễn Quý Thái, Phạm Công Chính, Trần<br />
Văn Tiến (2011), Bệnh da miễn dịch – Dị ứng,<br />
Nxb Dân trí, Hà Nội, tr. 108 – 111.<br />
4. Trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liễu,<br />
Bộ môn Da liễu, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 81 85.<br />
5. Cohen JB, Janniger CK, Piela Z, Szepietowski<br />
JC, Samady<br />
JA, Schwartz<br />
RA<br />
(1999),<br />
“Dermatologic correlates of selected metabolic<br />
events”, J Med, 30(3 - 4), pp. 149 - 156.<br />
6. Kalogeromitros D, Psaltopoulou T, Makris<br />
M, Koti I, Chliva C, Stefanadi E et al (2011), “Can<br />
<br />
123(09): 119 - 123<br />
<br />
Internet surveys help us understanding allergic<br />
disorders? - results from a large survey in<br />
urticaria in Greece”, J Eur Acad Dermatol<br />
Venereol, 25(5), pp. 532 – 537.<br />
7. Naimer SA, Cohen AD, Mumcuoglu KY,<br />
Vardy DA (2002), “Household papular urticaria”,<br />
Isr Med Assoc J, 4(11Suppl), pp.911 – 913.<br />
8. Novembre E, Cianferoni A, Mori F, Barni<br />
S, Calogero C et al(2008), “Urticaria and<br />
urticaria related skin condition/ disease in<br />
children”, Eur Ann Allergy Clin Immunol, 40 (1),<br />
pp. 5 – 13.<br />
9. Soria A, Francès C (2013), Urticaria: Diagnosis<br />
and treatment,. Rev. Med. Interne, Feb, (25)French<br />
10. Williams JD, Lee AY, Matheson MC, Frowen<br />
KE, Noonan AM, Nixon RL (2008),<br />
“Occupational contact urticaria: Australian data”,<br />
Br J Dermatol, 159(1), pp. 125 – 131.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY ON SOME CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS<br />
ON PATIENTS WITH ACUTE URTICARIA OF UNKNOWN ETIOLOGY<br />
Pham Cong Chinh*, Luong Thi Thu<br />
College of Medicine and Pharmacy - TNU<br />
<br />
To describe some clinical and paraclinical characteristics on 62 patients with acute urticaria of<br />
unknown etiology.Results: Acute urticaria occurring in common under 15 years old children<br />
(30.65%) and over over 60 years old (29.03%). The rates of women are 64.51% and men are<br />
35.49%.<br />
In term of the clinical features, there are 100.00% of patients with pruritus, 98.38% of patients with<br />
edema rash, 53.22% of patients with burning pain, 51.61% of patients with local edema, 48.39% of<br />
patients with scattered erythema, 40.32% of patients with fever, 30.63% of patients with dyspnea and<br />
25.80% of patients with other symptoms such as abdominal pain, loose stools, etc.<br />
In term of the sub-clinical features, percentages of patients has abnormal peripheral blood counts<br />
such as 25.81% of erythrocytes, 77.40% of increase of leukocytes, in which, 62.90%, increase of<br />
neutrophils, 64.52% of eosinophils, 12.90% of alkaline affinity, 11.29% monocytes and 48.39%<br />
of lymphocytes.<br />
Key words: acute urticaria, clinical and sub-clinical<br />
<br />
Ngày nhận bài:14/5/2014; Ngày phản biện:27/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014<br />
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quý Thái – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com<br />
<br />
123<br />
<br />