TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG<br />
(Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ<br />
Lê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú Ánh<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
Lê Doãn Anh<br />
Vườn Quốc gia Bạch Mã<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây<br />
này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re<br />
hương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu<br />
tổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tại<br />
các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39<br />
loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ,<br />
Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh<br />
chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản có<br />
diện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài.<br />
Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinh<br />
Re hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọng<br />
nhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương<br />
trong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụ<br />
cho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại các<br />
vùng phân bố tự nhiên của chúng.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Hiện<br />
nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7<br />
ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng và<br />
đất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thể<br />
hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàn<br />
các loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây Re hương (Cinnamomum<br />
parthenoxylum (Jack) Meissn) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trong<br />
tương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống ở vùng núi.<br />
Cây Re Hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) thuộc họ Long não<br />
(Lauraceae) là một loài cây quí, đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp vào loại rất nguy cấp<br />
33<br />
<br />
(CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ của IUCN (Ver 2.3) và trong Sách đỏ Việt Nam<br />
(1996). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ<br />
nghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá xị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt<br />
động khai thác trái phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng (Lê Trọng<br />
Trải và cộng tác viên, 1999). Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu re hương đã gây ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và gây phức tạp cho công<br />
tác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao như vậy, nhưng những<br />
nghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần<br />
lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà<br />
chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo<br />
tồn loài. Đặc biệt, vấn đề tái sinh tự nhiên của Re hương rất kém, số lượng cây ngoài tự<br />
nhiên ngày càng giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết (Huỳnh Văn Kéo, Ngô<br />
Viết Nhơn, 2006).<br />
Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên của<br />
loài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển<br />
loài một cách hiệu quả.<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
(+) Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố;<br />
(+) Nghiên cứu tổ thành cây gỗ tái sinh tại các lâm phần có Re hương phân bố;<br />
(+) Đánh giá mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh;<br />
(+) Đánh giá triển vọng cây tái sinh.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở các tài liệu kế thừa từ các cán bộ kỹ thuật của vườn, chúng tôi xác<br />
định được các khu phân bố của Re hương. Đây là một loài cây quý hiếm, đã bị khai thác<br />
với cường độ lớn trong quá khứ nên số lượng quần thể loài và mức độ bắt gặp ngoài tự<br />
nhiên là rất thấp. Vì vậy, việc lập các ô tiêu chuẩn không thể tiến hành một cách ngẫu<br />
nhiên, mà được lập dựa vào vị trí phân bố của Re hương. Trên mỗi trạng thái rừng có Re<br />
hương phân bố chúng tôi tiến hành lập hai ô tiêu chuẩn:<br />
- Ô tiêu chuẩn số 1 và 2 được lập tại trạng thái rừng IIB thuộc tiểu khu 386.<br />
- Ô tiêu chuẩn số 3 và 4 được lập tại trạng thái rừng IIIA1 thuộc tiểu khu 231.<br />
- Ô tiêu chuẩn số 5 và 6 được lập tại trạng thái rừng IIIA2 thuộc tiểu khu 386.<br />
- Ô tiêu chuẩn số 7 và 8 được lập tại trạng thái rừng IIIA3 thuộc tiểu khu 231.<br />
Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50m x 50m). Tiến hành đo đường kính<br />
tại vị trí 1,3m của tất cả các loài cây có D1.3 6cm trong mỗi ô tiêu chuẩn. Hệ số tổ<br />
34<br />
<br />
thành tầng cây cao được tính theo tiết diện ngang.<br />
Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản (4 ô bốn góc và 1 ô ở giữa), mỗi ô có<br />
diện tích 25m2 (5m x 5m) để điều tra tái sinh.<br />
Điều tra tất cả các cây tái sinh của mỗi ô dạng bản, kết quả ghi vào phiếu điều<br />
tra lập sẵn. Phẩm chất cây tái sinh được xác định dựa vào chỉ tiêu hình thái biểu hiện<br />
của cây tái sinh. Chất lượng cây tái sinh được chia làm ba cấp tốt, trung bình, xấu.<br />
Nguồn gốc cây tái sinh được xác định là tái sinh chồi hay tái sinh hạt.<br />
Tổ thành cây tái sinh được xác định theo phương pháp số cây; các cấp chất<br />
lượng được tính phần trăm cho từng cấp theo từng trạng thái rừng.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Tổ thành tầng cây cao lâm phần có Re hương phân bố<br />
Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố<br />
tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:<br />
Bảng 1. Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Re hương phân bố<br />
<br />
ÔTC<br />
<br />
N<br />
<br />
LCCTTT<br />
<br />
1<br />
<br />
81<br />
<br />
26<br />
<br />
Công thức tổ thành<br />
1.03Hđ; 0.72Dg; 0.68Gđ; 0.65D; 0.57SĐn; 0.57Sb;<br />
0.53Gll; 0.52Rh; 0.5Ct; 0.44Tr; 0,44Trđ; 3.35Clk<br />
<br />
2<br />
<br />
90<br />
<br />
39<br />
<br />
0.75Bbn; 0.66Mlr; 0.5Sb; 0.46At; 0.46Ln; 0.44Ng; 0.43Tr;<br />
0.39Ct; 0.39Lv; 0.39Gll; 0.37D; 0,37Sp1; 0.33Rh;<br />
0.28SĐn; 0.27Rx; 3.5C1k<br />
<br />
3<br />
<br />
130<br />
<br />
27<br />
<br />
2.77Hđ; 1.16Gll; 0.53Gđ; 0.51 Sr; 0.48Ttr; 0.48Rx; 0.48D;<br />
0.37SĐn; 3.23Clk (0.32Rh)<br />
<br />
4<br />
<br />
102<br />
<br />
24<br />
<br />
2.62Hđ; 0.82Ttr; 0.82Gđ; 0.71Dg; 0.68D; 0.67Trđ; 0.63Gll;<br />
0.58Sb; 0.48SĐn, 2.0C1k (0.3Rh)<br />
<br />
5<br />
<br />
108<br />
<br />
22<br />
<br />
1.96Hđ; 1.83D; 1.08SĐn; 0.86Gđ; 0.77Ch; 0.69Tr;<br />
0.54Sdl; 2.27Clk (0.2Rh)<br />
<br />
6<br />
<br />
100<br />
<br />
31<br />
<br />
2.11Hđ; 0.84Trđ; 0.74Ttr; 0.44Bl; 0.36Mlr; 0.35Gđ;<br />
0.35Sp5; 0.32Mđ; 0.32Ds; 0.32 Gll; 3.85Clk (0.06Rh)<br />
<br />
7<br />
<br />
98<br />
<br />
22<br />
<br />
2.44Hđ; 1.1Trđ; 0.93D; 0.72Dg; 0.66R; 0.59Ttr; 0.59Tr;<br />
0.46Gđ; 2.52Clk (0.17Rh)<br />
<br />
8<br />
<br />
104<br />
<br />
31<br />
<br />
1.27Gđ; 1.15Hđ; 1.00D; 0.68Ch; 0.59SĐn; 0.45Dg; 0.4Tr;<br />
0.38Cht; 0.34Rh; 3.79Clk<br />
<br />
Ghi chú:<br />
N: số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: số loài cây tham gia vào công thức<br />
tổ thành (cây).<br />
35<br />
<br />
Hđ: Hoàng đàn giả; Dg: Dẻ gai; Gđ: Gò đồng; D: Dẻ; SĐn: Sồi Đà Nẵng; Sb: Sung<br />
bụng; Gll: Giổi lá láng; RH: Re hương; Ct: Chắp tay; Tr: Trâm; Trđ: Trâm đỏ; Bbn: Ba bét<br />
nam; Mlr: Mát lá rộng; At: An tức; Ln: Lá nến; Ng: Ngát; Lv: Lim vàng; Rx: Ràng ràng xanh;<br />
Sr: Sung rỗ; Ttr: Thông tre; Ch: Chè; Sdl: Sóc dưới láng; Bl: Bời lời; Mlr: mác lá rộng; Mđ:<br />
Mán đỉa; Ds: Dẻ sừng; R: Re xanh; Cht: Chẹo tía; Sp: loài chưa xác định được tên; Clk: các<br />
loài khác.<br />
<br />
Kết quả cho thấy thành phần loài cây tầng cao tại các ô tiêu chuẩn hết sức đa<br />
dạng, biến động từ 21 đến 39 loài. Hầu như tất cả các ô tiêu chuẩn (trừ ô tiêu chuẩn số 1,<br />
2 và số 8) Re hương không tham gia vào công thức tổ thành mà chỉ phân bố rải rác góp<br />
phần làm tăng đa dạng sinh học cho các lâm phần. Tuy nhiên, không thể cho rằng đây là<br />
loài cây bổ trợ hay loài cây phụ, chỉ vì việc khai thác quá mức trong quá khứ đã làm cho<br />
số lượng loài giảm. Do đó, nếu có biện pháp bảo tồn và phát triển loài một cách đúng<br />
mức thì số lượng quần thể loài sẽ tăng lên, trong tương lai loài sẽ góp mặt trong công<br />
thức tổ thành loài cây tầng cao. Vậy, vấn đề đặt ra ở vườn quốc gia Bạch Mã là không<br />
chỉ bảo tồn các cây Re hương hiện còn, mà phải có các giải pháp phát triển số lượng<br />
loài tại khu vực phân bố tự nhiên của nó.<br />
3.2. Tổ thành cây gỗ tái sinh nơi có loài Re hương phân bố<br />
Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thế<br />
hệ tương lai. Các lâm phần có tổ thành cây tái sinh khác nhau thì biện pháp kinh doanh,<br />
quản lý bảo vệ cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh nơi có loài Re<br />
hương phân bố tính theo phương pháp số cây được thể hiện ở bảng sau:<br />
Bảng 2. Công thức tổ thành cây tái sinh tại lâm phần có Re hương phân bố<br />
<br />
TTR<br />
<br />
N<br />
<br />
NTT<br />
<br />
NRH<br />
<br />
Công thức tổ thành<br />
<br />
IIB<br />
<br />
172<br />
<br />
46<br />
<br />
2<br />
<br />
0.81Gđ; 0.7Cc; 0.58Bb; 0.58Dg; 0.52D; 0.41Ch;<br />
0.41Db; 0.41Gll; 0.35Ctr; 5.23Clk (0.12RH)<br />
<br />
IIIA1<br />
<br />
155<br />
<br />
30<br />
<br />
0<br />
<br />
1.42Hđ; 1.29Gđ; 1.1D; 0.9Ch; 0.77Gll; 0.52 So;<br />
0.39Ttr; 0.39Ss; 0.32Sp4; 2.3Clk (0.0RH)<br />
<br />
IIIA2<br />
<br />
158<br />
<br />
28<br />
<br />
4<br />
<br />
1.58D; 1.33Gđ; 1.33Tr; 0.89Ch; 0.7Hđ; 0.44 Ttr;<br />
0.38Ng; 0.38Qt; 0.38Sdl; 2.59Clk (0.25RH)<br />
<br />
IIIA3<br />
<br />
198<br />
<br />
27<br />
<br />
1<br />
<br />
4.14D; 1.21Gđ; 0.86Hđ; 0.76Ch; 0.61Tr; 0.3C; 0.3Gll;<br />
0.3Qt; 0.25Cc; 1.27Clk (0.05RH)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
TTR: Trạng thái rừng; N: số cây gỗ tái sinh trong 10 ô dạng bản của mỗi trạng thái<br />
rừng (cây); NTT: số cây tham gia vào công thức tổ thành (cây); NRH: Số cây tái sinh Re hương<br />
trong 10 ô dạng bản của mỗi trạng thái rừng (cây).<br />
36<br />
<br />
Gđ: Gò đồng; Cc: Chân chim; Bb: Ba bét; Dg: Dẻ gai; D: Dẻ; Ch: Chè; Db: Dẻ bộp;<br />
Gll: Giổi lá láng; Ctr: Chơn trà; Hđ: Hoàng đàn giả; So: Sồi; Ttr: Thông tre; Ss: Săn sóc; Sp4:<br />
loài chưa xác định được tên; Tr: Trâm; Ng: Ngát; Qt: Quế trèn; Sdl: Sóc dưới láng; C: Côm;<br />
Clk: Các loài khác; RH: Re hương.<br />
<br />
So sánh với công thức tổ thành cây tầng cao có thể nhận thấy tổ thành cây gỗ tái<br />
sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây mẹ, điều này cho thấy trong những năm vừa qua<br />
công tác bảo tồn tại VQG Bạch Mã đã có tác dụng rất lớn. Cây mẹ trong các lâm phần<br />
có khả năng gieo giống tốt và là tiền đề cho sự xuất hiện lớp cây tái sinh có tổ thành<br />
tương tự như tổ thành cây tầng cao.<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, tổ thành cây gỗ tái sinh ở các trạng thái rừng chủ yếu<br />
là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim... Với số lượng cây tái<br />
sinh rất ít (chỉ có 7 cây trong tổng số ô dạng bản điều tra được của cả 4 trạng thái rừng),<br />
cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành. Trên thực tế, các cây<br />
Re hương tái sinh từ hạt phân bố khá xa cây mẹ. Trong các ô tiêu chuẩn, tuy số lượng<br />
cây Re hương tầng cao không nhiều nhưng cũng biến động từ 1-4 cây, trong đó có nhiều<br />
cây đã trưởng thành, nhưng số lượng cây tái sinh rất ít, lại chủ yếu là tái sinh chồi (nếu<br />
tính số chồi trên một gốc thì số lượng lại rất lớn). Điều này chứng tỏ rằng khả năng tái<br />
sinh tự nhiên bằng hạt của loài cây này rất kém và chúng rất khó có thể cạnh tranh nổi<br />
với các loài cây khác. Chính vì vậy, cần có kế hoạch thu hái hạt của loài này về gieo<br />
ươm thử nghiệm. Mặt khác, việc nhân giống loài cây này nên tập trung vào hoạt động<br />
nhân giống sinh dưỡng từ chồi (chủ yếu là giâm hom).<br />
3.3. Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh<br />
Mật độ, phẩm chất, nguồn gốc là những chỉ tiêu đánh giá năng lực tái sinh của<br />
cây rừng. Thông thường, phẩm chất cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình<br />
thái và tuổi cây tái sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên<br />
cứu này phẩm chất cây tái sinh được đánh giá qua hình thái cây, bao gồm hình thái thân,<br />
hình dạng tán, và mật độ lá trên cây.<br />
Bảng 3. Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần có Re hương phân bố<br />
Phẩm chất<br />
TTR<br />
<br />
N<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
N/ha<br />
Tốt<br />
<br />
%<br />
<br />
TB<br />
<br />
%<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
%<br />
<br />
C<br />
<br />
%<br />
<br />
H<br />
<br />
%<br />
<br />
172 6.880<br />
<br />
132<br />
<br />
76,7<br />
<br />
29<br />
<br />
16,9<br />
<br />
11<br />
<br />
6,4<br />
<br />
37<br />
<br />
21,5<br />
<br />
135<br />
<br />
78,5<br />
<br />
IIIA1 155 6.200<br />
<br />
115<br />
<br />
74,2<br />
<br />
32<br />
<br />
20,6<br />
<br />
8<br />
<br />
5,2<br />
<br />
14<br />
<br />
9,0<br />
<br />
155<br />
<br />
91,0<br />
<br />
IIIA2 158 6.320<br />
<br />
129<br />
<br />
81,6<br />
<br />
24<br />
<br />
15,2<br />
<br />
5<br />
<br />
3,2<br />
<br />
21<br />
<br />
13,3<br />
<br />
137<br />
<br />
86,7<br />
<br />
IIIA3 198 7.920<br />
<br />
163<br />
<br />
82,3<br />
<br />
27<br />
<br />
13,6<br />
<br />
8<br />
<br />
4,1<br />
<br />
21<br />
<br />
10,6<br />
<br />
177<br />
<br />
79,4<br />
<br />
IIB<br />
<br />
Ghi chú: N/ha: số cây gỗ tái sinh trên 1ha; TB: Trung bình; C: Chồi; H: Hạt.<br />
37<br />
<br />